TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là kênh hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư của<br />
các thành phần kinh tế thuộc các ngành, lĩnh vực, các vùng khó khăn và đặc biệt<br />
khó khăn cần được khuyến khích đầu tư và các chương trình kinh tế lớn quan trọng<br />
của Nhà nước có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,<br />
hiện đại hoá và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất<br />
nước.<br />
Sở Giao dịch I là đơn vị thuộc NHPT là một đơn vị có quy mô hoạt động lớn<br />
nhất trong hệ thống NHPT được giao nhiệm vụ thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà<br />
nước. Trong quá trình quản lý đã có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư góp phần tăng trưởng kinh<br />
tế bền vững của đất nước tuy vậy vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ đòi hỏi<br />
khách quan phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, tôi<br />
lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển đối với khối kinh tế<br />
trung ương tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam” làm đề tài luận<br />
văn thạc sỹ.<br />
- Mục đích nghiên cứu nhằm hệ thống một số vấn đề lý luận về hiệu quả tín<br />
dụng ĐTPT của nhà nước tại một số Ngân hàng phát triển; Phân tích và đánh giá<br />
thực trạng hiệu quả tín dụng ĐTPT đối với khối kinh tế trung ương tại Sở Giao<br />
dịch I để từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ĐTPT của<br />
nhà nước đối với khối kinh tế trung ương<br />
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả tín dụng ĐTPT của nhà nước đối với khối<br />
Kinh tế trung ương tại Sở Giao dịch I.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Sở Giao dịch<br />
I từ năm 2005 đến hết năm 2007.<br />
<br />
- Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng,<br />
duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận phục vụ cho việc nghiên cứu, các<br />
phương pháp thống kê, phân tích, hệ thống, so sánh được sử dụng để nghiên cứu.<br />
- Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển<br />
tại Ngân hàng phát triển.<br />
Chương này, luận văn bàn những vấn đề mang tính lý luận về hiệu quả tín<br />
dụng ĐTPT của nhà nước tại ngân hàng phát triển như:<br />
- Khái quát về Ngân hàng phát triển: là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ<br />
yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển, thực hiện hai hoạt động cơ<br />
bản là Huy động vốn thông qua thị trường tiền gửi, phát hành giấy nhận nợ trung<br />
và dài hạn; thông qua các quỹ của Nhà nước (tài trợ của Nhà nước cho dự án phát<br />
triển), các khoản tài trợ từ các tổ chức khác… và sử dụng vốn thông qua các hoạt<br />
động tài trợ theo dự án, đầu tư trực tiếp vào các ngành kinh tế, cho thuê, trả lãi cho<br />
các khoản tiết kiệm và trái phiếu<br />
- Khái niệm tín dụng ĐTPT của Nhà nước: là hình thức tín dụng đặc biệt có<br />
những đặc tính sau:<br />
* Tính kinh tế vĩ mô: chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực then chốt có vai trò<br />
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.<br />
* Tính kinh tế vi mô: bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh<br />
vực, ngành hàng, khu vực có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.<br />
* Tính xã hội: tập trung vào các lĩnh vực để giải quyết các vấn đề xã hội của<br />
đất nước như việc làm, xóa đói giảm nghèo, trật tự - xã hội, chính trị.<br />
- Các hình thức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước gồm Cho vay đầu tư<br />
và Bảo lãnh tín dụng đầu tư<br />
+ Khái niệm hiệu quả tín dụng ĐTPT của nhà nước:<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một khái niệm rất tổng<br />
hợp, được đánh giá trên quan điểm của cả 3 đối tượng gồm: nền kinh tế- xã hội ;<br />
ngân hàng phát triển và nhà đầu tư :<br />
- Đối với nền kinh tế- xã hội: hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước phải<br />
đúng quy hoạch, đúng theo chương trình và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của<br />
đất nước trong từng thời kỳ; đem lại sự tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế, tiến<br />
bộ trong xã hội do tập trung đầu tư vào những lĩnh vực then chốt; thể hiện ở sự<br />
chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu<br />
nhập cho người lao động, môi trường được cải thiện, tiến tới công bằng xã hội,<br />
phát triển công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật…<br />
- Đối với NHPT: hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước thực hiện đúng đối<br />
tượng, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, tăng trưởng tín dụng tốt ; giảm cấp bù<br />
ngân sách đến mức thấp nhất.<br />
