Ebook Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884): Phần 2
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới triều Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài (1533-1789); chích sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong; chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới triều Tây Sơn và Triều Nguyễn;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884): Phần 2
- C hương V C H ÍN H SÁ C H Đ Ó I VỚ I DÂN Tộc T H IẺ U SÓ D Ư Ớ I T R IÊ U LÊ - TRỊNH Ở ĐÀNG N G O À I (1 5 3 3 - 1789) v.l. Sự HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC LÊ - TRỊNH Ờ ĐÀNG NGOÀI Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, một phần triều thần đã tử tiết với nhà Lê. M ột số người chống đối, như Lê Tuấn Mậu, Đỗ N hân... thì bị giết, một số người nhu Vũ Duệ, Đàm Thận Huy... thì tự tử giữ vững lẽ sống “Tôi trung bắt sự nhị quân” (Tôi trung không thờ hai vua). Những người còn sống thì một phần không chịu theo nhà Mạc, trốn tránh đi, hoặc ẩn tích ở sơn lâm như: Lê Sạn, Lê Dực, Trương Phu D u y ệt... Một số người chiêu tập binh mã để mun khởi nghĩa chống lại nhà Mạc. Bấy giờ có người con của Thái phó Trừng Quốc công Nguyễn Hoằng D ụ' là Nguyễn Kim, người huyện Hà Trung, Thanh Hóa, 1. Các bộ sử như: - Đ ại Nam thực lục tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn - Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim - Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh - Lịch sừ chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3 của Phan Huy Lê - Chu Thiên - Vương Hoàng Tuyên - Đinh Xuân Lâm đều chép Nguyễn Kim là con cùa Nguyễn Hoằng Dụ. Trong sách Nguyễn Phúc tộc thể phá: Thúy tổ phá - Vương ph á - Đ ế phá xuất bản năm 1995 của Vĩnh Cao - Vĩnh Dũng - Tôn Thất Hanh - Vĩnh Khánh - 201
- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIÊU SỐ.. trước giữ chức Hữu vệ điện tiền tướng quân của nhà Lê, tước An Thành hầu. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, Nguyễn Kim đem quân bản bộ lánh sang đất Ai Lao, được vua nước ấy là Sạ Đẩu, cho nương náu ờ xứ sầm Châu (Sầm Nưa). Nguyễn Kim thu nạp hào kiệt, chiêu tập những kẻ trung dũng lên đến mấy nghìn người, voi có khoảng 30 con, 300 con ngựa, và cho người đi tìm con cháu nhà Lê để mưu việc khôi phục'. Năm 1532, Nguyễn Kim tìm được một người tông thất nhà Lê, con của vua Lê Chiêu Tông (1516-1522) là Lê Duy Ninh, đem về Sầm Châu tôn lên làm vua, để có danh nghĩa “Phù Lê, diệt M ạc”, lấy niên hiệu là Nguyên Hòa, miếu hiệu là Trang Tông (1533-1548). Lê Trang Tông là ông vua mở đầu của “thời Lê Trung hưng". Tuy Lê Trang Tông làm vua, nhưng thực quyền ở trong tay Thượng phụ Thái sư Hưng Quốc công Chưởng nội ngoại sự Nguyễn Kim. Từ đó, thanh thế nghĩa binh ngày càng lớn mạnh, người các nơi hường ứng theo về thêm nhiều. Khoảng đầu năm 1535, Nguyễn Kim sai Trịnh Duy Liêu sang nhà Minh, tố cáo tội cướp ngôi của nhà Mạc và xin quân cứu viện. Trịnh Duy Liêu đi đường biển, nhưng bị ngăn trở, phải tạm trú tại Chiêm Thành tới 2 năm, mãi tới đầu năm 1537 mới đến được Bắc Kinh. Nhưng vua Minh Thế Tông từ chối lời cầu xin quân cứu viện, lại lệnh lưu Trịnh Duy Liêu và 10 người khác ờ sứ quán2. Tôn Thất Lộc - Vĩnh Quả - Vĩnh Thiều biên soạn, lại chép: “Nguyễn Cam (Kim) con đầu của Trừng Quốc công Nguyễn Văn Lựu”, tr. 97. Ở đây, chúng tôi chép theo bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Đại Nam ihực lục tiền biên. 1. Phan Huy Lê - Chu Thiên - Vương Hoàng Tuyên - Đinh Xuân Lâm, Lịch sứ ché độ phong kiến Việt Nam , tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nôi, 1960, tr.14. 2. Minh thực ¡ục - Thế Tỏng ihực lục, Q. 197, tờ 1b-2a. 202
- C hương V. Chính sá ch ... dưới triều Lê - Trịnh.. Bấy giờ có người ở xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, trấn Thanh Hóa tên là Trịnh Kiểm đến sầm Châu yết kiến Nguyễn Kim. Nguyễn Kim thấy Trịnh Kiểm là người có tài ba, bèn gà con gái lớn là Ngọc Bảo cho, sai coi binh mã, rồi xin vua Lê phong cho Trịnh Kiểm là Tướng quân. Thời bấy giờ, miền đất từ Thanh Hóa trở vào, quyền thống trị của nhà Mạc rất yếu. Nám 1533, Hiệu úy Nguyễn Nhân Liễn khởi binh chiếm cứ lấy miền Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế ngày nay). Năm 1537, Tây An hầu Lê Phi Thừa vốn là quan nhà Mạc, được giao quản lãnh 7 huyện thuộc Thanh Hóa là: Thụy Nguyên, Yên Định, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, cẩ m Thủy, Thạch Thành và Quảng Bình, nhưng lại phàn lại nhà Mạc, tự kéo quân sang Ai Lao, hàng vua Lê Trang Tông, được thăng tước Tây quận công-1. Nhân tình hình thuận lợi ấy, đến năm 1539, Nguyễn Kim sai Trịnh Kiểm đem binh về đánh Thanh Hóa, chiếm được huyện Lôi Dương. Cuối năm 1540, N guyễn Kim đem quân về đánh Nghệ An, rồi tiến ra Thanh Hóa. Quân M ạc thất bại liên tiếp. Nhiều cựu thần nhà Lê cùng các hào kiệt khắp nơi theo về rất đông, hưởng ứng nhà Lê Trung hưng. Năm 1542, N guyễn Kim đem quân tuần hành trong đất Thanh Hóa, tiếng tăm lừng lẫy, xa gần đều phục. Năm 1543, Nguyễn Kim rước vua Lê Trang Tông tiến binh ra Tây Đô (Thanh Hóa), để đánh M ạc Chính Trung (con thứ 2 của M ạc Đãng Dung, còn có tên nữa là Đăng Xương, được phong tước Hoằng vương)2. Tồng trấn Thanh Hóa là Đại tướng quân Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất dẫn quân ra hàng3. Sau sự kiện này, Nguyễn Kim được tấn 1. Lê Quý Đôn toàn tập, tập 3: Đại Việt thông sứ, Sđd, tr. 278. 2. Lẽ Quý Đón toàn lộp, tập 3: Đại Việt thông sứ, Sđd, tr. 280. 3. Lê Quý Đôn toàn tập, tập 3: Đại Việt thông sứ, Sđd, tr. 280. 203
