intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: vài nét về đất nước Việt Nam và mấy vấn đề chung về dân tộc thiểu số ở Việt Nam; chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới triều Ngô-Đinh-Tiền Lê-Lý (939-1225); chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới triều Trần-Hồ (1225-1407); chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới triều Lê Sơn và Mạc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884): Phần 1

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÀ HỘI VIỆT NAM V IỆN SỬ HỌC PG S. TS. NGUYỄN MINH TƯỜNG (C hủ b iên ) CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIẾU s ố 7 \ m ễm A 7 A ■ ■ (T ừ NÃM 939 ĐẾN NĂM 1884) NHẢ XUẢT BAN KHOA HỌC XÃ HỘI
  2. C H ÍN H S Á C H Đ Ố I V Ớ I DÂN T Ộ C T H IÊ U SỚ C Ủ A N H À N Ư Ớ C Q U Â N C H Ủ V IỆ T NAM (T Ừ NĂM 939 Đ É N N Ă M 1884)
  3. Cuốn sách này được hoàn thành trên cơ sở đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước của Viện Sử học với sự tài trợ cùa Quỹ Phái triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Bộ Khoa học và Công nghệ, Mã số: IV4-2012.13. Nhân đây, nhóm tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Quỹ NAFOSTED và Viện Sừ học vì sự giúp đỡ này. Biên m ục trên xuất bản phẩm của T hư viện Quốc gia Việt Nam Nguyễn Minh Tường Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước quân chù Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) / Nguyễn Minh Tường (ch.b.), Lê Đình Sỹ, Nguyễn Đức Nhuệ. - H. : Khoa học xã hội, 2017. - 496tr. ; 24cm ĐTTS ghi: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Sử học. - Phụ lục: tr. 465-476. - Thư mục: tr. 477-487 ISBN 9786049561535 1. Lịch sử 2. 939-1884 3. chính sách 4. Nhà nước quân chù 5. Dân tộc thiểu số 6. việt Nam 959.702 - dc23 KXH0130p-CIP
  4. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM V IỆ N S Ử H Ọ C PG S. TS. N G U Y ẺN M IN H TƯ Ờ N G (C hủ biên) C H ÍN H SÁ C H ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM (TỪ NẢM 939 ĐẾN NĂM 1884) NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ N Ộ I-2017I
  5. 1. P G S. TS. Nguyễn M inh T ườ ng (C hủ biên) - Chương Mở đầu - Chương I, IV, V, VI, VII - Kết luận 2. P G S. TS. Lê Đình Sỹ - Chương II 3. P G S. TS. Nguyễn Đức Nhuệ - Chương III
  6. L Ờ I G IỚ I T H IỆ U Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm khoảng 87% dân số toàn quốc, ngoài ra là 53 dân tộc thiểu số anh em khác. Trong 53 dân tộc thiểu số cư trú trên đất nước Việt Nam, thì dân tộc có số dân đông nhất cũng không đến hai triệu người, dân tộc có số dân ít nhất chi vài trăm người. Theo số liệu Tổng điểu tra dán số và nhà ở Việt Nam năm 2009, chỉ tính riêng 53 dân tộc thiểu sổ, thi người Tày có số dân đông nhất: 1.626.392 người, tiếp đến người Thái có: 1.550.423 người, người M ường có 1.268.963 người, người Khơ-me có: 1.260.640 người, người Hmông có 1.068.189 người, người Nùng có: 968.800 người... Các dân tộc thiểu số có số dân chưa đến một nghìn người là: người Si La có 709 người, người Pu Péo có 687 người, người Rơ-m ăm có 436 người, người Brâu có 397 người, người ơ -đ u có sổ dân ít nhất là 376 người. Trong tiến trình lịch sử cùa dân tộc, ngay từ thế kỷ X, sau khi giành được quyền độc lập từ tay phong kiến phương Bắc, các triều đại quân chù đầu tiên của Việt Nam như Ngô, Đinh, Tiền Lê, cho đến các triều đại sau này, đã có những chính sách, nhằm vạch ra các biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc trong nước. Có thể nói, Chính sách đối với dân tộc thiếu sổ là m ột trong những chính sách quan trọng của N hà nước quân chù V iệt Nam. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ gần đây, chính sách đối với dân tộc thiểu số của N hà nước quân chủ Việt Nam, từ năm 939 - V ương triều Ngô thành lập đến năm 1884 - N hà N guyễn để m ất quyền điều hành đất nước vào tay thực dân Pháp, đã thu hút được sự quan tâm 5