- Đối với nhà đầu tư: hiệu quả tín dụng ĐTPT của nhà nước thể hiện thông<br />
qua thành công của các dự án mà nó tài trợ, từ đó góp phần tạo ra giá trị gia tăng<br />
cho doanh nghiệp thể hiện ở sự tăng lên doanh thu, giảm chi phí từ đó tăng lợi<br />
nhuận cho doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.<br />
+ Hiệu quả tín dụng ĐTPT của nhà nước được phản ánh qua các chỉ tiêu :<br />
- Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho vay sau khi trừ<br />
đi số nợ gốc đã trả tại một thời điểm nhất định.<br />
- Tốc độ tăng dư nợ vay được thể hiện qua công thức:<br />
Tốc độ tăng dư nợ vay = (<br />
<br />
Dư nợ cho vay kỳ này - 1<br />
Dư nợ cho vay kỳ trước<br />
<br />
) * 100<br />
<br />
Dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt<br />
động tín dụng, còn Tốc độ tăng dư nợ vay thể hiện mức độ mở rộng hoạt động tín<br />
dụng qua các thời kỳ. Dư nợ cho vay ngày càng tăng và Tốc độ tăng dư nợ cho vay<br />
<br />
càng lớn cho thấy vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã tham gia ngày càng nhiều<br />
dự án phát triển.<br />
Tỷ lệ giải ngân vốn = (<br />
<br />
Số vốn đã giải ngân<br />
Số vốn cho vay theo HĐTD<br />
<br />
) * 100<br />
<br />
Tỷ lệ giải ngân vốn cho thấy số vốn thực tế cho vay chiếm tỷ lệ bao nhiêu<br />
trong tổng số vốn đã cam kết cho vay theo HĐTD. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy<br />
vốn tín dụng ĐTPT được giải ngân càng nhanh từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ<br />
thực hiện dự án, đưa dự án hoàn thành đúng kế hoạch. Hay nói cách khác, chỉ tiêu<br />
này càng cao thì hiệu quả tín dụng ĐTPT càng lớn và ngược lại.<br />
<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn = (<br />
<br />
Nợ quá hạn<br />
Tổng dư nợ cho vay<br />
<br />
)* 100<br />
<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết số nợ không được trả đúng hạn theo cam kết trong<br />
HĐTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay. Nhằm đảm bảo nguyên tắc<br />
an toàn vốn, Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hoạt động tín dụng ĐTPT càng hiệu<br />
quả và ngược lại. Tuy nhiên, những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và<br />
hoạt động tín dụng ĐTPT là không thể tránh khỏi. Vì vậy, thông thường chấp nhận<br />
một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị<br />
của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.<br />
Chênh<br />
lệch<br />
<br />
lãi<br />
<br />
suất bình<br />
quân<br />
<br />
=<br />
<br />
=<br />
<br />
Lãi suất đầu ra<br />
bình quân<br />
Thu từ lãi<br />
Tổng tài sản sinh lời<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Lãi suất đầu vào<br />
bình quân<br />
Tổng chi phí phải trả<br />
Tổng nguồn vốn phải trả<br />
<br />
Chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất của<br />
Ngân sách Nhà nước. Nếu Chênh lệch lãi suất bình quân ngày càng thấp thì càng<br />
giảm số cấp bù chênh lệch lãi suất do đó hoạt động tín dụng ĐTPT càng hiệu quả<br />
và ngược lại.<br />
<br />
Đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh<br />
chính trị của vùng, địa phương và cả nước.<br />
Nó được biểu hiện ở chỗ, hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước sẽ đóng<br />
góp vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp<br />
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo<br />
chủ trương, định hướng và chỉ đạo của Chính phủ, tạo thêm việc làm cho người lao<br />
động, nâng cao mức sống cho người dân.<br />
+ Hiệu quả tín dụng ĐTPT của nhà nước ảnh hưởng bởi các nhân tố:<br />
Thứ nhất, mục tiêu và phương thức hoạt động của ngân hàng<br />
Thứ hai, các dự án mà ngân hàng tài trợ<br />
Thứ ba, mô hình tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ thực hiện<br />
Thứ tư, cơ chế, chính sách của Nhà nước<br />
Thứ năm, các nhân tố thuộc về nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển<br />
+ Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng ĐTPT của nhà nước<br />
tại các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và từ đó rút ra kinh nghiệm đối<br />
với Việt Nam.<br />
Thứ nhất, các biện pháp hỗ trợ tài chính cho ĐTPT được thực hiện dưới<br />
nhiều hình thức khác nhau<br />
Thứ hai, cần thành lập một tổ chức có đủ năng lực và thẩm quyền để điều<br />
hòa vốn và quản lý chung<br />
Thứ ba, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần được áp dụng rộng rãi và luôn<br />
được điều chỉnh trong mỗi thời kỳ<br />
Thứ tư, lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước thấp hơn lãi suất vay vốn trên<br />
thị trường tự do<br />
Thứ năm, điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế<br />
phục vụ chiến lược phát triển của Chính phủ<br />
<br />