Tớ đã lên 3!
lượt xem 4
download
Tuổi lên 3 của trẻ vẫn tiếp tục quá trình phát triển thể chất, ưa chạy nhảy, khả năng ngôn ngữ dần phát triển với những câu hỏi liên tục khiến phụ huynh lắm khi bối rối.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tớ đã lên 3!
- Tớ đã lên 3! Tuổi lên 3 của trẻ vẫn tiếp tục quá trình phát triển thể chất, ưa chạy nhảy, khả năng ngôn ngữ dần phát triển với những câu hỏi liên tục khiến phụ huynh lắm khi bối rối.
- Việc nuôi dạy một đứa trẻ không phải là một công việc dễ dàng. Mỗi đứa trẻ là một thế giới mới mẻ và khác biệt nên không thể áp đặt cứng nhắc cách thức nuôi dạy, vì thế kinh nghiệm của những người đi trước cũng chỉ có thể là “tài liệu tham khảo” mà thôi. Các bậc cha mẹ có con nhỏ gần như thường xuyên phải lo lắng về các kỹ năng nuôi dạy của họ, nhưng nếu bạn nhận thức được những gì nên mong đợi từ bé yêu nhà bạn như sự phát triển, các sự kiện quan trọng và các hành vi thông thường ở trẻ, cả bạn và bé sẽ cùng tận hưởng cuộc hành trình lên tuổi thứ tư một cách đầy thú vị. Bạn đã vượt qua quãng thời gian nằm nôi của bé, cả cuộc hành trình lắm chông gai và cực kỳ khó khăn của tuổi thứ hai khá thành công. Giờ đây bé đã lên ba và bạn đang hy vọng con thuyền đang đi sẽ lướt sóng nhẹ nhàng hơn. Bạn nhìn vào thiên thần xinh đẹp của mình và nhận ra rằng bé giờ đây đã lém lỉnh hơn,
- nhưng cũng lắm đòi hỏi, lại còn trở thành một “tên nhóc vô lễ” và luôn muốn mình là trung tâm. Có lẽ bạn đã phải hỏi bản thân các câu hỏi này: “liệu tôi có hiền quá chăng? hay quá khó? liệu có phải con tôi đang làm những gì bé nên làm ở tuổi này?” Thế nào là hành vi bình thường ở trẻ 3 tuổi? Các kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động và ngôn ngữ cả “tinh” lẫn “thô” đều đã được phát triển. Nếu bạn biết được những gì diễn ra sắp đến, những gì là bình thường và những sự kiện trọng đại nào đáng để mong đợi thì khả năng là tương lai mọi thứ sẽ bớt khó khăn hơn. CÁC DẤU HIỆU PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG VỀ KỸ NĂNG XÃ HỘI Ở TRẺ LÊN BA • bé di chuyển nhanh nhẹn vì đã đi rất vững, chạy nhảy có thể được coi là "thú vui" tuyệt vời của trẻ. • trở nên tự lập hơn • bớt ích kỷ hơn so với lúc lên hai và biểu lộ các
- cư xử ít hung hăng hơn. • ý thức và nhạy cảm hơn với các cảm xúc của người khác. • sẵn sàng đáp lại các trẻ khác và có khả năng mở rộng tình bạn hơn tuổi lên hai. • biết chờ đợi nếu chưa đến lượt mình và chia sẻ đồ chơi cho người khác. • sẽ bắt đầu nhận biết giới tính của mình và các hoạt động “truyền thống” có liên quan. • hứng thú hơn với các trò chơi lắp ghép xây dựng. • dành phần nhiều thời gian cho các hoạt động tưởng tượng và sẽ có những người bạn tưởng tượng riêng của bé. Đây thật sự là một cách rất sáng tạo để bé của bạn thử các hành vi hoạt động và cảm xúc khác nhau. • ý thức về thời gian trở nên rõ ràng hơn. Bé biết được những việc làm thường ngày của mình và sẽ cố khám phá ra những việc làm hằng ngày của người khác. • sẽ có khả năng hiểu được vị trí riêng của chính
- mình trong gia đình và có thể nhìn bạn như một cá thể riêng biệt. • muốn làm bạn vui - bé sẽ bớt phụ thuộc vào bạn bởi ý thức về cá nhân của bé đã phát triển nhiều hơn. • thi thoảng sẽ biểu lộ thái độ nóng nảy và cãi lại các yêu cầu của bạn. Trò chơi xếp hình, tô màu là những điều thu hút trẻ ở độ tuổi này. Ảnh: Getty images. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