- CHÍNH SÁCH ĐỎI VỚI DÂN Tộc THIẾU SỐ. phong làm Thái tể đô tướng tiết chế các doanh thủy bộ'. Ông chia quân tiến đánh nhà Mạc, đánh đâu được đấy2. Thấy quân nhà Lê Trung hung ngày một mạnh lên, nhà Mạc rất lo lẳng, bèn sai viên hoạn quan thân tín Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất giữ chức Tổng trấn Thanh Hóa, trá hàng như vừa nói ở trên, định mưu hại vua Lê Trang Tông. Nguyễn Kim không biết, cho Dương Chấp Nhất cầm quân theo đi đánh nhà M ạc3. Tháng 4 năm Ất Tỵ (1545), Nguyễn Kim rước vua Lê Trang Tông tiến quân ra đánh phá vùng Sơn Nam. Ngày 20 tháng 5, khi đại quân còn trú tại đất Yên Mô (thuộc Ninh Binh), Dương Chấp Nhất có ý định đầu độc vua Trang Tông nhưng không thành. Dương Chấp Nhất bèn đổi ý định quyết hại Nguyễn Kim. Bấy giờ tiết trời nóng bức, Dương Chấp Nhất mời Nguyễn Kim đến chơi quân doanh, rồi ngầm cho thuốc độc vào quả dưa hấu, mời Nguyễn Kim ăn. Ăn dưa xong, Nguyễn Kim thấy người bải hoải, khó chịu, rồi mất. Vua Lê Trang Tông rất thương xót, xuống chiếu phong tặng Nguyễn Kim tước Chiêu Huân Tĩnh công, đặt tên thụy4 là Trung Hiến; đưa về an táng tại núi Thiên Tôn ờ Bái Trang, thuộc huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Sau khi sát hại N guyễn Kim, Dương Chấp Nhất lại trốn về với nhà Mạc. Cuộc tấn công phải ngừng lại, quân nhà Lê rút về Thanh Hóa. Nguyễn Kim mất rồi, vua Lê phong con trưởng Nguyễn Uông là Lãng Xuyên hầu, con thứ hai Nguyễn Hoàng là Hạ Khê hầu, sai cầm quân đánh giặc. Vua Lê phong cho con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm làm Lượng Quốc công, trao cho chức Đô tướng, coi giữ toàn bộ binh quyền. 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Sđd, tr. 124. 2. Đợi Nam thực lục, tập 1, Sđd, tr. 26. 3. Khâm định Việt sứ thông giám cương mục, tập 2, Sđd, tr. 123. 4. Tên thụy, tức tên đặt sau khi đã chết. Trung H iến: có nghĩa là bậc vừa Trung thành vừa Tài giói. 204
- Chương V. Chính sá ch ... dưới triều Lê - Trịnh.. Năm 1546, Trịnh Kiểm lập hành điện của vua Lê ở sách Vạn Lại (thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay), xây dựng thành lũy, cung điện nhu một để đô nhỏ, sắp đặt quan lại như một triều đình. Nhiều hào kiệt các nơi kéo về ứng nghĩa. Các danh sĩ đương thời, như: Phùng Khắc Khoan, Lương Đắc B ằng... cũng ra giúp nhà Lê. Từ đó, họ Trịnh thế tập nhau nắm giữ mọi quyền bính, m ở đầu thời kỳ “Vua Lê - Chúa Trịnh" sau này. Sừ cũ thường gọi triều đình Lê - Trịnh này là Nam triều, để đối lập với Bắc triều của nhà Mạc. Từ Thanh Hóa trờ vào thuộc Lê - Trịnh, tức Nam triều, từ Sơn Nam (tinh Ninh Bỉnh, Nam Định sau này) trở ra thuộc về nhà Mạc, tức Bắc triều. Tuy nói về danh nghĩa là triều đình Lê - Trịnh, nhưng thực tế, Lượng Quốc công Trịnh Kiểm nắm giữ binh quyền, giữ chức Hữu tướng, quyết định mọi việc. Nguyễn Uông đã được tiến phong Tả tướng, tức Lãng Quận công, nhưng bị Trịnh Kiểm hãm hại. Nguyễn Hoàng lo sợ cho tính mạng của mình, nên xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hóa. Bấy giờ, Thuận Hóa vừa được nhà Lê lấy lại từ tay nhà Mạc, đã đặt Tam ty (Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) và phủ, huyện để cai trị, nhưng cũng chưa thể kiểm soát được chặt chẽ. Hơn nữa, quân Mạc lại thường theo gió mùa đem chiến thuyền vượt biển vào đánh phá. Nếu để cho quân M ạc có thể tấn công ở mặt Bắc vào, lẫn mặt Nam ra, là điều hết sức bất lợi cho nhà Lê - Trịnh. Tình trạng ấy, đương nhiên khiến Trịnh Kiểm lo lắng, nên ông chấp thuận lời xin của Nguyễn Hoàng. Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1 1-1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng chính thức đem quân vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, lập dinh thự ở xã Ái Tử, huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tinh Quảng Trị). Năm 1570, Nguyễn Hoàng được cừ làm Tổng trấn tướng quân trấn thù cà đất Thuận Hóa và Quảng Nam. Kể từ đây, họ Nguyễn một mặt lo phát triền kinh tế, mặt khác lo củng cố chính 205
