Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 1
lượt xem 7
download
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 1 trình bày các nội dung về giới thiệu về hệ thống y tế; tổ chức hệ thống y tế Việt Nam; hệ thống y tế dự phòng Việt Nam; lịch sử phát triển và các chức năng y tế công cộng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 1
- TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ Tài liệu dạy học cho Cử nhân Y tế công cộng HÀ NỘI, 2012 NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
- CHỦ BIÊN TS. Đỗ Mai Hoa Nhóm biên soạn PGS. TS. Bùi Thị Thu Hà PGS. TS. Phạm Lê Tuấn TS. Nguyễn Tuấn Hưng TS. Trần Quý Tường TS. Phạm Việt Cường TS. Nguyễn Văn Nghị ThS. Phạm Phương Liên ThS. Lê Bảo Châu ThS. Phạm Thị Thùy Linh ThS. Trần Quỳnh Anh CN. Nguyễn Phương Thùy
- TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ Tài liệu dạy học cho Cử nhân Y tế công cộng HÀ NỘI, 2012
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế PKĐKKV Phòng khám đa khoa khu vực BYT Bộ Y tế TCMR Tiêm chủng mở rộng CBYT Cán bộ y tế TP Thành phố CSSK Chăm sóc sức khỏe TT Trung tâm CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu TTBYT Trang thiết bị y tế CSSKND Chăm sóc sức khỏe nhân dân TTYT Trung tâm y tế CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản TW Trung ương DS-KHHGD Dân số- Kế hoạch hóa gia đình TX Thị xã GDSK Giáo dục sức khỏe TYT Trạm y tế HTTT Hệ thống thông tin UBND Ủy ban nhân dân HTYT Hệ thống y tế WHO Tổ chức Y tế thế giới KCB Khám chữa bệnh YTCC Y tế công cộng NLYT Nhân lực y tế YTDP Y tế dự phòng NSNN Ngân sách nhà nước f TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
- MỤC LỤC GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG Y TẾ 1 1. Tóm tắt lịch sử phát triển hệ thống y tế 1 2. Khung lý thuyết của hệ thống y tế theo Tổ chức Y tế thế giới 4 3. Tổng quan hệ thống y tế Việt Nam 8 4. Tình hình sức khỏe và các vấn đề liên quan đến hệ thống y tế 22 5. Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế giai đoạn 2011- 2016 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 TỔ CHỨC HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM 29 1. Nguyên tắc cơ bản tổ chức hệ thống ngành y tế Việt Nam 29 2. Mô hình chung tổ chức hệ thống y tế ở Việt Nam 31 3. Tổ chức y tế theo các tuyến 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG VIỆT NAM 61 1. Tầm quan trọng và sự phát triển của công tác dự phòng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 61 2. Những thành tựu, những khó khăn, thách thức cơ bản hiện nay của công tác y tế dự phòng 71 3. Những định hướng phát triển y tế dự phòng đến năm 2020 75 4. Định hướng y tế dự phòng đến năm 2020 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ V
- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC CHỨC NĂNG Y TẾ CÔNG CỘNG 87 1. Khái niệm về y tế công cộng 87 2. Lịch sử tóm tắt của y tế công cộng ở những nước có nền y tế công cộng phát triển 90 3. Lịch sử phát triển y tế công cộng ở Việt Nam 94 4. Sự chuyển dịch (thay đổi) của tình trạng sức khoẻ 97 5. Các yếu tố quyết định sức khoẻ và vấn đề phòng bệnh 103 6. Những chức năng cơ bản của y tế công cộng 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU 113 1. Nội dung và ý nghĩa của tuyên ngôn Alma Ata 113 2. Tình hình và xu hướng triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới 117 3. Lĩnh vực xem xét duy trì chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu 120 4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam kể từ sau tuyên ngôn Alma Ata 126 5. Tỷ lệ bao phủ và vận dụng được các chỉ số để đánh giá được tỷ lệ bao phủ trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM 147 1. Hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam 147 2. Tổ chức và Quản lý hệ thống khám chữa bệnh 149 3. Tổ chức quản lý bệnh viện 158 4. Định hướng, tồn tại và ưu tiên trong tổ chức mạng lưới và cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh trong giai đoạn tới 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC 171 1. Chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn các cấp thuộc hệ thống quản lý về Dược 171 2. Thực trạng hoạt động lĩnh vực dược, vaccine, máu và chế phẩm máu 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO 197 VI PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP Y TẾ
