ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
NGÔ TẤN LỄ<br />
<br />
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH<br />
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK)<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số: 60 38 01 04<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ NGỌC QUANG<br />
<br />
Phản biện 1: ........................................................................<br />
Phản biện 2: ........................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1<br />
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM<br />
TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT<br />
HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................................... 6<br />
1.1. Những khái niệm có liên quan .............................................................. 6<br />
1.1.1. Khái niệm trật tự quản lý hành chính ....................................................... 6<br />
1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong pháp<br />
luật hình sự Việt Nam .............................................................................. 8<br />
1.2. So sánh các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ<br />
luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 ........................ 10<br />
1.2.1. Quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ<br />
luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 ............................. 10<br />
1.2.2. Sự thay đổi cơ bản của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính<br />
trong Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985 ............ 12<br />
1.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm<br />
trật tự quản lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam ....... 26<br />
1.3.1. Phân loại các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong pháp<br />
luật hình sự Việt Nam ............................................................................ 26<br />
1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm trật tự quản<br />
lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam ................................... 28<br />
1.3.3. Chế tài hình sự được áp dụng đối với các tội xâm phạm trật tự<br />
quản lý hành chính ................................................................................. 41<br />
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC<br />
TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VÀ<br />
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ...................................................... 47<br />
2.1.<br />
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự với các tội xâm phạm trật<br />
tự quản lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam .................. 47<br />
1<br />
<br />
2.1.1. Kết quả đạt được trong điều tra, xử lý với các tội xâm phạm trật tự<br />
quản lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam trên địa bàn<br />
tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................... 47<br />
2.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình<br />
sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong pháp luật<br />
hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ......................................... 58<br />
2.2.<br />
Nguyên nhân gây nên những tồn tại, vướng mắc trong thực<br />
tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự<br />
quản lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam trên địa<br />
bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................................. 64<br />
2.2.1. Nguyên nhân từ phía hệ thống pháp luật hình sự chưa hoàn thiện gây<br />
khó khăn cho việc xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ..... 64<br />
2.2.2. Nguyên nhân từ phía trình độ, năng lực các cơ quan tư pháp tỉnh<br />
Đăk Lắk liên quan đến việc xét xử các tội xâm phạm trật tự quản<br />
lý hành chính .......................................................................................... 68<br />
2.3.<br />
Những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả đấu tranh với các<br />
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong pháp luật hình<br />
sự Việt Nam ........................................................................................... 70<br />
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý<br />
hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam ....................................... 70<br />
2.3.2. Nâng cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án<br />
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong điều tra, xử lý đối với các tội xâm<br />
phạm trật tự quản lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam ....... 77<br />
2.3.3. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân về các<br />
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong pháp luật hình sự<br />
Việt Nam ................................................................................................ 84<br />
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 89<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 92<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những hành vi nguy hiểm<br />
cho xã hội, xâm phạm nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chất có mối quan hệ<br />
chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà<br />
nước. Việc quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong bộ luật<br />
hình sự năm 1999 không chỉ nhằm bảo đảm hoạt động quản lý hành chính đạt<br />
hiệu quả của các cơ quan nhà nước mà còn nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe<br />
của nhân dân, tài sản của nhà nước và của công dân. Quản lý hành chính nhà<br />
nước là chức năng cơ bản và là bộ phận quan trọng nhất của hoạt động quản lý<br />
xã hội của nhà nước xã hội. Biện pháp hình sự được xây dựng trên cơ sở kết<br />
hợp chặt chẽ giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế nhằm bảo đảm phát hiện<br />
nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm trật tự<br />
quản lý hành chính.<br />
Các hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính cũng rất đa dạng,<br />
phức tạp và xảy ra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ trên nhiều lĩnh vực, với<br />
tính chất và mức độ khác nhau, nhưng chỉ quy định một số hành vi xâm phạm<br />
một số lĩnh vực trật tự quản lý hành chính là hành vi tội phạm.<br />
Trong những năm qua các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có vai trò tích cực<br />
trong việc đấu tranh, ngăn chặn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính,<br />
nhưng việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này còn chậm,<br />
nhiều trường hợp xử lý thiếu chính xác, án về các tội xâm phạm trật tự quản lý<br />
hành chính bị sửa, hủy vẫn còn. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là trong<br />
các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành<br />
chính còn có những bất cập, nhiều quy định còn chưa được giải thích, hướng<br />
dẫn áp dụng thống nhất, bên cạnh đó những hạn chế về năng lực của đội ngũ<br />
cán bộ làm công tác tư pháp, hạn chế về điều kiện vật chất, phương tiện phục<br />
vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử đã phần nào làm cho hiệu quả của công tác<br />
đấu tranh, phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính chưa cao.<br />
Thực tiễn đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm này, để nghiên cứu khắc phục<br />
những hạn chế tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu tranh phòng<br />
ngừa tội phạm này có hiệu quả.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành<br />
chính theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh<br />
Đắk Lắk)” là vấn đề mang tính cần thiết, không những về mặt lý luận mà còn là<br />
đòi hỏi thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu<br />
tranh loại tội phạm này hiện nay.<br />
3<br />
<br />