ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018<br />
<br />
19<br />
<br />
TỐI ƯU HÓA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẢN ỨNG THỦY PHÂN<br />
CƠ THỊT ĐỎ CÁ NGỪ SỌC DƯA (SARDA ORIENTALIS)<br />
VỚI XÚC TÁC ENZYME PROTAMEX ĐỂ THU DỊCH PROTEIN THỦY PHÂN<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH THỰC NGHIỆM<br />
OPTIMIZATION OF PARAMETERS FOR HYDROLYSIS REACTION OF RED MEAT OF<br />
STRIPED TUNA (SARDA ORIENTALIS) WITH PROTAMEX ENZYME AS A CATALYST TO<br />
OBTAIN PROTEIN HYDROLYSATE SOLUTION BY USING APPLIED STATISTICS AND<br />
PROBABILITY FOR ENGINEERS<br />
Bùi Xuân Đông, Ngô Thị Ngọc Bích, Bùi Viết Cường*<br />
Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng; bvcuong@dut.udn.vn<br />
Tóm tắt - Dựa trên kết quả nghiên cứu ban đầu, tối ưu hóa các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc<br />
dưa với xúc tác enzyme Protamex nhằm thu dịch protein thủy phân<br />
được tiến hành. Mô hình toán học cấp 1 với hàm mục tiêu là mức<br />
độ thủy phân được lựa chọn. Sau khi phân tích mức độ ảnh hưởng<br />
của từng yếu tố và sự tương tác của các yếu tố đến mức độ thủy<br />
phân cùng với ý nghĩa của hệ số b, phương trình hồi quy có dạng:<br />
DH = 50,052 – 4,54200×X1 – 66,3600×X2 – 0,975175×X3 +<br />
0,109658×X1×X3 + 1,29208×X2×X3, trong đó, DH là mức độ thủy<br />
phân (%), X1 là thời gian phản ứng thủy phân (h), X2 là tỷ lệ enzyme<br />
Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa (w:w) và X3 là nhiệt độ phản<br />
ứng thủy phân (°C). Điều kiện tối ưu là thời gian phản ứng thủy<br />
phân: 5h, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa:<br />
0,5:100 (w:w) và nhiệt độ phản ứng thủy phân là 60°C. Với điều<br />
kiện tối ưu, mức độ thủy phân đạt giá trị cực đại là 7,3113%.<br />
<br />
Abstract - Based on preliminary research results, optimization of<br />
parameters for hydrolysis reaction of red meat of striped tuna with<br />
Protamex enzyme as a catalyst to obtain protein hydrolysate is<br />
carried out by using the mathematical model with first order, and<br />
target of regression fucntion is degree of hydrolysis (DH). After<br />
analyzing degree of effect of parameters and interaction of<br />
parameters on degree of hydrolysis and the meaning of b varience<br />
in regression function, we have regression fuction of DH = 50.052<br />
– 4.54200×X1 – 66.3600×X2 – 0.975175×X3 + 0.109658×X1×X3 +<br />
1.29208×X2×X3, in which, DH is degree of hydrolysis (%), X1 is<br />
hydrolysis reaction time (h), X2 is ratio of Protamex to red meat of<br />
striped tuna (w:w), and X3 is hydrolysis reaction temperature (°C).<br />
The maximal value of degree of hydrolysis is 7.3113% when<br />
reaction time is 5h, ratio of Protamex to red meat of striped tuna is<br />
0,5:100 (w:w), and reaction temperature is 60°C.<br />
<br />
Từ khóa - Enzyme Protamex; cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa; phản ứng<br />
thủy phân; mô hình toán học; phương trình hồi quy.<br />
<br />
Key words - Protamex enzyme; red meat of striped tuna;<br />
hydrolysis reaction; mathematical model; regression function.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Công nghiệp đánh bắt, chế biến và thương mại hải sản là<br />
