TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI<br />
KHOA VĂN HÓA HỌC<br />
--------------------<br />
<br />
ĐOÀN THỊ NGỌC<br />
<br />
VĂN HÓA LÀNG QUÊ<br />
TRONG THƠ LỤC BÁT ĐƯƠNG ĐẠI<br />
(TÌM HIỂU QUA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN)<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG KIM NGỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2013<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành được bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ<br />
nhiệt tình và tận tụy của các thầy (cô) giáo Khoa Văn hóa học Trường Đại<br />
học Văn hóa Hà Nội, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.Em xin chân thành cảm<br />
ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó.<br />
Đặc biệt qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu<br />
sắc nhất đến cô giáo – Tiến sĩ Hoàng Kim Ngọc - người đã hết lòng giúp đỡ<br />
và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt nhất khóa luận này.<br />
Em xin gửi tới quí thầy(cô) trong Hội đồng bảo vệ lời cảm ơn chân<br />
thành!<br />
Do bản thân còn hạn chế về trình độ nên khóa luận chắc chắn sẽ còn<br />
nhiều thiếu sót, vậy nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo,góp ý từ phía thầy<br />
cô, đồng nghiệp và các bạn.<br />
Hà Nội, tháng 6 năm 2013<br />
Tác giả khóa luận<br />
<br />
Đoàn Thị Ngọc<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
¬<br />
<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2<br />
Chương 1: VĂN HÓA LÀNG QUÊ VÀ VÀI NÉT SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ<br />
ĐỒNG ĐỨC BỐN .............................................................................................................. 11<br />
<br />
1.1.Văn hóa – những vấn đề chung ............................................................... 11<br />
1.1.1. Văn hóa và văn học .................................................................................. 11<br />
1.1.2. Đôi nét về văn hóa làng quê ....................................................................... 20<br />
<br />
1.2. Sự biểu hiện của văn hóa làng quê trong thơ ca dân tộc ..................... 23<br />
1.2.1. Trong thơ ca dân gian ............................................................................... 23<br />
1.2.2. Trong thơ ca trung đại .............................................................................. 27<br />
1.2.3. Trong thơ ca hiện đại ................................................................................ 30<br />
<br />
1.3. Con đường sáng tạo thi ca của nhà thơ Đồng Đức Bốn ...................... 34<br />
1.3.1. Trước khi đến với thi ca ............................................................................ 35<br />
1.3.2. Sau khi đến với thi ca ............................................................................... 35<br />
<br />
1.4. Đặc điểm của thể thơ lục bát ................................................................... 38<br />
1.4.1. Triển khai tứ thơ ..................................................................................... 38<br />
1.4.2. Xây dựng hình ảnh<br />
<br />
.................................................................................. 38<br />
<br />
1.4.3. Ngôn ngữ .............................................................................................. 39<br />
1.4.4. Giọng điệu ............................................................................................. 40<br />
<br />
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT<br />
ĐỒNG ĐỨC BỐN .............................................................................................................. 41<br />
<br />
2.1. Cảnh sắc làng quê ..................................................................................... 41<br />
2.1.1. Cảnh sắc làng quê mượt mà và đằm thắm hiện lên trong thơ Đồng Đức Bốn ........... 41<br />
2.1.2. Cảnh sắc làng quê vương vấn nét truyền thống trong thơ Đồng Đức Bốn<br />
<br />
............... 45<br />
<br />
2.2. Cảnh sinh hoạt văn hóa nơi làng quê ..................................................... 55<br />
2.2.1. Phong tục tập quán hội hè đình đám ............................................................. 56<br />
2.2.2. Những sinh hoạt đời thường của con người lao động chân lấm tay bùn. ................. 61<br />
<br />
2.3. Những nhân vật góp phần thể hiện văn hóa làng................................. 64<br />
2.3.1. Những người phụ nữ chân quê .................................................................... 64<br />
<br />
2.3.2. Những lão nông, trai làng nơi thôn dã ........................................................... 68<br />
2.3.3. Những em thơ của xứ đồng ........................................................................ 69<br />
<br />
2.4. Sự thay đổi của văn hóa làng quê trong cuộc sống mới ...................... 71<br />
2.4.1. Những mã văn hóa mới mang tính tích cực..................................................... 71<br />
2.4.2. Những luồng văn hóa mang tính tiêu cực trong cuộc sống mới ............................ 73<br />
<br />
2.5. Một số cách thức lưu giữ “phần hồn” văn hóa làng Việt .................... 73<br />
2.5.1. Thông qua hệ thống văn học về văn hóa làng Việt ............................................ 73<br />
2.5.2. Thông qua hệ thống các hoạt động văn hóa làng .............................................. 74<br />
2.5.3. Thông qua ý thức trách nhiệm của nhân dân ................................................... 75<br />
<br />
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 77<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 79<br />
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 81<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
1.Trải qua sự vô tình của thời gian, mọi thứ được bồi đắp, nhưng có<br />
những giá trị một đi không trở lại, và để lại cho con người ta những khoảng<br />
không tĩnh lặng và hoài niệm về những điều đã qua và văn hóa làng nơi kí ức<br />
của mỗi con người là một điều minh chứng. Đến với thời kì đương đại, người<br />
ta bàn nhiều về văn hóa, nói nhiều về ảnh hưởng của nó tới đời sống con<br />
người và đã có không ít công trình nghiên cứu về văn hóa cội nguồn, đề tài<br />
được chú trọng nhiều hơn cả đó là văn hóa truyền thống. Và văn hóa làng quê<br />
như là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ đang đi tìm hồn cốt nơi<br />
làng quê đang bị lãng quên.Trong thời kì hội nhập đầy thử thách, văn hóa<br />
truyền thống hay hẹp hơn là văn hóa làng quê đang bị mai một mỗi ngày. Thế<br />
hệ trẻ họ đang mất định hướng về cái gọi là văn hóa truyền thống, họ đang lên<br />
tiếng bởi họ cần hiểu văn hóa dân tộc mình là gì và họ muốn hiểu về “ngôi<br />
làng văn hóa” đó. Chính vì lí do đã thôi thúc, cho người thực hiện khóa luận<br />
này động lực lớn để nghiên cứu văn hóa làng quê dưới góc độ văn học, vừa<br />
nhạy cảm với thời cuộc, lại mang được sự tinh tế, sâu sắc và nhân văn của văn<br />
hóa bản thể lẫn khách thể của nó. Hướng nghiên cứu này không phải đi theo<br />
lối mòn cổ điển mà nhìn một cách khách quan nhận diện được tính biện<br />
chứng giữa văn hóa và văn học nhằm chỉ ra mạch nguồn sâu sa văn hóa dân<br />
tộc chi phối tính sáng tạo của văn học và ngược lại văn học lại là hiện thân<br />
của văn hóa dân tộc.<br />
Đây là hướng nghiên cứu mang tính chất kế thừa và triển vọng rất phù<br />
hợp với thời cuộc.<br />
2. Với một đất nước một ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao thời kì<br />
cách tân văn hóa Việt Nam như mang trong mình cốt lõi của văn hóa ngàn<br />
xưa, được gọi là “bản sắc dân tộc”. Điều này được thể hiện qua từng văn hóa<br />
<br />