Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hµ Néi<br />
Khoa v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè<br />
-------------------------<br />
<br />
PHƯƠNG THỨC MƯU SINH CỦA NGƯỜI MƯỜNG<br />
Ở XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI,<br />
THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
Kho¸ luËn tèt nghiÖp cö nh©n<br />
ngμnh v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè<br />
<br />
: GIANG THỊ BÌNH<br />
<br />
Sinh viªn thùc hiÖn<br />
<br />
Gi¶ng viªn h−íng dÉn : TRIỆU THỊ NHẤT<br />
<br />
Hμ Néi - 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Triệu Thị Nhất đã<br />
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân<br />
thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số đã động<br />
viên và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Qua đây, em cũng xin<br />
gửi lời cảm ơn tới cán bộ và nhân dân xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành<br />
phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho em.<br />
Do trình độ kiến thức chưa sâu, thời gian thu thập tài liệu tại địa<br />
phương chưa nhiều, người viết còn nhiều thiếu sót trong bài khóa luận này.<br />
Kính mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để công trình đầu tay này<br />
được hoàn thiện hơn.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2014.<br />
Sinh viên thực hiện<br />
Giang Thị Bình<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5<br />
Chương 1 ........................................................................................................ 11<br />
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG ........................................................... 11<br />
Ở XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..... 11<br />
1.1. Nguồn gốc, tộc danh ......................................................................... 11<br />
1.2. Đặc điểm vùng cư trú ....................................................................... 13<br />
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................... 13<br />
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 16<br />
1.3. Đặc điểm văn hóa.............................................................................. 17<br />
1.3.1. Văn hóa vật chất .......................................................................... 17<br />
1.3.2. Văn hóa tinh thần ....................................................................... 24<br />
1.3.3. Văn hóa xã hội. ........................................................................... 27<br />
Chương 2 ........................................................................................................ 31<br />
PHƯƠNG THỨC MƯU SINH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI<br />
MƯỜNG Ở XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ<br />
NỘI ................................................................................................................. 31<br />
2.1. Các phương thức mưu sinh của người Mường ............................... 31<br />
2.1.1. Trồng trọt ...................................................................................... 31<br />
2.1.2. Chăn nuôi ..................................................................................... 40<br />
2.1.3. Nghề thủ công .............................................................................. 42<br />
2.1.4. Chiếm đoạt tự nhiên ..................................................................... 44<br />
2.1.5. Trao đổi buôn bán ........................................................................ 49<br />
2.2. Năng suất và mức sống ...................................................................... 50<br />
2.3. Một số nghi lễ và kiêng kỵ liên quan. ............................................... 51<br />
Chương 3 ........................................................................................................ 57<br />
<br />
3<br />
<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI<br />
MƯỜNG Ở XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ<br />
NỘI ................................................................................................................. 57<br />
3.1. Những biến đổi của phương thức mưu sinh .................................... 57<br />
3.1.1. Biến đổi về các phương thức mưu sinh ...................................... 57<br />
3.1.1.1. Trồng trọt ............................................................................... 57<br />
3.1.1.2. Chăn nuôi ............................................................................... 60<br />
3.1.1.3. Thủ công nghiệp ..................................................................... 61<br />
3.1.1.4. Chiếm đoạt tự nhiên ............................................................... 61<br />
3.1.1.5. Trao đổi buôn bán hàng hóa .................................................. 62<br />
3.1.2. Biến đổi về năng suất và mức sống ............................................... 63<br />
3.1.3. Biến đổi về các nghi lễ và kiêng kỵ liên quan ............................... 65<br />
3.2. Nguyên nhân biến đổi ........................................................................ 66<br />
3.3. Phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững của người Mường 68<br />
3.4. Giải pháp và khuyến nghị ................................................................. 72<br />
3.4.1. Giải pháp ...................................................................................... 72<br />
3.4.2. Khuyến nghị ................................................................................. 75<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 82<br />
<br />
4<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Văn hóa của dân tộc Mường là một kho tàng có giá trị nổi bật trong kho<br />
tàng văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Các giá trị văn hóa đó đã được khẳng<br />
định, hun đúc, tích tụ từ hàng ngàn năm lịch sử phát triển của tộc người.<br />
Nhưng cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự phát<br />
triển kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa, các chủ trương chính sách<br />
của Đảng và Nhà nước đã làm thay đổi nhanh chóng toàn bộ đời sống của<br />
người Mường Việt Nam nói chung và người Mường ở xã Đông Xuân nói<br />
riêng. Sự biến đổi về mọi mặt của đời sống từ văn hóa vật chất, văn hóa tinh<br />
thần, văn hóa xã hội. Những biến đổi của đó của văn hóa đã làm mất đi nhiều<br />
giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mường như những ngôi nhà sàn nay chỉ còn<br />
trong quá khứ, những bộ trang phục không còn hiện diện thường xuyên trong<br />
đời sống mà chỉ còn thấp thoáng trong những ngày hội văn hóa, những sinh<br />
hoạt văn hóa cộng đồng,... Bên cạnh đó còn là sự có mặt của các giá trị văn<br />
hóa mới, những ngôi nhà xây, những bộ trang phục Âu hóa,... Điều đó cũng<br />
đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi các cấp các ngành phải đầu tư, quan tâm. Đó là<br />
làm sao cho người Mường nhanh chóng bắt kịp, hòa chung với sự phát triển<br />
của nhân dân thủ đô nhưng vẫn giữ được các nét văn hóa riêng của mình.<br />
Trong xu hướng biến đổi chung của văn hóa, phương thức mưu sinh<br />
truyền thống của người Mường cũng đã có thay đổi, những thay đổi đó một<br />
mặt đã góp phần đem lại nhiều lợi ích cho người dân, trình độ dân trí được<br />
nâng cao, đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần,...<br />
Nhưng mặt khác nó cũng gây ra một số hạn chế, nó đã làm mất đi không ít<br />
các giá trị văn hóa truyền thống, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao,...<br />
Từ đó cần tìm ra những giải pháp khắc phục để kinh tế của đồng bào có thể<br />
phát triển và hòa nhập với xu thế phát triển chung của đất nước.<br />
Vì vậy, người viết chọn đề tài tìm hiểu “Phương thức mưu sinh của<br />
người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm<br />
<br />
5<br />
<br />