intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

66
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích: Tìm những giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý thu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN ở Việt Nam, góp phần thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, đồng thời tăng cường bồi dưỡng nguồn thu cho NSNN để phục vụ cho các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

i<br /> Mở đầu<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường<br /> định hướng xã hội chủ nghĩa, ngân sách nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ tài<br /> chính rất quan trọng, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Thu ngân<br /> sách không chỉ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn là công cụ hữu<br /> hiệu để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế. Những năm gần đây, thu NSNN hàng<br /> năm liên tục gia tăng, chiếm trên 20% GDP. Thu NSNN liên quan đến rất nhiều<br /> ngành, lĩnh vực, đối tượng khác nhau.<br /> Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, NSNN còn bội chi; hơn nữa, nhiệm<br /> vụ trong giai đoạn tới cũng rất nặng nề, cụ thể: yêu cầu kết quả thu NSNN giai<br /> đoạn 2006-2010 đạt tổng thu khoảng 1.500 nghìn tỷ đồng (tăng 90% so với giai<br /> đoạn 2001 - 2005), tỷ lệ huy động bình quân vào NSNN khoảng 21 - 22% GDP,<br /> trong đó, động viên từ thuế, phí là 20- 21% GDP. Để đạt được mục tiêu đó, việc<br /> huy động các nguồn lực đảm bảo nhu cầu nguồn vốn cho phát triển có ý nghĩa<br /> cực kỳ quan trọng. Và đáng chú ý là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ<br /> 1997, nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ổn định và luôn trong tình trạng cạnh<br /> tranh quyết liệt, cho nên việc gia tăng huy động nguồn vốn trong nước, trong đó<br /> đầu tư từ NSNN là bộ phận quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất, có tầm quan<br /> trọng sống còn.<br /> Hiện nay, công tác quản lý thu NSNN vẫn còn nhiều hạn chế như: chính<br /> sách chế độ chưa đồng bộ, qui trình lập dự toán còn cồng kềnh, tổ chức thu còn<br /> do nhiều cơ quan thực hiện; quản lý thu còn thiếu thống nhất; các phương thức<br /> thu còn nghèo nàn, chưa khai thác tốt những thành tựu công nghệ thông tin vào<br /> quản lý thu... nên còn gây khó khăn cho người nộp. Những bất cập này đã tác<br /> động không nhỏ đến việc thu và quản lý nguồn thu NSNN trong những năm vừa<br /> qua.<br /> Điều rõ ràng là, từ yêu cầu gia tăng nguồn thu, trước yêu cầu của phát<br /> triển và hội nhập kinh tế quốc tế, để khắc phục những hạn chế trên đây đòi hỏi<br /> phải tiếp tục nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm tìm ra những<br /> <br /> ii<br /> giải pháp hữu hiệu để tiếp tục đổi mới công tác quản lý thu NSNN của chúng ta.<br /> Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề "Đổi mới công tác quản lý<br /> thu ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước" làm đề tài nghiên<br /> cứu của Luận văn Thạc sĩ.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Từ khi Luật NSNN (1996) được ban hành, công tác quản lý thu NSNN<br /> được chuyển đổi theo Luật NSNN (1996), đã có một số công trình nghiên cứu liên<br /> quan đến quản lý thu NSNN. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có<br /> liên quan như:<br /> - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tập trung, quản lý các khoản<br /> thu NSNN và kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố<br /> Hồ Chí Minh - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của TS. Nguyễn Thanh<br /> Dương, Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành tháng 3 năm<br /> 2001. Đề tài đã đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằm hướng đến hoàn<br /> thiện cơ chế quản lý quỹ NSNN trên địa bàn và quỹ NSNN nói chung cho phù<br /> hợp với yêu cầu thực tiễn.<br /> - Hoàn thiện quản lý thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn thành<br /> phố Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Đặng Văn Hiền - năm 2004. Luận văn<br /> đã làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp để quản lý tốt nguồn thu NSNN trên<br /> địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, đề tài cũng mới chỉ khảo sát trên địa bàn Hà<br /> Nội, chưa có phân tích, đánh giá một cách tổng thể trên bình diện cả nước, chưa có<br /> sự so sánh cần thiết giữa các địa phương, khu vực để rút ra những đặc điểm chung<br /> làm cơ sở đề xuất các giải pháp toàn diện.<br /> - Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản<br /> lý, chi tiêu công của Việt Nam, Sách chuyên khảo của TS. Sử Đình Thành Khoa Tài chính Nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Nxb Tài<br /> chính ấn hành 2005. Cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin qua các giai đoạn về<br /> quá trình quản lý, lập ngân sách và giới thiệu phương thức lập ngân sách theo<br /> kết quả đầu ra tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa đề cập một cách chuyên sâu đối với<br /> lĩnh vực thu NSNN.<br /> <br /> iii<br /> Ngoài ra, còn một số công trình, bài báo bàn đến những khía cạnh riêng<br /> của quản lý thu NSNN.<br /> Tóm lại, phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập<br /> trung làm rõ quản lý NSNN nói chung và tại một số địa phương hoặc đề cập đến<br /> một phần của công tác quản lý thu NSNN. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu<br /> một cách đầy đủ và hệ thống về quản lý thu NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà<br /> nước. Vì lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài trên với hy vọng có cái nhìn xác thực,<br /> hệ thống trên bình diện cả nước về công tác quản lý thu ngân sách ở Việt Nam.