  7. CHÍNH SÁCH ĐÓI VỚI DÂN TỘC THIÊU SỐ. của nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học trong nước và trên thế giới, với những hướng tiếp cận và nhận thức mới. Chính sách đối với dân tộc thiểu số cùa Nhà nước quân chủ Việt Nam không còn quan niệm chỉ là đối với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc như: Tày, Nùng, Thái, Dao, v.v ... mà còn được khảo sát, nghiên cứu, trình bày đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, cụ thể là người Chăm, người Gia-rai, người Ê-đê, người Khơ-me, v.v... Chính sách đối với dân tộc thiểu sổ của Nhà nước quân chủ Việt Nam được thực hiện đồng hành và gắn liền với quá trình “Nam tiến", tức quá trình khai phá, mở rộng lãnh thổ, quá trình xác lập chù quyền của Nhà nước Đại Việt, trên toàn bộ lãnh thồ quốc gia Việt Nam ngày nay. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, góp phần nâng cao hiểu biết toàn diện về chính sách đối với dân tộc thiểu sổ của Nhà nước quân chù Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình ấy, phần lớn mới trình bày chính sách của Nhà nước quân chù Việt Nam chủ yếu đối với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc, chứ chưa đi sâu trình bày chính sách đối với các dân tộc thiểu số ờ miền Trung, ờ miền Nam, nhất là ở Tây Nguyên cùa Việt Nam. Cuốn sách Chính sách đoi với dãn tộc thiêu sô của Nhà nước quân chù Việt Nam của các tác giả: PGS.TS. Nguyễn M inh Tường (chủ biên), PGS.TS. Lê Đình Sỹ và PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ là một sự cố gắng, một thành tựu mới trên bước đường nghiên cứu về chính sách đối với dân tộc thiều số của Nhà nước quân chủ Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có và khai thác triệt để những nghiên cứu mới một cách hệ thống và toàn diện về chính sách đối với dân tộc thiểu số trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Chúa Nguyễn, Tây Sơn và Nguyễn. 6
  8. Lời giới thiệu Các tác giả công trình Chỉnh sách đoi với dân tộc thiếu số của Nhà nước quán chủ Việt Nam đã trình bày hệ thống cụ thề chính sách trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội của Nhà nước quân chù Việt Nam đối với dân tộc thiểu số. Công trình Chính sách đổi với dân tộc thiểu so của Nhà nước quân chủ Việt Nam của các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (chù biên), PGS.TS. Lê Đình Sỹ và PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, ngoài M ở đầu và K et luận, được kết cấu thành 7 chương, với các nội dung chính như sau: - Chương I: Dan luận về đất nước Việt Nam và dãn tộc thiếu số ở Việt Nam. - Chương II: Chính sách đổi với dân tộc thiếu số dưới thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý (939-1225). Các tác giả khảo sát về điều kiện lịch sử, tình hình chính trị, xã hội những thế kỷ đầu của kỷ nguyên độc lập, tự chủ; qua đó, trình bày sự hình thành những chính sách bước đầu của các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê đối với dân tộc thiểu số. Tiếp đó, nhà Lý đã có những chính sách đối với dân tộc thiếu số cụ thể hơn, tích cực hcm so với các triều đại trước. - Chương III: Chính sách đối vcri dân tộc thiểu sổ dưới thời Trần và thời Hồ (1225 - 1407). Các tác giả tập trung làm rõ các chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới triều Trần (1225 - 1400) là hết sức mềm dẻo và khôn khéo, từ đó, huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc chống lại thù trong và giặc ngoài. Triều Hồ (1400 - 1407), vì tồn tại quá ngắn, nên chính sách dân tộc thiểu số không đạt được thành tựu gì đáng kể. - Chương IV : Chính sách đổi với dân tộc thiểu số dưới thời Lê sơ và thời Mạc (1428 - 1592).
