An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 89 – 96<br />
<br />
TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI CỦA NHÀ NGUYỄN TRÊN VÙNG ĐẤT AN GIANG<br />
THỜI KÌ 1802 – 1867<br />
Dương Thế Hiền1<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 02/01/2016<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
25/02/2016<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017<br />
Title:<br />
The military of Nguyen Dynasty<br />
in the area of An Giang from<br />
1802 to 1867<br />
Keywords:<br />
Nguyen Dynasty, An Giang,<br />
defense, army<br />
Từ khóa:<br />
Nhà Nguyễn, An Giang,<br />
quốc phòng, quân đội<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Within the defense strategy in the South of Vietnam to prevent Siam invaders as<br />
well as to maintain the peace and develop play a role of the protector of the<br />
land of Chenla, Nguyen Dynasty had policies to build a defensive strategy to<br />
protect the Southwest border that was considered important for the protection<br />
of An Giang Province’ bordering area. It seems apparent that Nguyen Dynasty<br />
implemented great policies and strategies over the period.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong chiến lược quốc phòng phương Nam nhằm ngăn chặn quân xâm lược<br />
Xiêm và giữ vững vị thế “bảo hộ” trên đất Chân Lạp cũng như phát triển vùng<br />
đất mới, chính quyền nhà Nguyễn tập trung xây dựng thế trận phòng thủ biên<br />
giới Tây Nam với trọng tâm là hệ thống phòng thủ trên vùng biên địa An Giang.<br />
Nhà Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách thể hiện tầm nhìn và sự đột phá mạnh<br />
mẽ về mặt chiến lược. Việc thực thi chính sách quốc phòng nghiêm túc và đúng<br />
đắn của nhà Nguyễn trên vùng đất này đã phát huy tác dụng to lớn, đóng góp<br />
xứng đáng vào sự nghiệp vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta thời kì 1802 - 1867.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
thường xuyên xảy ra tình hình bất ổn về chính trị<br />
và quân sự với các nước láng giềng (Chân Lạp,<br />
Xiêm La) trong lịch sử. Từ thời các chúa Nguyễn,<br />
vùng đất Tầm Phong Long (tức vùng đất nằm<br />
giữa sông Tiền và sông Hậu về phía Bắc) được<br />
chính thức xác nhập vào lãnh thổ nước ta thông<br />
qua quá trình tiếp nhận vào năm 1757 dưới thời<br />
chúa Nguyễn Phúc Khoát (Quốc sử quán triều<br />
Nguyễn, Viện sử học, 2007). Để quản lý vùng đất<br />
mới có hiệu quả, Nguyễn Cư Trinh xin Võ Vương<br />
cho thành lập tại đây ba đạo là Châu Đốc, Tân<br />
Châu, Đông Khẩu và đặt dưới sự quản lý của dinh<br />
Long Hồ. Để có phản ứng nhanh và hiệu quả<br />
trong việc bảo vệ biên cương, Nguyễn Cư Trinh<br />
cho dời trị sở của dinh Long Hồ từ An Bình Đông<br />
(Cái Bè) về xứ Tầm Bào (Long Hồ) (Quốc sử<br />
quán triều Nguyễn, Viện sử học, 2007). Với<br />
<br />
Trong thời kì chúa Nguyễn và vua Nguyễn, vấn<br />
đề quốc phòng trên vùng biên giới Tây Nam Bộ<br />
được chú trọng đặc biệt trong chiến lược phát<br />
