Tội ác chiến tranh 4
lượt xem 9
download
Tội ác chiến tranh 4 Chúng tôi nghe tiếng kêu lớn bằng tiếng Anh và tiếng Đức, lặp lại nhiều lần: “Xin chào, xin chào. Các bạn đã được tự do. Chúng tôi là lính Anh đến để giải cứu các bạn. Lời nói này vẫn còn vang vọng trong tai tôi. – Hadassah Rosensaft, người tù tại Bergen-Belsen. Phóng viên đài BBC Richard Dimbleby miêu tả quang cảnh các binh sĩ Anh chứng kiến tại Belsen: Trên khoảnh đất rộng hơn một mẫu Anh nằm la liệt những người chết và những người đang hấp hối. Bạn không thể phân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tội ác chiến tranh 4
- Tội ác chiến tranh 4 Chúng tôi nghe tiếng kêu lớn bằng tiếng Anh và tiếng Đức, lặp lại nhiều lần: “Xin chào, xin chào. Các bạn đã được tự do. Chúng tôi là lính Anh đến để giải cứu các bạn. Lời nói này vẫn còn vang vọng trong tai tôi. – Hadassah Rosensaft, người tù tại Bergen-Belsen. Phóng viên đài BBC Richard Dimbleby miêu tả quang cảnh các binh sĩ Anh chứng kiến tại Belsen: Trên khoảnh đất rộng hơn một mẫu Anh nằm la liệt những người chết và những người đang hấp hối. Bạn không thể phân biệt được điều gì… Người sống sót nằm gối đầu trên những xác chết, xung quanh họ là đoàn diễu hành ma quái với những thân người hốc hác, rũ liệt đi thất thểu không phương hướng, không biết làm gì mà cũng không còn chút hi vọng nào cho cuộc sống, họ không còn sức để tránh bạn, cũng không thể nhìn thấy gì chung quanh... Những đứa trẻ chào đời ở đây, những sinh linh bé bỏng này với hình hài quắt queo làm sao mà sống nổi... Một người mẹ mất trí, gào thét khi thấy người lính Anh đưa cho mình bình sữa để cho con bú, vội ném vào tay người này một cái bọc tí xíu... Khi tháo bọc ra, người lính mới biết đứa bé đã chết từ lúc nào. Cái ngày tôi đặt chân đến Belsen là ngày khủng khiếp nhất đời tôi. II.Đề kháng và những người giải cứu nạn nhân Người Do Thái Do có tổ chức và do sức mạnh quân sự áp đảo của Đức Quốc Xã và những người ủng hộ, ít có người Do Thái và những nạn nhân Holocaust có thể chống lại các vụ tàn sát. Tuy vậy vẫn xảy ra nhiều trường hợp các nạn nhân cố chống trả dưới các hình thức khác nhau, cũng có hơn một trăm vụ nổi dậy có vũ trang của người Do Thái. Cuộc nổi dậy ở Ghetto Warsaw.Trường hợp điển hình là sự đề kháng có tổ chức của người Do Thái trong vụ nổi dậy tại khu biệt cư Warszawa, xảy ra từ tháng 4 kéo dài đến tháng 5 năm 1943, khi lần trục xuất cuối cùng khỏi khu biệt cư đến trại tử thần sắp tiến hành, chiến binh thuộc hai tổ chức kháng chiến của người Do Thái ZOB và ZZW nổi dậy chống lại Quốc Xã. Hầu hết đều bị giết chết, chỉ còn một ít sống sót sau chiến tranh sang định cư tại Israel. Cũng có những cuộc nổi dậy tại các khu biệt cư khác, và tất cả đều thất bại trước sức mạnh quân sự của