nguồn lợi kinh tế chính của nhiều quốc gia trên thế giới [1].<br />
Trong công nghiệp chế biến hải sản, 40% khối lượng hải sản<br />
đánh bắt được sử dụng cho con người và 60% khối lượng hải<br />
sản đánh bắt bị thải ra môi trường ở dạng chất thải rắn như:<br />
đầu, da, xương, ... [2]. Cá ngừ là nhóm hải sản được đánh bắt<br />
chính và có vùng phân bố rộng ở các vùng biển Việt Nam.<br />
Xuất khẩu cá ngừ đạt 400 triệu USD mỗi năm và là nguồn<br />
xuất khẩu hải sản chính của Việt Nam. Khoảng 100.000 tấn<br />
phụ phẩm của công nghiệp chế biến cá ngừ được tạo ra mỗi<br />
năm và cơ thịt đỏ cá ngừ chiếm 2%. Cơ thịt đỏ cá ngừ có giá<br />
trị dinh dưỡng cao nhất khi so sánh với các phụ phẩm khác<br />
của công nghiệp chế biến cá ngừ. Tuy nhiên, cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
hiện nay chưa được sử dụng tương xứng với giá trị dinh dưỡng<br />
khi dùng làm thức ăn gia súc hoặc bán ở các chợ đầu mối với<br />
giá rất thấp, từ 4.000 đến 5.000 VNĐ/kg [3].<br />
Protein thủy phân hải sản được sử dụng như một thành<br />
phần tạo chức năng cho các sản phẩm thực phẩm bởi vì protein<br />
có khả năng tạo bọt, tạo gel, tạo nhũ tương, ... [4]. Phản ứng<br />
thủy phân với xúc tác enzyme có nhiều ưu điểm như điều kiện<br />
phản ứng “nhẹ nhàng” hơn so với xúc tác phi enzyme, do đó<br />
giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thủy phân cao hơn, enzyme<br />
có tính đặc hiệu, do đó mức độ tinh khiết của sản phẩm thủy<br />
phân cao hơn so với xúc tác phi enzyme, bởi vì không hoặc ít<br />
hình thành sản phẩm phụ [5, 6]. Do đó, xúc tác enzyme được<br />
sử dụng phổ biến trong quá trình thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
<br />
để thu nhận dịch protein thủy phân [3, 6, 7].<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố (thời gian phản<br />
ứng thủy phân, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc<br />
dưa và nhiệt độ phản ứng thủy phân) đối với phản ứng thủy<br />
phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa bằng enzyme Protamex để<br />
thu dịch protein thủy phân đã được tiến hành, nhằm nâng cao<br />
hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến<br />
cá ngừ, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến môi<br />
trường [7]. Tuy nhiên, các kết quả đã được công bố trên còn<br />
mang tính rời rạc, không có sự tương tác giữa các yếu tố ảnh<br />
hưởng. Bên cạnh đó, tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa với xúc tác<br />
enzyme Protamex để thu dịch protein thủy phân chưa được<br />
tiến hành, do đó các điều kiện tối ưu chưa được xác định.<br />
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tối ưu<br />
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng trên. Kết quả<br />
nghiên cứu sẽ đặt nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu tiếp<br />
theo về sử dụng enzyme Protamex để thủy phân cơ thịt đỏ<br />
cá ngừ sọc dưa, đặc biệt là xác định được điều kiện tối ưu<br />
cho phản ứng này với xúc tác là enzyme Protamex thương<br />
mại, trong đó hàm mục tiêu là mức độ thủy phân, để có thể<br />
tiến tới sản xuất thử nghiệm và sản xuất với quy mô lớn.<br />
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Nguyên liệu và phương pháp xử lý nguyên liệu<br />
Cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa được cung cấp bởi nhà máy<br />
đồ hộp Hạ Long, Đà Nẵng. Nguyên liệu được xay nhỏ bằng<br />
<br />
Bùi Xuân Đông, Ngô Thị Ngọc Bích, Bùi Viết Cường<br />
<br />
20<br />
<br />
máy xay (Luxta, Việt Nam) và lựa chọn bằng sàng phân<br />
loại có đường kính lỗ sàng 3 – 3,5 mm. Sau đó, nguyên liệu<br />
được chia nhỏ thành từng khối (100 gram/khối) và lưu trữ<br />
ở -20°C – 2°C cho các phân tích tiếp theo.<br />
2.2. Enzyme Protamex<br />
Enzyme Protamex được cung cấp bởi Công ty TNHH<br />
xuất nhập khẩu vật tư khoa học quốc tế - STECH<br />
International. Enzyme Protamex thu nhận từ vi khuẩn<br />
Bacillus và được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy<br />
định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp<br />
quốc (FAO) và tổ chức Y tế thế giới (WHO). Các thông số<br />
kỹ thuật của enzyme Protamex: hoạt độ là 1,5 AU (Anson<br />
Units)/g; pH hoạt động tối thích trong khoảng từ 5,5 đến<br />
7,5; nhiệt độ hoạt động tối thích trong khoảng từ 45°C đến<br />
65°C; nhiệt độ bảo quản trong khoảng từ 0°C đến 5°C.<br />
2.3. Quá trình thủy phân<br />
Quá trình thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa được tiến<br />
hành trong bình Erlenmeyer 250 mL bằng thủy tinh có nút<br />
đậy nhám, phản ứng thủy phân được tiến hành ở pH tự<br />
nhiên của cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa, tỷ lệ phối trộn giữa cơ<br />
thịt đỏ cá ngừ sọc dưa:nước là 1:1 (w:w). Nhiệt độ của phản<br />
ứng thủy phân được kiểm soát bằng tủ ấm (Memmert BE –<br />
400, Đức). Sau khi kết thúc phản ứng thủy phân, enzyme<br />
Protamex bị vô hoạt ở nhiệt độ 95°C trong 15 phút bằng<br />
cách đun cách thủy. Dịch protein thủy phân thu được sau<br />
phản ứng được lọc qua giấy lọc Whatman No. 1. Dịch lọc<br />
được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C cho các phân<br />
tích tiếp theo [7].<br />
2.4. Xây dựng mô hình toán học và ma trận thí nghiệm<br />
Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng (thời gian phản<br />
ứng thủy phân, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
sọc dưa và nhiệt độ phản ứng thủy phân) đối với mức độ<br />
thủy phân là tuyến tính [7]. Do đó, mô hình toán học cấp 1<br />
được lựa chọn để mô tả mối quan hệ của các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến mức độ thủy phân của phản ứng thủy phân cơ<br />
thịt đỏ cá ngừ sọc dưa với xúc tác enzyme Protamex nhằm<br />
thu dịch protein thủy phân.<br />
Quy hoạch trực giao cấp 1 với phương pháp thực<br />
nghiệm toàn phần được sử dụng. Số lượng thí nghiệm cần<br />
thực hiện được tính theo công thức: n = 2k. Trong đó, n là<br />
số thí nghiệm cần thực hiện, k là số các yếu tố ảnh hưởng.<br />
Dựa trên kết quả của nghiên cứu ban đầu [7], mức và<br />
khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng<br />
thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa với xúc tác enzyme<br />
Protamex để thu dịch protein thủy phân được thể hiện ở<br />
Bảng 1.<br />
Bảng 1. Mức, khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng [9, 10]<br />
Các yếu tố ảnh hưởng<br />
Thời gian phản ứng thủy phân (h)<br />
Tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
sọc dưa (w:w)<br />
Nhiệt độ phản ứng thủy phân (°C)<br />
<br />
Khoảng biến thiên<br />
Mức<br />
Mức<br />
dưới<br />
trên<br />
3<br />
5<br />
0,3:100<br />
<br />
0,5:100<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
Mô hình toán học bậc 1 có dạng [9, 10]:<br />
DH = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b12X1X2 + b13X1X3 +<br />
b23X2X3 + b123X1X2X3<br />
<br />
Trong đó:<br />
X1: Thời gian phản ứng thủy phân (h);<br />
X2: Tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa<br />
(w:w);<br />
X3: Nhiệt độ phản ứng thủy phân (°C);<br />
bi (i=1,2,3): Hệ số trong phương trình hồi quy ứng với ảnh<br />
hưởng bậc 1 của các yếu tố đối với mức độ thủy phân;<br />
bij (i=1,2,3; j=1,2,3): Hệ số trong phương trình hồi quy ứng<br />
với ảnh hưởng của tương tác cặp của các yếu tố đối với<br />
mức độ thủy phân;<br />
b123: Hệ số trong phương trình hồi quy ứng với ảnh<br />
hưởng của tương tác của ba yếu tố đối với mức độ thủy phân.<br />
Phần mềm Minitab (Version 16, Minitab Inc.,<br />
Pennsylvania State, USA) được sử dụng để xây dựng ma<br />
trận thí nghiệm.<br />
Bảng 2. Ma trận thí nghiệm<br />
TT<br />
<br />
X1 (h)<br />
<br />
X2 (w:w)<br />
<br />
X3 (°C)<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
3<br />
5<br />
3<br />
5<br />
3<br />
5<br />
3<br />
5<br />
<br />
0,3:100<br />
0,3:100<br />
0,5:100<br />
0,5:100<br />
0,3:100<br />
0,3:100<br />
0,5:100<br />
0,5:100<br />
<br />
50<br />
50<br />
50<br />
50<br />
60<br />
60<br />
60<br />
60<br />
<br />
2.5. Xác định hàm lượng axit amin tự do trong dịch<br />
protein thủy phân<br />
Phương pháp đồng được xây dựng bởi C. P. Pope và M.<br />
F. Stevens được sử dụng để xác định hàm lượng axit amin<br />
tự do trong dịch protein thủy phân [11].<br />
2.6. Xác định mức độ thủy phân<br />
Mức độ thủy phân (DH) được xác định theo công thức<br />
[7]:<br />
NAA − NAA0<br />
DH =<br />
× 100%<br />
N0A − NAA0<br />
Trong đó:<br />
NAA : Hàm lượng nitrogen axit amin trong dịch protein<br />
thủy phân sau quá trình thủy phân (%);<br />
NAA0 : Hàm lượng nitrogen axit amin trong cơ thịt đỏ cá<br />
ngừ sọc dưa trước quá trình thủy phân (%);<br />
N0A : Hàm lượng nitrogen tổng trong cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
sọc dưa trước quá trình thủy phân (%).<br />
Hàm lượng nitrogen axit amin và nitrogen tổng trong<br />
cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa trước khi thủy phân lần lượt là<br />
0,349% và 4,154% [7].<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
Mỗi điều kiện của phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
sọc dưa với xúc tác enzyme Protamex để thu dịch protein<br />
thủy phân được lặp lại ba lần, tương ứng với ba mức độ<br />
thủy phân (DH1, DH2, DH3) được xác định. Kết quả thí<br />
nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm<br />
<br />
TT<br />
<br />
DH1 (%)<br />
<br />
DH2 (%)<br />
<br />
DH3 (%)<br />
<br />
1<br />
4,608<br />
4,608<br />
4,608<br />
2<br />
6,019<br />
6,724<br />
7,781<br />
3<br />
3,903<br />
5,314<br />
4,608<br />
4<br />
7,076<br />
6,371<br />
7,781<br />
5<br />
1,788<br />
1,083<br />
1,083<br />
6<br />
4,608<br />