triển và bảo vệ vùng đất mới. Để thực hiện chiến<br />
lược đó, lực lượng quân đội đồn trú trở thành<br />
nhân tố quan trọng nhất, vừa bảo vệ quốc gia<br />
trước các cuộc xâm lược từ phía Chân Lạp và<br />
Xiêm La, vừa đảm nhiệm công tác giữ gìn an<br />
ninh, trật tự cho công cuộc khai phá của các lưu<br />
dân, di dân, góp phần to lớn vào sự hưng khởi của<br />
vùng đất này trong giai đoạn trước khi thực dân<br />
Pháp xâm lược (1867).<br />
Trên vùng đất Nam Bộ, An Giang có vị trí<br />
quan trọng với đường biên giới án ngữ phía<br />
Nam của tổ quốc tiếp giáp với Chân<br />
(Campuchia) dài khoảng 100 km, lại là<br />
<br />
khá<br />
Tây<br />
Lạp<br />
nơi<br />
89<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 89 – 96<br />
<br />
những hoạt động mang tính chất quân sự của<br />
chính quyền chúa Nguyễn, chúng ta dễ dàng nhận<br />
ra vai trò to lớn của vùng đất An Giang trong việc<br />
phòng thủ biên giới với Chân Lạp, ngăn chặn sự<br />
xâm lấn của quân Xiêm ở phía Tây Nam.<br />
<br />
gìn an ninh khu vực biên giới Tây Nam Bộ. Trong<br />
suốt thời kì từ Gia Long đến Tự Đức, trên vùng<br />
đất An Giang, các cơ sở, căn cứ quân sự này có<br />
mặt ở hầu hết những vị trí chiến lược trong tỉnh.<br />
<br />
Năm 1802, triều Nguyễn được thiết lập và cai<br />
quản một nước Việt Nam rộng lớn nhất trong lịch<br />
sử. Vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ được đặt ra<br />
với những yêu cầu mới, đặc biệt trong việc giữ<br />
gìn biên cương Tây Nam của tổ quốc. Từ đây,<br />
quan hệ tam giác Việt Nam - Chân Lạp - Xiêm La<br />
có những biến chuyển mới. Đối với Xiêm La, nhà<br />
Nguyễn cũng tỏ ra mềm dẻo và hòa hiếu. Về cơ<br />
bản, khoảng một thập niên đầu của thế kỉ XIX,<br />
Chân Lạp vẫn thuộc vùng ảnh hưởng và chịu sự<br />
chi phối mạnh mẽ từ Xiêm. Năm 1806, vua Xiêm<br />
đưa Ang Chan (Nặc Ông Chân) làm vua Chân<br />
Lạp. Do bị Xiêm áp đặt quá mức nên Ang Chan<br />
quyết định dựa vào nhà Nguyễn để giảm những áp<br />
lực từ phía Xiêm. Đến đây, triều Nguyễn đã đóng<br />
vai trò như một đối trọng với triều đình Xiêm<br />
trong ảnh hưởng đối với Chân Lạp và làm bùng<br />
lên mâu thuẫn giữa Việt Nam và Xiêm trong vấn<br />
đề Chân Lạp.<br />
<br />
2. SỰ THIẾT LẬP HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ<br />
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QUÂN SỰ CỦA<br />
NHÀ NGUYỄN TRÊN VÙNG ĐẤT AN<br />
GIANG<br />
<br />
Công trình quan trọng được tiến hành xây dựng<br />
vào năm Gia Long thứ 14 (1815) là đồn Châu<br />
Đốc. Đồn do trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước<br />
Tường chỉ huy với tổng số lượng dân binh lên đến<br />
khoảng 7.000 người (Quốc sử quán triều Nguyễn,<br />
Viện sử học, 2007). Đồn được đắp theo hình lục<br />
giác, xung quanh có chiến hào thông ra sông Hậu,<br />
từ phía trước ra phía sau dài 162 trượng, cao 7<br />
thước, chân dày 6 tầm, ngọn túm bớt 5 thước, có<br />
hai bậc, lưng tựa hướng Kiền, mặt hướng Tốn,<br />
phía phải giáp sông lớn, 3 phía trước sau và trái<br />