- • mất dần khối lượng mỡ lúc sơ sinh, hệ cơ phát triển nhiều hơn và tăng chiều cao • khá nhanh nhẹn và có thể bắt bóng cũng như đạp xe ba bánh một cách dễ dàng • sẽ thấy thích thú với các dụng cụ như kéo, giấy, màu vẽ và bút chì màu. • đã có sự tập trung hơn khi làm việc gì đó vì bé đang phải học cách sử dụng thành thục các cử động của ngón tay và bàn tay. KỸ NĂNG NGÔN NGỮ • sử dụng được những từ hay câu đơn giản và có một kho từ vựng linh lợi khoảng hơn 300 từ. Bé có khả năng nói chuyện thành những câu gồm năm hoặc sáu từ và bắt chước đa số âm thanh của ngôn ngữ, nhưng vẫn có những suy nghĩ và cảm xúc không thể truyền đạt qua ngôn ngữ. • có thể hiểu được các đại từ • có thể phát âm nhầm và sẽ trở nên cực kỳ khó chịu khi người lớn không hiểu được ý mà bé muốn
- truyền đạt (vì bé quả thực đã cố gắng hết sức). BÍ QUYẾT ĐỂ VƯỢT QUA CÁC RẮC RỐI Ở TRẺ 3 TUỔI Hãy chọn cho bạn các chiến thuật để “ứng phó” với hành vi cũng như tâm lý của nhóc tì nhà bạn. Sự ưu tiên sẽ được dành cho vấn đề an toàn, bé rất hiếu động và tò mò mọi thứ nên cần chú ý đến bé trong các việc như leo trèo hay đi gần các bếp lò. Giám sát trẻ là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các chấn thương, vì bé chưa thể lường trước được hậu quả từ các hành động của mình. Ở tuổi lên ba, việc vận động của bé là cả một sự quan tâm lớn của các bậc cha mẹ.
- Bé rất hiếu động nên phụ huynh cần phải chú ý để bảo đảm trẻ không bị thương khi chơi đùa. Ảnh: Getty images. Khuyến khích bé chơi một cách hòa thuận với các bạn hoặc anh chị em và chia sẻ đồ chơi. Khi chúng khóc vì không được ăn thêm một chiếc bánh quy nữa, không nên chiều ý trẻ, bạn cần để bé học được cách không được đòi hỏi nhiều hơn phần của mình. Nếu tính đòi hỏi này được cha mẹ nhắc nhở nghiêm khắc, trẻ có thể sẽ ngoan hơn, biết “giới hạn” những trò khóc lóc, mè nheo hơn. Tuy nhiên, nếu tính này
- được giám sát cẩn thận mà không khuyến khích hay nương chiều, tính cách khó chịu này sẽ phát triển thành các thế mạnh tuyệt vời, chẳng hạn như sự quyết tâm, tính quyết đoán và tự tin trong cuộc đời sau nay. Cung cấp các từ mới cho bé để bé mở rộng vốn từ của mình. Bé sẽ dành phần lớn thời gian của mình để hỏi các câu hỏi “tại sao?” trừ lúc bé ngủ. Việc này có thể diễn ra… vài trăm lần mỗi ngày. Đây có thể là một việc khá thách thức, do đó hãy giữ các câu trả lời của bạn thật đơn giản. Nếu bạn cho rằng con bạn có khả năng đặc biệt, hãy thảo luận với bác sĩ nhi để họ có thể giới thiệu bạn gặp các chuyên gia kiểm tra. Nuôi dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh Robert Needlman, bác sĩ y tế bày tỏ "trong khi một vài trẻ mẫu giảo khi thoải mái và dễ dàng đồng ý làm theo bất cứ thứ gì cha mẹ chúng muốn, thì đa số trẻ vẫn muốn những thứ chúng thích khi chúng muốn
- nó!” Một đứa trẻ tỏ ra cố chấp một cách bất thường, trong khi vẫn cảm thấy được yêu thương và lắng nghe đầy đủ, có thể phát triển một thói quen xấu là tính bướng bỉnh. Thói quen này không chỉ khiến bé ít gây được cảm tình khi gần gũi với mọi người xung quanh, mà nó còn khiến trẻ kém vui hơn. Chúng sẽ dành phần nhiều thời gian để làm phiền và đòi hỏi, nhưng lại chẳng bao giờ thỏa mãn bởi những gì chúng muốn là sự điều khiển, hơn là một thứ đặc biệt nào đó chúng đang yêu cầu.