- GIỚI THIỆU VỀ NHÂN LỰC Y TẾ TẠI VIỆT NAM 199 1. Giới thiệu chung về nhân lực y tế Việt Nam 199 2. Nguyên tắc và nội dung chính về quản lý nhân lực y tế 201 3. Thực trạng công tác quản lý nhân lực y tế ở Việt Nam 204 TÀI LIỆU THAM KHẢO 215 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ 217 1. HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ 217 2. Hệ thống thông tin y tế ở Việt Nam 222 3. Hệ thống chỉ tiêu y tế 225 TÀI LIỆU THAM KHẢO 230 Phụ lục 1: Mười nội dung chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam 231 1. Giáo dục sức khỏe 231 2. Dinh dưỡng 232 3. Cung cấp nước sạch 234 4. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em 235 5. Tiêm chủng mở rộng 237 6. Phòng chống bệnh lưu hành ở địa phương 238 7. Điều trị và xử lý tốt các bệnh thông thường và chấn thương 239 8. Cung cấp thuốc thiết yếu 240 9. Củng cố hệ thống y tế cơ sở 242 Phụ lục 2: Các bước đánh giá trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu 245 1. Định nghĩa đánh giá 245 2. Khi nào cần đánh giá 245 3. Theo dõi-đánh giá thường kỳ và ngắn hạn 246 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ i
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Ví dụ về số lượng và chất lượng của thông tin 15 Bảng 2: Ví dụ về lượng hóa thông tin 16 Bảng 3: So sánh phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính 22 Bảng 4: Bảng kiểm các yêu cầu của một báo cáo tốt 25 Bảng 5: Các loại hình nghề nghiệp của người dân huyện X (2010) 26 Bảng 6: Ví dụ gợi ý lượng hóa phạm vi vấn đề 34 Bảng 7: Ví dụ gợi ý để lượng hóa tính nghiêm trọng của vấn đề 36 Bảng 8: Ví dụ gợi ý để lượng hóa hiệu quả can thiệp 37 Bảng 9: Tổng hợp chọn vấn đề ưu tiên 37 Bảng 10: Ví dụ về bảng lựa chọn quy trình ưu tiên can thiệp 39 Bảng 11: Ví dụ các yếu tố chính của sơ đồ khung xương cá 45 Bảng 12: Ví dụ về các loại mục tiêu trong một chương trình can thiệp 56 Bảng 13: Ví dụ Nguyên nhân – Giải pháp 61 Bảng 14: Ví dụ Giải pháp – Phương pháp thực hiện 61 Bảng 15: Ví dụ về phân tích khó khăn và thuận lợi 63 Bảng 16: Ví dụ bảng lựa chọn giải pháp 64 Bảng 17: Ví dụ bảng kế hoạch hành động 68 Bảng 18: So sánh giữa giám sát kiểu cũ và giám sát hỗ trợ 74 Bảng 19: So sánh giám sát, kiểm tra, thanh tra, theo dõi và đánh giá 76 Bảng 20: So sánh theo dõi và đánh giá 95 Bảng 21: Các loại chỉ số và ví dụ chỉ số Chương trình KHHGĐ 98 j TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
- DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1: Mô hình quá trình quản lý dựa trên mục tiêu 3 Hình 2: Quy trình chuyển các kế hoạch vĩ mô thành các hoạt động của đơn vị, cơ sở 5 Hình 3: Các cấp độ mục tiêu và kế hoạch (Richard Daft và Dorothy Marcic) 7 Hình 4: Quá trình quản lý chiến lược (Richard Daft và Dorothy Marcic) 8 Hình 5: Nguyên nhân chấn thương tại huyện X (2010) 27 Hình 6: Phân bố bệnh tật trong 2 tuần tại huyện X (2010) 27 Hình 7: Mối quan hệ nhân quả 42 Hình 8: Ví dụ kỹ thuật “Nhưng – Tại sao” 43 Hình 9: Sơ đồ khung xương cá 46 Hình 10: Ví dụ sơ đồ khung xương cá 47 Hình 11: Mối liên hệ giữa các nguyên nhân 49 Hình 12: Ví dụ cây vấn đề 50 Hình 13: Mối quan hệ giữa giám sát, kiểm tra, thanh tra, theo dõi và đánh giá 77 Hình 14: Chu trình quản lý 93 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ VII
- GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG Y TẾ ÂÂ MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được các khái niệm và các loại hệ thống y tế. 2. Mô tả được mô hình hệ thống y tế của Tổ chức y tế thế giới (WHO). 3. Trình bày được đặc điểm của hệ thống y tế Việt Nam. 4. Liệt kê được một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong giai đoạn 2011-2016. NỘI DUNG 1. Tóm tắt lịch sử phát triển hệ thống y tế Hệ thống y tế đã được tồn tại từ khi con người ý thức việc chữa trị bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của mình. Trên thế giới, việc sử dụng cây cỏ, các vị thuốc hay các hình thức tín ngưỡng tôn giáo trong phòng và chữa trị bệnh đã có từ hàng ngàn năm, và tồn tại đến ngày nay cùng nền y học hiện đại. Cách chữa trị theo phương pháp y học cổ truyền cho tới nay vẫn là lựa chọn của nhiều người đối với một số loại bệnh. Lựa chọn này của người bệnh có nhiều lý do như việc người bệnh chưa tin tưởng vào y học hiện đại, hoặc do bệnh không thể chữa trị, hoặc việc chữa bệnh theo y học hiện đại quá tốn kém. Y học cổ truyền đã tồn tại hàng nghìn năm nay và hiện nay vẫn đóng vai trò là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế. Tuy nhiên phải đến khi kiến thức y học hiện đại ra đời và con người hiểu biết khoa học về bệnh, thì việc điều trị và phòng ngừa bệnh mới hiệu quả. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 1
- Tại các nước công nghiệp, hệ thống y tế có tổ chức theo quan niệm hiện đại, nhằm mục đích phục vụ lợi ích cho xã hội, chỉ mới tồn tại vài thập kỷ trước. Cuối thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người. Con người đã đi đến nhận thức về gánh nặng bệnh tật, tàn phế, tử vong đối với những người lao động. Sức khỏe của người lao động đã trở thành một vấn đề chính trị ở một số nước châu Âu. Năm 1883, nước Đức đã yêu cầu những người sử dụng lao động đóng góp chi trả phí y tế cho công nhân trong một số ngành nghề quy định. Đây chính là hình thái sớm nhất của mô hình bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cuối những năm 1800, tại Nga đã thiết lập các trung tâm y tế cấp Sở và các bệnh viện lấy ngân sách từ thuế để cung cấp các dịch vụ điều trị miễn phí. Sau cách mạng Bolshevik (1917), các dịch vụ này được thực hiện miễn phí cho toàn dân và được duy trì trong suốt 8 thập kỷ. Đây cũng là mô hình hệ thống y tế tập trung và do nhà nước điều hành đầu tiên. Chiến tranh thế giới thứ hai đã phá hủy nhiều cơ sở và hạ tầng y tế tại các nước phương tây và làm chậm việc thực hiện các kế hoạch về hệ thống y tế của một số nước. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc đã mở đường cho một thời kỳ mới. Quan niệm về tiếp cận các chăm sóc sức khỏe cho toàn dân cũng ra đời trong thời kỳ này. Hệ thống y tế hiện nay được xây dựng và phát triển từ những mô hình căn bản thời kỳ cuối thế kỷ 19. Mô hình bảo hiểm y tế là một ví dụ điển hình. Ngày nay, mô hình này vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn lực tài chính cho hệ thống y tế, và cung cấp tiếp cận tài chính tới các dịch vụ y tế cho người dân. Có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề cách thức tổ chức hệ thống y tế, nhưng điều quan trọng nhất là hệ thống y tế cần được cấu trúc và tổ chức như thế nào để thực hiện tốt nhất các chức năng của nó. Tuyên bố Alma Ata ra đời năm 1978 về Chăm sóc sức khỏe ban đầu được xem là nỗ lực quốc tế đầu tiên để thống nhất các ý tưởng y tế vào một khung chính sách toàn cầu. Trong tuyên bố này, định nghĩa về sức khỏe đã được ra đời và thống nhất sử dụng trên toàn thế giới. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về hệ thống y tế trong báo cáo sức khỏe toàn cầu, chuyên đề về hệ thống y tế, nhằm tạo ra sự hiểu biết chung và thống nhất về hệ thống y tế trên toàn thế giới. 1.1. Khái niệm về hệ thống y tế Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra định nghĩa về Hệ thống y tế trong báo cáo năm 2000 và được chỉnh sửa, hoàn thiện năm 2007. “Hệ thống y tế (HTYT) là một phức hợp bao gồm con người, các tổ chức và nguồn lực được sắp xếp và liên kết với nhau bởi các chính sách, nhằm thúc đẩy, phục hồi và duy trì sức khỏe. Nó còn bao gồm các nỗ lực để tác động tới các yếu tố liên quan đến sức khỏe và các hoạt động cải thiện sức khỏe. HTYT bao gồm các cơ sở y tế công lập, y tế tư nhân, chương trình y tế, các chiến dịch kiểm soát vec-tơ truyền 2 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