có hào rộng 20 tầm, sâu 11 thước ta, thông với<br />
sông cái, với 3 cửa tả, hữu và sau, trước mặt trông<br />
ra sông Hậu. Trong đồn có nhà quân và kho chứa<br />
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện sử học, 2006).<br />
Năm 1816, đồn Châu Đốc làm xong, vua Gia<br />
Long sai trấn thủ thành Gia Định điều động 100<br />
lính cơ ở bốn trấn, 500 lính đồn Uy Viễn, chọn<br />
người giỏi cai quản để đóng giữ đất ấy. Theo quy<br />
định, lính thì ba tháng một lần đổi, quản thủ thì<br />
một năm một lần đổi. Gia Long lại sai chở 40 cỗ<br />
súng gang và thuốc đạn chia đặt ở bảo sở để<br />
nghiêm việc phòng giữ (Quốc sử quán triều<br />
Nguyễn, Viện sử học, 2007). Đồn Châu Đốc nằm<br />
ngang đối diện có đồn Tân Châu ở Tiền Giang<br />
cách về phía Đông 32 dặm rưỡi, phía Tây cách<br />
trấn Hà Tiên hơn 203 dặm, phía Bắc cách thành<br />
Nam Vang 244 dặm rưỡi, thật là một nơi biên<br />
phòng trọng yếu (Quốc sử quán triều Nguyễn,<br />
Viện sử học, 2006). Đây được xem là căn cứ quân<br />
sự trọng yếu án ngữ phòng thủ mặt biên giới Tây<br />
Nam, tạo thế khống chế Chân Lạp.<br />
<br />
Một mảng quan trọng trong việc xây dựng và tổ<br />
chức lực lượng quân đội ở An Giang của chính<br />
quyền nhà Nguyễn là tiến hành tu bổ, xây mới<br />
thành trì, đồn, bảo, tấn, thủ, sở, trạm sông, hỗ trợ<br />
quân đội phục vụ cho công tác quốc phòng và giữ<br />
<br />
Thành tỉnh An Giang là nơi rất quan trọng được<br />
xây dựng tại Châu Đốc được lấy làm nơi đóng trú<br />
của Tổng đốc An Hà. Thành tỉnh An Giang có chu<br />
vi 262 trượng, cao 9 thước, với 3 cửa ở phía<br />
trước, phía tả và phía hữu, mặt ngoài trồng tre,<br />
<br />
*Tuyến phòng thủ trên mặt sông Hậu:<br />
<br />
Trước tình hình đó, chính quyền nhà Nguyễn đã<br />
tiến hành một chính sách quốc phòng nhất quán<br />
trên vùng biên giới Tây Nam, trong đó vùng đất<br />
An Giang trở thành trung tâm của thế trận phòng<br />
thủ. Với những chính sách tích cực và đúng đắn<br />
của chính quyền nhà Nguyễn trên vùng đất An<br />
Giang đã góp phần quan trọng trong công cuộc<br />
bảo vệ vững chắc vùng biên cương Tây Nam của<br />
đất nước.<br />
<br />
90<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 89 – 96<br />
<br />
bốn mặt đào hào sâu 6 thước, bên ngoài hào có<br />
đắp đê cao 2 thước 7 tấc gọi là đê Hộ Hà. Thành<br />
này trước là bảo Châu Đốc đắp từ năm Gia Long<br />
thứ 15 (1816), năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đặt<br />
lỵ sở của tỉnh (Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện<br />
sử học, 2006).<br />
<br />
phục nghiệp trên đất An Giang (1789), đến năm<br />
Minh Mạng thứ 16 (183) thì bỏ.<br />
Thủ Cường Thành thuộc địa phận huyện Đông<br />
Xuyên, được xây dựng thời Nguyễn Ánh phục<br />
nghiệp trên đất An Giang (1789), đến năm Minh<br />
Mạng thứ 16 (1835) thì bỏ.<br />
<br />
Đồn Châu Giang được tu sửa trên nền thủ sở đạo<br />
Châu Đốc cũ, thuộc địa phận huyện Đông Xuyên<br />
(ngang với Châu Đốc). Đồn này đóng ở nơi xung<br />
yếu tại đầu bãi, thường bị nước lụt phá vỡ. Năm<br />
Gia Long thứ 17 (1818), vua ban chỉ cho trấn thủ<br />
Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Xuân xem xét địa<br />
điểm, dời lên vùng thượng lưu cách chỗ cũ một<br />
dặm, đắp đồn đất vuông, tựa hướng Bắc mặt trông<br />
đến hướng Nam, mỗi mặt 30 tầm, cao 6 thước 5<br />
tấc ta, chân dày 3 tầm, ngọn túm bớt 4 thước ta,<br />
chỗ chính giữa mặt đồn đều đắp nhọn ra như hình<br />
bát giác. Mặt phải, mặt trái chỗ gần góc mặt tiền<br />
đều mở một cửa, hào rộng 3 tầm, có lũy dài 4 tầm,<br />
mặt trước bên phải cách sông 35 tầm, đổi tên lại là<br />
đồn Châu Giang, làm chỗ đóng quân để phòng<br />
thủ. Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) thì bỏ (Quốc<br />
sử quán triều Nguyễn, Viện sử học, 2006).<br />
<br />
Thủ Đông Xuyên nằm ở đường lạch bờ phía Tây<br />
Hậu Giang, thuộc địa phận huyện Tây Xuyên,<br />
được xây dựng thời Nguyễn Ánh phục nghiệp trên<br />
đất An Giang (1789), sau bỏ. Đến năm Minh<br />
Mạng thứ 18 (1837) đổi làm sở thuế quan.<br />
Thủ Trấn Di nằm ở vị trí bờ Bắc sông Ba Xuyên,<br />
thuộc huyện Vĩnh Định, được xây dựng thời<br />
Nguyễn Ánh phục nghiệp trên đất An Giang<br />
(1789). Đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837) đổi<br />
làm sở thuế quan, sau bỏ.<br />
Thủ Cường Thành nằm ở địa phận huyện Đông<br />
Xuyên (thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp<br />
ngày nay) được xây dựng thời Nguyễn Ánh phục<br />
nghiệp trên đất An Giang (1789). Đến năm Minh<br />
Mạng thứ 16 (1835) thì bỏ.<br />
Thủ Cường Oai nằm ở bờ phía đông sông Hậu,<br />
thuộc địa phận huyện Vĩnh An (thuộc huyện Lấp<br />
Vò tỉnh Đồng Tháp ngày nay), được xây dựng<br />
thời Nguyễn Ánh phục nghiệp trên đất An Giang<br />
(1789). Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835) thì<br />
bỏ.<br />
<br />
Bên cạnh các cơ sở quân sự trên, theo Đại Nam<br />
nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn<br />
cho biết, trên tuyến phòng thủ dọc sông Hậu thuộc<br />
địa bàn An Giang, nhà Nguyễn còn thiết lập nhiều<br />
cơ sở phòng thủ quan trọng khác (Quốc sử quán<br />
triều Nguyễn, Viện sử học, 2006), bao gồm:<br />
<br />
Thủ Trấn Giang ở bờ Tây sông Cần Thơ, thuộc<br />
địa phận huyện Phong Phú, được xây dựng thời<br />
Nguyễn Ánh phục nghiệp trên đất An Giang<br />
(1789), lại ở Bãi Xao (phía Bắc biển Mĩ Thanh)<br />
đặt một bảo lớn, phái binh sĩ đóng giữ, để tương<br />
hợp với thủ Trấn Di. Đến năm Minh Mạng thứ 16<br />
(1835) thì bỏ.<br />
<br />
Bảo Châu Giang nằm ở vị trí cửa dưới của kinh<br />
Vĩnh An có chu vi 28 trượng như hình bán<br />
nguyệt, thuộc địa phận huyện Đông Xuyên. Lấy<br />
quân ở các đồn Tân Châu và An Lạc đến trấn giữ.<br />
Thủ Vĩnh Hùng nằm ở đường lạch bờ phía Đông<br />
Hậu Giang, thuộc địa phận huyện Đông Xuyên,<br />
được xây dựng thời Nguyễn Ánh phục nghiệp trên<br />
đất An Giang (1789), đến năm Minh Mạng thứ 16<br />
(1835) thì bỏ.<br />
<br />
Ngoài các công trình theo tuyến sông Hậu trên địa<br />