- CHÍNH SÁCH ĐÓI VỚI DÂN Tộc THIÉU SỐ. quyền thống trị để thoát ly dần quan hệ lệ thuộc trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Năm 1569, Trịnh Kiểm bị bệnh nặng, trao binh quyền lại cho con trưởng là Trịnh cố i. Đến năm 1570, Trịnh Kiểm mất. Trịnh Cối tuy nắm giữ binh quyền, nhưng kiêu ngạo, suốt ngày rượu chè, nên tướng sĩ không phục. Trịnh Tùng liền mun với Đoan Vũ hầu Lê Cập Đệ, Văn Phong hầu Trịnh Vĩnh Thiệu, Vệ Dương hầu Trịnh B ách... rước vua về Vạn Lại, chia quân chống cự Trịnh cối. Hai anh em họ Trịnh cầm quân đánh giết nhau đến vài tháng. Trịnh c ố i liệu thế không chống nổi, đem quân đầu hàng nhà Mạc. Nhà Mạc tiếp nhận, phong cho Trịnh c ố i tước Trung Lương hầu1. Tháng 10 năm Nhâm Thìn (11-1592), Trịnh Tùng mở cuộc tấn công quyết định ra Bắc. Quân Trịnh tiến quân đến Sơn Nam (Trường Yên), tướng Nam đạo của nhà Mạc là Sơn Quận công Bùi Văn Khuê kéo thủy binh ra đón2. Kể từ đây thủy binh cùa nhà Lê mạnh hẳn lên. Ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Thìn (1592), Trịnh Tùng sai tướng đem thủy bộ cùng tiến đánh Kim Thành, Hải Dương, thu được vô số của cải, châu báu. Mạc Mậu Hợp bỏ trốn, rồi truyền ngôi cho con là Toàn, đồi niên hiệu là Vũ Anh thứ 1, rồi tự mình làm tướng cầm quân chống cự lại quân Lê - Trịnh. Tháng 12 năm Nhâm Thìn (1592), Trịnh Tùng cùng các tướng Phạm Văn Khoái, Liêm Quận công (thiếu họ tên), Vũ Quận công (thiếu họ tên) đem 3000 bộ binh, 2 con voi đánh dẹp các huyện Yên Dũng, Vũ Ninh3 thuộc Kinh Bắc. Mạc Mậu Hợp thế cùng, lực kiệt, 1. Đọi Việt sứ ký toàn thư, tập 3, Sđd, tr. 139-142. 2. Trước đó, vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp thấy vợ Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên (con gái của danh tướng Nguyễn Quyện, em gái Hoàng hậu Mạc Mậu Hợp) có sắc đẹp, nên mưu giết Bùi Văn Khuê để cướp lấy vợ ông. 3. Vũ Ninh-, sau đổi là Võ Giàng và huyện Yên Dũng đều thuộc trấn Kinh Bắc, huyện Võ Giàng thời Nguyễn là ờ vào vị trí Thành phố Băc Ninh ngày nay. Huyện Yên Dũng ngày nay thuộc tình Băc Giang. 206
- Chương V. Chính sách... dưới triều L ê - Trịnh. bỏ thuyền, lên bộ, đến một ngôi chùa ờ huyện Phượng N hãn' ẩn nấp ờ đấy 11 ngày. Quân nhà Lè tiến đến huyện Phượng Nhãn, có người dân trong thôn ấp dẫn đường đưa quan quân vào chùa bắt được M ạc Mậu Hợp, đem về Kinh giết chết2. Mạc Toàn bỏ trốn, rồi cũng bị bất về chém chết. Địa vị thống trị của Vương triều Mạc (1527-1592) đến đây là kết thúc, tuy ràng trong khoảng hơn nừa thế kỷ sau (từ năm 1593 đến năm 1677), các con cháu và tướng tá của nhà Mạc vẫn xưng vương, nổi binh hoạt động ở nhiều nơi và chiếm cứ vùng Cao B ằng làm căn cứ lâu dài. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1599), Trịnh Tùng tự lập làm Đô Nguyên soái, Tổng Quốc chính, Thượng phụ Bình An vương. Uy quyền ngày một cao, vua Lê Thế Tông (1573-1600) bất đấc dĩ sai Thái tể Hoàng Đình Ái đem sách thư tiến phong Trịnh Tùng làm Bình An vương, ban thêm cho ngọc toàn, tiết mao và hoàng việt3 (Ba thứ này đều tượng trưng đặc quyền của vua chúa dưới thời quân chủ). Trịnh Tùng được mở Phủ chúa (tức Vưcmg p h ù ĩ ffĩ hay Phủ đường iỉ? ^ ) , đặt quan thuộc. Từ đấy, chính sự quyền bính đều do Phủ chúa tự quyết đoán, mọi việc từ của cải, thuế khóa, quân lính đến dân chúng đều hết thảy về Phủ chúa. Cũng từ đấy, triều đình vua Lê (tức Triều đình #] ỉ ĩ hay Triều đường ỈẾ) phải đặt dưới quyền điều khiển của họ Trịnh và Phù chúa mới thực sự là trung tâm quyền lực cùa bộ máy Nhà nước quân chủ. Hệ thống tổ chức chính quyền lúc ban đầu đại khái vẫn dựa 1. Phượng Nhãn: ờ vào vị trí huyện Lạng Giang và một phần huyện Lục Nam tinh Bắc G iang ngày nay. 2. Đại Việt sứ ký toàn thư, tập 3, Sđd, tr. 178. 3. - Ngọc toán: chén bằng ngọc để rót rượu khi tế lễ. - Tiết mao: tên một thứ cờ, vua đi đâu, thì quan cầm cờ ấy đi trước. - Hoàng Việt: Búa vàng, chi dùng khi vua thân hành đi đánh dẹp. ■ 207
- CHÍNH SÁCH ĐÔI VỚI DÂN TỘC THIÊU SỐ.. theo quan chế thời Hồng Đức (1460-1497), có thay đổi ít nhiều cho thích hợp với tình thế mới. P hủ Chúa Trịnh'. Đứng đầu Phủ chúa cũng là đứng đầu chính quyền trung ương có chức Tham tụng # 'iỉẾ và Bồi tụng [ỉp ÍÍẾ, do Trịnh Tùng đặt ra từ năm 1600. Hai chức này tức là chức Tể tướng và Phó Te tướng thời trước, nhưng khác trước ở chỗ chức Tham tụng và Bồi tụng không có một phẩm tước nhất định, mà do chúa Trịnh tự ý lựa chọn những người thân tín sung vào. Giữ chức Tham tụng, Bồi tụng có thể là những viên Thượng thư các bộ (Bộ trưởng), có thể là viên Thị lang (Thứ trường) hay Đô cấp sự trung (đứng đầu Đô sát viện). Nhiệm vụ của chức Tham tụng, Bồi tụng là trực tiếp giúp Chúa Trịnh bàn định mọi việc quốc chính ờ Vương phù. Như vậy, đứng đầu hàng ngũ quan văn bên Phủ chúa Trịnh là chức Tham tụng, còn được gọi là quan Chính đường ĨE i t . Lúc đầu, Phủ Chúa Trịnh ờ về phía nam hồ Hoàn Kiếm, v ề sau, được xây dựng tiếp thêm nhiều cung điện iớn, tới 52 tòa, phát triển dần sang phía đông và đông nam, cho tới tận sát bờ sông Nhị Hà (sông Hồng). Cùng với các cung điện là các hồ cảnh, nguyệt đài, thủy tạ, chuồng voi, chuồng ngựa, kỳ đài, bãi hội quân và duyệt quân (Diễn võ trường). Các điện đường của nhà Quốc Từ giám (1662) cũng được sửa sang lại và khánh thành Võ học sở ở gần sông Nhị Hà (khoảng năm 1723)'. Chúa Trịnh còn sai trưng mua các loại gỗ quý trong nhân dân để dùng vào việc xây cất các doanh trại, cho xây dựng lầu Ngũ Long, cao 300 thước (khoảng 120 m?) ở ven hồ Hoàn K iếm ... Triều đình Vua Lê\ Ngoài một ông vua Lê, phần nhiều được đặt lên ngai vàng khi còn rất nhỏ tuổi. - Lê Thế Tông (1573-1600), lên ngôi lúc mới có 6 tuổi, tại vị 27 năm, thọ 33 tuổi. 1. Lẽ Quý Đôn toàn tập, tập 2: Kiến văn tiểu lục , Sđd, tr. 105. 208