  9. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN Tộc THIẺU SỐ.. Các tác giả tập trung chủ yếu trình bày về chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Lê sơ (1428 - 1527). Đó là thời kỳ chính quyền quân chủ tập trung được xác lập mạnh mẽ, eho nên, Nhà nước Lê sơ, nhất là giai đoạn đầu triều đại, thường tỏ ra rất cứng rắn trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy, cát cứ cùa tù trường dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, N hà nước Lê sơ cũng thường ban quan tước cho số tù trưởng tỏ ra trung thành với triều đình trung ương. Thời Mạc (1527 - 1592), một phần vì tồn tại không dài, một phần vì phải lo đối phó với các thế lực chính trị chống đối, nên về vấn đề chính sách dân tộc thiểu số không có gì khác với thời Lê sơ. - Chương V : Chính sách đối với dăn tộc thiểu số dưới thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài (1533 - 1789). Các tác già trình bày chính sách đối với dân tộc thiểu số dười thời các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, từ Trịnh Kiểm, Trịnh T ùng... đến Trịnh Sâm, Trịnh Tông, qua đó, cho thấy sự hạn chế của các chính sách ấy. Thời Lê - Trịnh, vua Lê chi là bù nhìn, thực quyền điều hành đất nước nằm trong tay các chúa Trịnh, vì thế, đó là một chính quyền nặng về đường lối quân sự, đàn áp. Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Lê - Trịnh có nhiều điểm sai lầm, mất lòng dân. - Chương VI: Chính sách đối với dân tộc thiếu số dưới thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 - 1777). Chính quyền Chúa N guyễn ở Đàng Trong, vốn là một chính quyền địa phương cát cứ chuyển dần lên thành chính quyền Đàng Trong, độc lập với chính quyền Đàng Ngoài cùa nhà Lê - Trịnh. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ Đàng Trong, Chúa Nguyễn đã đề ra được những chính sách phần lớn đúng đắn, sáng suốt đối với các lớp cư dân khai phá trước đó, như: người Chăm, người Mạ, người Khơ-me, người Xtiêng, người Chu-ru. v .v ... v ề cơ bản, chính sách của chúa Nguyễn đối với dân tộc thiểu số ờ Đàng Trong đều nhảm
  10. Lời giới thiệu tới mục đích là hòa hợp dân tộc, chung sống hòa bình, tôn trọng phong tục, tập quán văn hóa của người thiểu s ổ ... - Chương VII: Chính sách đoi với dân tộc thiểu sổ dưới thời Táy Sơn và thời Nguyễn (1771 - 1884). N hà Tây Son, ngay từ khi khởi nghĩa, năm 1771, các vị thủ lĩnh như: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã đề ra những chính sách sáng suốt, đối với dân tộc thiểu sổ, nhất là các dân tộc ở vùng Tây Nguyên. Có thể nói, nhà Tây Son thành công khá nhanh chóng trong sự nghiệp đánh đồ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Lê - Trịnh ờ Đàng Ngoài, một phần là nhờ vào những chính sách đúng đắn đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nhà N guyễn (1802 - 1884), nhất là từ triều Minh M ệnh (1820 - 1841) trở đi, lần đầu tiên thi hành chính sách khá cứng rắn là xóa bỏ chế độ thế tập của tù trưởng dân tộc thiểu số (tức Thổ quan), và thay vào đó là quan lại do triều đình bổ nhiệm (tức Lưu quan). Chế độ “Cải thỏ quy lưu” (Thay Thổ quan bằng Lưu quan) là một chính sách lớn cùa triều Nguyễn nhằm xóa bỏ xu hướng ly tâm, cát cứ, tăng cường chế độ quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam vào thế kỷ XIX. Chính sách đổi với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chù Việt Nam cùa các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (chủ biên), PGS.TS. Lê Đình Sỹ và PGS.TS. N guyễn Đức Nhuệ là một công trình khoa học biên soạn khá công phu, nghiêm túc, có những đóng góp khoa học tích cực vào sự nghiệp nghiên cứu lịch sử Nhà nước quân chủ Việt Nam nói chung và chính sách đối với dân tộc thiểu số ở V iệt Nam thời trung đại nói riêng. N hà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu sổ, chúng tôi thiết nghĩ nội dung của công trình này, sẽ góp phần không nhỏ giúp các nhà hoạch định chính sách, các
