Quân đội nhà Lê sơ 1<br />
<br />
<br />
<br />
Quân đội nhà Lê sơ<br />
Quân đội nhà Lê Sơ là tổng thể tổ chức quân sự của triều đình nhà Hậu Lê bắt đầu từ vua Lê Thái Tổ đến hết triều<br />
vua Lê Cung Hoàng, từ năm 1428 đến năm 1527. Thời kỳ đầu và từ thời Lê Thánh Tông trở đi có những thay đổi lớn<br />
trong tổ chức và chế độ trưng tập huấn luyện.<br />
<br />
<br />
Trước thời Lê Thánh Tông<br />
Trong thời khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi chủ yếu tuyển binh ở Thanh Hóa trở vào đến Thuận Hóa, quy định là cứ 3<br />
suất đinh thì lấy 1 người sung vào quân ngũ và cho miễn thuế trong 3 năm.<br />
Cuối năm 1427, khi khởi nghĩa sắp thắng lợi, lực lượng quân Lam Sơn phát triển đến 35 vạn người[1]. Lê Lợi chia<br />
thành ngũ quân: tiền – trung - hậu - tả - hữu; mỗi quân lại chia thành 14 vệ, có các chức Thượng tướng quân, Đại<br />
tướng quân, Tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Hỏa đầu, Hỏa chủ chỉ huy.<br />
Tháng 2 năm 1429, thực hiện chủ trương khi chiến tranh kết thúc, Lê Thái Tổ cho 25 vạn người về quê làm ruộng,<br />
chỉ để lại 10 vạn quân. Số quân này được chia thành 5 đạo và 6 quân ngự tiền. Quân các đạo gồm Bắc đạo, Nam đạo,<br />
Đông đạo, Tây đạo và Hải Tây đạo lo trấn giữ 5 đạo hành chính trong nước. Sáu quân ngự tiền đóng ở kinh thành để<br />
bảo vệ cung vua, gồm có Ngự tiền vũ sĩ, Ngự tiền trung tả hữu tiền hậu quân, Thánh dực quân, Phụng thánh quân,<br />
Chấn lôi quân và Bảo ứng quân.<br />
Năm 1448, Lê Nhân Tông cho bỏ bớt số tướng hiệu các vệ quân. Quân ngự tiền trước có 8 người thì giảm còn 2<br />
người; quân Thiết đột mỗi quân có 5 người nay chỉ còn 4.<br />
Để có lực lượng tinh nhuệ sẵn sàng tham chiến, nhà Lê thường xuyên cho quân luyện tập trận pháp và võ nghệ. Từ<br />
năm 1434, Lê Thái Tông ra quy định: việc vệ quân 5 đạo vào mùa xuân đều phải về kinh đô điểm mục và tập võ<br />
nghệ.<br />
<br />
<br />
Kỹ thuật hỏa pháo<br />
Sử nhà Minh ghi rằng một thành tựu lớn của Đại Việt mà họ học được sau cuộc xâm lăng là một số võ khí như thần<br />
thương (chữ Hán: 神 槍), thần thương tiến (神 槍 箭), và thần cơ hỏa thương (神 機 火 槍), nhất là cây thần cơ<br />
hỏa thương mà người Hán cho là vũ khí rất lợi hại vì có tầm bắn xa 300 bước, xa hơn hẳn hỏa pháo tương đương của<br />
quân Minh.[2] Đây là một loại vũ khí dạng ống dùng để bắn tên. Quân Minh kể từ năm 1415 đã cải tiến súng ống của<br />
họ theo mẫu của cây thần cơ hỏa thương này.[3]<br />
Những loại súng này sau khi đuổi được quân Minh cũng được dùng trang bị cho thủy quân Đại Việt kể từ năm 1428.<br />
Mỗi đội có 10 chiến thuyền lớn thì có thêm một hỏa đồng (火 筒) cực lớn, 10 hỏa đồng lớn, 10 hỏa đồng nhỡ, và 80<br />
hỏa đồng cỡ nhỏ. Hai đội quân chuyên dùng hỏa đồng là đội Thần lôi và Thần điện.[4]<br />
<br />
<br />
Từ thời Lê Thánh Tông<br />
Lê Thánh Tông quan tâm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Ông đã thực hiện thay đổi lớn trong quân đội<br />
trong thời gian trị vì.<br />
<br />
<br />
Chế độ trưng tập<br />
Năm 1465, Lê Thánh Tông cho làm hộ tịch trong cả nước. Cứ 3 năm một lần làm lại hộ khẩu gọi là "tiểu điển", 6<br />
năm một lần gọi là "đại điển. Cứ 6 năm 1 lần, các xã trưởng mang sổ hộ khẩu của mình lên kinh đô chiếu vào viết lại<br />
trong chính thư của triều đình về số dân hiện tại trong xã[5].<br />
Cũng định kỳ 6 năm một lần, triềc quan về địa phương dựng lập trường tuyển, sau đó duyệt tân binh. Trừ các hàng<br />
chức sắc, quan lại, các dân đinh từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng ký vào hộ tịch và được chia làm các bậc: tráng hạng,<br />
quân hạng, dân hạng, lão hạng, cố hạng, cùng hạng.<br />
Quân đội nhà Lê sơ 2<br />
<br />
<br />
Đối tượng trưng tập<br />
Khi cần điều động, sẽ đưa tráng đinh làm lính, dâng tráng sung vào hạng quân ở nhà làm ruộng. Khi nào thải người<br />
già yếu, thì chiếu theo thứ tự lấy bổ sung vào[6].<br />