- người Đức. Có những cố gắng chống trả nổ ra trong ba trại hành quyết. Tháng 8 năm 1943, một cuộc nổi dậy bùng phát trong trại hành quyết Treblinka. Nhiều tòa nhà bị thiêu rụi, 70 tù nhân trốn thoát nhưng có 1.500 người khác bị giết chết. Các vụ hành quyết bằng hơi độc bị gián đoạn trong một tháng. Tháng 10 năm 1943, một cuộc nổi dậy khác xảy ra tại trại hành quyết Sobibór, lần này thành công hơn với 11 lính SS và một số lính canh Ukraina thiệt mạng, khoảng 300 trong số 600 người tù trốn thoát, 50 người trong số họ sống sót sau chiến tranh. Cuộc đào thoát đã buộc Quốc Xã phải đóng cửa trại. Ngày 7 tháng 10 năm 1944, những Sonderkommando người Do Thái (những tù nhân bị giam riêng cách ly với trại chính và bị buộc làm việc tại các phòng hơi ngạt và các lò thiêu xác) tại Auschwitz tổ chức nổi dậy. Các nữ tù đánh cắp thuốc nổ từ một xưởng vũ khí; nhờ đó, họ phá hủy một phần lò thiêu xác số 4 bằng chất nổ, và tổ chức một cuộc đào thoát tập thể nhưng tất cả 250 người đều bị giết. Yehuda Bauer và các sử gia khác lập luận rằng sự đề kháng không chỉ là những phản kháng bạo động, mà còn là bất cứ hành động nào nhằm giành lại nhân phẩm và tính nhân bản cho người Do Thái, cưỡng chống lại sự lăng mạ và các điều kiện sống vô nhân đạo. Trong mỗi khu biệt cư, trên mỗi chuyến xe lửa chở người bị trục xuất, trong mỗi trại lao động, tinh thần đề kháng luôn mạnh mẽ, thể hiện dưới nhiều hình thức. Có thể thấy người ta chiến đấu với số vũ khí ít ỏi, sự kháng cự của mỗi cá nhân, sự can đảm thể hiện trong việc tìm kiếm thức ăn và nước uống dù phải trả giá bằng mạng sống, lòng kiêu hãnh khi không cho phép người Đức hả hê vì chứng kiến sự kinh hãi khiếp đảm của nạn nhân. Ngay cả thái độ thụ động cũng là một hình thức phản kháng. Chết với nhân phẩm cũng là một sự đề kháng. Không chịu để suy sụp tinh thần, chống lại sự đối xử tàn bạo, không chịu tự hạ thấp mình để sống như thú vật, dù phải chịu tra tấn, để có thể sống lâu hơn kẻ tra trấn mình… Chỉ đơn giản còn sống sót đã là một chiến thắng cho tinh thần bất khuất của con người.” – Martin Gilbert. The Holocaust: The Jewish Tragedy. Tại Ba Lan và những vùng bị chiếm đóng của Liên Xô, hàng ngàn người Do Thái ẩn trốn trong rừng và các khu đầm lầy, rồi tìm cách gia nhập lực lượng kháng chiến mặc dù không phải lúc nào họ cũng được chào đón tại đây. Ở Lithuania và Belarus, khu vực có đông dân cư Do Thái, cũng là nơi thích hợp cho các vụ đột kích, kháng chiến quân Do Thái đã giải thoát hàng ngàn người Do Thái khỏi bị sát hại. Song, dân Do Thái ở các thành phố như Budapest đã không làm được điều này. Tuy nhiên, tại Amsterdam, và những vùng khác ở Hà Lan, nhiều người Do Thái hoạt động tích cực trong lực lượng kháng chiến Hà Lan.Gia nhập lực lượng kháng chiến là chọn lựa chỉ dành cho những người trẻ tuổi và những người có thể
- rời bỏ gia đình, trong khi đó có nhiều gia đình Do Thái chấp nhận cùng chết với nhau chứ không chịu bị phân rẽ. Nhiều người nghĩ rằng người Do Thái đi đến chỗ chết như chiên bị dẫn đến lò sát sinh, điều đó không đúng – hoàn toàn không đúng. Tôi đã hoạt động kề cận nhiều người Do Thái trong cuộc kháng chiến, tôi có thể bảo với các bạn rằng họ đã chịu đựng nhiều nguy hiểm hơn cả tôi từng chịu.” – Pieter Meerburg. The Heart Has Reasons: Holocaust Rescuers and Their Stories of Courage. Những người giải cứu Đã xảy ra ba tình huống mà toàn thể một quốc gia đứng lên chống lại lệnh trục xuất dân Do Thái. Trong tháng 10 năm 1943, Vua Christian X c ủa Đan Mạch và thần dân cứu mạng gần 7.500 người Do Thái sinh sống ở Đan Mạch bằng cách lén lút đưa họ đến Thụy Điển bằng những thuyền đánh cá. Hơn nữa, Chính quyền Đan Mạch tiếp tục hành