- bệnh, bảo hiểm y tế, các quy định pháp luật về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, và các hoạt động liên nghành giữa ngành y tế và các ngành khác”. Theo định nghĩa này, hệ thống y tế cũng giống như bất kỳ một hệ thống nào, bao gồm các phần (cơ quan, các cấp, .v.v.) có mối liên hệ tương tác với nhau để thực hiện các chức năng cần thiết. Thay đổi của bộ phận này sẽ tác động ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đến những bộ phận khác của hệ thống. Muốn có sự cải thiện trong một bộ phận thuộc hệ thống y tế không thể không tính đến sự đóng góp của các lĩnh vực khác thuộc hệ thống. Hơn nữa, có nhiều yếu tố bên ngoài, bao gồm: giáo dục, tình trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, và môi trường kinh tế, chính trị, .v.v., tác động đến sức khỏe con người, do đó hệ thống y tế còn được biết đến là một hệ thống “mở” do chịu tác động của những yếu tố này. Các sáng kiến sức khỏe toàn cầu là một yếu tố bên ngoài tác động đến hệ thống y tế cấp quốc gia. Một trong những sáng kiến tiêu biểu nhất là công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) là công ước y tế công cộng đầu tiên trên thế giới có hiệu lực từ tháng 2 năm 2005, và được 192 nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới tham gia ký kết. Theo đó, các quốc gia tham gia vào hiệp ước này sẽ giải quyết các tác hại thuốc lá thông qua các biện pháp can thiệp như: xây dựng môi trường không khói thuốc đẻ bảo vệ người dân khỏi các tác hại của thuốc lá, in các cảnh báo về tác động nguy hiểm lên trên vỏ bao thuốc lá, .v.v. Công ước khung có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 17 tháng 3 năm 2005 Ngoài ra còn các sáng kiến sức khỏe toàn cầu khác trong lĩnh vực HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh sốt rét. Trong mối liên hệ với các sáng kiến này, hệ thống y tế quốc gia cần phải có những thay đổi và đáp ứng phù hợp để thực hiện cam kết khi tham gia các chương trình toàn cầu. Trên thế giới, mỗi một quốc gia đều có một hệ thống y tế với lịch sử phát triển và cấu trúc đặc thù theo thể chế chính trị. Do đó, rất khó để có thể thực hiện những phép so sánh giữa các hệ thống y tế. Tổ chức y tế thế giới, với vai trò là tổ chức kỹ thuật đứng đầu về các vấn đề sức khỏe trên thế giới, đã đưa ra định nghĩa về hệ thống y tế nhằm thúc đẩy sự hiểu biết chung và các hoạt động nhằm tăng cường hệ thống y tế của các nước với các mức độ phát triển cũng như có lịch sử, đặc điểm thể chế, và xã hội khác nhau. 1.2. Phân loại hệ thống y tế Có nhiều cách phân loại hệ thống y tế tùy theo cách tiếp cận. Trên quan điểm về tài chính y tế, hệ thống y tế được phân loại này dựa trên 2 câu hỏi “Ai cung cấp dịch vụ?” và “Ai chi?”. 1.2.1. Người cung cấp dịch vụ: nhà nước hoặc tư nhân hoặc cả hai • Nếu nhà nước và tư nhân cùng cung cấp: HTYT hai thành phần (two- tier health care) và tùy mỗi nước thì mức độ cung cấp dịch vụ của mỗi thành phần có khác nhau. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 3
- • Nếu chỉ có thành phần nhà nước cung cấp hoặc chiếm phần chủ yếu (ví dụ: Canada): HTYT một thành phần (one-tier health care). Cơ cấu hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh khác nhau mỗi nước: công hoàn toàn, tư nhân hoàn toàn hoặc bán công. 1.2.2. Người chi trả: Nhà nước, Người dân, hay Bảo hiểm y tế Do nhà nước trả • Nhóm nhà nước bao cấp toàn bộ: nhà nước chịu toàn bộ chi phí (HTYT của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây: Anh, Bắc Mỹ,…) • Nhóm nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý và điều hòa thị trường chăm sóc sức khỏe (nước Mỹ trước đây). • Nhóm trung gian với nhiều mức độ chi trả khác nhau của nhà nước và đây là mô hình phổ biến của các nước hiện nay (Mỹ hiện nay: nhà nước chỉ chi trả khi cần thiết, ví dụ chi cho người già (Medicare), người tàn tật, người nghèo không có khả năng chi trả (Medicaid),… Chi từ người dân: trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc phối hợp cả hai • Trực tiếp: người dân chi trả cho người cung cấp dịch vụ sức khỏe theo vụ việc (fee for service). • Gián tiếp: người dân chi trả thông qua việc đóng phí thường niên cho công ty bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ thay mặt người bệnh để chi trả. Chi từ tập thể: Ví dụ: chủ xí nghiệp chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe của công nhân, các quỹ từ thiện, chi trả cho người nghèo .v.v. Thực tế, cơ chế cung cấp tài chính cho các dịch vụ sức khỏe ở các nước có thể rất khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế. 2. Khung lý thuyết của hệ thống y tế theo Tổ chức Y tế thế giới Một hệ thống y tế hoạt động tốt cần đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của nhân dân, thông qua: • Tăng cường tình trạng sức khỏe của các cá nhân, gia đình, và cộng đồng. • Bảo vệ sức khỏe người dân trước những nguy cơ đe dọa sức khỏe. • Bảo vệ người dân trước những gánh nặng về tài chính do tình trạng bệnh tật gây nên. • Cung cấp dịch vụ mang tính công bằng, và dịch vụ lấy con người làm trung tâm. 4 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
- • Tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tham gia tích cực vào các quyết định tác động đến sức khỏe và hệ thống y tế. Để thực hiện được những đáp ứng nêu trên và sử dụng đạt hiệu quả cao về mặt chi phí, cần phải có sự lãnh đạo và các chính sách hỗ trợ. Trong mô hình Khung lý thuyết về hệ thống y tế của Tổ chức Y tế Thế giới có 6 yếu tố đầu vào quan trọng và 4 yếu tố đầu ra được kết nối bằng các tiêu chí khả năng tiếp cận, mức độ bao phủ, đảm bảo chất lượng và an toàn (Hình 1.1). Hình 1.1 Khung lý thuyết của hệ thống y tế theo Tổ chức Y tế thế giới 2.1. Các hợp phần nguồn lực đầu vào của hệ thống y tế Nhân lực y tế: đủ về số lượng, cơ cấu và phân bổ hợp lý, đảm bảo trình độ chuyên môn theo nhiệm vụ được giao, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, ứng xử tốt. Hệ thống thông tin: đảm bảo việc thu thập, tổng hợp, phân tích, và cung cấp các thông tin tin cậy và kịp thời giúp cho việc hoạch định chính sách và quản lý các hoạt động của hệ thống y tế. Các sản phẩm y tế, vaccin, trang thiết bị y tế, công nghệ và cơ sở hạ tầng: là những yếu tố đầu vào không thể thiếu cho hệ thống y tế vận hành. Các yếu tố này cần có chất lượng đúng theo quy định để dịch vụ y tế có chất lượng, an toàn, và hiệu quả. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 5
- Cơ chế tài chính: • Cần huy động đủ nguồn kinh phí đầu tư cho y tế với cơ cấu hợp lý giữa chi tiêu công và chi tiêu tư cho dịch vụ y tế, bảo đảm cho người dân có khả năng tiếp cận và sử dụng được các dịch vụ y tế khi cần, được bảo vệ để tránh khỏi rủi ro tài chính hoặc nghèo đói do các chi phí liên quan đến y tế. • Nguồn lực tài chính của hệ thống y tế: từ ngân sách nhà nước (qua các hình thức thuế), bảo hiểm y tế (BHYT), tài trợ nước ngoài, vay vốn. Quản lý/điều hành hệ thống y tế: Phải đảm bảo có các khung chính sách chiến lược, kết hợp với việc giám sát hiệu quả việc thực thi chính sách, xây dựng các văn bản pháp quy, quan tâm đến sự liên kết, thiết kế hệ thống và tính trách nhiệm. Cung ứng dịch vụ y tế: Cung cấp dịch vụ/can thiệp y tế có hiệu quả, an toàn, chất lượng tới những đối tượng có nhu cầu đúng lúc, đúng chỗ, và tận dụng được tối đa các nguồn lực. Trong hệ thống y tế Việt Nam, tất cả 5 hợp phần đầu tiên nhằm mục đích Cung ứng dịch vụ y tế cho mọi người dân. Các dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe, được sắp xếp thành các mạng lưới có chức năng phù hợp theo các tuyến. 2.2. Tiêu chí kết nối các hợp phần đầu vào và đầu ra của hệ thống y tế Các tiêu chí cơ bản của dịch vụ y tế là: Người dân có khả năng tiếp cận được: • Tiếp cận về Địa lý: khoảng cách, thời gian, phương tiện đến cơ sở y tế • Tiếp cận về Văn hóa: phong tục, tập quán • Tiếp cận về Tài chính: khả năng chi trả dịch vụ. Bao phủ toàn dân: là sự sẵn có của cơ sở y tế, dịch vụ y tế và cán bộ y tế Các nhà dịch tễ học và các cán bộ quản lý chương trình sử dụng thuật ngữ “Độ bao phủ” để đo lường tỷ lệ đối tượng đích được hưởng lợi từ can thiệp về sức khỏe. Tiếp cận và Độ bao phủ là những chỉ số được sử dụng khi đánh giá sự công bằng trong chăm sóc y tế. Tăng cường tiếp cận và mức độ bao phủ là trọng tâm của chiến lược tăng cường hệ thống y tế của Tổ chức Y tế thế giới. Đảm bảo tính chất lượng • Trong khung lý thuyết này, chất lượng được đề cập từ 2 khía cạnh chính là chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng. 6 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
