intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa học: Địa danh Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa” làm khóa luận tốt nghiệp ngành Văn hóa học

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa có nghĩa là làm sáng tỏ tên gọi của vùng đất, phương thức địa danh với những đặc điểm văn hóa. Thông qua việc miêu tả và phân tích địa danh, luận văn sẽ làm sáng tỏ những tên gọi xưa, các địa danh gắn với kiến trúc khảo cổ được tìm thấy, các địa danh gắn với lễ hội hoặc các sản vật địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa học: Địa danh Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa” làm khóa luận tốt nghiệp ngành Văn hóa học

TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hμ NéI<br /> Khoa v¨n hãa häc<br /> --------------------<br /> <br /> NGUYỄN VĂN HẢI<br /> <br /> ĐỊA DANH BẮC NINH<br /> DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ<br /> <br /> NG¦êI h−íng dÉn khoa häc: TH.S. lª thÞ cóc<br /> <br /> Hμ Néi - 2014<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Trong suốt quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất<br /> nhiều sự chỉ bảo, giúp đỡ cũng như những lời động viên. Tôi xin được xin<br /> được gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện đề<br /> tài này.<br /> Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Th.s Nguyễn<br /> Thành Nam, giảng viên khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.<br /> Thầy là người định hướng và tận tình chỉ bảo cho chúng tôi trong suốt quá<br /> trình lựa chọn, xây dựng cũng như hoàn thành ý tưởng cho đề tài luận văn tốt<br /> nghiệp của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy!<br /> Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học Văn hóa Hà<br /> Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, đặc biệt<br /> cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Văn hóa học đã cho tôi được biết đến, được hiểu<br /> sâu sắc cách làm bài khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó tôi xin được gửi lời<br /> cảm ơn gia đình, các anh, chị và các bạn sinh viên cùng lớp đã tạo mọi điều<br /> kiện cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.<br /> Xin cảm ơn sâu sắc tới các nhà nghiên cứu, cơ quan sở văn hóa thể thao<br /> và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp thông tin, tư liệu để tôi thực hiện đề tài<br /> này.<br /> Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!<br /> Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014<br /> Người thực hiện<br /> Nguyễn Văn Hải<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 <br /> 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 <br /> 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................. 2 <br /> 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......................................................... 2 <br /> 4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................... 4 <br /> 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 4 <br /> 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 5 <br /> 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 6 <br /> Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ VẤN ĐỀ ĐỊA<br /> DANH BẮC NINH .......................................................................................... 7 <br /> 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH....................................................... 7 <br /> 1.1.1 Khái niệm địa danh và địa danh học ................................................ 7 <br /> 1.1.2 Phân loại địa danh .......................................................................... 12 <br /> 1.1.2.1 Một số cách phân loại địa danh của tác giả nước ngoài ......... 12 <br /> 1.1.2.2 Các cách phân loại địa danh của tác giả trong nước ............... 13 <br /> 1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của địa danh ................................................. 14 <br /> 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN ĐỊA DANH BẮC NINH ................... 16 <br /> 1.2.1 Một số nét về điều kiện tự nhiên .................................................... 16 <br /> 1.2.2 Một số nét về điều kiện kinh tế - xã hội ......................................... 21 <br /> 1.3 KẾT QUẢ THU THẬP ĐỊA DANH Ở BẮC NINH................................ 27 <br /> Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 30 <br /> Chương 2 BẮC NINH – BỨC TRANH LỊCH SỬ VĂN HÓA QUA ĐỊA<br /> DANH ............................................................................................................. 31 <br /> 2.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA .......................................................................... 31 <br /> 2.2 ĐỊA DANH BẮC NINH GẮN VỚI CÁC CON SÔNG .......................... 34 <br /> 2.2.1 Sông Cầu ........................................................................................ 34 <br /> 2.2.2 Sông Đuống.................................................................................... 36 <br /> 2.2.3 Sông Dâu ........................................................................................ 36 <br /> 2.3 ĐỊA DANH QUA DI TÍCH KHẢO CỔ................................................... 38 <br /> 2.3.2 Di chỉ thuộc huyện Từ Sơn ............................................................ 41 <br /> 2.3.3 Di chỉ thuộc huyện Yên Phong ...................................................... 44 <br /> 2.3.4 Di chỉ thuộc huyện Gia Bình ......................................................... 45 <br /> 2.4 ĐỊA DANH QUA KIẾN TRÚC TÔN GIÁO ........................................... 47 <br /> 2.4.1 Địa danh kiến trúc chùa Dâu .......................................................... 47 <br /> <br /> 2.4.2 Địa danh kiến trúc Đình Đình Bảng .............................................. 49 <br /> 2.4.4 Địa danh kiến trúc chùa Dạm......................................................... 51 <br /> 2.5 ĐỊA DANH GẮN VỚI LỄ HỘI TIÊU BIỂU........................................... 54 <br /> 2.5.1 Hội Lim .......................................................................................... 55 <br /> 2.5.2 Lễ hội Đền Đô ................................................................................ 56 <br /> 2.5.3 Hội pháo làng Đồng Kỵ ................................................................. 59 <br /> 2.5.4 Lễ hội Thuỷ tổ quan họ làng Viêm Xá, Bắc Ninh ......................... 60 <br /> 2.5.5 Hội Chen làng Nga Hoàng ............................................................. 61 <br /> 2.6 ĐỊA DANH GẮN VỚI VĂN HÓA ẨM THỰC ...................................... 63 <br /> 2.7 ĐỊA DANH GẮN VỚI LÀNG NGHỀ ..................................................... 68 <br /> 2.7.1 Tranh Đông Hồ .............................................................................. 68 <br /> 2.7.2 Gốm Phù Lãng ............................................................................... 70 <br /> 2.7.3 Đúc Đồng Đại Bái .......................................................................... 72 <br /> Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ NÉT<br /> ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ĐỊA DANH BẮC NINH................... 76 <br /> 3.1 NGUỒN GỐC VÀ SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH CƯ TRÚ HÀNH CHÍNH<br /> ......................................................................................................................... 76 <br /> 3.1.1 Giới thiệu chung về nguồn gốc biến đổi địa danh cư trú hành chính<br /> ......................................................................................................................... 76 <br /> 3.1.2 Sự biến đổi địa danh cư trú hành hành chính................................. 77 <br /> 3.2 NGUỒN GỐC SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH TỰ NHIÊN ......................... 87 <br /> 3.3 MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRONG ĐỊA DANH BẮC<br /> NINH ............................................................................................................... 90 <br /> 3.3.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ......................................... 90 <br /> 3.3.2.1 Đặc trưng địa - văn hóa qua các thành tố chung về sông nước<br /> ............................................................................................................. 92 <br /> 3.3.2.2 Không gian văn hóa trong địa danh Bắc Ninh............................ 94 <br /> Tiểu Kết Chương 3 .......................................................................................... 97 <br /> KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98 <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102 <br /> PHỤ LỤC ẢNH……………………………………………………………..104<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> <br /> Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực rất quan trọng và cần thiết trong<br /> nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu khu vực. Bởi vì, địa danh là một dạng<br /> thức ngôn ngữ, về bản chất có những mối quan hệ gắn bó, những ảnh hưởng<br /> hay tác động qua lại với văn hoá, lịch sử, địa lý, dân cư nơi nó tồn tại.<br /> Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan đó,<br /> đặc biệt nghiên cứu địa danh trong mối quan hệ với văn hoá hiện đang là<br /> một trong những công việc được quan tâm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu địa<br /> danh sẽ góp phần vào việc soi sáng sự phát triển của tiếng Việt và của tiếng<br /> địa phương trong các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp được<br /> phản ánh trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Đặc biệt nghiên cứu địa danh<br /> cũng góp phần nghiên cứu văn hóa vùng lãnh thổ một trong những vấn đề mà<br /> các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm hiện nay.<br /> Bắc Ninh là một tiểu vùng văn hóa đặc biệt. Về mặt lịch sử, Bắc Ninh là<br /> một vùng đất cổ với trung tâm văn hóa nổi tiếng một thời xưa kia là vùng đất<br /> Luy Lâu nay là huyện Thuận Thành là một vùng mang nhiều giá trị văn hóa,<br /> đặc biệt là dấu ấn của Đạo Phật. Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là vương quốc<br /> của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới<br /> đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu<br /> như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền<br /> Lý Bát Đế, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp.<br /> Người Kinh Bắc nổi tiếng thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và<br /> tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật<br /> và bao trùm là đạo lí sống "uống nước nhớ nguồn" quý trọng cái tình, cái<br /> nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển<br /> một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2