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br /> Mục đích: Tìm những giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý thu nhằm nâng<br /> cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN ở Việt Nam, góp phần thu đúng, thu<br /> đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, đồng thời tăng cường bồi dưỡng<br /> nguồn thu cho NSNN để phục vụ cho các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh<br /> tế - xã hội của đất nước.<br /> Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nói trên, các nhiệm vụ cần thực hiện là:<br /> - Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thu NSNN.<br /> - Đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN ở Việt Nam thời gian qua.<br /> - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN ở Việt Nam<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Luận văn nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn quản lý thu NSNN ở<br /> Việt Nam. Trong khi nghiên cứu, phân tích, luận văn sẽ khảo sát trên bình diện<br /> quốc gia và có phân tích sâu ở một số lĩnh vực như theo sắc thuế, khu vực kinh<br /> tế, địa phương và so sánh với quản lý thu ngân sách ở một số quốc gia trên thế<br /> giới. Trong các nguồn thu của NSNN, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu<br /> nguồn thu từ thuế và phân tích sâu vai trò của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong<br /> công tác quản lý thu NSNN ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng thu NSNN ở Việt<br /> Nam trong những năm gần đây. Về thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn<br /> gần mười năm trở lại đây - từ khi có Luật NSNN, tất nhiên để có cái nhìn chiều<br /> sâu, trong khi phân tích tác giả sẽ so sánh với các giai đoạn trước.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> iv<br /> Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,<br /> phương pháp duy vật lịch sử và các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích<br /> kinh tế nhằm tìm ra những căn cứ, số liệu minh họa cho các luận điểm, đồng<br /> thời góp phần dự đoán cho giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng<br /> phương pháp phân kỳ, so sánh nhằm tìm ra những nét đặc thù của các giai đoạn<br /> khác nhau.<br /> 6. Những đóng góp của luận văn<br /> Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề chung như khái<br /> niệm, đặc điểm và vai trò của thu NSNN, các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu<br /> NSNN.<br /> Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng công<br /> tác quản lý thu NSNN ở Việt Nam và chỉ rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu<br /> quả quản lý thu NSNN của nước ta thời gian qua.<br /> Thứ ba: Đề xuất được các giải pháp có tính khả thi, tiếp tục đổi mới<br /> công tác quản lý thu NSNN ở Việt Nam tập trung vào 4 nhóm cơ bản là: Các<br /> giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp về qui trình, thủ tục nghiệp vụ; giải<br /> pháp về tổ chức, quản lý và một số giải pháp hỗ trợ.<br /> 7. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,<br /> luận văn được bố cục thành 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu NSNN qua hệ thống<br /> Kho bạc Nhà nước.<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý thu NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà<br /> nước.<br /> Chương 3: Giải pháp đổi mới công tác quản lý thu NSNN qua hệ thống<br /> Kho bạc Nhà nước.<br /> nội dung cơ bản của luận văn<br /> Chương 1<br /> Những vấn đề chung về quản lý thu Ngân sách<br /> nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước<br /> <br /> v<br /> 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước<br /> 1.1.1. Ngân sách nhà nước<br /> 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước<br /> NSNN là phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát<br /> triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nước của từng<br /> cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng<br /> hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN.<br /> Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để<br /> duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn<br /> lực tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt<br /> công dân phải đóng góp để chi tiêu cho bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát...<br /> NSNN đã có quá trình ra đời và hình thành suốt từ thế kỷ XII đến thế kỷ<br /> XVIII. Cho đến nay, các nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng NSNN,<br /> thuật ngữ NSNN được sử dụng khá phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.<br /> Tuy nhiên, khái niệm NSNN do xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau nên cũng<br /> chưa có sự thống nhất. Song tựu chung có thể nêu khái quát như sau: NSNN được<br /> đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo<br /> lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng<br /> của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà<br /> nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối<br /> các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ<br /> yếu.<br /> 1.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước<br /> NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. NSNN bao<br /> gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính của<br /> quốc gia như quan hệ với dân cư, các thành phần kinh tế, các quỹ tài chính và<br /> các nước.<br /> 1.1.2. Thu ngân sách nhà nước<br /> 1.1.2.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2