MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình<br />
sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này được Nhà nước bảo hộ; do đó, pháp luật đã<br />
quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm phạm.<br />
Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền tác giả đều phải gánh<br />
chịu những hậu quả bất lợi do pháp luật quy định. Chủ thể xâm phạm có thể phải<br />
chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm dân sự, thậm chí là trách nhiệm<br />
hình sự. Tuy nhiên, việc chủ thể xâm phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý nào<br />
còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể quyền. Nếu chủ thể quyền có đơn<br />
khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì khi đó, Tòa án sẽ áp<br />
dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm<br />
quyền tác giả như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chính<br />
công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại… Trên thế<br />
giới, hầu hết các nước khi phát hiện có các hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ<br />
thể quyền thông thường khởi kiện ra tòa án để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và<br />
lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực trạng xâm phạm quyền<br />
tác giả ngày càng có xu hướng gia tăng, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi hơn,<br />
nhưng số vụ án về quyền tác giả được tòa án thụ lý và giải quyết còn rất khiêm<br />
tốn, mặc dù so với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự thì biện pháp dân<br />
sự có ưu thế hơn. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm<br />
chưa coi việc khởi kiện ra tòa là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình<br />
độ chuyên môn của cán bộ, công chức ngành tòa án còn yếu, hiểu biết chưa sâu<br />
về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng; do cơ chế giải<br />
quyết tranh chấp tại tòa án còn nhiều bất cập…<br />
Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hiện nay<br />
Việt Nam đã tham gia công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viên<br />
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới –WTO (11/01/2007) thì vấn đề bảo<br />
vệ quyền tác giả phải được quan tâm thực hiện hơn nữa. Với mong muốn cung<br />
1<br />
<br />
cấp cho chủ thể quyền thêm một tài liệu tham khảo trước khi lựa chọn phương<br />
thức bảo vệ quyền tác giả của mình; đồng thời mong muốn hoàn thiện hơn nữa<br />
quy định của pháp luật để việc bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trở<br />
thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất, tôi quyết<br />
định lựa chọn đề tài “Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả” làm<br />
Luận văn thạc sĩ luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm dân sự do xâm<br />
phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam”, đã có một số bài nghiên cứu<br />
về vấn đề này như “Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam<br />
hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Thái, luận văn thạc sĩ luật học năm 2001;<br />
“Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của tác giả Ngô Văn Giang, luận văn<br />
thạc sĩ luật học năm 2007; “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở<br />
hữu trí tuệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Đinh Thị Thúy<br />
Vân, khóa luận tốt nghiệp năm 2011; “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm<br />
phạm quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Ngô<br />
Thị Thu Huyền, khóa luận tốt nghiệp năm 2012; “Nội dung quyền tác giả theo<br />
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Lam, khóa luận tốt<br />
nghiệp năm 2012; “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam – Thực trạng và giải<br />
pháp” của tác giả Nguyễn Hồng Oanh, khóa luận tốt nghiệp năm 2012… và một<br />
số bài báo, tạp chí như “Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại<br />
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật<br />
và thực thi về sở hữu trí tuệ” của nhóm tác giả TS. Nguyễn Hợp Toàn, PGS.TS.<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy, PGS.TS. Trần Văn Nam; “Xử lý xâm phạm quyền sở<br />
hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam – Thực tiễn pháp luật và đề xuất<br />
hoàn thiện” của tác giả Phạm Văn Toàn (nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa<br />
học và Công nghệ) đăng trên trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày<br />
15/10/2013… Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập tới một số khía cạnh về<br />
trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ<br />
nói chung; chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào tập trung phân tích một<br />
2<br />
<br />
cách toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu những vấn đề về lý luận và thực tiễn<br />
về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ, Luận văn này chỉ nghiên cứu<br />
vấn đề cơ bản nhất về trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vi<br />
xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.<br />
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu của Luận văn này là dựa trên phương pháp luận<br />
của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và<br />
Nhà nước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa<br />
học. Đồng thời, Luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như phương<br />
pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.<br />
5. Mục đích nghiên cứu<br />
Xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả; xem xét thực trạng xâm<br />
phạm quyền tác giả ở Việt Nam; tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về trách<br />
nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam; qua đó đề<br />
xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật để việc bảo vệ<br />
quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí<br />
tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất.<br />
6. Những kết quả nghiên cứu mới<br />
Phân tích một số vấn đề lý luận về trách nhiệm dân sự và các hành vi xâm<br />
phạm quyền tác giả, làm rõ các quy định về trách nhiệm dân sự do xâm phạm<br />
quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam.<br />
Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, những mặt tích cực và những mặt<br />
còn tồn tại, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của<br />
pháp luật về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả nói riêng và quyền<br />
sở hữu trí tuệ nói chung.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được bố<br />
cục theo 3 chương trong phần nội dung, như sau:<br />
3<br />
<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xâm phạm quyền tác giả và<br />
TNDS do xâm phạm quyền tác giả<br />
Chương 2: Thực tiễn xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam và các quy định<br />
về TNDS do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam<br />
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƢƠNG 1:<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC<br />
GIẢ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ<br />
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM<br />
QUYỀN TÁC GIẢ<br />
Theo nghĩa rộng, quyền tác giả là một chế định pháp luật là tổng thể các<br />
quy phạm pháp luật, xác định và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của<br />
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định việc bảo<br />
vệ, khôi phục các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. Còn theo nghĩa hẹp,<br />
quyền tác giả bao gồm tổng thể các quyền của tác giả đối với tác phẩm mà mình<br />
sáng tạo ra; quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả,<br />
chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.<br />
Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần của<br />
chủ thể đối với tác phẩm, thông thường, về bản chất, các quyền nhân thân luôn<br />
gắn liền với chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được (trừ quyền công<br />
bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm).<br />
Quyền tài sản đối với tác phẩm là các lợi ích vật chất có được từ tác phẩm<br />
mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền được hưởng, như: được hưởng<br />
nhuận bút, thù lao hoặc hưởng các lợi ích vật chất khác khi tác phẩm được sử<br />
dụng (làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm, sao chép tác phẩm…). Các<br />
quyền nhân thân và quyền tài sản này được Nhà nước và pháp luật bảo hộ.<br />
1.1.1 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả<br />
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có khái niệm chung<br />
để chỉ các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà các hành vi này được liệt kê tại<br />
Điều 28 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.<br />
1.1.2 Các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả<br />
Trên cơ sở quy định tại Điều 28 Luật SHTT, tại khoản 1 Điều 7 Nghị định<br />
105/2006/NĐ – CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một<br />
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà<br />
5<br />
<br />