ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
NGUYỄN THỊ MAI HIÊN<br />
<br />
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP<br />
PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN<br />
VIỆC THI HÀNH ÁN<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
Chuyên ngành : Luật dân sự<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 30<br />
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014.<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn<br />
tại Trung tâm thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
2<br />
<br />
1.4.4.<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các từ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
<br />
2.1.1.<br />
<br />
Chương 1: MỘ T SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO<br />
<br />
1<br />
7<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
<br />
1.2.2.<br />
<br />
1.2.3.<br />
<br />
1.2.4.<br />
<br />
1.3.<br />
1.4.<br />
1.4.1.<br />
1.4.2.<br />
1.4.3.<br />
<br />
Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan trong thi hành án dân sự<br />
Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương<br />
sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền,<br />
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và<br />
người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở<br />
đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp<br />
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người<br />
liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở các quy định<br />
của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo vệ quyền cơ bản<br />
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và<br />
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ, quyền<br />
hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự<br />
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và<br />
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình đẳng<br />
của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh<br />
doanh, thương mại, lao động<br />
Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương<br />
sự và người liên quan với các nguyên tắc khác đến việc thi hành án<br />
Lược sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989<br />
Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân<br />
sự năm 1993<br />
Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993<br />
đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004<br />
<br />
3<br />
<br />
2.1.2.<br />
2.1.3.<br />
<br />
ĐẢM Q UYỀN, LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐƢƠ NG SỰ<br />
VÀ NGƢỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN<br />
<br />
7<br />
<br />
2.1.4.<br />
<br />
7<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
11<br />
14<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
2.3.<br />
2.3.1.<br />
2.3.2.<br />
2.3.3.<br />
2.3.4.<br />
2.4.<br />
<br />
3.1.<br />
<br />
23<br />
23<br />
25<br />
26<br />
<br />
31<br />
<br />
Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền,<br />
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan<br />
Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm<br />
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự<br />
Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm<br />
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự<br />
Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc<br />
cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành<br />
Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành án của chủ<br />
thể có quyền, lợi ích hợp pháp<br />
Các quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự với<br />
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan<br />
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi<br />
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan<br />
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền,<br />
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan<br />
Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi phạm đến<br />
việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự và người liên quan<br />
Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự<br />
Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự<br />
Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự<br />
Về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự<br />
Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đến việc thi hành án với<br />
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan<br />
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN BẢO ĐẢM Q UYỀN,<br />
<br />
31<br />
31<br />
35<br />
37<br />
41<br />
43<br />
43<br />
45<br />
49<br />
49<br />
51<br />
52<br />
53<br />
55<br />
61<br />
<br />
LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐƢƠ NG SỰ VÀ NGƢỜ I<br />
LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
28<br />
<br />
T<br />
ẮC BẢO ĐẢM QUYỀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG<br />
N,<br />
SỰ VÀ NGƢỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004<br />
đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008<br />
Chương 2: NỘ I DUNG CÁC Q UY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN<br />
<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
<br />
Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Về thành tựu đạt được từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc<br />
Về những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc<br />
Một số kiến nghị về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
<br />
61<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
98<br />
99<br />
<br />
4<br />
<br />
61<br />
63<br />
81<br />
81<br />
91<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thi hành án dân sự (THADS) là một giai đoạn của quá trình tố tụng<br />
dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong<br />
đó các bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành. Pháp luật<br />
THADS quy định trình tự, thủ tục và biện pháp thi hành bản án, quyết<br />
định của Tòa án trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người<br />
được thi hành án. Tuy nhiên, các quy định này cũng phải hướng tới việc<br />
bảo đảm an toàn pháp lý cho người phải thi hành án và người có quyền<br />
lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án.<br />
Xét về lý luận thì bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà<br />
nước có hiệu lực pháp luật phải được các đương sự tôn trọng thực hiện.<br />
Ngược lại, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chậm được thi hành<br />
hoặc không được thi hành trên thực tế thì quyền lợi hợp pháp của đương<br />
sự chưa được đảm bảo thực hiện. Việc thi hành án không đúng pháp luật<br />
cũng có thể gây tổn hại đến quyền lợi của các đương sự khác trong thi<br />
hành án, dẫn tới nguyên tắc pháp chế bị vi phạm, niềm tin của quần<br />
chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước bị suy giảm.<br />
Xét về pháp luật thì nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được ghi nhận tại<br />
Điều 5 của Luật THADS năm 2008. Tuy nhiên, các quy định của pháp<br />
luật hiện hành về vấn đề này còn khá chung chung, thiếu tính cụ thể và<br />
thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện. Điều luật này dường như mới chỉ dừng<br />
lại ở quy định rất đơn giản với nội dung: "Trong quá trình thi hành án,<br />
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên<br />
quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ".<br />
Những năm qua công tác THADS đã từng bước được đẩy mạnh và đã<br />
thu được những kết quả to lớn. Pháp luật về THADS đã và đang được củng<br />
cố và hoàn thiện ngày càng phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra của sự<br />
phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nền<br />
kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các giao lưu dân sự ngày một mở<br />
5<br />
<br />
rộng thì số vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng<br />
bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều. Do đó, chất lượng của<br />
công tác THADS ngày càng cần phải được củng cố và tăng cường; tình trạng<br />
bản án, quyết định tồn đọng chưa được thi hành, xâm phạm quyền lợi hợp<br />
pháp của các đương sự trong thi hành án cần phải được giải quyết nhằm<br />
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường tính pháp chế xã hội<br />
chủ nghĩa. Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy tình trạng quyền lợi<br />
hợp pháp của người được thi hành án không được bảo đảm thực hiện do<br />
người phải thi hành án cố tình lẩn tránh, chống đối việc thi hành án, tình<br />
trạng chậm thi hành án, án tồn đọng vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, hiện tượng<br />
cơ quan thi hành án vượt quá quyền hạn của mình, thi hành án không<br />
đúng pháp luật dẫn tới xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người phải thi<br />
hành án và những người liên quan cũng gây nhiều bức xúc trong xã hội.<br />
Với những lý do phân tích trên, việc nghiên cứu một cách có hệ<br />
thống cả về phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy<br />
định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự và người liên quan trong THADS là cấp thiết, có ý nghĩa cả về<br />
mặt lý luận và thực tiễn. Với nhận thức đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề<br />
"Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người<br />
liên quan đến việc thi hành án" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài "Nguyên tắc bảo đảm<br />
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi<br />
hành án", chưa có bài viết, hay công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về<br />
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên<br />
quan đến việc THADS. Trong Giáo trình Luật THADS Việt Nam của<br />
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012 chỉ có 01 trang đề cập đến nội<br />
dung cơ bản của nguyên tắc này. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu<br />
có đề một cách gián tiếp đến nguyên tắc này như: "Hoàn thiện pháp luật<br />
thi hành án dân sự" (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, của Trường<br />
Đại học Luật Hà Nội, do TS. Nguyễn Công Bình làm chủ nhiệm, năm<br />
2004); "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự năm 2008" (Đề tài<br />
6<br />
<br />
nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS. Bùi<br />
Thị Huyền làm chủ nhiệm, năm 2011).<br />
Về bài viết nghiên cứu có liên quan gián tiếp đến bảo đảm quyền, lợi<br />
ích của đương sự và người liên quan trong THADS, có một số bài viết<br />
sau đây: Bài viết "Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện thủ tục thi<br />
hành án dân sự" của ThS. Đinh Thị Mai Phương, Tạp chí Nghiên cứu<br />
lập pháp, số 01/2006; "Về một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng<br />
không được thi hành" của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Kiểm sát, số<br />
7/2009; "Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành<br />
án", của Nguyễn Công Long, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2009;<br />
"Về nghĩa vụ của người được thi hành án trong trường hợp cơ quan thi<br />
hành án tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế" của Phạm Văn Hưng,<br />
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 02/2010 v.v...<br />
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố mà tác giả luận văn<br />
khảo sát nói trên cũng chỉ dừng lại ở một số nội dung cơ bản nhất hoặc<br />
liên quan gián tiếp đến nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự và người liên quan trong THADS. Cho đến nay chưa có một<br />
công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện<br />
về nguyên tắc này. Do vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu chuyên<br />
sâu đầu tiên về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương<br />
sự và người liên quan trong THADS. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên<br />