- Chương V. Chính sách... dưới triều Lê - Trịnh.. - Lê Kính Tông (1600-1619), lên ngôi lúc mới có 12 tuổi, tại vị 20 năm, thọ 32 tuổi. - Lê Thần Tông (1619-1643) và (1649-1662), lên ngôi lúc mới có 12 tuổi, thọ 56 tuổi. - Lê Chân Tông (1643-1649), lên ngôi lúc mới có 13 tuổi, tại vị 7 năm, thọ 20 tuổi. - Lê Huyền Tông (1663-1671), lên ngôi lúc mới có 9 tuổi, tại vị 9 năm, thọ 18 tuổi. - Lê Gia Tông (1672-1675), lên ngôi lúc mới có 11 tuổi, thọ 15 tuổi. Đó là các ông vua Lê kế tiếp nhau ở ngôi liên tục từ năm 1573 đến năm 1675, hon một thể kỷ! Khoảng hơn 60 năm đầu đời Lê Trung hưng, tuy bên triều đình Vua Lê có danh hiệu Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), nhưng sổ Thượng thư đứng đầu các bộ chưa đặt đầy đủ. Tháng 11 năm Cảnh Trị thử 2 (1664), chúa Trịnh Tạc mới cho đặt đủ viên số Thượng thư sáu bộ. Trong đó: - Tham tụng Phan Công Trứ làm Lại bộ Thượng thư - Bồi tụng Trần Đăng Tuyển làm Hộ bộ Thượng thư - N guyễn N ăng Thiệu làm Lễ bộ Thuợng thư - Vũ Duy Chí làm Binh bộ Thượng thư - Phạm Kiêm Toàn làm Hình bộ Thượng thư - Lê Hiệu làm Công bộ Thượng th ư 1. Những viên Thượng thư sáu bộ này tuy chức vị thuộc triều đình, nhưng đều là người của chúa Trịnh cử sang làm việc dưới quyền 1. Đại Việt s ừ ký toàn thư , tập 3, Sđd, tr. 270. Khám định Việt sứ thông giám cưcmg mục. tập 2, Sđd, tr. 309. 209
- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN Tộc THIÊU SỐ.. chỉ huy của chúa Trịnh. Đáng chú ý, hai chức Thượng thư của hai bộ quan trọng nhất là Lại, Hộ, thì cũng do hai viên Tham tụng và Bồi tụng đứng đầu bên Phủ Chúa nắm giữ. Năm 1675, chúa Trịnh Tạc quy định rõ công việc và quyền hạn cùa sáu bộ, nhưng chi là hữu danh vô thực. Trên Lục bộ vẫn còn có những chức Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bào) là những chức danh dự, phong thêm cho quan văn võ có công lớn. Như vậy, đứng về tồ chức bên ngoài mà xét thi chính quyền trung ương trong thời này có vẻ như có hai tổ chức là Triều đình và Phù Chúa. Nhưng thực chất, hai tổ chức ẩy đều thống nhất làm một, và tập trung quyền chỉ huy về Phủ Chúa. Ngay từ năm 1599, chúa Trịnh Tùng quy định một chế độ bổng lộc cho vua không lấy gì làm rộng rãi lắm: hằng năm được thu thuế 1.000 xã, gọi là lộc Thượng tiến “quân lính túc trực và hộ vệ thì trong nội điện có 5.000 lính, 7 thớt voi và 20 chiếc thuyền rồng. Nhà vua chi chĩnh chện mặc áo long bào, cầm hốt ngọc nhận lễ triều yết m à thôi” 1. Và “họ Trịnh đời đời tập phong tước Vương là bắt đầu từ T ùng”2. Từ năm 1718, chúa Trịnh Cương lại đặt thêm Lục phiên 7 \ # (tương đương với Lục bộ) là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công bên Phủ Chúa, để rút hết quyền hành của Lục bộ bên Triều đình: “Phàm chính sự trong lục cung (chỉ Lục bộ - TG), và các việc tài chính, thuế má, quân sự, dân sự ở Thanh [Hóa], Nghệ [An], Tứ trấn3, các trấn Ngoại phiên đều lệ thuộc vào Lục phiên”4. 1. Khâm định Việt sử thông giám circmg mục, tập 2, Sđd, tr. 222. 2. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, Sđd, tr. 222. 3. Tứtrấrr. chì 4 trấn xung quanh Thăng Long là: Kinh Băc, Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây. 4. Đại Việt sứ ký tục biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr. 74. 210
- Chương V. Chinh sá ch ... dưới triều Lê - Trịnh. Đối với Vua Lê, Chúa Trịnh tự ý phế lập nhằm đưa lên ngôi báu những ông vua trẻ con dễ bảo hay những ông vua nhu nhược cam tâm đóng vai trò bù nhìn. Nhiều vua Lê bị ám hại chi vì muốn làm vua thực sự, mưu chống lại sự chuyên quyền cùa họ Trịnh. Trong số 16 vua được lập lên trong thời Lê Trung hưng thì 3 vua đã bị giết hại vi tay họ Trịnh, và 5 vua là nhũng trẻ con chưa đến tuổi trưởng thành. Vua Lê hoàn toàn là cương vị hư danh, không có thực quyền. Ngay cả một số nghi thức triều yết tối thiểu có tính chất hình thức cũng dần dần bị chúa Trịnh hủy bò hay xâm phạm. Từ Trịnh Tạc (1657-1682) trở đi, các chúa Trịnh vào triều yết không quỳ lạy, không xưng tên, và tự tiện ngồi ngay bên trái chỗ “ngự tọa”, ngang hàng với nhà vua. Trước kia, hằng tháng vào ngày Sóc (m ùng 1 âm lịch), Vọng (ngày rằm), chúa Trịnh và các quan lại ừong triều phải đến chầu vua ở điện Vạn Thọ, nhưng dần dần về sau chúa Trịnh cũng bỏ nghi lễ ấy. Triều đình vua Lê ngày càng vắng vẻ và chi là chỗ an nghi hay đúng hon là chỗ giam cầm nhà vua, không còn là cơ quan đầu não của bộ máy N hà nước quân chủ như trước nữa. V.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIÊU SỐ DƯỚI THỜI LÊ - TR ỊN H Ở ĐÀNG NGOÀI v .2 .1 . Chính sách về chính trị, quân sự Ở Đàng N goài, trong buổi đầu triều đình Lê - Trịnh đứng trước một tình thế phải đối phó với nhiều lực lượng đối lập. N hà Mạc tuy đã bị lật đổ năm 1592, nhưng con cháu dư đảng họ M ạc vẫn nổi dậy hoạt động khắp nơi - nhất là vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng). Những hành động chống đối của họ Mạc phát triển mạnh mẽ trong các năm 1593-1594 và tiếp tục kéo dài mãi đến nửa sau thế kỷ XVII. Ở Tuyên Quang, họ Vũ (con cháu Vũ 211
- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN Tộc THIÊU SỐ. Văn Uyên, Vũ Văn Mật), vẫn duy trì khu vực cát cứ của mình và nhiều lần cũng nổi dậy chống lại họ Trịnh. Trong tình thế ấy, công việc của họ Trịnh là phải trấn áp những thế lực quân sự đối địch, đàn áp phong trào nhân dân để củng cố địa vị thống trị. Bên cạnh đấy, họ Trịnh vẫn phải thi hành những chính sách vừa phủ dụ, m ua chuộc, vừa trấn áp đối với tầng lớp tù trưởng đứng đầu vùng dân tộc thiểu số ở Đàng Ngoài, với mục đích củng cố m iền biên cương của Tổ quốc, chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài. Căn cứ vào những tư liệu lịch sử, chúng tôi nhận thấy triều đình Lê - Trịnh trong thời gian trị vi, từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, đã có những chính sách dưới đây đối với dân tộc thiểu số ở Đàng Ngoài. v.2.1.1. Phủ dụ, mua chuộc tầng lớp tù trưởng thiểu số Miền biên giới Việt - Trung vào cuối thế kỳ XVI và thế kỷ XVII, XVIII nói chung còn hết sức phức tạp. Ở đây, hầu hết là đất cư trú của các dân tộc thiểu số: Thái, Hmông, Dao, Tày, N ùng... Các dân tộc này sống trên lãnh thổ cả nước Việt Nam và nước Trung Quốc. Đối với đất phiên trấn này, sự kiểm soát, chi phối của chính quyền Lê - Trịnh khá lỏng lẻo. Triều đình thường giao cho các viên quan đứng đầu nội trấn' kiêm lãnh, hay cử các triều thần ngồi tại Kinh cai trị. Lợi dụng tình trạng lỏng lẻo ấy, bọn quan lại Trung Quốc ở vùng biên giới, thường kéo quân sang cướp phá m ùa màng, xâm lấn đất đai để thu thuế, nhất là xâm chiếm những mỏ đồng quan trọng. M ặt khác, những lực lượng đối lập với chính quyền Lê - Trịnh (như dư đảng họ Mạc, họ V ũ ...), cũng thường chạy lên 1. Buổi đầu thời Trung hưng, họ Trịnh đổi các Đạo làm Trấn và phân biệt: - Nội trấn: là các trấn vùng đồng bằng, gồm có 4 trấn: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam. (Năm 1741, Trịnh Doanh chia trấn Sơn Nam làm 2 lộ: Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ). - Ngoại trấn: là các trấn ờ miền xa, gồm có 5 ngoại trấn: Lạng Scm, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, An Quảng. 212
- Chương V. Chính sá ch ... dưới triều L ẽ - Trịnh.. vùng biên giới dựa vào thế lực nhà Minh, nhà Thanh để hoạt động cướp phá. Để đối phó với tình trạng trên, chính quyền Lê - Trịnh tiếp tục các chính sách truyền thống đối với tù trường thiểu số là phủ dụ, mua chuộc như phong quan tước cho h ọ ... Tháng 5 năm 1665, chúa Trịnh Tạc (1657-1682) gia phong cho Phiên thần' ở Lạng Sơn là Nguyễn Đình Kế tước Hoằng quận công vì đã dụ được thổ tù Bế Công Lượng và Bế Quốc Tế quy thuận triều đình2. Năm 1669, thổ tù Tuyên Quang là Vũ Công Đức vì có việc bất bình với thủ hạ là M a Phúc Trường, trong lòng hoài nghi lo sợ, về Kinh đô để tự bày tỏ. Vũ Công Đức đi đến tuần Đông Lan3, nửa đêm bị kẻ cướp giết. Trước kia, Gia quốc công Vũ Văn Mật4 đóng ờ doanh Yên Bắc, trấn Tuyên Quang, lúc bắt đầu thời Lê Trung hưng, Vũ V ăn M ật có công đánh nhà Mạc, được quyền thế tập trấn giữ Tuyên Quang, đóng ở Đại Đồng. Con Vũ Văn M ật là Thái phó Vũ Công Kỷ và cháu là Thái bảo Vũ Đức Cung sửa lễ cống triều đình Lê - Trịnh theo chức phận. Đến đời cháu tằng tôn (chắt) là Thiếu phó V ũ Công Đ ức5, cậy trấn Tuyên Quang là nơi hiểm trở, xa xôi, bèn liên kết với dư đảng họ Mạc, tiếm xưng tước Vương, 1. Phiên thần E : Một danh từ để gọi viên quan trấn giữ biên giới, vì biên giới cũng giống như cái phiên, cái giậu (tức bờ rào) để che chăn, bảo vệ đất nước, nên viên quan có bổn phận giữ biên giới là “Phiên thăn". 2. Đại Việt sử ký loàn thư, tập 3, Sđd, tr.271. 3. Tuần Đông Lan: ở khoảng đò sông Chảy, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 4. Vũ Văn Mật: quê gốc ở xâ Ba Đông, huyện Gia Phúc (nay là Gia Lộc), trấn Hải Dương. Năm 1527, khi họ Mạc cướp ngôi nhà Lê, Vũ Văn Mật cùng anh là Vũ Văn Uyên cát cứ ở Tuyên Quang. Vũ Văn M ật có công giúp nhà Lê - Trịnh chống lại nhà Mạc, được vua Lê phong là Gia quốc công. 5. Khám định Việt sứ thông giám cương mục chép là Thiếu phó Vũ Công Đắc. 213
- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN T ộ c THIÊU SỐ. lập triều đường, nha môn. Triều đình Lê - Trịnh cũng bao dung, nhẫn nhịn không hỏi gì đến. Đến đây, được tin Vũ Công Đức bị giết, triều đình Lê - Trịnh “nghĩ đến ông cha Công Đức có công lao to, nghĩa không thể dứt, mới lập con Đức là Vũ Công Tuấn nối nghiệp, cho làm Đô đốc, Thiêm sự, ban tước Khoan quận công, ban cấp dân lộc để giữ việc thờ cúng. Các con trai, con gái của Công Đức đều được vỗ về yên ủi” 1. Chúa Trịnh Tạc lại cho Ma Phúc Trường là kè bất trung, đem giam vào ngục. Họ Vũ chiếm cứ vùng Đại Đồng, trấn Tuyên Quang, vốn là dân tộc Kinh, ở xã Ba Đông, huyện Gia Phúc (nay là Gia Lộc), trấn Hải Dương. Vũ Văn Mật và anh là Vũ Văn Uyên đều là người có tài trí, khỏe mạnh. Năm 1527, họ Mạc cướp ngôi nhà Lê, hai anh em lánh nhà Mạc, bỏ lên ờ xóm Khau Bầu, xã Đại Đồng, trấn Tuyên Quang. Địa phương này có một nhà giàu, Vũ Văn Mật đến nương dựa, người nhà giàu thấy ông có tài trí, bèn gả con gái cho. Vũ Văn M ật ờ đấy tập hợp quần chúng, dần dần thế lực khá manh, tự xưng là Đô tướng. Vũ Văn M ật chiếm cứ đất Đại Đồng, lại tự xưng là G ia quốc công, rồi sai người vào Thanh Hóa, xin quy thuận triều đình Lê Trung hưng. Vua Lê bèn phong cho ông làm Yên Tây vương, vì có công đánh nhà Mạc, cho lưu thủ Đại Đồng và cho được nối đời thế tập quản trị. Bởi lúc đầu anh em Vũ Văn Mật, từ đất Khau Bầu đến, nên người ta gọi là “Chúa Bầu”, những thành do Vũ Văn M ật xây đấp, đều gọi là “Thành Bầu"2. Tuy Vũ Văn M ật là người Kinh, nhưng trài qua nhiều đời làm thổ tù ở đất Tuyên Quang, đã trở thành “Tày hóa” , vì thế cho nên, chúng tôi coi con cháu họ Vũ, như những tù trưởng dân tộc thiểu số. Vả lại, lực lượng quân sự, cũng như người dân dưới quyền cai trị cùa họ Vũ, chủ yếu đều là người dân tộc thiểu số Tày, N ù n g ... 1. Đại Việt sử ký loàn thư, tập 3, Sđd, tr.281, 282. 2. Đại Nam nhất thống chi, tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr.343. 214
- Chương V. Chinh sách... dưới triều L ê - Trịnh. Năm 1692, Trấn thủ C ao Bằng là Ngô Sách Tuân sai Thổ ty là Be Công Quỳnh dụ dỗ viên quan ở Long Châu, Trung Quốc bắt được dư đảng họ Mạc là Hán Đường công Mạc Kính C h ư 1, Đô đốc Đinh Công Định2 đưa về kinh sư, giết chết. Triều đinh Lê - Trịnh luận công thăng Ngô Sách Tuân làm Hữu thị lang bộ Công, Giám hộ là Lê Bật Huân, Nguyễn Công Ban đều được thăng Giám sát ngự sử, Bế Công Quỳnh được phong tước Quận công3. Tháng Giêng năm Át Sửu (1745), trước đấy, dư đảng họ M ạc vây Cao Băng hơn 2 tháng, trong thành thiếu lương ăn, Đốc đồng Tràn Danh Lâm khuyên bảo thổ binh, chiến sĩ hết sức chống giữ. Trần Danh Lâm lại chiêu dụ các họ tù trường dân tộc thiểu số làm ngoại ứng, hứa sẽ trọng thưởng khi họ lập công, s ố tù trưởng này đều vui vẻ làm việc, ngăn đường lấy củi, gánh nước, vận lương của dư đảng họ Mạc. H ọ M ạc lo sợ bị tiêu diệt, bèn thu quân rút lui. T rần Danh Lâm đưa quân đuổi đánh, phá tan được. B ốn châu Cao Bằng là: Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang và H ạ Lang đều được dẹp yên. Lại chiêu tập, an ùi dân phiêu tán, cho họ trở về yên nghiệp làm ăn. Tin thắng trận tâu về triều đình, Trần Danh Lâm được thăng chức 2 bậc, phong tước hầu4. Tháng 2 năm Ẩ t Sửu (1745), triều đình Lê - T rịnh ban tặng cho phiên thần Thái N guyên là M a Thế Lộc tước Q uận công. Từ khi biên giới phía bắc bùng nổ việc binh nhung, các tù trưởng thiểu số ở các phiên trấn nhiều người hết sức đánh dẹp. T rong số đó, M a Thế Lộc là người có công nhất. Lưu thủ Thái N guyên là 1. Sách Lịch triều tạp kỳ chép là “Mạc Trí Kính'". 2. Sách Lịch triều tọp kỳ chép là “Đinh Công Tiệp" 3. Đại Việt s ừ k ý tục biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr.38. 4. Đại Việt s ứ ký tục biên, Sđd, tr.205. Khám định Việt s ứ thông giám cirơng mục, tập 2, Sđd, tr.5 82. 215
- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIÊU SỐ.. Đinh Văn ứ c xin gia ân khen thưởng để khuyến khích, cho nên có mệnh lệnh này'. Tháng 6 năm Đinh Hợi (1767), triều đình Lê - Trịnh lệnh cho quan lại khảo xét công tội các phiên thần ờ ngoại trấn. Phong tước cho Thổ tà châu Mai, xứ Hưng Hóa là Hà Công ứ n g tước Mai Phong hầu2, Thổ tù sách3 Dâu Sùng là Đinh Công Hồ tước Sùng Nham bá, cả 2 đều được ban cáo mệnh. Bấy giờ, tàn quân trong cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất (cũng gọi là Hoàng Công Thư), trốn ở động Mãnh Thiên4, nhiều lần tiến đánh vùng thượng du H ung Hóa. Thồ tù Hà Công ứ n g và Thổ tù Đinh Công Hồ kiên quyết chống cự, nên giữ yên được các sách trong châu của mình. Lưu thủ Hưng Hóa là Hoàng Phùng Cơ tâu dâng công trạng về triều đình, cho nên có lệnh khen thưởng này. Triều đình Lê - Trịnh lại sai quan đến tuyên dương yên ủi, cho các phiên thần ai nấy đều được thăng phẩm trật5. Tháng 10 năm 1767, Thổ tù châu Mộc là Xa Văn Khoa đem thổ binh vào Trình Hoạt6, bắt được 4 du binh của Lê Duy M ật7, giải 1. Đại Việt sử ký lục biên, Sđd, tr.205. Khám định Việt sứ thông giám cương mục, tập 2, Sđd, tr.583. 2. Khâm định Việt sứ thông giám cương mục chép là “Mai Ngạn hầu". 3. Sách', đom vị hành chính nhỏ ở miền thượng du, cũng như xóm, thôn ờ miền xuôi. 4. Động Mãnh Thiên: ở giáp giới phía bắc châu Ninh Biên, xứ Hưng Hóa. 5. Đại Việt sứ ký tục biên, Sđd, tr.305. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.671. 6. Trình Hoạt: một địa danh thuộc vùng núi Trình Quang, phủ Trấn Ninh, miền Tây Nghệ An. Từ năm 1764, Lê Duy Mật xây dựng một căn cứ vững chắc ở nơi đây. 7. Khởi nghĩa Lẽ Duy Mật (1738-1770): Lê Duy Mật là dòng dõi tôn thất nhà Lê. Sau cuộc âm mưu cướp kinh thành của một số triều thần và quý tộc nhà Lê thất bại, Lê Duy Mật trốn vào Thanh Hóa, khởi nghĩa chống lại họ Trịnh. 216
