BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
<br />
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NHỰA EPOXY BẰNG<br />
PHƢƠNG PHÁP EPOXY HÓA DẦU THỰC VẬT VÀ<br />
ỨNG DỤNG LÀM VẬT LIỆU COMPOSITE<br />
Mã số: Đ2014-02-104<br />
<br />
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đoàn T<br />
<br />
Đà Nẵng, 12/2014<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Với những tính năng ưu việt như nhẹ, bền và đặc biệt là độ bền cơ lý riêng cao, chịu môi trường,<br />
bền với môi trường ăn mòn hoá học, độ dẫn nhiệt, dẫn điện thấp và nhiều tính năng đặc biệt khác, loại<br />
vật liệu mới polymer-composite đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm<br />
nghiên cứu và đã ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực từ giao thông vận tải (chế tạo nhiều chi tiết,<br />
linh kiện ôtô, đóng tàu, xuồng, ca nô; dựa trên những ưu thế đặc biệt như giảm trọng lượng, tiết kiệm<br />
nhiên liệu, tăng độ chịu ăn mòn, giảm độ rung, tiếng ồn và tiết kiệm nhiên liệu cho máy móc), hàng<br />
không vũ trụ (cánh máy bay, mũi máy bay và một số linh kiện, máy móc khác của các hãng như Boing<br />
757, 676 Airbus 310, y tế (hệ thống chân, tay giả, răng giả, ghép sọ…), ngành công nghiệp điện tử (các<br />
chi tiết, các bảng mạch và các linh kiện điện tử,…), thể thao (gậy gôn, vợt tennit,..), xây dựng đến nuôi<br />
trồng thủy hải sản, môi trường, ...<br />
Vật liệu polymer-composite có thể được chế tạo từ nhiều loại nhựa nền khác nhau, một trong<br />
những loại nhựa nền cao cấp được sử dụng là loại nhựa epoxy. Hiện nay trên thị trường có sẵn loại nhựa<br />
epoxydian, tuy nhiên sự sử dụng nhựa này hiện đang bị hạn chế do giá thành cao so với các loại nhựa<br />
khác như: polyester không no, vinylester…và phải nhập ngoại nên không chủ động nguồn nguyên liệu.<br />
Hơn nữa, ngoài những tính năng ưu việt như độ bền kéo, độ bền nhiệt, độ bám dính, chịu hóa chất, môi<br />
trường… thì nhựa epoxy còn có nhược điểm là tương đối dòn.<br />
Các polymer trên cơ sở dầu thực vật được xem là vật liệu mới có khả năng phân hủy sinh học<br />
và đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học [1], [2], [3]. Polymer trên cơ sở dầu<br />
thực vật đã có những ưu điểm nổi bậc về mặt môi trường và xã hội so với những polymer có nguồn gốc<br />
từ dầu mỏ truyền thống. Một số nhà nghiên cứu đã khảo sát chế tạo và đánh giá tính chất cơ học của<br />
nhựa epoxy biến tính bằng nhựa epoxy hóa từ dầu thực vật. Miyagawa và các cộng sự đã công bố kết quả<br />
nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất nhiệt và độ bền va đập của nhựa epoxy chứa dầu lanh epoxy hóa<br />
[4], [5]. Nhóm nghiên cứu của tác giả Park SJ đã khảo sát tính chất cơ học của hệ epoxy bốn chức biến<br />
tính bằng dầu đậu nành epoxy hóa và hệ epoxy hai chức biến tính bằng dầu thầu dầu epoxy hóa [6], [7],<br />
[8]. Nói chung, các nghiên cứu hiện nay đối với loại nhựa epoxy thu được từ epoxy hóa dầu thực vật<br />
phần lớn dùng để làm chất biến tính cho composite epoxy. Các loại dầu được sử dụng để epoxy hóa<br />
thường là loại bán khô và khô như dầu đậu nành, dầu thầu dầu khử nước, dầu lanh…<br />
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã thực hiện biến tính nhựa epoxy bằng cardanol từ dầu thầu dầu<br />
và sử dụng để biến tính nhựa polyester không no (UPE) hoặc sử dụng monoglyceride dầu lanh để biến<br />