bàn An Giang, chính quyền nhà Nguyễn còn xây<br />
dựng các công trình khác như: bảo Bình Thiên,<br />
đồn Đa Phúc, đồn Châu Phú, đồn An Châu. Tất cả<br />
đã tạo nên trung tâm phòng thủ, chỉ huy cho cả hệ<br />
thống quốc phòng Tây Nam, góp phần quan trọng<br />
giữ gìn nền độc lập và trị an của đất nước.<br />
<br />
Thủ Thuận Tấn nằm ở đầu sông Vàm Nao gần<br />
khúc giao với Hậu Giang, thuộc địa phận huyện<br />
Đông Xuyên, được xây dựng thời Nguyễn Ánh<br />
91<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 89 – 96<br />
<br />
Bảo Vĩnh Tế nằm ở địa phận huyện Tây Xuyên,<br />
đắp từ năm Minh Mạng thứ 15 (1834). Bảo này có<br />
chu vi 23 trượng 8 thước, cao 5 thước.<br />
<br />
*Tuyến phòng thủ trên mặt sông Tiền:<br />
Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán<br />
triều Nguyễn cho biết, trên khu vực Thất Sơn –<br />
Vĩnh Tế thuộc địa bàn An Giang, nhà Nguyễn<br />
thiết lập 5 bảo quan trọng (Quốc sử quán triều<br />
Nguyễn, Viện sử học, 2006) gồm:<br />
<br />
Bảo Vĩnh Thông nằm ở địa phận huyện Hà Âm,<br />
đắp từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Bảo này có<br />
chu vi 78 trượng, cao 3 thước.<br />
<br />
Bảo Vĩnh Thành nằm ở địa phận huyện Vĩnh An.<br />
Bảo này có chu vi 38 trượng, cao 4 thước, đắp từ<br />
năm Thiệu Trị thứ 2 (1842).<br />
<br />
Bảo Vĩnh Lạc nằm ở địa phận huyện Hà Âm, đắp<br />
từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Bảo này có chu vi<br />
24 trượng 8 thước, cao 3 thước.<br />
<br />
Bảo Vĩnh Thịnh nằm ở địa phận huyện Vĩnh An.<br />
Bảo này có chu vi 22 trượng, cao 4 thước, đắp từ<br />
năm Thiệu Trị thứ 2 (1842).<br />
<br />
Bảo Thân Nhân nằm ở địa phận huyện Hà Âm,<br />
đắp từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Bảo này có<br />
chu vi 32 trượng 4 thước, cao 3 thước.<br />
<br />
Bảo Tân Châu nằm ở địa phận huyện Đông<br />
Xuyên. Bảo này có chu vi 11 trượng 2 thước, cao<br />
4 thước, đắp từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1842).<br />
Nguyên là đạo Tân Châu xưa, thời chúa Nguyễn<br />
được xây dựng năm 1757, đến năm Gia Long thứ<br />
2 (1804) được đắp lại. Năm Minh Mạng thứ 18<br />
(1837) lấy làm sở thuế quan. Đến đời Thiệu Trị<br />
thì dùng lại cho công tác quân sự.<br />
<br />
Bảo Giang Nông nằm ở địa phận huyện Hà<br />
Dương, đắp từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Bảo<br />
này có chu vi 43 trượng, cao 5 thước.<br />
Bảo Vĩnh Điều nằm ở địa phận huyện Hà Âm,<br />
đắp từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Bảo này có<br />
chu vi 33 trượng 4 thước, cao 3 thước.<br />
Bảo Bình Di nằm ở địa phận huyện Tây Xuyên,<br />
đắp từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Bảo Bình<br />
Di bao gồm 2 sở: phía tả chu vi 36 trượng, cao 8<br />
thước; phía hữu chu vi 24 trượng, cao 9 thước.<br />
<br />
Bảo đất An Lạc nằm ở địa phận huyện Đông<br />
Xuyên. Bảo này có chu vi 11 trượng 2 thước, cao<br />
4 thước, đắp từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1842).<br />
