1<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI<br />
<br />
KHOA BẢO TÀNG<br />
*********<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN<br />
<br />
TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LÀNG CÓT<br />
(ĐÌNH HẠ YÊN QUYẾT)<br />
(PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI)<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
NGÀNH BẢO TÀNG<br />
<br />
Người hướng dẫn:<br />
<br />
PGS. TS Trịnh Minh Đức<br />
<br />
HÀ NỘI – 2010<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1<br />
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 4<br />
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5<br />
5. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 6<br />
6. Bố cục khóa luận ...................................................................................... 6<br />
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒNTẠI CỦA<br />
ĐÌNH HẠ YÊN QUYẾT ...............................................................................................7<br />
1.1. Tổng quan về không gian văn hóa nơi di tích tồn tại. ....................... 7<br />
1.1.1. Lịch sử vùng đất. .............................................................................. 7<br />
1.1.2 Đời sống dân cư. ............................................................................... 8<br />
1.1.3 Truyền thống văn hóa...................................................................... 12<br />
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích......................... 19<br />
1.2.1 Truyền thuyết các nhân vật được thờ ở đình làng Cót.................... 19<br />
1.2.2. Đình Hạ Yên Quyết qua các thời kỳ lịch sử ................................... 25<br />
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC, LỄ HỘI ĐÌNH HẠ<br />
YÊN QUYẾT....................................................................................................................29<br />
2.1 Kiến trúc ............................................................................................... 29<br />
2.1.1 Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng tổng thể của di tích .... 29<br />
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc, nghệ thuật trang trí đình Hạ Yên Quyết<br />
.................................................................................................................. 35<br />
2.1.3 Hệ thống di vật ................................................................................ 45<br />
2.2 Lễ hội đình làng Hạ Yên Quyết .......................................................... 54<br />
2.2.1. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội đình Hạ Yên Quyết .......... 54<br />
2.2.2 Công việc tổ chức lễ hội .................................................................. 55<br />
2.2.3. Nội dung chính của lễ hội .............................................................. 56<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ<br />
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH HẠ YÊN QUYẾT .............................68<br />
3.1 Thực trạng di tích đình Hạ Yên Quyết .............................................. 68<br />
3.1.1 Thực trạng về kiến trúc. .................................................................. 68<br />
3.1.2 Thực trạng về di vật ........................................................................ 69<br />
3.1.3 Thực trạng lễ hội ............................................................................. 70<br />
3.2. Giải pháp bảo tồn di tích đình làng Cót ........................................... 71<br />
3.2.1 Giải pháp bảo tồn đối với di tích đình làng Cót. ............................ 71<br />
3.2.2. Giải pháp trùng tu, tôn tạo đình làng Cót...................................... 73<br />
3.3 Bảo quản các di vật trong di tích........................................................ 76<br />
3.3.1 Di vật gỗ .......................................................................................... 76<br />
3.3.2 Di vật kim loại ................................................................................. 77<br />
3.3.3 Di vật vải ......................................................................................... 77<br />
3.4 Giải pháp bảo tồn lễ hội đình làng Cót. ............................................. 77<br />
3.5. Khai thác và phát huy giá trị di tích đình Hạ Yên Quyết ............... 78<br />
3.5.1 Tổ chức tham quan tại di tích ......................................................... 78<br />
3.5.2 Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng ...... 78<br />
3.5.3 Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích .............................................. 79<br />
KẾT LUẬN ......................................................................................................................81<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................83<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Toàn thể dân tộc Việt Nam đang từng ngày chuẩn bị cho lễ kỷ niệm<br />
trọng đại “1000 năm Thăng Long – Hà Nội” để tạo nên dấu ấn cho mảnh đất<br />
nghìn năm văn hiến ấy, không thể không kể đến sự góp mặt của các di tích<br />
lịch sử văn hóa, mà ẩn dưới dáng vẻ rêu phong cổ kính chính là một kho tàng<br />
quý báu của cha ông để lại cho chúng ta về kiến trúc, điêu khắc, trang trí và<br />
phong tục cổ truyền, tín ngưỡng. Những di tích lịch sử - văn hóa sẽ trở nên có<br />
ý nghĩa nếu như mỗi chúng ta hiểu đựơc lớp văn hóa trong nó, và có cái nhìn<br />
chân thực, rõ ràng hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc, biết lựa chọn khai thác<br />
cũng như bảo tồn và phát huy những tinh hoa, truyền thống đạo đức, thuần<br />
phong mỹ tục lấy đó làm nền tảng xây dựng nền văn hiến nước ta vừa mang<br />
nét văn hóa cổ truyền vừa mang nét văn hóa hiện đại.<br />
Những năm gần đây, cùng với không khí đổi mới đất nước trên tất cả<br />
các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội…Các di tích đang được phục hồi, tôn<br />
tạo, các lễ hội được mở ra ngày thêm khởi sắc ở khắp các tỉnh, thành phố,<br />
làng quê, đó là minh chứng sắc đáng nhất về vai trò của các di tích lịch sử văn<br />
hóa, về mục đích nhân văn cao cả hoàn thiện con người, hoàn thiện cái chân thiện – mỹ trong mỗi con người khi đến di tích.<br />
Thành phố Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng có nhiều di<br />
tích lịch sử văn hóa có giá trị, việc khai thác và phát huy giá trị còn tiềm ẩn<br />
trong di tích là một nguồn lực phong phú, đa dạng nhằm phát triển kinh tế du<br />
lịch, đặc biệt trong năm có đại lễ kỷ niệm 1000 năm chuẩn bị diễn ra.<br />
Tuy nhiên, nếu như chúng ta chỉ khai thác và phát huy giá trị của những<br />
di sản mà không chú trọng đến việc bảo quản và tu bổ, tôn tạo thì sẽ hủy hoại<br />
tới di sản văn hóa của dân tộc, đã có một bộ phận các di tích lịch sử văn hóa<br />
bị đe dọa, bị sử dụng sai mục đích, bị thu hẹp lại, bị xóa bỏ, buôn bán trái<br />
phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…Thực tế cũng chứng minh rằng mất đi<br />
<br />
5<br />
<br />
một nhà máy ta còn có thể xây dựng lại thậm chí to đẹp hơn, nhưng nếu<br />
những di sản văn hóa không còn thì sẽ không thể thay thế như cũ được.<br />
Nhận thức được điều này và được sự đồng ý của khoa bảo tàng và<br />
giảng viên hướng dẫn tôi chọn ngôi đình Hạ Yên Quyết (Đình Cót) – Làng<br />
Cót – Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội làm đề tài khóa luận<br />
tốt nghiệp đại học nghành bảo tàng học.<br />
Mặt khác, qua công trình nghiên cứu này để góp phần vào tiến trình<br />
bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc.<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Từ những tư liệu lịch sử xác định lịch sử ra đời và quá trình tồn tại của<br />
di tích đình làng Cót.<br />
Nghiên cứu, khảo tả những giá trị của di tích qua kiến trúc, điêu khắc<br />
và lễ hội.<br />
Tìm hiểu thực trạng của di tích và đề xuất những giải pháp bảo tồn, tôn<br />
tạo và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là Đình làng Cót (đình Hạ<br />
Yên Quyết).<br />
Phạm vi nghiên cứu: là đặt di tích đình Hạ Yên Quyết (đình Cót) trong<br />
không gian lịch sử, văn hóa làng Cót – phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy –<br />
TP. Hà Nội.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên nghành: Bảo tàng<br />
học, Mỹ thuật học, Sử học, dân tộc học, sử học, mỹ thuật học, văn hóa dân<br />
gian…<br />
<br />