tính nhựa UPE [9]. Các nhóm nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt<br />
Nam đã thực hiện các đề tài nghiên cứu sử dụng dầu thựa vật chứa nhóm epoxy, acrylate để biến tính cao<br />
su [10], [11]. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào loại dầu lanh. Nghiên cứu về epoxy hóa dầu đậu<br />
nành còn rất hạn chế.<br />
Ở nước ta đậu nành là cây trồng đang được Chính phủ ưu tiên phát triển trong những năm gần<br />
đây. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra các chương trình nghiên cứu Khoa học Công<br />
nghệ phát triển cây có dầu ngắn ngày, phát triển các loại đậu đỗ ăn hạt đã được triển khai có kết quả.<br />
Trong đó, đậu nành là một trong những cây trồng chính quan trọng được phê duyệt chiến lược quốc gia<br />
sau thu hoạch đến năm 2020 (Quyết định 20/2007/QĐ-BNN). Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu dầu đậu<br />
nành khá phong phú và có thể chủ động được ở trong nước. Về đặc điểm cấu trúc, dầu đậu nành là loại<br />
dầu bán khô rất thuận lợi cho quá trình epoxy hóa vì vậy chúng tôi đã lựa chọn cho nghiên cứu này.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm tạo ra nhựa epoxy từ nguồn nguyên liệu trong nước nên có thể<br />
chủ động được nguồn nguyên liệu, đó là loại nhựa được tổng hợp bằng phương pháp epoxy hóa dầu dầu<br />
<br />
2<br />
<br />
đậu nành. Mặt khác, nhu cầu sử dụng epoxy để chế tạo vật liệu composite trên thế giới cũng như ở trong<br />
nước ngày càng tăng nên định hướng của chúng tôi là nghiên cứu ứng dụng loại nhựa epoxy này nhằm<br />
thay thế một phần epoxy thương phẩm trong chế tạo vật liệu composite.<br />
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy bằng phương pháp epoxy hóa dầu thực vật<br />
và ứng dụng làm vật liệu composite” rất cần thiết nhằm tạo ra loại nhựa epoxy từ nguồn nguyên liệu<br />
trong nước và cải thiện tính giòn của nhựa epoxy từ đó cải thiện tính chất của composite trên cơ sở nhựa<br />
epoxy thương phẩm và sợi thủy tinh.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Tổng hợp nhựa epoxy bằng phương pháp epoxy hoá dầu đậu nành để thay thế một phần nhựa epoxy<br />
thương phẩm trong chế tạo vật liệu composite từ nhựa epoxy thương phẩm và sợi thủy tinh.<br />
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:<br />
- Phương pháp tổng hợp nhựa epoxy từ dầu đậu nành (epoxy hóa dầu đậu nành)<br />
- Phương pháp gia công chế tạo mẫu nhựa đúc, mẫu composite<br />
- Phương pháp đo mẫu: đo cơ lý, phân tích nhiệt lượng quét vi sai (DSC), FTIR…<br />
- Phương pháp khảo sát khả năng chịu nước và môi trường<br />
- Phương pháp phân tích xử lý số liệu bằng excel, oringin.<br />
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI<br />
Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết về phương pháp tổng hợp loại nhựa epoxy hóa từ<br />
dầu đậu nành (ESO) và vật liệu composite nền nhựa epoxy kết hợp với ESO.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Tạo sản phẩm mới có giá trị từ nguồn nguyên liệu trong nước, cải thiện tính chất của<br />
nhựa đúc cũng như composite từ nhựa epoxy thương phẩm.<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT<br />
1.1. VẬT LIỆU COMPOSITE NHỰA EPOXY/SỢI THỦY TINH<br />
1.1.1. Sợi thủy tinh<br />
1.1.2 Nhựa Epoxy<br />
a. Nhựa Epoxydian<br />