  11. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN T ộ c THIẾU SÔ. nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, v .v ... những bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu trong khi thực thi chức trách của mình. Nhân đây, tôi xin thay mặt cơ quan chù trì - Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - gửi lời cảm ơn chân thành tới Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí cho công trình này. Tôi xin trân trọng giới thiệu công trình Chính sách đoi với dân tộc thiếu JÔ của Nhà nước quân chủ Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (chủ biên), PGS.TS. Lê Đình Sỹ và PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ với đông đảo bạn đọc. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 201 7 Viện trư ở n g Viện Sử học P G S.TS. Đ inh Q uang H ải 10
  12. LỜI NÓI ĐẦU Chính sách đối với dãn tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) là công trình nghiên cứu khoa học trình bày những nguyên tắc, những biện pháp nhằm đối xử và giải quyết các vấn đề dân tộc thiểu số trong quốc gia Việt Nam thời quân chủ. Nước Việt Nam, ngay từ khi bước ra khỏi thời kỳ Bắc thuộc, vào các triều đại đầu tiên của Nhà nước quân chù như: Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý đã là một quốc gia thống nhất đa dân tộc. Ngoài dân tộc Việt (Kinh) chiếm tuyệt đại đa số nhân khẩu toàn quốc ra, còn lại là hàng chục dân tộc thiểu số anh em khác. Cái tên “Dãn tộc thiểu sổ" của công trình này là một khái niệm số lượng đối úng tương đối với dân tộc Việt (Kinh) về nhân khẩu nhiều hay ít, không mang bất cứ hàm ý kỳ thị hoặc bất bình đẳng nào. Trong số các dân tộc thiểu số anh em cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, về nguồn gốc chủ yếu bao gồm 3 loại như sau: Loại thứ nhất, như: người Tày, người Mường, người C hứt... là những dân tộc bản địa. Họ có chung nguồn gốc lịch sử với người Việt (Kinh). Trong buổi đầu dựng nước, các dân tộc này đều nằm trong khối cộng đồng người Lạc Việt. Loại thứ hai, như: người Thái, người Nùng, người Lào, người Dao, người H oa... là các dân tộc di cư đến Việt Nam, trong một quá trình lâu dài, bao gồm những đợt di cư đông người và cả những đợt di cư cùa những nhóm người nhỏ. Loại thứ ba, như: người Chăm ờ miền Trung, người Ba-na, người Xơ-đăng, người Gia-rai, Ê -đ ê... ở Tây Nguyên, người Khơ-me ở 11
  13. CHÍNH SÁCH ĐỒI VỚI DÂN T ộ c THIÊU SỐ.. miền Nam là những cư dân bản địa lâu đời trên địa bàn cư trú hiện nay. Từ giữa thế kỷ XI, khi người Việt tiến dần về phía nam, cho đến giữa thế kỷ XVIII, các dân tộc thiểu số nói trên đã hội nhập vào cộng đồng đại dân tộc Việt Nam. Cuốn sách Chính sách đổi vcrí dân tộc thiểu so cùa N hà nước quân chù Việt Nam là công trình khoa học trình bày chính sách đối với dân tộc thiểu số kể từ khi Ngô Quyền sáng lập Vương triều Ngô (939) đến khi Vương triều Nguyễn không còn giữ được nền độc lập, tự chủ nữa (1884). N hìn một cách đại thể thì Chính sách đối với dân tộc thiếu số của Nhà nước quán chủ Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn, tương ứng với quá trình xác lập chù quyền ở 3 vùng đất cùa nước V iệt Nam, đó là: 1. Giai đoạn 1: từ thế kỳ X đến đầu thế kỷ XIII, là chính sách cùa các vương triều: Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý đối với các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở miền Bắc Việt Nam. 2. Giai đoạn 2: từ đầu thế kỷ x n i đến giữa thế kỷ XVIII, là chính sách của các vuơng triều: Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê - Trịnh và Chúa N guyễn đối với các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở miền Bắc, và các dân tộc thiểu số cư trú ở Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam. 3. G iai đoạn 3: từ giữa thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX (năm 1884), là chính sách của hai vương triều: Tây Sơn và Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số cư trú trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trong đó, có sự chú ý đặc biệt với các dân tộc thiểu số ở miền N am như: Khơ-m e, H o a... Nội dung quan Ưọng của công trình này mà tác giả hướng tới là phân tích những chính sách từ chính trị, quân sự đến kinh tế, vàn hóa - xã hội của các vương ưiều quân chủ Việt Nam đối với dân tộc thiểu số và các hệ quả của chúng.