- • Chất lượng có kỹ thuật: sự chính xác về kỹ thuật và phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh và phục hồi chức năng • Chất lượng chức năng: liên quan đến cơ sở hạ tầng y tế đủ tiêu chuẩn, cách thức tổ chức quy trình phòng bệnh, khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc người bệnh, quy tắc ứng xử, giao tiếp của nhân viên y tế, .v.v. Đảm bảo tính chất lượng là yếu tố phụ thuộc vào quan điểm của người đánh giá. Bệnh nhân định nghĩa chất lượng dịch vụ y tế khác với nhà lãnh đạo, và người cung cấp dịch vụ. Đánh giá chất lượng của chăm sóc y tế có thể bao gồm các khía cạnh: hiệu quả, hiệu suất, an toàn, lấy người bệnh làm trung tâm (cung cấp đầy đủ thông tin, khách hàng tham gia vào quyết định điều trị, .v.v). Tăng cường chất lượng (Quality Improvement) chăm sóc y tế đã được thực hiện trên thế giới, tuy nhiên khái niệm này chưa được quan tâm tại các nước đang phát triển có nguồn lực hạn hẹp. Tăng cường chất lượng có thể đóng góp cho công tác tăng cường hệ thống y tế. Tăng cường chất lượng sẽ giúp lấp khoảng trống trong cung ứng dịch vụ y tế, và yêu cầu có thể đạt được. Trong quản lý nhân lực, sẽ giúp cải thiện kết quả làm việc, tăng sự hài lòng và tính ổn định nhân sự của đội ngũ nhân lực y tế. Trong hệ thống thông tin, sẽ giúp tăng cường việc phát triển và sử dụng thông tin. Tăng cường chất lượng giúp tối ưu hóa các nguồn lực hạn hẹp, giảm chi phí không cần thiết trong quản lý tài chính. Tăng cường chất lượng còn giúp nâng cao năng lực công tác quản lý/điều hành, trách nhiệm và minh bạch. Tăng cường chất lượng được coi là nội dung quan trọng trong chương trình tăng cường hệ thống y tế. Tác giả Letherman và cộng sự đã nêu ra một trong những rào cản chính trong việc sử dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận tăng cường chất lượng tại các nước đang phát triển là tiêu chí tăng cường chất lượng chưa thu hút được sự quan tâm, và các kiến thức về tăng cường chất lượng cần được phổ biến rộng rãi và cụ thể hóa. Trong khung lý thguyết hệ thống y tế của Tổ chức Y tế thế giới, tiêu chí chất lượng chưa được cụ thế hóa và chưa đưa ra được biện pháp chung để thực hiện tiêu chí này. Đảm bảo tính an toàn An toàn cho người bệnh là vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Gần đây các nước đã tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng dịch vụ y tế. Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới đã thông qua nghị quyết về đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng dịch vụ y tế. Đảm bảo tính an toàn trong y tế còn hàm ý đến các sinh phẩm y tế, thuốc. An toàn trong sử dụng vaccin và tình trạng kháng kháng sinh đang trở thành những vấn đề được quan tâm trong đảm bảo tính an toàn. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 7
- 2.3. Mục tiêu và kết quả đầu ra của hệ thống y tế Mục tiêu và kết quả đầu ra cuối cùng của hệ thống y tế là nâng cao sức khỏe nhân dân, đồng thời góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế-xã hội, cụ thể như sau: • Nâng cao sức khỏe thông qua các dịch vụ/can thiệp • Tăng cường tính đáp ứng: đáp ứng cả những mong đợi ngoài y tế của bệnh nhân (ví dụ: thái độ ứng xử của nhân viên y tế, bảo mật thông tin, vệ sinh, môi trường bệnh viện,,..). • Đảm bảo tính công bằng và bảo vệ người nghèo: bảo vệ người dân khỏi các rủi ro về tài chính • Nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống: giảm các lãng phí về hành chính và chuyên môn, đạt các kết quả sức khỏe mong đợi với chi phí tài chính thấp nhất. Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật, mà còn là sự khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, và xã hội. Do đó, Nâng cao sức khỏe thường được đánh giá thông qua các đo lường giảm gánh nặng bệnh tật, ví dụ chỉ số chết thô/tử vong theo bệnh tật hay số năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật, .v.v. Trong 4 yếu tố đầu ra trên đây, yếu tố “Tăng cường tính đáp ứng” được đưa ra tranh luận nhiều nhất. Trong thực tế, việc đánh giá tính đáp ứng của hệ thống y tế thường tập trung vào việc đo lường sự hài lòng của khách hàng và việc lấy khách hàng làm trung tâm. Việc sử dụng mô hình khung lý thuyết này không chỉ phù hợp cho cấp quốc gia, mà còn có thể áp dụng cho hệ thống y tế địa phương hoặc cấp đơn vị y tế nhỏ hơn (ví dụ: Sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh). 3. Tổng quan hệ thống y tế Việt Nam Việt Nam đang và sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận theo khung hệ thống y tế với 6 cấu phần do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo có điều chỉnh một số điểm nhỏ cho phù hợp với tình hình của Việt Nam. Trong khung hệ thống y tế Việt Nam có 5 hợp phần đầu vào: (1) Nhân lực, (2) Tài chính y tế, (3) Hệ thống thông tin y tế, (4) Dược- trang thiết bị y tế (TTBYT), công nghệ, (5) Quản lý và quản trị. Phần đầu ra của hệ thống y tế Việt Nam được thể hiện thông qua tình trạng sức khỏe, sự phát triển kinh tế xã hội, và công bằng xã hội. Kết nối giữa các hợp phần đầu vào và đầu ra của hệ thống y tế là các hoạt động cung ứng dịch vụ y tế hướng đến các tiêu chí đạt được mức độ bao phủ rộng khắp, người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng được dịch vụ, và dịch vụ y tế có chất lượng tốt, được cung cấp một cách công bằng và hiệu quả. 8 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
- Hình 1.2 Khung hệ thống y tế của Việt Nam (Nguồn: Báo cáo chung tổng quan nghành y tế năm 2010) 3.1. Nhân lực y tế Số lượng nhân lực y tế đã tăng lên nhiều qua các năm qua, đặc biệt là số bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học. Hiện nay số nhân lực y tế trên 10 000 dân của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao, tăng từ 29,2 năm 2001 lên 34,4 năm 2008, trong đó có 6,5 bác sĩ trên 10 000 dân; 100% số xã và 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, 69% số xã có bác sĩ hoạt động vào năm 2009. Mạng lưới các trường đào tạo nhân lực y tế đã được mở rộng. Cả nước có 25 trường/khoa đại học y, dược công lập và dân lập. Hầu hết các tỉnh đều có trường trung cấp hoặc cao đẳng y tế. Nhìn chung, chất lượng nhân lực y tế đã tăng lên. Số cán bộ y tế (CBYT) có trình độ sơ học và trung học giảm dần, số CBYT có trình độ đại học và trên đại học tăng. Nhiều loại hình CBYT mới được hình thành, như cử nhân điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng và cử nhân kỹ thuật y tế. Nhiều CBYT đã được đào tạo nâng cao trình độ ở bậc sau đại học như bác sĩ nội trú, CK1, CK2, thạc sỹ và tiến sỹ. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường, thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại... Công tác đào tạo liên tục đối với CBYT bắt đầu được triển khai với các loại hình. Ngành y tế phối hợp với giáo dục và đào tạo đã cải tiến chương trình đào tạo, mở thêm nhiều mã ngành mới, ở cả trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp; tăng cường đào tạo sau đại học. Nhiều biện pháp được áp dụng để bảo đảm thu hút và duy trì nhân lực ở tuyến dưới và vùng khó khăn. Chính sách đào tạo liên thông, đào tạo hợp đồng theo TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ 9
- địa chỉ, đã góp phần tích cực nâng cao trình độ CBYT đương chức tại các cơ sở y tế. Đã ban hành và thực hiện chế độ phụ cấp theo khu vực cho nhân lực y tế công tác ở các khu vực khó khăn; chính sách và biện pháp hỗ trợ tích cực để phát triển công tác đào tạo ở các vùng khó khăn; luân phiên cán bộ tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới đã bước đầu góp phần nâng cao trình độ CBYT tuyến dưới thông qua đào tạo tại chỗ, bổ túc kỹ năng và chuyển giao công nghệ. Vấn đề đáng quan tâm là hiện đang có sự mất cân đối về cơ cấu và phân bố nhân lực y tế, thiếu nhân lực y tế ở một số chuyên ngành (như y tế dự phòng, giải phẫu bệnh, thống kê y tế…) và vùng nông thôn, vùng khó khăn. Nhân lực y tế có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và các trung tâm lớn. Tình trạng dịch chuyển nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên, về các thành phố lớn và từ y tế công sang tư nhân là báo động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực y tế cần thiết ở các cơ sở y tế. Chất lượng đào tạo nhân lực y tế còn nhiều hạn chế. Chưa thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo nhân lực y tế. Trình độ, phương pháp, phương tiện và điều kiện giảng dạy còn thiếu và yếu; phương pháp đánh giá kết quả học tập chưa hệ thống. Chưa có tiêu chuẩn năng lực đầu ra thống nhất làm cơ sở xác định mục tiêu và chương trình đào tạo cho phù hợp. Cơ chế đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo liên tục và quy định chế tài việc tuân thủ đào tạo liên tục chưa được xây dựng. Quản lý nhân lực y tế chưa hiệu quả. Việc lập kế hoạch cho đào tạo và sử dụng nhân lực y tế còn gặp nhiều khó khăn, trong đó thiếu thông tin để biết rõ số lượng nhân lực y tế đào tạo ra là đủ hay là thừa. Chính sách lương và phụ cấp cho cán bộ ngành y tế còn nhiều bất cập, phụ cấp theo khu vực và nghề nghiệp quá thấp, thiếu cơ chế đãi ngộ theo kết quả làm việc. Điều kiện làm việc của phần lớn cán bộ y tế còn nhiều khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị chưa đủ, chưa đảm bảo an toàn. 3.2. Tài chính y tế Những năm gần đây tài chính y tế ở Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Tổng mức chi của toàn xã hội cho y tế tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 1998- 2008, tính theo giá so sánh, tốc độ tăng chi y tế bình quân hằng năm đạt 9,8%. Tổng chi y tế so với GDP tăng qua các năm và đạt 6,2% GDP năm 2007, cao hơn nhiều nước trong khu vực. Chi phí y tế bình quân đầu người của Việt Nam tăng nhanh, năm 2008 là 1,1 triệu đồng (khoảng 60 USD, tương đương 178 đô la quốc tế (PPP- tính theo sức mua bằng đô-la). Tỷ trọng nguồn tài chính công cho y tế tăng rõ rệt, chiếm 43% tổng chi toàn xã hội cho y tế năm 2008. Tốc độ tăng ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế năm 2009 cao hơn mức tăng bình quân chung của NSNN. Tỷ trọng chi NSNN cho 10 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý y tế
199 p | 1543 | 223
-
Giáo trình Quản lý và tổ chức y tế: Phần 1 – BS. Nguyễn Miền
46 p | 698 | 137
-
Giáo trình Y đức - tổ chức y tế - Trường CĐ Y tế Bình Dương
137 p | 29 | 12
-
Tổ chức và quản lý y tế: Phần 1 - Trường ĐH Y khoa Thái Nguyên
101 p | 15 | 7
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý điều dưỡng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
282 p | 26 | 6
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý y tế: Phần 1 - TS.BS. Đoàn Phước Thuộc (Chủ biên)
114 p | 10 | 5
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 2: Tổ chức hệ thống y tế Việt Nam
29 p | 20 | 4
-
Tổ chức và quản lý hệ thống y tế (Tài liệu dạy học cho cử nhân y tế công cộng): Phần 2
137 p | 12 | 4
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 6: Giới thiệu về hệ thống thông tin y tế Việt Nam
44 p | 13 | 4
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 9: Đánh giá chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu
14 p | 7 | 3
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 5: Giới thiệu về nhân lực y tế tại Việt Nam
36 p | 13 | 3
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 4: Giới thiệu về y tế dự phòng tại Việt Nam
25 p | 13 | 3
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 3: Hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam
45 p | 8 | 3
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 1: Giới thiệu về hệ thống y tế
55 p | 26 | 3
-
Phương pháp Tổ chức và quản lý y tế: Phần 1
109 p | 6 | 3
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 7: Lịch sử phát triển và định nghĩa Y tế công cộng
43 p | 8 | 2
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý hệ thống y tế - Chương 8: Giới thiệu về chăm sóc sức khỏe ban đầu
50 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn