TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA VĂN HÓA HỌC<br />
--------------------------- <br />
<br />
<br />
BÙI PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU TRUNG CƯ TRUNG<br />
VĂN, HUYỆN TỪ LIÊN, HÀ NỘI<br />
Chuyên ngành: Nghiên cứu Văn hóa<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
NGÀNH VĂN HÓA HỌC<br />
<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S. NGUYỄN THỊ THANH MAI<br />
<br />
Hà Nội - 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN <br />
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Văn hóa ứng xử tại <br />
khu chung cư Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội”, tôi đã nhận được sự <br />
chỉ bảo, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ <br />
lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai‐ Giảng viên đã trực <br />
tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện <br />
và hoàn thiện khóa luận này. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Văn hóa học, <br />
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt, trang bị cho tôi <br />
những kỹ năng và kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Vốn <br />
kiến thức thức mà tôi tiếp thu được không chỉ là nền tảng cho quá trình <br />
nghiên cứu khóa luận, mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời <br />
một cách vững chắc. <br />
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban quản trị khu chung cư <br />
Trung Văn, cô Lê Thị Cúc cùng người dân tại khu chung cư đã giúp đỡ và <br />
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc khảo sát tại chung cư. <br />
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, không thể <br />
tránh được những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành <br />
của quý thầy cô và bạn bè. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn! <br />
Hà Nội, ngày…tháng…năm… <br />
Sinh viên <br />
Bùi Phương Thảo <br />
<br />
MỤC LỤC <br />
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 <br />
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1 <br />
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2 <br />
3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 <br />
3.1.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 <br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5 <br />
4.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 <br />
4.1.Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................ 5 <br />
4.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 5 <br />
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 6 <br />
6.BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN ......................................................................................... 6 <br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀKHU <br />
CHUNG CƯ TRUNG VĂN, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI ......................................... 7 <br />
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG .................................................................. 7 <br />
1.1.1. Khái quát về chung cư .................................................................................... 7 <br />
1.1.2. Khái quát về văn hóa ứng xử.................................................................... 21 <br />
1.1.3.Vai trò của văn hóa ứng xử trong quá trình xây dựng văn hóa <br />
chung cư ............................................................................................................ 26 <br />
1.2.TỔNG QUAN VỀ KHU CHUNG CƯ TRUNG VĂN, HUYỆ TỪ LIÊM, HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
31 <br />
<br />
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 33 <br />
Chương 2:THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ <br />
TRUNG VĂN ....................................................................................................................... 35 <br />
2.1. VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ TRUNG VĂN ......................... 35 <br />
2.1.1.Văn hóa ứng xử của cư dân với không gian kiến trúc chung cư <br />
Trung Văn ..................................................................................................................... 35 <br />
<br />
2.1.2. Văn hóa ứng xử với cộng đồng của người dân sống tại khu <br />
chung cư Trung Văn ................................................................................................. 45 <br />
2.1.3.Văn hóa ứng xử của người dân sống tại khu chung cư với người <br />
làm công tác quản lý‐ dịch vụ .............................................................................. 50 <br />
2.2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ <br />
TRUNG VĂN ..................................................................................................................... 53 <br />
2.2.1.Những mặt tích cực ....................................................................................... 53 <br />
2.2.2.Những mặt hạn chế ....................................................................................... 58 <br />
2.3.SO SÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ TAIH KHU CHUNG CƯ TRUNG CƯ <br />
TRUNG VĂN VỚI KHU TẬP THỂ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ..................... 61 <br />
2.3.1.Sự tương đồng ................................................................................................. 61 <br />
2.3.2.Sự khác biệt ...................................................................................................... 63 <br />
Tiểu kết chương 2: ........................................................................................................ 66 <br />
Chương 3:GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO KHU CHUNG <br />
CƯ TRUNG VĂN ................................................................................................................ 68 <br />
3.1.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA <br />
ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ TRUNG VĂN ....................................................... 68 <br />
3.1.1.Những thuận lợi ............................................................................................. 68 <br />
3.1.2.Những khó khăn ............................................................................................. 71 <br />
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU <br />
CHUNG CƯ TRUNG VĂN............................................................................................. 78 <br />
3.2.1.Về phía chủ đầu tư ......................................................................................... 79 <br />
3.2.2.Về phía người dân: ........................................................................................ 80 <br />
Tiểu kết chương 3: ........................................................................................................ 81 <br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 83 <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 86 <br />
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 88 <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình dựng<br />
nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được cha ông ta lưu giữ<br />
truyền từ đời này sang đời khác, là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện<br />
trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình. Văn hóa ứng xử là lối suy<br />
nghĩ, hành động của cá nhân trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ<br />
giữa con người với tự nhiên, với xã hội. Ngày nay, văn hóa ứng xử có tầm<br />
quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị<br />
trườngvà sự giao thoa văn hóa; dường như nhiều giá trị đã bị đảo lộn, các giá<br />
trị, chuẩn mực xã hội tốt đẹp đang bị phai mờ dần trong cuộc sống hiện đại<br />
bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do cuộc sống bận rộn hay do nguyên nhân<br />
nào khác mà chúng ta đang mất dần những nét đẹp văn hóa ứng xử, văn hóa<br />
ứng xử được nhắc đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: trường học, doanh<br />
nghiệp, gia đình,…Khủng hoảng về văn hóa ứng xử có thể khiến con người<br />
mất phương hướng, không biết nên đi theo giá trị nào. Văn hóa ứng xử đóng<br />
vai trò vô cùng quan trọng, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển<br />
hoàn thiện, nó cũng ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc.<br />
Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát<br />
triển nhanh chóng của các thành phố lớn, đời sống của người dân ngày một<br />
nâng cao, lượng người tập trung về thành phố để học tập và kiếm sống ngày<br />
một nhiều, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, các khu chung cư cũng xuất<br />
hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quá trình đô thị hóa<br />
diễn ra cũng làm thay đổi nhanh kiến trúc đô thị, kiến trúc nhà ở, đặc biệt là<br />
sự xuất hiện loại hình nhà chung cư. Song hành cùng với sự phát triển của đô<br />
thị ở Việt Nam, thì các chung cư cũng biển đổi từ kiểu dáng đến các thành<br />
<br />