Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt<br />
Nam<br />
Thịnh Quang Thắng<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Chí<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
Abstract: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về người bị hại trong tố tụng hình<br />
sự (TTHS). Nghiên cứu và so sánh những quy định của luật TTHS Việt Nam và luật<br />
TTHS của một số nước trên thế giới về người bị hại. Đánh giá thực tiễn hoạt động của<br />
các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) hình sự ở Việt Nam liên quan đến người bị<br />
hại. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của luật TTHS Việt Nam về người bị<br />
hại và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng những quy định đó của các<br />
CQTHTT hình sự ở Việt Nam.<br />
Keywords: Luật hình sự; Luật tố tụng hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người bị hại<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Người tham gia tố tụng là người có quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của<br />
BLTTHS, họ tham gia tố tụng nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời nhằm bảo đảm quyền<br />
và lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến hành vi phạm tội.<br />
BLTTHS hiện hành có quy định về người tham gia tố tụng thành một chương riêng<br />
như: Quy định về bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên<br />
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bào chữa, người giám định, người làm chứng… BLTTHS<br />
năm 2003 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn BLTTHS năm 1988. Trong những người tham gia<br />
tố tụng thì có người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như:<br />
Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ<br />
liên quan đến vụ án. Có người tham gia tố tụng để giúp đỡ những người có quyền và lợi ích<br />
hợp pháp và có người tham gia tố tụng chỉ nhằm giúp CQTHTT để xác định sự thật của vụ án<br />
như: người giám định, người phiên dịch, người làm chứng.<br />
Hiện nay trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có nhiều cách hiểu khác, xác<br />
định khác nhau và không đầy đủ về những người bị hại trong TTHS chẳng hạn như: trong<br />
<br />
BLTTHS quy định người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền như người<br />
bị hại. Tuy nhiên BLTTHS chưa quy định trường hợp người bị hại bị mất tích, người bị hại là<br />
người chưa thành niên, là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, thì ai là người đại<br />
diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng? Hay có những trường hợp người tham gia tố tụng<br />
tham gia tố tụng với nhiều tư cách thì xác định tư cách nào là đúng và chính xác thì thực tiễn<br />
áp dụng còn rất nhiều lúng túng và có nhiều quan điểm khác nhau… Từ những vấn đề còn<br />
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cũng như trong lý luận về những người bị hại thì việc<br />
nghiên cứu làm rõ những quy định cụ thể về người bị hại trong BLTTHS có vai trò ý nghĩa rất<br />
quan trọng trong cách hiểu và áp dụng thống nhất, hơn nữa là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích<br />
của họ. Vì vậy, đây là lý do tác giả chọn việc nghiên cứu đề tài “Người bị hại trong luật<br />
TTHS Việt Nam”<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu và sách chuyên khảo đề cập đến vấn đề tranh<br />
tụng trong TTHS như: "Người bị hại trong TTHS" của tác giả Lê Tiến Châu trong tạp chí<br />
khoa học pháp lý, trường Đại học luật; bài “người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc<br />
tôi theo thủ tục nào?" của tác giả Hoàng Thị Liên trong Tạp chí Dân chủ và pháp luật số<br />
8/2006; bài "Một số vấn đề cần chú ý khi xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình<br />
sự " đăng trong Tạp chí Toà án nhân dân số 07/2009 của tác giả Đinh Văn Quế; Trong luận<br />
văn thạc sỹ về đề tài: “Phân biệt các loại người tham gia tố tụng trong TTHS Việt Nam”của<br />
tác giả Nguyễn Thị Phong - Đại học Luật Hà Nội... Nhưng những bài viết đó chỉ đề cập đến<br />
một số vấn đề nhất định liên quan đến chế định người bị hại và còn khá nhiều ý kiến trái<br />
ngược nhau xung quanh ý kiến, quan điểm khái niệm, các quyền và nghĩa vụ về người bị hại<br />
và đại diện hợp pháp của người bị hại.<br />
Như vậy, có thể nói rằng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và<br />
sâu sắc về người bị hại trong TTHS với quy mô là một đề tài độc lập, chuyên biệt về vấn đề<br />
này. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về người bị hại trong Luật TTHS Việt Nam là cần thiết.<br />
3. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Mục đích, yêu cầu: Làm rõ một cách cơ bản và toàn diện những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn về người bị hại trong TTHS.<br />
<br />
2<br />
<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật TTHS nước ta về người bị hại<br />
có so sánh với quy định của luật TTHS một số nước trên thế giới về vấn đề này, đánh giá thực<br />
tiễn hoạt động của các cơ quan THTT hình sự ở Việt Nam liên quan đến người bị hại, tìm ra<br />
những điểm còn tồn tại, bất cập từ đó bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện<br />
về mặt lập pháp có liên quan đến người bị hại và nâng cao hiệu quả áp dụng nó trong thực<br />
tiễn, từ đóng góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự.<br />
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải<br />
quyết những vấn đề sau:<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về người bị hại trong TTHS;<br />
<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu và so sánh những quy định của luật TTHS Việt Nam và luật TTHS<br />