  14. Lời nói đầu Nhìn một cách đại thể, những chính sách ấy về cơ bản là tích cực, hợp với quy luật phát triển cùa lịch sử dân tộc. góp phần không nhỏ trong việc củng cố khối đoàn kết giữa dân tộc đa s
  15. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN Tộc THIÊU SỐ. những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong bạn đọc xa gần lượng thứ. Xin trân trọng cảm ơn. H à Nội, tháng 9 năm 2017 Thay mặt Nhóm tác giả PGS. TS. N guyễn M in h Tường 14
  16. M Ở ĐÀU Việt Nam là một quốc gia thống nhất, gồm 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số, khoảng 87%. còn 53 dân tộc thiểu số chiếm hon 13%. Các dân tộc sống trong lãnh thố Việt Nam, từ xa xưa đã có truyền thống đoàn kết đấu tranh chống thiên tai, địch họa để dựng nước và giữ nước. Điều kiện tự nhiên và xã hội, số dân và trình độ phát triển kinh tế - vãn hóa giữa cáic dân tộc có sự chênh lệch nhau. Trong các dân tộc sống ở biên giỡi, có nhiều gia tộc, nhiều gia đình có mối quan hệ họ hàng, đồng t(ộc lâu đời ở bên kia biên giới. Những đặc điểm nói trên phản ánh ttímh chất quan trọng và phức tạp của vấn đề dân tộc. Nhà nước Việt Nam từ khi mới thành lập l(9»-1945) đã coi vấn đề dân tộc là một bộ phận quan trọng của cách Iĩaạng. Nội dung và mục tiêu chính sách cùa Đảng và Nhà nước nhẳim : 1. Thực hiện binh đẳng, đoàn kết và tưomg ttrọr giừa các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp ihồi, clhổng sự phân biệt đối xừ giữa các dân tộc, cùng nhau xầy dựntg v,à bảo vệ Tồ quốc Việt Nam thống nhất giàu mạnh. 2. Ra sức phát triển kinh tế - văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước xóa bỏ sự chênlh llệiclh giữa các dân tộc về trình độ phát triển do lịch sừ để lại. 3. Tôn trọng, bảo vệ và phát triển bám sắc \vătn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Tôn trọng tiếng nói và chữ wiết ciùai các dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viiết ciùaì dân tộc mình. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các dân tộcc lhọtc tũếng phổ thông và
  17. CHÍNH SÁCH ĐÓI VỚI DÂN T ộ c THIẾU SÔ. chữ Quốc ngữ, coi đó là phương tiện phục vụ lợi ích chung của tất cả các dân tộc. 4. Coi trọng việc đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số. Qua đó, cho thấy Chính sách đoi với dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành chính sách chung của một nhà nước, hay một chính đảng nhàm vạch ra những nguyên tác, biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc trong một nước. Để có thể đề ra chính sách dân tộc phù hợp với tình hình thực tế cùa đời sống xã hội và cũng nhằm thực hiện tốt được chính sách ấy, Đảng và N hà nước Việt Nam luôn chú ý tới việc lựa chọn và kế thừa những di sản truyền thống trong quá khứ. Do vậy, việc nghiên cứu Chính sách đối với dân tộc thiểu số đã được Đảng và N hà nước đặt ra từ lâu và luôn gắn liền với sự ra đời, phát triển của N hà nước. Đàng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách dân tộc đúng đắn, khiến các dân tộc thiểu số có thể vươn lên theo kịp đà tiến chung của cách mạng. Để từng buớc hoàn thiện thêm chính sách dân tộc ấy, thì việc tham khảo các bài học lịch sử là hết