- Chương V. Chính sách... dưới triều Lê - Trịnh.. nộp ở nơi đóng quân của quân triều đình Lê - Trịnh. Đốc lĩnh đạo Hưng Hóa là Tham đốc Hoàng Đình Thể đem sự việc ấy tâu lên, chúa Trịnh Sâm (1767-1782) thưởng cho Xa Văn Khoa làm Phòng ngự Thiêm sự 1. Tháng 10 năm 1768, các viên Thổ tù huyện Lạc Thồ, trấn Thanh Hoa là Quách Công Ảm, Thổ tù châu Lang Chánh là Lê Phi Văn đều tập hợp thổ binh, xin theo quân đội Lê - Trịnh dẫn đường tiến đánh Lê Duy Mật, để lập công. Chúa Trịnh Sâm muốn khen ngợi ghi công để thu phục nhân tâm, cho các thổ tù khác quy phục triều dinh, bèn trao cho Quách Công Ảm chức Quàn đội Hùng Liễu, cho Lê Phi Văn chức Phòng ngự Đồng tri. Bởi thế, thổ tù ở các châu cũng đem thồ binh đến chịu sự cai quàn2. v.2.1.2. T rừng p h ạ t và đập tan ỷ định chống đối của các tù trư ở n g dân tộc th iểu sổ Cũng giống như các triều đại trước đó, Nhà nước quân chủ thời Lê - Trịnh chi có thể quản lý các tộc người thiểu số thông qua thổ tù của họ. Các thổ tù này được ban chức tước, được toàn quyền quàn lý nhân dân trong địa bàn theo các chế độ và phong tục, tập quán riêng của từng dân tộc, nhưng hằng năm phải nộp cống phú cho triều đình. N hư trên đã nói, Đàng Ngoài dưới thời Lê - Trịnh gồm cỏ 11 trấn, trong đó có 4 nội trấn, 5 ngoại trấn và 2 trấn Thanh Hóa, Nghệ An. Đứng đầu mỗi trấn cỏ các cơ quan: Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty. Trấn ty gần giống với Đô ty thời Lê Thánh Tông (1460-1497), nắm binh quyền và phụ trách việc tuần phòng các địa phương, nhưng quyền hạn thì đứng trên Thừa ty và Hiến ty, nghĩa là cao hơn Đô ty ngày trước. Đứng đầu Trấn ty có chức Trấn thủ, riêng 3 xứ Cao 1. Đại Việt sử ký tục biên, Sđd, tr.310. 2. Đợi Việt sử ký lục biên, Sđd, tr.325. 217
- CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN Tộc THIÊU SỐ.. Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, đặt chức Đốc trấn, và Thanh Hóa đặt chức Lưu th ủ 1 đó đều là những chức Võ quan cao cấp do chúa Trịnh bổ , nhiệm. Trong Trấn ty, ngoài chức Trấn thủ, Lưu thủ hay Đốc trấn, còn đặt các chức Đốc đồng (Tứ phẩm hoặc Ngũ phẩm), ở trấn lớn thì gọi là Đốc thị (Tam phẩm hoặc Tứ phẩm), là những viên quan vàn giúp Trấn thủ xem xét các việc trong trấn2. Nhiệm vụ của Thừa ty và Hiến ty vẫn giống như thời Lê sơ (1428-1527). Thừa ty có các chức Thừa chính sứ (Tòng tam phẩm), Tham chính (Tòng tứ phẩm), Tham nghị (Tòng ngũ phẩm) trông coi các việc hành chính, hộ tịch, tiền thóc... Hiến ty có các chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ, chuyên coi giữ các việc về tư pháp, như: “Nói bày, đàn hặc, khám đoán, xét hỏi, kiểm sát, khảo khóa, tuần hành, cộng 32 điều, chức phiền kịch”3. Đối với quan chức địa phương, chức Trấn thù có vai trò quan trọng nhất vì nó tập trung mọi quyền hành ở địa phương vào trong tay. Chính vì lẽ đó, chúa Trịnh rất chú ý nắm lấy các chức Trấn thù, thường bổ nhiệm những người thân thích, tin cậy. Năm 1642, chúa Trịnh Tráng cho các con ra trấn trị các nơi: Phó đô tướng Thái bảo Tây quận công Trịnh Tạc trấn giữ xứ Sơn Nam; Thái thường tự khanh Phạm Công Trứ làm Tán lý; Thái bảo Phù quận công Trịnh Lịch trấn giữ xứ Sơn Tây; Binh bộ Hữu thị lang Nguyễn Trừng làm Tán lý; Quỳnh Nham quận công4 Trịnh Lệ trấn 1. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chi, tập 2, Nxb Sử học, Hà Nội, 1960, tr.29. 2. Phan Huy Chủ: Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Sđd, Ừ.30. 3. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chi, tập 2, Sđd, tr.30. 4. Nguyên văn chữ Hán ờ Đại Việt sử ký toàn thư chép: Quỳnh Nham công 38 7G tà có lẽ là chép nhầm, vì ờ trên con cả của Trịnh Tráng là Thế tử Trịnh Tạc cũng chi được phong Tây quận công, nên con thứ là Trịnh Lệ, chắc cũng chi được phong làm “quận công'. Chúng tôi chép theo Khâm định Việt sứ thông giám cương mục. 218