b. Nhựa polyepoxy<br />
c. Nhựa Epoxy tổng hợp từ dầu thực vật<br />
1.2. TỔNG HỢP NHỰA EPOXY BẰNG PHƢƠNG PHÁP EPOXY HOÁ DẦU THỰC VẬT<br />
1.2.1. Giới thiệu chung về dầu thực vật<br />
1.2.2. Phân loại dầu<br />
1.2.3. Một số phản ứng hóa học của dầu<br />
1.2.4. Dầu đậu nành<br />
1.2.5. Tổng hợp epoxy từ dầu đậu nành<br />
1.3. ĐÓNG RẮN NHỰA EPOXY [12]<br />
Nhựa epoxy có thể chuyển sang trạng thái không hòa tan, không nóng chảy khi sử dụng chất<br />
đóng rắn hoặc xúc tác ở điều kiện nhiệt độ phù hợp. Các chất đóng rắn thường sử dụng là các loại amine,<br />
các acid và một số hợp chất đóng rắn khác.<br />
1.3.1. Đóng rắn bằng amin<br />
1.3.2. Đóng rắn bằng axit<br />
1.3.3. Đóng rắn bằng các chất đóng rắn khác<br />
1.4. TÍNH CHẤT CỦA NHỰA EPOXY<br />
1.5. BIẾN TÍNH NHỰA EPOXY<br />
1.5.1. Cơ sở hóa lý của quá trình biến tính polymer<br />
1.5.2. Thay đổi nguyên liệu tổng hợp nhựa<br />
1.5.3. Sử dụng các chất làm biến đổi cấu trúc<br />
1.5.4. Thay đổi cấu trúc nhựa<br />
1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP GIA CÔNG COMPOSITE NHỰA EPOXY/SỢI THỦY TINH<br />
1.6.1. Phƣơng pháp lăn ƣớt (Hand lay- up)<br />
1.6.2. Phƣơng pháp phun (Spray up)<br />
1.6.3. Phƣơng pháp túi chân không (Vaccum bagging)<br />
1.6.4. Phƣơng pháp đúc chuyển nhựa có sự trợ giúp của chân không (VARTM)<br />
1.7. ỨNG DỤNG<br />
1.7.1. Nhựa epoxy ứng dụng làm sơn<br />
1.7.2. Nhựa epoxy ứng dụng làm keo dán<br />
1.7.3. Nhựa epoxy ứng dụng làm vật liệu composite<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM<br />
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT<br />
2.2. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM<br />
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ Hình 2.1.<br />
<br />
Dầu đậu nành<br />
Epoxy hóa<br />
Epoxydian<br />
<br />
Chất đóng rắn<br />
<br />
ESO<br />
Mẫu nhựa đúc<br />
<br />
Xác định nhiệt độ hóa<br />
thủy tinh<br />
Epoxydian<br />
<br />
Kết luận<br />
ESO<br />
<br />
Chất đóng rắn<br />
<br />
Khảo sát tính chất<br />
cơ lý<br />
Sợi thủy tinh<br />
<br />
Tạo mẫu composite<br />
Khảo sát độ bền môi<br />
trường<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Khảo sát tính chất<br />
cơ lý<br />
<br />
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu<br />
2.4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM<br />
2.4.1. Tổng hợp nhựa ESO từ phản ứng epoxy hóa dầu đậu nành<br />
Chuẩn bị nguyên liệu: dầu đậu nành, acid acetic, hydro peroxide cùng các hoá chất khác.<br />
Lắp hệ thống như Hình 2.2.<br />
Cho 200g dầu đậu nành, 50.4g acid acetic, 50ml toluene vào bình cầu 3 cổ khuấy trộn trong 500C<br />
trong 25 phút. Sau đó cho 158.8g H2O2 (nồng độ 30%) cho vào từ từ, duy trì nhiệt độ 50, 55 và 60oC<br />
trong 6, 7, 8 và 9 giờ. Sản phẩm sau đó được rửa 2 lần bằng dung dịch Na2CO3 (5% khối lượng), sau đó<br />
rửa lại bằng nước cất, làm khô bằng Na2SO4. Tách toluene bằng cách sấy ESO dưới nhiệt độ 700C, 8 giờ<br />
trong môi trường chân không [27].<br />
2.4.2. Khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ ESO đến tính chất của mẫu nhựa đúc<br />
Để khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng ESO đến tính chất cơ lý của mẫu nhựa đúc từ epoxy<br />
thương phẩm, mẫu được tạo thành với các hàm lượng ESO khác nhau lần lượt là 0%, 5%, 7%, 9% và<br />
11%.<br />
<br />
5<br />
<br />