1 <br />
<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI<br />
KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
-------------------------<br />
<br />
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
<br />
THEN CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ LỤC HỒN<br />
HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn<br />
Sinh viên thực hiện<br />
Lớp<br />
<br />
: TH.S CHỬ THU HÀ<br />
: ĐẶNG THỊ HUYỀN<br />
: VHDT<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
2 <br />
<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt<br />
tình của các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, đồng bào Tày<br />
ở xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninhcùng các cơ quan đoàn thể<br />
tại địa phương trên.<br />
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô Khoa<br />
Văn hóa Dân tộc thiểu số, đặc biệt là Th.s Chử Thu Hà - người đã chỉ bảo,<br />
hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận.<br />
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bà con Tày ở xã Lục Hồn, huyện<br />
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá<br />
trình điền dã thu thập tài liệu tại địa phương.<br />
Mặc dù đã cố gắng nhiều song do năng lực còn hạn chế, bài khoa luận<br />
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đánh giá và<br />
góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài làm hoàn thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Hà Nội, tháng 5 năm 2015<br />
Đặng Thị Huyền<br />
<br />
3 <br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ LỤC HỒN ............................. 11<br />
1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 11<br />
1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 11<br />
1.1.2. Địa hình, đất đai ............................................................................. 11<br />
1.1.3. Sông ngòi và khí hậu ....................................................................... 12<br />
1.1.4. Hệ động vật, thảm thực vật ............................................................. 13<br />
1.2. Đời sống kinh tế, xã hội ...................................................................... 14<br />
1.2.1. Đời sống kinh tế .............................................................................. 14<br />
1.2.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 15<br />
1.2.3. Các chính sách kinh tế, xã hội ........................................................ 15<br />
1.3. Đời sống văn hóa của người Tày ở xã Lục Hồn ............................... 16<br />
1.3.1. Lịch sử tộc người, dân số và sự phân bố dân cư ............................ 16<br />
1.3.2. Khái quát về văn hóa vật chất ........................................................ 16<br />
1.3.4. Khái quát về văn hóa tinh thần ....................................................... 24<br />
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 27<br />
Chương 2. THEN VÀ CÁC HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG THEN CỦA NGƯỜI<br />
TÀYỞ XÃ LỤC HỒN ........................................................................................ 28<br />
<br />
2.2. Các cấp bậc trong Then và đặc điểm của người làm Then ............. 29<br />
2.2.1. Các cấp bậc trong Then .................................................................. 29<br />
<br />
4 <br />
<br />
<br />
2.2.2. Đặc điểm của người làm Then ........................................................ 29<br />
2.2.3. Vai trò của thầy Then trong đời sống của người Tày ở xã Lục Hồn<br />
................................................................................................................... 32<br />
2.3. Các hình thức diễn xướng Then của người Tày ở xã Lục Hồn ...... 32<br />
2.3.1. Then cầu tự (so bjóoc) .................................................................... 32<br />
2.3.2. Then giải hạn .................................................................................. 34<br />
2.3.3. Then chữa bệnh (chòi khảy)............................................................ 37<br />
2.3.4. Then chúc tụng, ca ngợi, giao duyên .............................................. 38<br />
2.3.5. Then cấp sắc ( Lảu Then) ............................................................... 38<br />
2.3.6. Giá trị của các nghi lễ Then trong đời sống của người Tày ở xã Lục<br />
Hồn ............................................................................................................ 51<br />
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 55<br />
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THEN TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT<br />
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở XÃ LỤC HỒN ................................................... 56<br />
<br />
3.1. Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam trong những<br />
năm gần đây ................................................................................................ 56<br />
3.2. Những điều kiện và cơ sở để Then trở thành nguồn lực phát triển<br />
du lịch văn hóa ở Lục Hồn ........................................................................ 59<br />
3.3. Những khuyến nghị và giải pháp....................................................... 66<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72<br />
PHỤ LỤC <br />
<br />
5 <br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Việt Nam có 54 dân tộc – 54 bông hoa rực rỡ sắc màu trong rừng hoa<br />
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc đều có “tài sản” riêng của mình,<br />
đó chính là văn hóa. Dân tộc Tày là tộc người cứ trú lâu đời và có dân số<br />
đứng thứ 2 trong bảng danh mục các tộc người ở Việt Nam.Họ có những giá<br />
trị văn hóa phong phú, độc đáo, chứa đựng tính nhân văn cao cả mà tiêu biểu<br />
phải kể đến Then Tày. Đó là một loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian đồng<br />
thời cũng là loại hình văn nghệ dân gian được tồn tại từ lâu đời trong đời sống<br />
lao động và sinh hoạt hàng ngày của tộc người Tày.Tuy nhiên, trong thời kì<br />
đất nước đổi mới như hiện nay, nền kinh tế thị trường mở cửa thì sự du nhập<br />
và giao thoa về kinh tế, văn hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa của<br />
các tộc người, trong đó có Then của người Tày.<br />
Ở Bình Liêu, các nghệ nhân thực hiện nghi lễ Then cổ đều là những<br />
người tuổi đã cao và chủ yếu là những “người được Then chọn". Điều đó đã<br />
phần nào gây nên những khó khăn cho việc truyền dạy những nghi lễ Then<br />
cho thế hệ sau. Nhưng, có thể nói Then đã ăn sâu vào trong tâm thức của tộc<br />
người Tày nơi đây. Then là tiếng nói tâm linh đồng thời cũng là tiếng nói<br />
chung của cộng đồng Tày ở Bình Liêu. Đó là liều thuốc chữa bệnh bằng tinh<br />
thần, là niềm vui sống của họ. Những giá trị tinh thần ấy đã trở thành niềm tự<br />
hào và cần phải được giữ lại không chỉ riêng cho con cháu người Tày ở Bình<br />
Liêu mà còn cho cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.<br />
Trong những năm gần đây, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số đang<br />
được nhiều người quan tâm. Các dân tộc thiểu số thường có các phong tục,<br />
tập quán, lối sống cũng như nền văn hóa đặc sắc. Đặc biệt hơn các nét văn<br />
hóa đó lại được hòa quyện với không gian sinh thái tự nhiên hấp dẫn khách du<br />
<br />