Nguyên là thủ sở đạo Chiến Sai, năm Minh Mạng<br />
thứ 21 (1840) đổi tên thành bảo đất An Lạc.<br />
<br />
Bảo Cần Thăng nằm ở địa phận huyện Tây<br />
Xuyên, đắp từ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Bảo<br />
này có chu vi 66 trượng, không thấy nói đến chiều<br />
cao.<br />
<br />
Bảo Tiến An nằm ở địa phận huyện Đông Xuyên,<br />
đắp từ năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Bảo có chu vi<br />
20 trượng, cao 4 thước 5 tấc.<br />
<br />
Bảo Bắc Nam nằm ở địa phận huyện Tây Xuyên,<br />
đắp từ năm Thiệu Trị thứ 5 (1845). Bảo này có<br />
chu vi 24 trượng, cao 4 thước.<br />
<br />
Các đồn, bảo đóng quân của nhà Nguyễn trên<br />
tuyến phòng thủ sông Tiền thuộc tỉnh An Giang<br />
được kết hợp chặt chẽ với các đồn, bảo bên phía<br />
bờ Đông sông Tiền tạo ra hệ thống phòng thủ<br />
vững chắc, có tính chất bản lề cho công cuộc<br />
phòng thủ Tây Nam.<br />
<br />
Bảo Nhân Hội nằm ở địa phận huyện Tây Xuyên,<br />
đắp từ năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Bảo này có<br />
chu vi 38 trượng, cao 3 thước 6 tấc.<br />
Bảo Hưng Nhượng nằm ở địa phận huyện Hà<br />
Dương, đắp từ năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Bảo<br />
này có chu vi 60 trượng, cao 4 thước.<br />
<br />
*Tuyến phòng thủ Thất Sơn - Vĩnh Tế: Theo<br />
Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều<br />
Nguyễn cho biết, trên khu vực Thất Sơn – Vĩnh<br />
Tế thuộc địa bàn An Giang, nhà Nguyễn thiết lập<br />
11 bảo quan trọng (Quốc sử quán triều Nguyễn,<br />
Viện sử học, 2006) gồm:<br />
<br />
Các đồn, bảo thuộc hai tuyến phòng thủ Vĩnh Tế Thất Sơn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên<br />
hệ thống phòng thủ thủy bộ vững chắc, góp phần<br />
giữ vững biên giới Tây Nam, giữ gìn an ninh vùng<br />
92<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 89 – 96<br />
<br />
biên giới vốn có nhiều đồng bào Khmer sinh<br />
sống.<br />
<br />
đội trấn giữ, bố phòng biên giới. Theo đó, An<br />
Giang có 1 thủy vệ; 5 cơ: Trung, Tiền, Tả, Hữu,<br />
Hậu (đều lính tuyển); 1 cơ An Biên (mộ lính thổ);<br />
1 Đội pháo thủ và 1 ty Hành Nhân (đều lính mộ).<br />
<br />
* Các trạm sông:<br />
Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán<br />
triều Nguyễn cho biết, trên địa bàn An Giang, nhà<br />
Nguyễn chú trọng thiết lập 4 trạm sông (Quốc sử<br />
quán triều Nguyễn, Viện sử học, 2006), gồm:<br />
<br />
Thủy vệ An Giang gồm 10 đội. Thời Gia Long,<br />
nguyên đặt cơ Vĩnh Bảo và lính Bảo Thành. Đến<br />
năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trích lấy binh<br />
đinh ở cơ Vĩnh Bảo và vệ Bảo Thành 420 người,<br />
đặt làm Thủy cơ An Giang; năm thứ 15, lại tuyển<br />
lính, trích lấy 500 lính tuyển ở hạt ấy, dồn bổ làm<br />
10 đội Thủy cơ An Giang, rồi thăng làm Thủy vệ<br />
An Giang (Nội các triều Nguyễn, Viện sử học,<br />
1993). Năm 1854, Vệ thủy An Giang có 65<br />
thuyền Điển thủ (Quốc sử quán triều Nguyễn,<br />
Viện sử học, 2007).<br />
<br />
Trạm sông Giang Nông nằm trên địa phận thôn<br />
Tân Đông, thuộc huyện Vĩnh An, phía Đông đến<br />
trạm sông Vĩnh Giai (thuộc tỉnh Vĩnh Long), phía<br />
Tây đến trạm sông Giang Nữ 54 dặm.<br />
Trạm sông Giang Mĩ nằm trên địa phận thôn Mỹ<br />
An, thuộc huyện Vĩnh An, phía Tây đến trạm<br />
sông Giang Tú 51 dặm.<br />
Trạm sông Giang Tú nằm trên địa phận thôn Tú<br />
Điền, thuộc huyện Đông Xuyên, phía Tây Nam<br />
đến trạm sông Giang Phúc 60 dặm.<br />
<br />
Năm cơ (Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu) đều 10 đội,<br />
riêng Hậu cơ chỉ có 6 đội. Năm Minh Mạng thứ<br />
13 (1832), trích lấy lính ở cơ Vĩnh Bảo Trung,<br />
quê thuộc An Giang, hiện ngạch 474 tên, đặt làm<br />
cơ An Bình; năm thứ 15 (1834), đem cơ An Bình<br />
Thủy cơ An Giang, cùng tráng dân có tên trong sổ<br />
trừ số lính dồn bổ vào Thủy cơ An Giang Nhất<br />
481 người, còn 2.380 tên dồn làm 5 cơ An Bình từ<br />
1 – 5; năm Minh Mạng thứ 17 (1836), đổi 5 cơ An<br />
Bình thành 5 cơ An Giang Trung, Tiền, Tả, Hữu,<br />
Hậu (Nội các triều Nguyễn, Viện sử học, 1993).<br />
<br />
Trạm sông Giang Phúc nằm trên địa phận thôn<br />
Vĩnh Nguyên, thuộc huyện Tây Xuyên, phía Tây<br />
đến trạm sông Tiên Nông (thuộc tỉnh Hà Tiên) 60<br />
dặm.<br />
Có thể thấy, chính quyền nhà Nguyễn đã có sự bố<br />
trí các trạm sông nối liền nhau đảm bảo cho việc<br />
tuần tra trên sông cũng như nắm bắt, truyền báo<br />
tin tức kịp thời, góp phần quan trọng vào công tác<br />
quốc phòng Tây Nam trên địa bàn An Giang.<br />
<br />
3. SỰ TỔ CHỨC, PHÂN CHIA CÁC ĐƠN<br />
VỊ CHIẾN ĐẤU CỦA NHÀ NGUYỄN<br />
TRÊN VÙNG ĐẤT AN GIANG THỜI KÌ<br />
1802 - 1867<br />
<br />
Cơ An Biên gồm 4 đội. Năm Minh Mạng thứ 14<br />
(1833), viên Ốc nha Sơn Liêm Mộc chiêu mộ dân<br />
ở phủ Chân Chiêm 500 tên dồn làm 10 đội gọi là<br />
cơ An Biên. Năm thứ 16 (1835), cơ An Biên hiện<br />
còn 386 tên, vẫn để ngạch cũ sau bổ làm 10 đội.<br />
Lại mộ thêm dân phủ Chân Chiêm 500 tên nữa,<br />
đặt làm 10 đội, từ số 1 – 10, thuộc cơ An Biên thứ<br />
2. Lại mộ dân phủ Mật Luật 160 tên đặt làm 3 đội,<br />
từ 1 – 3, thuộc cơ An Biên thứ 3. Năm thứ 21<br />
(1840), cơ Trấn Tây thứ 8 thuộc trấn Ba Xuyên,<br />
đổi làm cơ An Biên thứ 4, trích giao cho tỉnh An<br />
Giang coi quản, để được gần và tiện (Nội các triều<br />
Nguyễn, Viện sử học, 1993).<br />
<br />
Vùng đất An Giang trong thời kì này với vai trò<br />
yếu địa biên phòng luôn được chính quyền nhà<br />
Nguyễn đặc biệt quan tâm trong việc bố trí quân<br />
<br />
Đội pháo thủ gồm 2 đội. Năm Minh Mạng thứ 13<br />
(1832), nguyên 4 đội pháo thủ thứ 6, thứ 7, thứ 8,<br />
thứ 9 ở thành Gia Định dồn làm 2 đội pháo thủ<br />
<br />
Như vậy, về công tác xây dựng và bố trí các công<br />
trình quân sự cơ bản bao gồm các thành trì, đồn,<br />
bảo, tấn, thủ, sở, trạm sông đã được chính quyền<br />
nhà Nguyễn tiến hành một cách nghiêm túc, đảm<br />
bảo phục vụ hữu hiệu cho chiến lược quốc phòng<br />
vùng biên giới Tây Nam, trong đó vùng đất An<br />
Giang là trung tâm phòng thủ.<br />
<br />
93<br />
<br />