TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA DI SẢN VĂN HÓA<br />
<br />
NGUYỄN HƯNG<br />
<br />
TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LƯƠNG<br />
(XÃ TRI PHƯƠNG - HUYỆN TIÊN DU –TỈNH BẮC NINH)<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC<br />
Mã số : 52320350<br />
<br />
Người hướng dẫn:<br />
<br />
THS. TRẦN ĐỨC NGUYỄN<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
1<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Trong quá trình viết khoá luận này,em nhận thấy các tài liệu viết về di<br />
tích còn quá ít, nhất là với một sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, kinh<br />
nghiệm chưa nhiều nên gặp không ít khó khăn. Song với cố gắng nỗ lực của<br />
bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Đức Nguyên, cùng với sự<br />
dạy bảo của các thầy cô trong khoa Di sản văn hóa trường Đại học Văn hoá<br />
Hà Nội, lại được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Ban quản lý di tích đình<br />
Lương và nhiều cụ cao tuổi trong làng. Nhân đây em xin được bày tỏ lòng<br />
biết ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ quý báu đó.<br />
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng do trình độ nhận thức và kiến<br />
thức chuyên môn còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi<br />
những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong quý thầy cô lượng thứ và tham gia<br />
đóng góp ý kiến để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.<br />
Em xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5<br />
Chương 1: ĐÌNH LƯƠNG TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ .................. 8<br />
1.1. Tổng quan về làng Lương – xã Tri Phương ...................................... 8<br />
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.................................................... 8<br />
1.1.2. Dân cư .......................................................................................... 10<br />
1.1.3. Đời sống kinh tế ........................................................................... 11<br />
1.1.4. Truyền thống cách mạng vàđời sống văn hóa - xã hội .................. 13<br />
1.2. Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đìnhLương ................. 20<br />
1.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................ 20<br />
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích .......................................................... 21<br />
1.3. Nhân vật được thờ trong di tích ...................................................... 23<br />
1.3.1. Vài nét về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ................................ 23<br />
1.3.2. Nhân vật được thờ tại đình Lương ................................................ 26<br />
Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH<br />
LƯƠNG ...................................................................................................... 30<br />
2.1. Giá trịkiến trúc - nghệ thuật đình Lương ....................................... 30<br />
2.1.1. Không gian cảnh quan .................................................................. 30<br />
2.1.2. Bố cục mặt bằng .......................................................................... 33<br />
2.1.3. Các hạng mục kiến trúc của đình Lương....................................... 33<br />
2.1.3. Trang trí trên kiến trúc .................................................................. 37<br />
2.1.4. Các di vật tiêu biểu trong di tích ................................................... 41<br />
2.2. Lễ hội đình Lương ............................................................................ 47<br />
2.2.1. Thời gian và không gian lễ hội ..................................................... 48<br />
2.2.2. Chuẩn bị lễ hội ............................................................................. 49<br />
2.2.3. Diễn trình lễ hội............................................................................ 50<br />
2.2.4. Giá trị của lễ hội ........................................................................... 60<br />
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH<br />
ĐÌNH LƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................. 62<br />
3.1. Hiện trạng di tích đình Lương ......................................................... 62<br />
3<br />
<br />
3.1.1. Hiện trạng không gian cảnh quan ................................................. 62<br />
3.1.2. Hiện trạng kiến trúc ...................................................................... 62<br />
3.1.3. Hiện trạng di vật ........................................................................... 63<br />
3.1.4. Thực trạng lễ hội .......................................................................... 64<br />
3.2. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích đình Lương ............................... 64<br />
3.2.1. Cơ sở pháp lí bảo vệ di tích .......................................................... 64<br />
3.2.2. Giải pháp bảo quản di tích ............................................................ 65<br />
3.2.3. Giải pháp tôn tạo di tích ............................................................... 69<br />
3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý di tích .............................. 69<br />
3.3. Khai thác,phát huy giá trị di tích đìnhLương ................................. 72<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................. 75<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 77<br />
PHỤ LỤC ................................................................................................... 79<br />
<br />
4<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu<br />
trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình,<br />
chùa, đền, miếu, lăng tẩm...Không đơn thuần chỉ là công trình văn hóa tín<br />
ngưỡng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người mà di tích lịch sử - văn hoá<br />
còn lưu giữ nguồn sử liệu phong phú, những bảo tàng về kiến trúc - nghệ<br />
thuật, cổ vật đặc sắc và những giá trị văn hoá phi vật thể thông qua lễ hội và<br />
các hình thức diễn xướng dân gian. Đình làng với tư cách là một trung tâm<br />
hành chính, văn hóa và tín ngưỡng của một cộng đồng, đã trải qua lịch sử phát<br />
triển hàng trăm năm, mang trên mình các lớp trầm tích văn hóa của cư dân<br />
nông nghiệp lúa nước. Một trong 7 nhiệm vụ cụ thể được nêu ra trongNghị<br />
quyết hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây<br />
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa<br />
dân tộc là “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”. Nghiên cứu về đình làng<br />
và các giá trị của nó là một trong những bước đi đầu tiên để bảo tồn và phát<br />
huy khối di sản văn hóa truyền thống này.<br />
Nằm trên vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, đình Lương, xã Tri<br />
Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một ngôi đình cổ, một công trình bề<br />
thếvới những nét son về nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc đình làng<br />
Việt Nam cuối thế kỉ XVII. Cùng với đó là hệ thống di vật, cổ vật phong phú,<br />
đa dạng niên đại thời Hậu Lê, Nguyễn còn khá nguyên vẹn, mang nhiều giá trị<br />
văn hóa, thẩm mỹ. Đồng thời đây cũng là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng,nơi<br />
gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của cư dân làng<br />
Lương thông qua hoạt động thờ cúng Thành hoàng, lễ hội và các hình thức<br />
diễn xướng dân gian đặc sắc. Với những giá trị tốt đẹp mang trên mình, đình<br />
Lương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm và xếp hạng là Di<br />
tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gianăm 1990.<br />
<br />
5<br />
<br />