Lệ tuyển dân đinh vào làm lính như sau:<br />
<br />
<br />
Nhà có 3 dân đinh thì 1 người vào hạng lính tráng, 1 người vào hạng quân, 1 người vào<br />
hạng dân.<br />
• Nhà có 4 người thì bổ 2 người hạng dân<br />
• Nhà từ 5 đinh trở lên thì 2 người bổ hạng lính, 1 người bổ hạng quân ứng vụ.<br />
Phan Huy Chú đã nhận xét về phép tuyển lính của nhà Lê trong sách Lịch triều hiến chương loại chí:<br />
Phép tuyển binh thời Hồng Đức rõ ràng, chu đáo. Dân đinh không sót tên trong sổ mà số binh thường có<br />
nhiều, vì kén lựa được đúng số[7].<br />
<br />
Đối tượng miễn<br />
Các đối tượng được miễn gồm có:<br />
• Con cháu các quan viên: quan văn võ nhất phẩm, nhị phẩm và con trưởng quan tam phẩm; con cháu các công,<br />
hầu, bá nếu biết chữ sẽ sung làm nho sinh trong Sùng văn quán, nếu không biết chữ thì cho vào làm tuấn sĩ đội<br />
Cẩm y. Các con quan tam phẩm tới bát phẩm nếu biết đọc sách thì cho thi vào làm nho sinh Tú lâm cục, nếu<br />
không biết chữ thì sung vào quân Vũ lâm; nếu có tài được bổ làm quan ở các nha môn. Con quan cửu phẩm chỉ có<br />
2 người được như con quan bát phẩm, còn lại các con khác như dân thường.<br />
• Với dân thường: Nhà nào cha con, anh em từ 3 đinh trở lên cùng trong 1 xã thì 1 đinh được miễn tuyển, nếu ở<br />
khác xã thì không được miễn.<br />
• Người làm thuê, làm mướn: đối tượng này nếu biết chữ và được ty Thừa tuyên bản xứ chấp thuận thì được miễn.<br />
<br />
<br />
Tổ chức quân Ngũ phủ<br />
Năm 1466, Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống tổ chức quân đội. Quân đội toàn quốc chia làm 2 loại: thân binh thay cấm<br />
binh bảo vệ kinh thành, còn ngoại binh trấn giữ các xứ. Thân binh gồm 2 vệ Kim ngô và Cẩm y, 4 vệ Hiệu lực, 4 vệ<br />
Thần vũ, 6 vệ Điện tiền, 4 vệ Thuần tượng, 4 vệ Mã bế.<br />
Vua Lê đặt quân Ngũ phủ, mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ có 5-6 sở.<br />
• Trung quân phủ: lãnh các xứ Thanh Hóa, Nghệ An<br />
• Đông quân phủ: lãnh các xứ Hải Dương, Yên Bang<br />
• Nam quân phủ: lãnh các xứ Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam<br />
• Tây quân phủ: lãnh các xứ Tam Giang, Hưng Hóa<br />
• Bắc quân phủ: lãnh các xứ Kinh Bắc, Lạng Sơn.<br />
Riêng Thái Nguyên và Tuyên Quang thì thuộc vào quân Phụng Trực. Năm 1471, Lê Thánh Tông lập thêm đạo<br />
Quảng Nam chiếm được từ Chiêm Thành, giao cho Nam quân phủ kiêm luôn đạo này.<br />
"Phủ" trong trường hợp này không phải là đơn vị quân đội mà tương đương với 2 hay 3 khu vực hành chính (đạo<br />
hoặc thừa tuyên). Mỗi phủ có Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Đồng tri đô đốc, Thiêm sự. Tại các vệ đặt chức Tổng tri, Đồng<br />
tổng tri và Thiêm tổng tri. Tại sở đặt các chức quản lãnh, phó quản lãnh, vũ úy và phó vũ úy. Mỗi ngũ được đặt 1<br />
chức Tổng kỳ[8].<br />
Quân số các đơn vị được quy định thống nhất: mỗi ty 100 người, mỗi sở 400 người, chia làm 20 đội, mỗi đội có 20<br />
người. Tổng số ngoại binh thời điểm đó có 154 sở, nghĩa là 61.600 người; thân binh trong kinh thành có 66 ty và 97<br />
sở tức là 45.000 người; số quân đô ty tại các đạo, thừa tuyên là 152 sở gồm 60.800 người. Tổng số quân thường trực<br />
trong nước có 167.800 người[9].<br />
Quân đội nhà Lê sơ 3<br />
<br />
<br />
Chế độ kỷ luật<br />
Năm 1467, Lê Thánh Tông ban hành Luật cấm vệ và quân chính, trong đó có các quy định[10]:<br />
• Những người sao quân, sao đội[11] và chánh phó ngũ trưởng nếu che đậy hoặc để cho lính trốn và bóc lột xoay<br />
tiền thì xử tội đồ, lưu; nếu nặng thì xử tử và truy tiền công theo luật.<br />
• Kẻ phải ra trận mà tìm cách xảo trá trốn tránh sẽ bị chém. Tướng chỉ huy không hỏi đến cùng thì bị xử giảm 2<br />
bậc so với người phạm tội, nếu đồng lõa thì bị xử lưu<br />
• Tướng hiệu ở nơi trấn thủ tự ý cho phép quân lính về nhà thì xử tội đồ, cho phép rời nơi đóng quân thì giảm 1 bậc;<br />