7,429<br />
3,788<br />
7<br />
3,198<br />
3,903<br />
3,198<br />
8<br />
7,429<br />
7,076<br />
7,429<br />
Các hệ số của phương trình hồi quy cấp 1, sự tương<br />
thích của phương trình hồi quy với thực nghiệm (R2) được<br />
tính toán bằng phần mềm Minitab (Version 16, Minitab<br />
Inc., Pennsylvania State, USA). Mức độ ảnh hưởng của các<br />
yếu tố, sự tương tác của các yếu tố đến mức độ thủy phân<br />
của phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa với xúc<br />
tác enzyme Protamex nhằm thu dịch protein thủy phân, ý<br />
nghĩa của các hệ số b trong phương trình hồi quy được đánh<br />
giá qua giá trị P, với mức độ tin cậy 95% [10].<br />
R2 thể hiện sự tương thích của phương trình hồi quy cấp<br />
1 với thực nghiệm là 0,8838; chứng tỏ phương trình hồi quy<br />
được xây dựng bởi phần mềm Minitab có mức độ tương<br />
thích cao với thực nghiệm. Để nâng cao mức độ bền vững<br />
phương trình hồi quy cấp 1, mức độ ảnh hưởng của các yếu<br />
tố ảnh hưởng và sự tương tác của các yếu tố đến mức độ thủy<br />
phân và ý nghĩa của các hệ số b trong phương trình hồi quy<br />
cấp 1 cần được đánh giá thông qua giá trị P (P < 0,05).<br />
Bảng 4. Hệ số b trong phương trình hồi quy và giá trị P<br />
Hệ số<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Giá trị P<br />
<br />
b0<br />
<br />
50,5435<br />
<br />
0,000<br />
<br />
b1<br />
<br />
-4,54200<br />
<br />
0,000<br />
<br />
b2<br />
<br />
-66,3600<br />
<br />
0,006<br />
<br />
b3<br />
<br />
-0,975175<br />
<br />
0,001<br />
<br />
b12<br />
<br />
4,4983<br />
<br />
0,912<br />
<br />
b13<br />
<br />
0,109658<br />
<br />
0,039<br />
<br />
b23<br />
<br />
1,29208<br />
<br />
0,012<br />
<br />
b123<br />
<br />
-0,078250<br />
<br />
0,825<br />
<br />
Nhìn chung, các yếu tố riêng lẻ có ảnh hưởng đến mức<br />
độ thủy phân. Thời gian phản ứng thủy phân có ảnh hưởng<br />
lớn nhất khi P = 0,000, theo sau là nhiệt độ phản ứng thủy<br />
phân với P = 0,001 và cuối cùng là tỷ lệ enzyme<br />
Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ với P = 0,006.<br />
Đối với sự tương tác của các cặp yếu tố, tỷ lệ enzyme<br />
Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa và nhiệt độ phản ứng<br />
thủy phân có ảnh hưởng lớn nhất (P = 0,012 < 0,05), thời<br />
gian phản ứng thủy phân và nhiệt độ phản ứng thủy phân<br />
(P = 0,039 < 0,05) có mức độ ảnh hưởng thấp hơn. Tuy<br />
nhiên, sự tương tác giữa thời gian phản ứng thủy phân và<br />
tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa không có<br />
ảnh hưởng đến mức độ thủy phân khi P = 0,912 > 0,05. Bên<br />
cạnh đó, sự tương tác của ba yếu tố (thời gian phản ứng<br />
<br />
21<br />
<br />
thủy phân, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa<br />
và nhiệt độ phản ứng thủy phân) không có ảnh hưởng đối<br />
với mức độ thủy phân khi P = 0,825 > 0,05. Mức độ tác<br />
động đến mức độ thủy phân của các yếu tố riêng lẻ (thời<br />
gian phản ứng thủy phân với P = 0,000; tỷ lệ enzyme<br />
Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa với P = 0,006 và nhiệt<br />
độ phản ứng thủy phân với P = 0,001) lớn hơn sự tương tác<br />
giữa các yếu tố (tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