- Dạy bé ý thức chia sẻ với người khác và không khuyến khích tính hay đòi hỏi, muốn gì được nấy. Ảnh: Getty images. Giải đáp cho vấn đề này chính là bố mẹ cần khẳng định quyền kiểm soát trong tất cả mọi việc, trừ những việc mà họ cho rằng trẻ có thể tự chọn lựa được. Trẻ nhỏ có thể lựa chọn và sắp xếp các việc nhỏ. Heather Holden, một người mẹ của một cô bé ba tuổi hiếu động chia sẻ, "khó khăn lớn nhất là việc cho phép Isabelle phát triển trong sự độc lập, nhưng vẫn được cân bằng với các kỷ luật hợp lý khi cần thiết. Tôi đặt ra các giới hạn và bé được đưa ra các lựa chọn để khả năng quyết định được hoàn thiện hơn." Chồng của cô, Kris lại cho rằng thách thức lớn nhất của anh là việc kiên nhẫn. Anh cho biết, "bạn lúc nào cũng muốn làm những thứ đúng và cần thiết cho chúng nhưng những điều đó có khi lại không phải là thứ chúng muốn làm. Tôi đưa ra cho bé các lựa chọn khi có thể và làm cho bé cảm thấy bé đang kiểm soát mọi thứ và nhờ vậy có thể giảm bớt các “mâu thuẫn
- quyền lực” về tất cả mọi thứ." Hãy để cho trẻ biết rằng bạn hãnh diện về khả năng tự lập và sáng tạo mới của bé. Đưa ra cho bé các sự lựa chọn bất cứ khi nào có thể để bé học cách tự đưa ra các quyết định. Khi bé trở nên có trách nhiệm hơn trong việc tự đưa ra các quyết định của mình, bạn có thể cho bé thêm nhiều quyền kiếm soát hơn. Nhưng trước hết, một trẻ ba tuổi cần cảm thấy được yêu thương và che chở trong quá trình học hỏi và phát triển. Bé ba tuổi của bạn đang ở trong giai đoạn tuyệt vời và kỳ diệu của sự phát triển. Hãy để chuyến hành trình này trở nên hết sức “tuyệt cú mèo” với cả nhà!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TEAM BUILDING Dạng Hoạt Động 2
14 p | 154 | 35
-
Dạy trẻ học làm lãnh đạo từ...tuổi lên 3
4 p | 148 | 31
-
Giáo dục giới tính thuở lên 3
3 p | 186 | 22
-
Hành trang của tân sinh viên (Phần 2) - Các mẹo phân bố thời gian hợp lý
3 p | 135 | 17
-
Kỳ 3 cách áp dụng iso vào quản lý dự án phần 2
11 p | 98 | 12
-
Dạy trẻ lên 3 - đừng để mai tính
5 p | 96 | 11
-
Chấp nhận 'lùi 1 bước tiến 3 bước' khi công việc trở ngại
3 p | 84 | 5
-
Món quà “gia đình”
5 p | 62 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn