1<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA BẢO TÀNG<br />
<br />
<br />
LỤC THỊ MINH HẠNH<br />
<br />
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN<br />
THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ<br />
MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN<br />
TỘC VIỆT NAM<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn: Ths. Trần Đức Nguyên<br />
<br />
HÀ NỘI – 2011<br />
<br />
108<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................ 1<br />
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................................. 1<br />
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................................................................... 3<br />
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................................................ 3<br />
4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................... 4<br />
5.Bố cục của khóa luận...................................................................................................................................... 4<br />
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................................................... 5<br />
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ CÁC DÂN TỘC NHÓM<br />
NGÔN NGỮ MÔNG - DAO Ở VIỆT NAM..............................................................................................5<br />
1.1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................... 5<br />
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................................ 5<br />
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 10<br />
1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO Ở VIỆT NAM .................................................. 14<br />
1.2.1 Tên gọi, nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú ................................................................................... 14<br />
1.2.2 Vài nét khái quát về kinh tế, văn hóa và xã hội của nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam ... 23<br />
1.3. NỘI DUNG TRƯNG BÀY VỀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG- DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN<br />
TỘC VIỆT NAM...............................................................................................................................................................................................29<br />
<br />
1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO ...<br />
TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM..........................................................................................................................32<br />
<br />
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................................................... 36<br />
GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG<br />
– DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................. 36<br />
2.1. ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO Ở VIỆT NAM.....................................36<br />
2.2. TỔNG QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI NHẠC CỤ CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO LƯU<br />
GIỮ TẠI VẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM..........................................................................................................51<br />
<br />
2.2.1 Một số khái niệm liên quan ............................................................................................................... 51<br />
2.2.2 Các loại nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc<br />
Việt Nam ....................................................................................................................................................... 56<br />
2.2.3 Một số nhận xét về các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo<br />
tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam .............................................................................................................. 74<br />
2.3. GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO TẠI BẢO<br />
TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM.............................................................................................................................................80<br />
<br />
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................................................... 86<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ<br />
TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN<br />
HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................................................................... 86<br />
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM KÊ BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG<br />
CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM...................86<br />
<br />
109<br />
<br />
3.1.1 Thực trạng công tác kiểm kê bảo quản .............................................................................................. 86<br />
3.1.2 Thực trạng phát huy giá trị ................................................................................................................. 92<br />
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LỌAI NHẠC CỤ CỦA CÁC DÂN TỘC<br />
NGƯỜI NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO ............................................................................................................ 93<br />
3.2.1 Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và hoàn thiện hồ sơ, bổ sung thông tin cho các hiện vật<br />
nhạc cụ đã có ................................................................................................................................................ 93<br />
3.2.2.Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm kê - bảo quản ......................................................................... 94<br />
3.2.3 Tiến hành xây dựng sưu tập các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông<br />
- Dao ............................................................................................................................................................. 96<br />
3.2.4 Xây dựng phòng tìm hiểu âm nhạc truyền thống............................................................................... 99<br />
3.2.5 In ấn, xuất bản tài liệu và quảng bá giới thiệu về các loại nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ<br />
Mông - Dao ................................................................................................................................................. 101<br />
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................... 103<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 105<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Đối với bất kỳ một quốc gia, một dân tộc nào, hay một thời đại nào, âm<br />
nhạc luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc<br />
sống của con người. Âm nhạc với những lời ca tiếng hát, với những nhạc cụ<br />
truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc không chỉ là phương tiện để giải trí sau<br />
những ngày lao động vất vả, mệt nhọc mà ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào trong<br />
đời sống của họ cũng có sự tham gia của âm nhạc.<br />
Âm nhạc còn là sợi dây tâm tình, truyền đi những lời yêu thương của các<br />
đôi trai gái, là những bài ca mời nhau ăn cơm bên mâm bát, mời nhau hút thuốc<br />
bên bếp lửa. Đặc biệt, âm nhạc còn có mặt trong cả các nghi lễ, tập tục quan<br />
trọng của các dân tộc người như: ma chay, cưới xin, lễ cấp sắc… Chính vì vậy,<br />
âm nhạc là một phần không thể thiếu để tạo nên nền tảng vững chắc cho việc<br />
hình thành bản sắc văn hóa, là nguồn nuôi dưỡng vô tận cho tâm hồn cho mỗi<br />
người. Tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc, để mỗi người<br />
khi nhìn vào đó sẽ thấy được cả một kho tàng văn hóa đã được hình thành và<br />
phát triển theo dòng chảy của thời gian.<br />
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống văn hóa dân tộc, âm nhạc được<br />
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày các<br />
tài liệu hiện vật về văn hóa của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam rất quan tâm<br />
và chú ý hướng đến trong các hoạt động của mình. Trong mỗi phần trưng bày về<br />
văn hóa của từng dân tộc, đều dành một phần trong hệ thống trưng bày của mình<br />
để trưng bày về âm nhạc, nhạc cụ của các dân tộc. Đặc biệt là trong hệ thống<br />
<br />
4<br />
<br />
trưng bày về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, các nhạc cụ<br />
truyền thống chiếm một vị trí quan trọng.<br />
Nhạc cụ các dân tộc Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam<br />
với tư cách là một nguồn sử liệu đầu tiên của kiến thức, hàm chứa lượng thông tin<br />
gốc, có khả năng biểu cảm cao đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và quan trọng đối<br />
với công chúng và các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc nhóm<br />
ngôn ngữ Mông – Dao đặc biệt là văn hóa tinh thần.<br />
Là một phần không thể thiếu trong âm nhạc, nhạc cụ không những thể<br />
hiện đời sống tinh thần phong phú và đa dạng của các dân tộc mà qua đó còn<br />
thấy được những nét văn hóa riêng, những quan niệm và cách nghĩ, phong tục và<br />
tập quán riêng của họ. Đặc biệt, mỗi nhạc cụ đều có những âm thanh độc đáo,<br />
thể hiện những sắc thái riêng ẩn chứa trong đó là một nền văn hóa đa dạng đã<br />
được hình thành trong suốt một chặng đường dài của lịch sử.<br />
Ngày nay, cùng với dòng chảy của thời gian, sự thâm nhập ồ ạt của các<br />
luồng văn hóa bên ngoài và sự phát triển của xã hội hiện đại, âm nhạc và nhạc cụ<br />
của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao không còn khép kín trong cộng<br />
đồng mà có sự giao thoa với các nền văn hoá khác. Sự xâm lăng trên lĩnh vực<br />
văn hóa đang diễn ra một cách tinh vi, luồn lách tới từng làng, từng bản, từng gia<br />
đình làm cho văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một. Đặc biệt, trước sự du<br />
nhập của nhiều loại nhạc nước ngoài, thì yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị của<br />
nhạc cụ dân tộc truyền thống, là một việc làm hết sức cấp thiết và cần được quan<br />
tâm. Đây cũng chính là một trong những hoạt động thực hiện theo định hướng<br />
của Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng “Xây<br />
dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.<br />
<br />