sọc dưa và nhiệt độ phản ứng thủy phân với P = 0,012 và<br />
thời gian phản ứng thủy phân và nhiệt độ phản ứng thủy<br />
phân với P = 0,039). Do đó, các hệ số trong phương trình<br />
hồi quy được lựa chọn là b0, b1, b2, b3, b13, b23.<br />
Phương trình hồi quy sau khi đánh giá sự ảnh hưởng<br />
của các yếu tố và sự tương tác giữa các yếu tố đến mức độ<br />
thủy phân và kiểm tra ý nghĩa hệ số b có dạng:<br />
DH = 50,052 – 4,54200X1 – 66,3600X2 – 0,975175X3<br />
+ 0,109658X1X3 + 1,29208X2X3<br />
Nghiệm tối ưu cho phương trình hồi quy khi thời gian<br />
thủy phân là 5 h, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ<br />
sọc dưa là 0,5:100 (w:w), nhiệt độ thủy phân là 60°C được<br />
xác định bằng phần mềm Minitab. Với giá trị của nghiệm<br />
tối ưu, mức độ thủy phân đạt giá trị cực đại là DHmax =<br />
7,3113%.<br />
Nghiên cứu đã cung cấp các thông tin cần thiết để kiểm<br />
soát phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa (Sarda<br />
orientalis) với xúc tác enzyme Protamex thông qua phân tích<br />
và đánh giá được sự ảnh hưởng của các yếu tố riêng rẽ (thời<br />
gian phản ứng thủy phân, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá<br />
ngừ sọc dưa và nhiệt độ phản ứng thủy phân), cũng như sự tác<br />
động của các yếu tố riêng rẽ đối với hàm mục tiêu là mức độ<br />
thủy phân. Các điều kiện tối ưu cho mức độ thủy phân được<br />
xác định trong nghiên cứu này, do đó, khả năng ứng dụng của<br />
nghiên cứu với quy sản xuất lớn được nâng cao.<br />
4. Kết luận<br />
Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng được mô hình toán<br />
học cấp 1 để mô tả mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng<br />
(thời gian phản ứng thủy phân, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ<br />
thịt đỏ cá ngừ sọc dưa và nhiệt độ phản ứng thủy phân) đến<br />
phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa bằng enzyme<br />
Protamex thương mại để thu dịch protein thủy phân với hàm<br />
mục tiêu là mức độ thủy phân. Dựa trên lý thuyết thống kê<br />
và xác suất, sau khi phân tích nhận thấy, các yếu tố và sự<br />
tương tác giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ thủy<br />
phân là: thời gian phản ứng thủy phân, nhiệt độ phản ứng<br />
thủy phân, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa,<br />
tỷ lệ enzyme Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa và nhiệt độ<br />
phản ứng thủy phân, thời gian phản ứng thủy phân và nhiệt<br />
độ phản ứng thủy phân. Mô hình toán học cấp 1 thể hiện mối<br />
quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thủy phân của<br />
phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa với xúc tác<br />
enzyme Protamex có phương trình hồi quy: DH = 50,052 –<br />
4,54200X1 – 66,3600X2 – 0,975175X3 + 0,109658X1X3 +<br />
1,29208X2X3. Trong đó, DH là mức độ thủy phân (%), X1 là<br />
thời gian phản ứng thủy phân (h), X2 là tỷ lệ enzyme<br />
Protamex:cơ thịt đỏ cá ngừ sọc dưa (w:w) và X3 là nhiệt độ<br />
phản ứng thủy phân (°C). Nghiệm tối ưu của phương trình<br />
hồi quy được xác định bằng phần mềm Minitab 16 với thời<br />
gian phản ứng thủy phân là 5h, tỷ lệ enzyme Protamex:cơ<br />
<br />
Bùi Xuân Đông, Ngô Thị Ngọc Bích, Bùi Viết Cường<br />
<br />
22<br />
<br />
thịt đỏ cá ngừ sọc dưa là 0,5:100 (w:w), nhiệt độ phản ứng<br />
thủy phân là 60°C. Với giá trị của nghiệm tối ưu, mức độ<br />
thủy phân đạt giá trị cực đại DHmax = 7,3113%. Nghiên cứu<br />
đã đặt nền tảng cho kiểm soát phản ứng thủy phân cơ thịt đỏ<br />
cá ngừ sọc dưa bằng enzyme Protamex thương mại nhằm<br />
thu dịch protein thủy phân để tiến tới sản xuất thử nghiệm và<br />
sản xuất với quy mô lớn.<br />
Lời cảm ơn<br />
Nghiên cứu được tiến hành với sự hỗ trợ kinh phí của<br />
Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong<br />
lĩnh vực chế biến đến năm 2020” của Bộ Công thương<br />
thông qua Dự án Sản xuất thử nghiệm, mã số<br />
03.17/CNSHCB.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Oosterveer, P., “Governing global fish provisioning: Ownership and<br />
management of marine resources”, Ocean & Coastal Management,<br />
51(12), 2008, pp. 797-805.<br />
[2] Dekkers, E., et al., “Oxidative stability of mahi mahi red muscle<br />
dipped in tilapia protein hydrolysates”, Food Chemistry, 124(2),<br />
2011, pp. 640-645.<br />
[3] Phạm Thị Hiền, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, “Ảnh hưởng các điều kiện<br />
chiết khác nhau đến hiệu suất thu hồi protein từ cơ thịt đỏ cá ngừ”,<br />
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số Thủy sản, 2014,<br />
<br />
[4]<br />
<br />
[5]<br />
<br />
[6]<br />
<br />
[7]<br />
<br />
[8]<br />
<br />
[9]<br />
[10]<br />
[11]<br />
<br />
trang 31-35.<br />
Chalamaiah, M., et al., “Protein hydrolysates from meriga (Cirrhinus<br />
mrigala) egg and evaluation of their functional properties”, Food<br />
Chemistry, 120(3), 2010, pp. 652-657.<br />
Blendford, D. E., “Protein hydrolysates: Functionalities and uses in<br />
nutritional products”, International Foods and Ingredients, 3, 1994,<br />
pp. 45-49.<br />
Wisuthiphaet, N., S. Klinchan, and S. Kongruang, “Fish Protein<br />
Hydrolysate Production by Acid and Enzymatic Hydrolysis”,<br />
International Journal of Applied Science and Technology, King<br />
Mongkut’s University of Technology North Bangkok, 9(4), 2016,<br />
pp. 261-270.<br />
Bui Xuan Dong, B.V.C., Ngo Thi Ngoc Bich, Pham Van Tuyen,<br />
Pham Thi My, “Research on the suitable parameters for hydrolysis<br />
reaction of read meat of Striped tuna (Sarda Orientalis) by using<br />
commercial Protamex”, Vietnam Journal of Science and<br />
Technology, 55, No. 5A, 2017, pp. 108-115.<br />
Thuy, T.T.B.T.a.D.T.T., “Research on application of Protamex<br />
enzyme to hydrolysis Herring (Sardinella gibbosa) to obtain amino<br />
acids solution”, Science Journal, Fishery Technology, No. 2/2016,<br />
2016, pp. 93-100.<br />
Nguyễn Cảnh, Quy hoạch thực nghiệm, NXB Đại học Quốc gia<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.<br />
Montgomery, D.C. and G.C. Runger, Applied statistics and<br />
probability for engineers, John Wiley & Sons, 2010.<br />
Pope, C. and M.F. Stevens, “The determination of amino-nitrogen<br />
using a copper method”, Biochemical Journal, 33(7), 1939, pp.<br />
1070-1077.<br />
<br />
(BBT nhận bài: 01/11/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/01/2018)<br />
<br />