cứu tác giả có kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình<br />
khoa học có liên quan đã được công bố trước đó.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng tới việc đánh giá một cách<br />
khách quan và toàn diện về hiệu quả của bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan trong THADS dưới cả góc độ lập pháp và<br />
thi hành pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và<br />
thực tiễn thực hiện nguyên tắc tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự và người liên quan trong THADS, tác giả sẽ đưa những kiến nghị,<br />
đề xuất về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm<br />
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.<br />
7<br />
<br />
4. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:<br />
- Luận giải những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi<br />
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;<br />
- Đánh giá thực trạng pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích<br />
hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;<br />
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn<br />
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm<br />
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc<br />
THADS ở nước ta.<br />
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:<br />
- Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp<br />
pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;<br />
- Các quy định của pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện hành về<br />
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên<br />
quan đến việc THADS;<br />
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm<br />
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra; trong quá<br />
trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp luận và<br />
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:<br />
(i) Việc nghiên cứu thực hiện đề tài được dựa trên phương pháp luận<br />
nghiên cứu khoa học duy vậy lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật;<br />
(ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên<br />
cứu chuyên ngành. Cụ thể như sau:<br />
- Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử...<br />
được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý<br />
8<br />
<br />
luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và<br />
người liên quan đến việc THADS<br />
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá v.v... được sử<br />
dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật<br />
về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người<br />
liên quan đến việc THADS.<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê... được sử dụng ở<br />
Chương 3 khi đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật và đề xuất các giải<br />
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi<br />
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội<br />
dung của luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi<br />
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án.<br />
Chương 2: Nội dung các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền,<br />
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án.<br />
Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp<br />
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án và kiến nghị.<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC<br />
BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ<br />
VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN<br />
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích<br />
hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan trong thi hành án dân s ự<br />
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
Qua phân tích, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về nguyên tắc như<br />
sau: Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người<br />
9<br />
<br />
liên quan trong THADS là tư tưởng pháp lý chủ đạo, có tính bắt buộc<br />
chung, được quy định trong pháp luật THADS, theo đó cơ quan thi hành<br />
án, Thừa phát lại và các chủ thể có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp trong<br />
THADS phải tổ chức THADS theo đúng pháp luật và đúng nội dung bản<br />
án, quyết định được thi hành, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp<br />
pháp của các chủ thể có quyền lợi và bảo đảm cho họ thực hiện quyền<br />
yêu cầu thi hành án, được tham gia vào quá trình thi hành án để bảo vệ<br />
quyền lợi của mình và thực hiện quyền khiếu nại đối với các hành vi trái<br />
pháp luật trong thi hành án.<br />
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án<br />
1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị<br />
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự<br />
và người liên quan trong THADS có ý nghĩa chính trị sâu sắc:<br />
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự<br />
và người liên quan trong THADS thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước<br />
pháp quyền và dân chủ:<br />
1.1.2.2. Ý nghĩa xã hội<br />
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan<br />
trong THADS là một biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; làm<br />
cho công tác THADS chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ.<br />
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên<br />
quan là nguyên tắc mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện tính nhân đạo<br />
trong THADS ở Việt Nam.<br />
Việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
đương sự và người liên quan trong THADS góp phần tích cực vào việc<br />
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của quần chúng nhân<br />
dân vào hoạt động của thiết chế THADS.<br />
1.1.2.3. Ý nghĩa pháp lý<br />
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người<br />
liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng để đương sự, người có quyền lợi<br />
10<br />
<br />