TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
VŨ THỊ NGÂN<br />
<br />
TÌM HIỂU SƯU TẬP ĐỒ ĐỒNG THUỘC<br />
VĂN HÓA ĐÔNG SƠN TRƯNG BÀY<br />
TẠI BẢO TÀNG NHÂN HỌC<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC<br />
Mã số: 52320305<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS.NGUYỄN THỊ MINH LÝ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành bài khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các<br />
cán bộ công tác tại Bảo tàng Nhân học trong việc tìm tài liệu và tiếp cận hệ<br />
thống trưng bày. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của Ts. Nguyễn<br />
Thị Minh Lý giảng viên hướng dẫn. Tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về<br />
đồ đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học” làm đề tài<br />
khóa luận. Với những hiểu biết còn hạn chế tôi không tránh khỏi sự thiếu sót,<br />
tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các nhà nghiên cứu cùng các<br />
thầy cô, bạn bè.<br />
Tôi xin chân thành cám ơn!<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1<br />
1.Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 1<br />
2.Mục đích nghiên cứu của khóa luận. ........................................................ 2<br />
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 2<br />
4.Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 2<br />
5.Đóng góp của khóa luận. ........................................................................... 3<br />
6.Bố cục khóa luận. ...................................................................................... 3<br />
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG NHÂN HỌC VÀ QUÁ<br />
TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐÔNG SƠN ....................................... 4<br />
1.1.Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Nhân học............................ 4<br />
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Nhân học .................................. 4<br />
1.2.1.Những chức năng chínhcủa bảo tàng .............................................. 4<br />
1.2.2.Nhiệm vụ chính của Bảo tàng .......................................................... 5<br />
1.3.Giới thiệu hệ thống trưng bày của Bảo tàng Nhân học. ....................... 6<br />
1.3.1.Trưng bày thường xuyên:................................................................. 6<br />
1.3.2.Trưng bày đặc biệt. (trưng bày mở). ................................................. 8<br />
1.3.3.Trưng bày chuyên đề. ....................................................................... 9<br />
1.4.Thành tựu chính trong hoạt động của Bảo tàng. .................................. 9<br />
CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI HIỆN VẬT VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP HIỆN<br />
VẬT ĐỒ ĐỒNG VĂN HÓA ĐÔNG SƠN TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG<br />
NHÂN HỌC ................................................................................................ 12<br />
2.1Quá trình phát hiện, nghiên cứu và phân bố văn hóa Đông Sơn. ....... 12<br />
2.1.1Quá trình phát hiện và nghiên cứu. ................................................ 12<br />
2.1.2Không gian phân bố của cư dân văn hóa Đông Sơn. ..................... 14<br />
2.1.3 Sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đông Sơn bằng chứng vật chất của<br />
Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. ............................................................... 17<br />
<br />
2.2.Sưu tập hiện vật đồ đồng Văn hóa Đông Sơn trưng bày tại bảo tàng<br />
Nhân học. .................................................................................................... 33<br />
2.2.1.Khái niệm sưu tập – Sưu tập hiện vật Bảo tàng. ............................ 33<br />
2.2.2.Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng. ........................... 34<br />
2.2.3.Sưu tập hiện vật đồ đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng<br />
Nhân học. ................................................................................................ 36<br />
2.3.Những giá trị đặc trưng của bộ sưu tập đồng văn hóa Đông Sơn trưng<br />
bày tại bảo tàng Nhân học. ........................................................................ 58<br />
2.3.1.Giá trị lịch sử. ................................................................................. 58<br />
2.3.2.Giá trị văn hóa. ............................................................................... 59<br />
2.3.3.Giá trị kỹ thuật. ............................................................................... 60<br />
CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BỘ SƯU<br />
TẬP ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN TẠI BẢO TÀNG NHÂN HỌC ................ 63<br />
3.1.Thực trạng vấn đề xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị sưu tập đồ<br />
đồng Văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. .................... 63<br />
3.1.1.Vấn đề xây dựng sưu tập. ............................................................... 63<br />
3.1.2.Vấn đề bảo quản sưu tập ................................................................ 64<br />
3.1.3.Vấn đề phát huy giá trị sưu tập. ..................................................... 65<br />
3.2.Một số giải pháp nhằm xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị Sưu<br />
tập đồ đồng Văn hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. ......... 65<br />
3.2.1.Một số giải pháp xây dựng sưu tập................................................. 65<br />
3.2.2.Một số giải pháp bảo quản sưu tập tại phòng trưng bày ................ 68<br />
3.2.3 Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập đồ đồng Văn hóa<br />
Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. .......................................... 70<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 76<br />
PHỤ LỤC.................................................................................................... 79<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Văn hóa Đông Sơn không chỉ được biết đến là một nền văn hóa Khảo<br />
cổ nổi tiếng, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử, văn hóa dân<br />
tộc. Văn hóa Đông Sơn còn nổi tiếng bởi sự phát triển rực rỡ của các bộ sưu<br />
tập đồng cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, có trình độ cao<br />
về kỹ thuật chế tác và thẩm mỹ nghệ thuật. Có thể nói, mọi tinh hoa văn hóa<br />
của người Việt cổ lúc bấy giờ đều tập trung vào thể hiện kiểu dáng và hoa văn<br />
trên đồ đồng.<br />
Ngoài ra, văn hóa Đông Sơn còn được coi là bằng chứng vật chất xác<br />
thực nhất về thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Văn hóa Đông<br />
Sơn trải dài từ biên giới phía Bắc đến Nam đèo Ngang, tỉnh Quảng Bình, tập<br />
trung ở lưu vực ba con sông lớn: Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả, có niên đại<br />
cách ngày nay từ 2000 đến 3000 năm. Từ lâu văn hóa Đông Sơn đã trở nên<br />
nổi tiếng vì nó là một trong những nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhiều<br />
mặt, mà do đó văn hóa Đông Sơn đã được nhiều học giả của nhiều ngành<br />
khoa học quan tâm và nghiên cứu.<br />
Cho tới bây giờ, khi đời sống của nhân dân đang không ngừng được cải<br />
thiện, đời sống vật chất được nâng cao, thì việc tìm hiểu, khai thác và bảo tồn<br />
các giá trị văn hóa truyền thống càng trở thành nhiệm vụ cần thiết và quan<br />
trọng. Chính vì vậy mà sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đông Sơn là nguồn sử<br />
liệu vô cùng quý giá cho việc xác định giá trị lịch sử, văn hóa của nền văn hóa<br />
nước ta thời tự lập nguyên khai. Đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu, sưu<br />
tầm, bảo quản, trưng bày và phát huy những giá trị của nền văn hóa này. Như<br />
vậy, nghiên cứu sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đông Sơn là một việc làm có<br />
ý nghĩa thiết thực.<br />
Bảo tàng Nhân học đã sưu tập và trưng bày về loại hình văn hóa Đông<br />
Sơn trong đó có rất nhiều tài liệu hiện vật quý báu, quan trọng, cung cấp cho<br />
<br />