sức cần thiết. Trong lịch sử N hà nước quân chủ Việt Nam (939-1884), có thể nói, hầu như không một vương triều nào, một Nhà nước nào lại không chú ý đến việc đề ra những chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Các vị đứng đầu N hà nước quân chủ Việt Nam đều hiểu rằng việc đề ra chính sách dân tộc đúng đắn, có ảnh hường to lớn tới việc ổn định tình hình xã hội và phát triển đất nước. Chính sách dân tộc đúng đắn càng phát huy tác dụng lớn lao trong thời kỳ toàn dân tộc ta phải trải qua các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hay các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước trước họa ngoại xâm. Tuy nhiên, trong thời kỳ quân chủ, chính sách đối với các dân tộc thiểu số của các vương triều của dân tộc đa số (Kinh) không phải bao giờ cũng đúng đắn, tốt đẹp, mà thường bộc lộ những hạn chế 16
  18. M ờ đầu khó tránh khỏi, như: tư tường kỳ thị dân tộc, tư tường áp chế của dân tộc lớn đối với các dân tộc thiều số. v.v... Do đó, việc nghiên cứu Chính sách đoi V T dán tộc thiểu số của Ó N hà nước quán chủ Việt Nam (939-1884) là điều hết sức cần thiết cả về phương diện khoa học và yêu cầu chính trị. Có thể nói, cho đen nay, chưa có một công trình sử học nào nglhiên círu và trình bày m ột cách hệ thống, toàn diện và đầy dù về Chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam 1(939-1884). Với những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề Chính sách đối với dân tộc thiếu số cùa Nhà nước quân cM Việt Nam (939- 1884) làm đề tài nghiên cứu của mình. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là “'Chính sách đổi với dân tộc thiểu số” cùa Nhà nước quân chủ Việt Nlam (939-1884), cụ thể ở các phương diện: chính trị, quân sự, kinih Itế, văn hóa, xã hội và những tác động cùa các chính sách đó đối vôi xã hội Việt Nam từ năm 939 đến năm 1884. - về thời g ia n : Từ năm 939 đến năm 1884;. iĐẫy là thời kỳ xây dựng, củng cố Nhà nước quân chù Việt Nam, idển khi N hà nước Nguyễn không còn giữ được độc lập, tự chù tnướrc sự xâm lược cùa thực dân Pháp. - về không gian'. Trình bày chính sách đối V(ới dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chù trên toàn bộ lãnh thơ ơủai Việt Nam hiện tại thời kỳ từ năm 939 đến năm 1884. - về nội dung'. Vì nội hàm cùa chính sách dẵìn tộc thiểu số khá rộng, bao quát mọi mặt đời sống xã hội cùa (dân tộc thiểu số, vì thê công trình này chi tập trung tim hiểu, ngihiêni cứu và trình bày những nét cơ bản nhất, đặc trưng nhất trên icáic ìĩmh vực như: + Những chính sách dân tộc thiểu số về (Chínlh trị của từng triều đại, gồm có phù dụ, ban chức tước cho các tiù trorờng, thổ tù và đàn 17
  19. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIÊU SỐ. áp các cuộc nổi dậy chống triều đình trung ương của họ, nhàm củng cố sự toàn vẹn lãnh thồ và thống nhất quốc gia. + Những chính sách dân tộc thiểu số về kinh tế của từng triều đại, chủ yếu là giảm nhẹ thuế khóa, ban cấp phẩm vật quý hiếm cho tầng lớp tù trưởng, thổ tù các dân tộc thiểu số. + Những chính sách dân tộc thiểu số về văn hóa, xã hội của từng triều đại, bao gồm: “£>f Hoa biến D ĩ' (Lấy Hoa hạ thay đổi man di), “N hất thị đồng nhân" (Coi mọi dân tộc như nhau), v.v... nhàm xoa dịu sự chống đối cùa tầng lớp tù trưởng, thổ tù ... đối với triều đình trung ương. Từ năm 1954 đến nay, đã có một số sách chuyên khảo, hoặc các chương, mục trong các bộ Lịch sứ Việt Nam viết về chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam nói chung, hay cùa từng triều đại nói riêng được công bố. Tiêu biểu là các công trình dưới đây: - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1960, Phần thứ 2, chương 11: Chính sách đoi với nhân dân miền núi và việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của các dãn tộc thiếu so - Cuộc khởi nghĩa của Nùng Trí Cao. Tuy vấn đề trên chỉ được trình bày trong 8 trang khổ 18,5 X 26cm, nhưng các tác giả đã chi ra rằng: “Các vua Lý đã dùng chính sách vừa m ua chuộc các tầng lớp thống trị ở miền núi, vừa trấn áp băng lực lượng quân sự”. Và “Một trong những chính sách mua chuộc tầng lớp thống trị miền núi là vua Lý đã dùng quan hệ hôn nhân để ràng buộc các châu mục, tù trưởng có thế lực” . - Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, H à Nội, 1960, chương V: Chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Quan hệ đối với các nước láng giềng. Chiến tranh với Ai Lao và Chiêm Thành. Chương này được tác già trình bày trong 18
  20. M ở đầu 20 trang khổ 18,5 X 26cm. Theo tác giã: "Một trong những yếu tố thành công của cuộc khởi nghĩa Lê Lợi chính là đã tập hợp, đoàn kết được rộng rãi các thành phần dân tộc dưới lá cờ cứu nước của mình”. Tuy nhiên, sau khi đất nước được giải phóng, nhà Lê sơ lại thi hành chính sách truyền thống của các triều đại quân chủ là: vừa mua chuộc vừa trấn áp. - Phan Hữu Dật - Lâm Bá Nam, Chính sách dãn tộc của các chính quyền Nhà nước p hong kiến Việt Nam (X-XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Đây !à một công trình khảo cúru có giá trị về chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời quân chù từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Tuy nhiên, công trinh khảo cứu nái ư ên chi dừng lại ờ việc trình bày khái quát, tóm lược chính sách dối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chù Việt Nam. Với độ dày 105 trang, khổ 1 3 x 1 9 cm, công trình này mới đặt trọng tâm sự chú ý vào chính sách đối với dân tộc thiểu số phía bác, còn trìrah bày hơi giản lược những chính sách đối với các dân tộc ở Tây NỊguyên, đối với dân tộc Chăm ờ Nam Trung Bộ và các dân tộc Khơ-ime, Hoa ở Tây Nam Bộ. - Huỳnh Ngọc Đáng, Chính sách cùa các Vuxmg triều Việt Nam đối với người Hoa. Đây là Luận án Tiến sĩ Sử học củ a tác giả, bảo vệ năm 2005, tại Trường Đại học Khoa học Xẵ hộỉ v à N hân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án chưa được công bố thành sách. Luận án là một công trình chuyêm khảo về chính sách đối với dân tộc H oa của Nhà nước quân chú Việt Nam, từ thời L ý -T r ầ n đến thời Nguyễn. Các bài viết, báo cáo khoa học vê vấn đề này được công bô cũng không nhiều. - Duy Minh, “Chính sách của các vua thời Lê S(ơ đối với miền Tây Bắc và miền Tây Đại Việt”, trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 74, 1965. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2