- Chương V. Chính sách... (lưới triều Lê - Trịnli. giữ xứ Kinh Bắc; Công bộ Hữu thị lang Nguyễn Bình làm Tán lý; Thiếu úy Hoa quận công Trịnh sầm trấn giữ xứ Hải Dương; Hộ khoa đô cấp sự trung Nguyễn Nhân Trứ làm Tán lý1. Còn đối với các trấn miền biên cành xa xôi, nơi cư trú của dân tộc thiểu số, chúa Trịnh thường giao cho Trấn thù các nội trấn kiêm lãnh, hay giao cho một số cận thần trong triều phụ trách. Chính tình trạng quàn lý vùng ngoại trấn lòng lẻo ấy đã tạo điều kiện và làm nảy sinh nhiều cuộc nổi dậy chống lại triều đình trung ương của các thổ tù người dân tộc thiểu số, và kể cả những lực lượng đối lập với họ Trịnh, cũng như dư đảng họ Mạc, họ Vũ. Năm 1597, cha con Dũng quận công Nguyễn Khắc Khoan là thổ quan ờ huyện M inh N ghĩa liên kết với các lực lượng chống đối họ Trịnh, định làm loạn ở vùng kinh thành. Ban đêm chúng thường nổi lừa đốt phá phố phường. Chúa Trịnh Tùng bắt được 3 cha con Nguyễn Khắc Khoan và 24 tên đồ đàng ở ngoài cửa Nam thành Thăng Long, rồi sai giết chết hết2. Năm 1598, quân đội Lê - Trịnh tiếp tục tiến đánh tàn quân họ Mạc ở phía bắc. Họ M ạc từ khi mất ngôi (1592), bỏ kinh thành Thăng Long chạy lên phía bắc, chù yếu ở các tinh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Trường hợp tàn quân họ Mạc, cũng giống như lực lượng họ Vũ ở Đại Đồng Tuyên Quang, mặc dù vốn là người Kinh, nhưng sau m ột vài đời cư trú tại vùng dân tộc thiểu số Tày, Nùng, họ cũng dần dần “Tày hóa". Cho nên, chúng tôi cũng quan niệm họ Mạc vào giai đoạn này như những tù trưởng thiểu số người Tày3. 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Sđd, tr.237. Khâm định Việt sừ thông giám cương mục, tập 2, Sđd, tr.252. 2. Đại Việt sứ ký loàn thư, tập 3, Sđd, tr. 197. 3. Thực tế thì vào thế ký XIX, thế kỷ XX, ở Lạng Son, Cao Bằng, có nhiều dòng họ Mạc là người Tày. Họ chính là hậu duệ cùa nhà Mạc bj triều đình Lê - Trịnh đánh đuổi khỏi Thăng Long, phải chạy lên phía băc nương náu, nhàm bào tồn nòi giống. 219
- CHÍNH SÁ C H ĐỎI VỚI DÂN T ộ c THIÊU SỐ.. Tháng 3 năm Mậu Tuất (1598), Chúa Trịnh Tùng sai Hữu tướng Hoàng Đình Ái đem quân đánh dẹp tàn quân họ M ạc ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bát được Mạc Kính Luân, là con của Hùng Lễ công Mạc Kính Chi và 35 con ngựa cùng nhiều khí giớ i1. Đồng thời, chúa Trịnh Tùng sai Thái úy Nguyễn Hoàng đem thùy quân đi đánh dẹp xứ Hải Dương đánh bắt được cha con Thủy quận công (không rõ họ tên) ở Thủy Đường (Thủy Nguyên thuộc Kiến An)2. Tháng 8 năm Mậu Tuất (1598), trước đây, Mạc Kính Dụng đem quân vào cướp châu An Bác (Bắc Giang), tự xưng là Uy vương. Sau thường bị quân Lê - Trịnh đánh bại, thiếu lương ăn, bèn mưu dụ giết viên thổ quan là Phú Lương hầu (không rõ họ tên) để cướp đất đai và dân chúng. Phú Lương hầu biết mưu ấy, bèn giả vờ sai vợ con ra đón rước Mạc Kính Dụng để xin đầu hàng; một mặt bí mật sai người về Kinh sư, xin quân cứu viện. Chúa Trịnh Tùng bèn sai Đô đốc Lâm quận công, Quảng quận công, Hoa Dương hầu đem quân đến nhà Phú Lương hầu, bát được Mạc Kính Dụng đem về Kinh sư. Sau đấy, Mạc Kính Dụng bị giết chết ở chợ Cửa Đông. Triều đình xét công, thăng thưởng Phú Luơng hầu chức Tổng binh3. Đến cuối năm 1598, dư đảng họ Mạc chù yếu chỉ còn Mạc Kính Cung, M ạc Kính Khoan hoạt động ở vùng Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Chúa Trịnh Tùng quyết định mở một cuộc tấn công vào vùng căn cứ cuối cùng cùa họ Mạc. Hữu tướng H oàng Đình Ái tiến quân đến thành Lạng Sơn, sai Đô đốc Lâm quận công Trần Phúc dẫn hơn 1.000 quân đánh phá quân M ạc ở châu Thoát Lãng4. Bấy 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Sđd, tr. 199. 2. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Sđd, tr. 199. 3. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Sđd, tr.200, 201. 4. Châu Thoát Lãng: nay là huyện Thoát Lãng, tỉnh Lạng Som, ở phía nam huyện Tràng Định. 220
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
nền dân trị mỹ (tập 1): phần 1
347 p | 141 | 31
-
Quan hệ ngoại giao của nước Đông Nam Á: Phần 1
59 p | 85 | 17
-
Ebook Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới
282 p | 21 | 6
-
Khu vực bãi ngầm Tư Chính trong Biển Đông: Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc: Phần 1
67 p | 35 | 5
-
Ebook Nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam
296 p | 12 | 5
-
Khu vực bãi ngầm Tư Chính trong Biển Đông: Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc: Phần 2
68 p | 43 | 4
-
Ebook Nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam: Phần 2
158 p | 10 | 4
-
Chính sách quốc phòng tại Việt Nam: Phần 2
100 p | 25 | 4
-
Ebook Đồng chí Võ Chí Công với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng: Phần 2
210 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012): Phần 1
21 p | 17 | 3
-
Ebook Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884): Phần 1
201 p | 8 | 3
-
Ebook Quân dân Phú Yên góp phần quyết định đánh bại cuộc hành quân Át Lăng của thực dân Pháp trong Đông Xuân (1953-1954): Phần 2
116 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Tân (1987-2020): Phần 2
116 p | 11 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phú Nam (1945-2018)
199 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử công tác tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1930-2010): Phần 1
217 p | 7 | 2
-
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học: Tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc - Phần 2
350 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Nhùng (1962-2020): Phần 2
145 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn