TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NÔI<br />
KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
<br />
-----------o0o-----------<br />
<br />
HỘI PHE – HỘI HIẾU CỦA NGƯỜI TÀY<br />
(KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÌNH LẬP,<br />
HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN)<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HÓA<br />
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
<br />
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ TƯỜNG CHU<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S HOÀNG NAM<br />
<br />
HÀ NỘI, 2011<br />
1<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp vừa qua, em nhận<br />
được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy, cô giáo trong Khoa Văn hoá dân tộc<br />
thiểu số, đặc biệt là sự giúp đỡ của GS.TS Hoàng Nam, người trực tiếp hướng<br />
dẫn em hoàn thành khoá luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các<br />
thầy cô.<br />
Bên cạnh đó em cũng bày tỏ lòng cảm ơn đến cán bộ và nhân dân xã<br />
Đình Lập đã cung cấp cho em những nguồn tư liệu quý giá để hoàn thành<br />
khoá luận một cách tốt nhất.<br />
Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài<br />
nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận<br />
được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khoá luận của em<br />
được đầy đủ và chi tiết hơn.<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
Tác giả khóa luận.<br />
Hoàng Thị Tường Chu<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1<br />
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5<br />
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ......................................................................... 6<br />
3. Đối tượng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu. .................................................. 6<br />
4. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 7<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. .............................................. 7<br />
6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 7<br />
7. Bố cục ........................................................................................................ 8<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI TÀY XÃ ĐÌNH<br />
LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN............................................ 9<br />
1.1 Tổng quan về tự nhiên............................................................................. 9<br />
1.1.1 Vị trí địa lý. ...................................................................................... 9<br />
1.1.2. Địa hình. ........................................................................................ 10<br />
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên ................................................................... 10<br />
1.2 Tổng quan về người Tày ở xã Đình Lập. .............................................. 12<br />
1.2.1 Lịch sử cư trú. ................................................................................ 12<br />
1.2.2 Vài nét về kinh tế. .......................................................................... 14<br />
1.2.3 Vài nét về đặc trưng văn hóa xã hội............................................... 16<br />
CHƯƠNG II: HỘI PHE-HỘI HIẾU TRONG ĐÁM TANG CỦA NGƯỜI<br />
TÀY ................................................................................................................ 27<br />
2.1 Khái niệm hội phe ................................................................................. 27<br />
2.1.1 Khái niệm ....................................................................................... 27<br />
2.1.2 Hội phe và bản ............................................................................... 28<br />
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và những quy định nhập hội. ................................ 31<br />
2.2 Hoạt động của hội phe........................................................................... 35<br />
3<br />
<br />
2.2.1 Sổ hội phe. ...................................................................................... 35<br />
2.2.2 Trách nhiệm của nhà hiếu đối với hội phe. .................................... 37<br />
2.2.3 Trách nhiệm của hội phe. .............................................................. 39<br />
2.2.4 Quy định về chế tài xử phạt và thực tế xử lý vi phạm. .................. 49<br />
2.4 So sánh với nơi không có hội phe. ........................................................ 51<br />
CHUƠNG III: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT<br />
HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. ........................ 55<br />
3.1 Một số gía trị văn hóa truyền thống của hội phe................................... 55<br />
3.1.1 Giá trị đạo đức nhân văn ................................................................ 55<br />
3.1.2 Giá trị văn hóa tộc người. .............................................................. 58<br />
3.1.3 Giá trị xã hội................................................................................... 60<br />
3.2 Một số suy nghĩ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. .. 62<br />
3.2.1 một số biến đổi và hạn chế còn tồn tại của hội phe. ...................... 62<br />
3.2.2 Một số ý kiến trong việc bảo tồn. .................................................. 67<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75<br />
<br />
4<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong nghị quyết 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về<br />
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,<br />
trong phần nhiệm vụ cụ thể: bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của các<br />
dân tộc thiểu số có nêu việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân<br />
tộc thiểu số: " Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm nghiên cứu các giá trị văn<br />
hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số". Văn hóa các dân tộc thiểu số rất<br />
phong phú bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần trong đó hội phe của<br />
người Tày là một thành tố làm nên các giá trị văn hóa đó và có một vị trí vô<br />
cùng quan trọng trong đời sống của người Tày. Hội phe chứa đựng trong nó<br />
cả những giá trị tinh thần và vật chất vô cùng sâu sắc. Mặc dù đã có nhiều<br />
công trình khoa học nghiên cứu, các bài báo đăng trên các báo tạp chí, các đề<br />
tài nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiể số nói chung và văn hóa dân tộc Tày<br />
nói riêng. Tuy nhiên chưa có công trình nào tìm hiểu về tổ chức hội phe trong<br />
tang ma của người Tày một cách có hệ thống và độc lập. Đa số hội phe chỉ<br />
được nhắc một cách rải rác trong một số công trình nghiên cứu nói về đám ma<br />
của người Tày, vì vậy tôi chọn đề tài: Hội phe- hội hiếu của người Tày ( khảo<br />
sát tại xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) với mong muốn có thể<br />
ghi chép đầy đủ về tổ chức hội phe và quá trình thực hiện các công việc của<br />
hội qua đó tìm hiểu về các nội dung được quy định chặt chẽ trong các khâu tổ<br />
chức và thực hiện của hội, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của những người trực<br />
tiếp thực hiện các công việc của hội. Thiết nghĩ đây là việc làm hết sức cần<br />
thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay với sự nhập nhập ngày càng mạnh mẽ,<br />
văn hóa của các dân tộc đang có nguy cơ bị biến đổi, xáo trộn.<br />
<br />
5<br />
<br />