đang lúc đánh trận mà thả cho đi thì xử chém<br />
• Quân lính bỏ trốn thì xử đồ, tái phạm thì xử lưu, người chứa chấp lính trốn cũng bị tội. Xã trưởng không bắt lính<br />
trốn mang nộp cũng bị xử bớt 1 bậc so với người phạm tội; quan huyện, quan lộ biết mà đồng tình thì bị bãi chức.<br />
Lính trốn tự ra đầu thú thì được xử giảm 1 bậc và bắt đền tiền khóa dịch cho triều đình.<br />
• Quan tướng hiệu không siêng năng huấn luyện, lại sai quân sĩ làm việc riêng cho mình, nhẹ thì xử tội đồ, nặng thì<br />
xử tội lưu<br />
• Khi có kỳ duyệt tập quân đội, quân lính ai thiếu mặt thì xử phạt đánh 80 trượng, biếm làm quân đinh ở bản quân<br />
và phạt 3 quan tiền. Đội trưởng và chánh, phó ngũ trưởng mượn người thay thế cũng bị phạt đánh 80 trượng và<br />
giáng chức 3 bậc.<br />
<br />
<br />
Thành tựu<br />
Những cải cách quy định quân sự dẫn đến những thay đổi to lớn trong tổ chức binh chế thời Lê. Cùng xu hướng<br />
trung ương tập quyền cao, triều đình nắm độc quyền tổ chức lực lượng vũ trang và người đứng đầu là vua. Các quan<br />
lại quý tộc thời Lê hoàn toàn không có quyền tổ chức quân đội riêng như dưới thời nhà Trần.<br />
Chế độ duyệt tuyển của nhà Lê ngày càng hoàn thiện và chính quy hơn trước. Quân đội được chia khẩu phần ruộng<br />
đất công của làng xã, do đó yên tâm hơn trong thời gian dài trong quân ngũ. Ngoài ra, nhà Lê vẫn áp dụng chế độ<br />
"ngụ binh ư nông" như các triều trước nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp, của cải vật chất cho xã hội. Chế độ này<br />
làm giảm người thoát ly sản xuất, khiến triều đình giảm bớt chi phí quân sự, bảo đảm cân đối giữa kinh tế và quốc<br />
phòng.<br />
Nhà Lê xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh. Phan Huy Chú lý giải rằng, với chế độ tuyển quân chặt chẽ<br />
đảm bảo cho nhà Lê huy động được nhiều quân, do đó mới có số quân bộ đi đánh Chiêm Thành, Bồn Man là 26-30<br />
vạn[12].<br />
Quân đội hùng hậu của nhà Lê góp phần củng cố chính quyền trung ương tập quyền vững mạnh và đưa nước Đại<br />
Việt từ thời Lê Thánh Tông trở thành quốc gia hùng cường ở bán đảo Trung - Ấn, mở rộng đất đai phía tây và phía<br />
nam, khiến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á như Chiêm Thành, Chân Lạp, Lan Xang, Chiang Mai, Ayutthaya và Java<br />
phải thần phục[13].<br />
Quân đội nhà Lê sơ 4<br />
<br />
<br />
Tham khảo<br />
• Sun Laichen. "Chinese Gunpowder Technology and Đại Việt, ca. 1390-1497". Việt Nam Borderless Histories.<br />
Madison, WI: The University of Wisconsin Press, 2006.<br />
• Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội<br />
• Đại Việt sử ký toàn thư<br />
<br />
<br />
Chú thích<br />
[1] Đại Việt sử ký toàn thư, quyển X<br />
[2] Sun Laichen. tr 89<br />
[3] Sun Laichen. tr 91<br />
[4] Sun Laichen. tr 95<br />
[5] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 170<br />
[6] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 176<br />
[7] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 177<br />
[8] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 171<br />
[9] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 172<br />
[10] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 179-180, 186<br />
[11] Chức vụ giữ sổ sách trong quân ngũ<br />
[12] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 174<br />
[13] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 187<br />
Nguồn và người đóng góp vào bài 5<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn và người đóng góp vào bài<br />
Quân đội nhà Lê sơ Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?oldid=17484613 Người đóng góp: ASM, Duyệt-phố, Kien1980v, Porcupine, Trungda, 1 sửa đổi vô danh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giấy phép<br />
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0<br />
//creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/<br />