của một số nước trên thế giới về người bị hại;<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá thực tiễn hoạt động của các CQTHTT hình sự ở Việt Nam liên quan<br />
đến người bị hại;<br />
<br />
<br />
<br />
Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của luật TTHS Việt Nam về<br />
người bị hại và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng những quy<br />
định đó của các CQTHTT hình sự ở Việt Nam.<br />
<br />
- Đối tượng: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về người bị hại trong<br />
TTHS. Nghiên cứu, so sánh những quy định của luật TTHS Việt Nam và luật TTHS một số<br />
nước trên thế giới về người bị hại. Đánh giá thực trạng hoạt động và những vướng mắc của<br />
các cơ quan THTT hình sự ở Việt Nam liên quan đến người bị hại.<br />
- Phạm vi: Luận văn nghiên cứu về người bị hại trong TTHS một cách tổng thể trong<br />
phạm vi chung của tất cả các giai đoạn tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự ở Việt<br />
Nam, chủ yếu tập trung trong phạm vi khoa học và thực tiễn luật TTHS. Ngoài ra ở chừng<br />
mực nhất định có liên quan đến khoa học luật hình sự, tội phạm học. Nghiên cứu quy định của<br />
BLTTHS Việt Nam, BLTTHS Liên bang Nga, BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,<br />
BLTTHS Cộng hoà Pháp, BLTTHS Cộng hoà Đức về người bị hại. Đánh giá thực trạng hoạt<br />
động và vướng mắc của các Cơ quan THTT hình sự Việt Nam liên quan đến người bị hại<br />
trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.<br />
<br />
3<br />
<br />
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
- Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, quan điểm<br />
của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và về giải quyết vụ<br />
án hình sự nói riêng, những thành tựu của các khoa học: triết học, luật hình sự, luật TTHS,<br />
lôgic học, tội phạm học, điều tra hình sự và các học thuyết chính trị pháp lý.<br />
- Cơ sở sự thực tiễn của luận văn dựa trên cơ sở nghiên cứu luật TTHS thực định và<br />
hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan THTT cũng như các văn bản hướng dẫn<br />
về hoạt động TTHS khi giải quyết vụ án.<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật<br />
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ<br />
thể như phương pháp: hệ thống, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế để chọn<br />
lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến những vấn đề người bị hại trong<br />
TTHS, từ đó làm sáng tỏ nội dung của luận văn.<br />
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn<br />
- Bổ sung và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận chung về người bị hại trong<br />
TTHS.<br />
- Phát hiện những điểm còn bất cập trong luật TTHS Việt Nam về người bị hại.<br />
Những thiếu sót, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan THTT hình sự Việt Nam liên<br />
quan đến người bị hại, tìm ra những nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế đó. Đề xuất<br />
một số giải pháp hoàn thiện những quy định của luật TTHS Việt Nam về người bị hại và<br />
nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của luật TTHS về người bị hại.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.<br />
- Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được khai<br />
thác sử dụng trong công tác nghiên cứu lý luận của các CQTHTT hình sự và có thể làm tài<br />
liệu tham khảo trong xây dựng, sửa đổi BLTTHS và một số văn bản pháp luật khác có liên<br />
quan đến người bị hại để hoàn thiện hơn.<br />
- Về mặt thực tiễn: Các CQTHTT có thể khai thác vận dụng những kết quả nghiên<br />
cứu của Luận văn để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham gia TTHS của người bị hại trong<br />
quá trình giải quyết vụ án hình sự.<br />
7. Bố cục của Luận văn<br />
<br />
4<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn<br />
gồm 3 chương với 8 mục.<br />
References<br />
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ - TW về<br />
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.<br />
[2]<br />
<br />
Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày<br />
24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam<br />
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br />
<br />
[3]<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị<br />
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br />
<br />
[4] Bộ tư pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật (1998), số chuyên đề về Luật hình sự của một<br />
số nước trên thế giới.<br />
[5] ĐHQG Hà Nội, khoa luật (2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, NXB Đại học Quốc<br />
Gia, Hà Nội.<br />
[6] Đuma Quốc gia Liên bang Nga (2001), BLTTHS Liên bang Nga, phụ trương thông tin<br />
khoa học pháp lý, VKSND Tối cao, Hà Nội 2002.<br />
[7] Nghị viện Pháp (1957), BLTTHS của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà<br />
Nội, 1998.<br />
[8] Quốc hội nước CHND Trung Hoa (1979), BLTTHS của nước CHND Trung Hoa, Nxb<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.<br />
[9] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1985), BLHS của nước CHXHCN Việt Nam năm<br />
1985, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.<br />
[10] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1988), BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam năm<br />
1988, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.<br />
[11] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam năm<br />
2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2003.<br />
[12] Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1992), Bình luận khoa học BLTTHS.<br />
<br />
5<br />
<br />