TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
<br />
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH<br />
------------<br />
<br />
HÁT XẨM TRONG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br />
TỈNH NINH BÌNH<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hồ Thu Hà<br />
Sinh viên thực hiện<br />
<br />
: Bùi Tuyết Phương<br />
<br />
HÀ NỘI – 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Đề tài khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành là kết quả học tập tại<br />
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em<br />
luôn nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô trong Khoa Văn<br />
hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Em xin được gửi lời cảm ơn<br />
chân thành nhất đến những người đã quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình<br />
thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Hồ Thu<br />
Hà, cô là người đã đặt nền móng và định hướng cho đề tài của em trong<br />
những ngày đầu thực hiện và ThS. Nguyễn Văn Thắng, thầy là người đã tận<br />
tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình phát triển và hoàn thiện<br />
đề tài này.<br />
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa Thể<br />
thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình và nhà hát Chèo tỉnh Ninh Bình đã tạo điều<br />
kiện cho em trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng bảo tồn nghệ thuật<br />
hát Xẩm ở tỉnh Ninh Bình.<br />
Tuy đã cố gắng nhưng thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, kính mong<br />
quý thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để đề tài khóa luận tốt<br />
nghiệp của em được hoàn thiện<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014<br />
Sinh viên thực hiện<br />
Bùi Tuyết Phương<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1<br />
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................5<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................6<br />
3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7<br />
4. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................7<br />
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9<br />
6. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 10<br />
Chương 1: KHÁT QUÁT VỀ NINH BÌNH - CÁI NÔI CỦA NGHỆ<br />
THUẬT HÁT XẨM............................................................................................. 11<br />
1.1. Địa lý, lịch sử, con người Ninh Bình......................................................... 11<br />
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .............................................................. 11<br />
1.1.2.Lịch sử ........................................................................................................... 20<br />
1.1.3.Con người ...................................................................................................... 22<br />
1.2. Những giá trị văn hoá đặc sắc ................................................................... 23<br />
1.2.1.Văn hoá vật thể ............................................................................................. 23<br />
1.2.2.Văn hoá phi vật thể ...................................................................................... 32<br />
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 34<br />
Chương 2: HÁT XẨM VÀ VỊ THẾ CỦA HÁT XẨM TRONG CHIẾN<br />
LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH ....................... 37<br />
2.1. Hát Xẩm - một di sản văn hoá độc đáo.................................................... 37<br />
2.1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của hát Xẩm ..................................... 38<br />
2.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hát Xẩm............................................................ 42<br />
2.2. Hát Xẩm trên quê hương Ninh Bình ........................................................... 47<br />
2.2.1. Những thăng trầm của hát Xẩm ở Ninh Bình trong quá khứ ...................... 47<br />
2.2.2. Thực trạng bảo tồn di sản phi vật thể hát Xẩm của tỉnh Ninh Bình ..... 54<br />
2.2.3. Nghệ nhân hát Xẩm tiêu biểu ở Ninh Bình .............................................. 56<br />
3<br />
<br />
2.3. Vị thế của hát Xẩm trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh<br />
Bình ......................................................................................................................... 58<br />
2.3.1.Góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch.................................................. 58<br />
2.3.2. Đem lại nguồn lợi kinh tế ........................................................................... 59<br />
2.3.3 Góp phần quảng bá cho Ninh Bình và du lịch tỉnh Ninh Bình ............... 60<br />
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 65<br />
Chương 3: PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC NGHỆ THUẬT HÁT XẨM<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH. ............................. 66<br />
3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. ................................................... 66<br />
3.2. Đối với các đơn vị biểu diễn ....................................................................... 68<br />
3.2.1. Nâng cao công tác quản lý, tổ chức biểu diễn......................................... 68<br />
3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ biểu diễn ................................. 70<br />
3.2.3. Đào tạo củng cố nguồn nhân lực biểu diễn phục vụ khách du lịch ...... 73<br />
3.2.4. Đa dạng hoá không gian biểu diễn phục vụ du lịch ............................... 75<br />
3.2.5. Xây dựng các chương trình biểu diễn đặc sắc phù hợp với các đối<br />
tượng khách du lịch ............................................................................................... 79<br />
3.2.6. Xây dựng các chương trình biểu diễn có sự kết hợp giữa hát Xẩm với<br />
một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác vốn có ở Ninh Bình................ 81<br />
3.3. Đối với các công ty du lịch, công ty lữ hành ........................................... 83<br />
3.3.1. Nơi biểu diễn hát Xẩm được thiết kế vào trong các chương trình du lịch .. 83<br />
3.3.2. Liên kết với các đơn vị nhà hàng khách sạn để đưa hát Xẩm đến với<br />
khách du lịch một cách linh hoạt ......................................................................... 87<br />
3.4. Đối với hướng dẫn viên ............................................................................... 88<br />
3.5. Đối với hoạt động quảng bá du lịch.......................................................... 88<br />
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 90<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 91<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 93<br />
PHỤ LỤC............................................................................................................... 94<br />
4<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trên một dải đất nước Việt Nam, Ninh Bình được biết đến là vùng đất<br />
địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với sự hình thành và phát triển của ba vương<br />
triều Đinh - Tiền Lê và Lý. Trải qua hàng nghìn năm với biết bao biến cố,<br />
thăng trầm của lịch sử, giờ đây, con người và vùng đất Cố đô đang trỗi dậy,<br />
vươn lên để phát triển mạnh mẽ. Là cửa ngõ cực Nam của đồng bằng Bắc Bộ,<br />
Ninh Bình được biết đến là vùng đất hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về<br />
tự nhiên, văn hoá đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững với những đặc<br />
điểm riêng biệt. Nằm ở vị trí tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực<br />
châu thổ sông Hồng và sông Mã, giữa Bắc Trung Bộ với vùng đồng bằng Bắc<br />
Bộ, thông qua những tuyến đường giao thông quan trọng, với những cảng<br />
sông, cảng biển kho tàng bến bãi rất thuận lợi để phát triển kinh tế và giao<br />
thương hàng hoá, đặc biệt là ngành kinh tế du lịch. Bên cạnh đó Ninh Bình<br />
còn có nguồn tài nguyên phong phú, nổi tiếng với những cảnh quan thiên<br />
nhiên kỳ thú, những di tích lịch sử văn hoá, những giá trị phi vật thể nổi tiếng<br />
như các lễ hội văn hoá dân gian, những làn điệu Chèo, hát Văn, hát Xẩm và<br />
một nền nghệ thuật ẩm thực phong phú độc đáo là nguồn nội lực quan trọng<br />
để Ninh Bình phát triển du lịch. Ngoài việc là nơi phát tích của nghệ thuật<br />
Chèo thì Ninh Bình còn được coi là “cái nôi” của nghệ thuật hát Xẩm cổ<br />
truyền bởi nơi đây có những vùng đất và những nghệ nhân tiêu biểu nhất của<br />
dân tộc đang lưu giữ loại hình nghệ thuật quý báu có giá trị gần 700 năm này.<br />
Cũng giống như các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc, hát<br />
Xẩm vốn có lịch sử tồn tại, phát triển từ nhiều thế kỷ trong không gian văn<br />
hoá của người Việt. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hát Xẩm<br />
cũng có lúc bị lãng quên, nhiều nghệ nhân là người yêu loại hình nghệ thuật<br />
này đã từng phải dấu đi niềm đam mê hát xướng, thậm chí giấu cả nghiệp hát<br />
5<br />
<br />