động để bảo vệ những người Do Thái tại Đan Mạch bị Quốc Xã giam giữ. Khi những người tù Do Thái trở về sau chiến tranh, họ thấy nhà cửa và tài sản còn nguyên vẹn như lúc họ bị bắt. Tại Bulgaria, chính quyền đồng minh với Quốc Xã dưới quyền lãnh đạo của Bogdan Filov, sau khi nhượng bộ trước áp lực của phó chủ tịch quốc hội Dimitar Peshev và Giáo hội Chính Thống Bulgaria, đã cứu mạng 50.000 công dân gốc Do Thái vì không chịu trục xuất họ. Chính quyền Phần Lan nhiều lần từ chối các yêu cầu của Đức trục xuất người Do Thái tại Phần Lan đến Đức. Tương tự, phần lớn những yêu cầu trục xuất người Do Thái khỏi Na Uy cũng bị khước từ. Tại Roma, khoảng 4.000 người Do Thái và tù binh tránh khỏi bị trục xuất. Nhiều người được giấu trong những căn nhà an toàn và được đưa ra khỏi nước Ý bởi một nhóm kháng chiến của một linh mục người Ireland, Monsignor Hugh O’Flaherty thuộc Tòa Thánh. Một lần, một đại sứ của Vatican tại Ai Cập đã sử dụng những mối quan hệ chính trị để bảo đảm chỗ trú ẩn cho những người Do Thái bị tước đoạt tài sản. Aristides de Sousa Mendes, một nhà ngoại giao Bồ Đào Nha, đã cấp hộ chiếu cho khoảng 30.000 người Do Thái và các nhóm thi ểu số khác tại Âu châu. Ông cứu nhiều mạng người nhưng phải hi sinh sự nghiệp chính trị của mình. Năm 1941, nhà độc tài Salazar buộc ông từ chức. Năm 1954, Sousa Mendes chết trong nghèo đói. Tháng 4 năm 1943, một vài kháng chiến quân Bỉ chặn một đoàn tàu đang đến
- Auschwitz và giải thoát 231 người (115 người trong số này thoát khỏi cuộc thảm sát). Một số thị trấn và nhà thờ đã giúp che giấu người Do Thái và bảo vệ những người khác khỏi cuộc thảm sát, như trường hợp nhà thờ của Mục sư Andre Trocmé tại thị trấn Le Chambon-sur-Lignon, Pháp, đã che giấu 3.000 đến 5.000 người Do Thái. Trong thời kỳ La Mã bị chiếm đóng, Giáo hoàng Pius XII đã giúp che giấu nhiều người Ý gốc Do Thái trong các tu viện; có đến 1.000 người Do Thái ẩn náu tại Lâu đài Mùa hè Castel Gandolfo của giáo hoàng. Nhiều cá nhân và gia đình trên khắp châu Âu cũng tìm cách cứu giúp các nạn nhân, như trong trường hợp của Anne Frank, thường họ phải bị liên lụy và chịu nguy hiểm vì hành động này. Có những nhà ngoại giao và những người có nhiều ảnh hưởng, như Oskar Schindler hoặc Nicholas Winton, đã bảo vệ được nhiều người Do Thái. Nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg, Giorgio Perlasca người Ý, nhà ngoại giao Trung Hoa Hà Phượng San và những người khác đã cứu mạng hàng ngàn người Do Thái bằng những hộ chiếu ngoại giao giả mạo. Tương tự, Sugihara Chiune (杉 原千畝) đã cấp hộ chiếu Nhật Bản cho hàng ngàn người Do Thái bất kể lập trường đồng minh với Quốc Xã của chính quyền Nhật. Có những nhóm như tổ chức Żegota của Ba Lan đã tiến hành những hoạt động táo bạo và ngoạn mục nhằm giải cứu người Do Thái và các nạn nhân khác khỏi tay Quốc Xã. Witold Pilecki, thành viên của Armia Krajowa, từ năm 1940 đã tổ chức một phong trào kháng chiến bên trong trại tập trung Auschwitz. Từ năm 1963, một ủy ban, đứng đầu là một thẩm phán Tối cao Pháp viện Israel, được giao nhiệm vụ ban tặng những người này danh hiệu Righteous Among the Nations ( העולם אומות חסידיHasidei Umot HaOlam).
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn