Tóm tắt luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 5
download
Trên cơ sở nghiên cứu tầm quan trọng và thực trạng công tác QLNN về Chợ, luận văn "Quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam" đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG LỆ DUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2022
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1:PGS.TS I QUANG B NH Phản biện 2: TS. PHAN VĂN TÂM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 05 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chợ là bộ phận quan trọng trong tổng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Chợ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng. Trong quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị, chợ là một trong 5 loại công trình dịch vụ cơ bản trong đô thị (4 loại khác là: giáo dục, y tế, thể dục thể thao, và văn hóa). Theo số liệu Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020, hiện nay trên cả nước có gần 9000 chợ, tỉnh Quảng Nam với 160 chợ và khoảng 80% hàng hóa chuyển qua kênh phân phối này. Qua đây ta thấy mức độ quan trọng của chợ trong phân phối bán lẻ. Chợ là nơi tiêu thụ cũng như thu gom sản phẩm, hàng hóa phân tán, nhỏ lẻ ở vùng nông thôn, cũng là nơi cung cấp hàng hóa tiêu dùng, lương thực thực phẩm cho khu vực thành thị nói riêng, và trong nước và ngoài nươc nói chung. Chợ là nơi giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động nước ta. Hiện nay trên cả nước có hơn 2,3 triệu người lao động trong các chợ và có thể tăng thêm hàng năm. Chợ còn là bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương và là nơi phản ánh trình độ kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của vùng dân cư, tính văn hóa ở chợ được thể hiện rõ nhất ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Và trên thực tế, một số cợ truyền thống lâu đời đang trở thành một điểm thu hút khách du lịch như Chợ Tình Sapa, Chợ Nổi Cái Răng, Chợ Cầu Mây Nam Định…Nếu được đầu tư thỏa đáng sẽ là địa danh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, là tiềm năng về kinh tế du lịch
- 2 quốc gia. Công tác quản lý chợ đối với huyện Đại Lộc nói riêng và cả nước nói chung ngày càng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành chức năng, chợ đã thể hiện rõ nét vai trò của mình đối với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…. Tuy nhiên, công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chợ chưa được đầu tư tương xứng với phát triển kinh tế đô thị, chợ tự phát tăng nhanh, vệ sinh an toàn thực phẩm ở chợ vẫn đang còn là vấn đề nóng, hệ thống chợ chưa khai được thác hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng thu ngân sách nhà nước góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ những thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chợ, nghiên cứu thực trang công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị với cơ quan chức năng một số ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu tầm quan trọng và thực trạng công tác QLNN về Chợ, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể
- 3 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN đối với các chợ của chính quyền địa phương. - Làm rõ thực trạng QLNN đối với các chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với các chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác QLNN về trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác QLNN về dưới góc độ của chính quyền cấp huyện trong các lĩnh vực như ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy phạm pháp luật, tổ chức, triển khai thực hiện các quy định liên quan đến chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện đối với hoạt động của các chợ trên địa bàn. + Về không gian: Các chợ theo quy định phân cấp quản lý của chính quyền cấp huyện trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. + Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng QLNN về chợ tại huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam được thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020; các dữ liệu sơ cấp điều tra về đánh giá của các đối tượng hữu quan liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với chợ ở Đại Lộc được thu thập trong giai đoạn tháng 9- 10/2021. Tầm xa của các giải pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa cho
- 4 giai đoạn 2021 – 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ sách, giáo trình, tạp chí, các tài liệu sẵn có và kế thừa kết quả nghiên cứu như các nguồn thông tin công bố của cơ quan nhà nước, các văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực QLNN về chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam - Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát trực tiếp và phỏng vấn các đơn vị quản lý chợ (Doanh nghiệp, an quản lý, Hợp tác xã…), cơ quan quản lý nhà nước về chợ và các tiểu thương ở các chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Phỏng vấn và khảo sát cơ quan chuyên môn (Sở Công thương: 02 người, Sở Kế hoach và Đầu tư 02 người, Phòng Kinh tế và Hạ tầng: 02 người, Phòng Tài chính – Kế hoạch: 02 người, 10 U ND các xã, thị trấn: 02 người/xã đơn vị quản lý chợ và tiểu thương buôn bán tại chợ (10 chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, 3 người/chợ) để khảo sát thu thập thông tin. 4.2 Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Được dùng để mô tả thực trạng tình hình quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Áp dụng đối với các dữ liệu dạng số bằng việc sử dụng công cụ phân tích thống kê nhằm mô tả các dữ liệu đã thu thập dưới dạng giá trị trung bình (Mean); giá trị lớn nhất (Max); giá trị nhỏ nhất (Min); sai số mẫu (Std); tốc độ tăng trưởng; tỷ lệ phần trăm (%)... từ đó
- 5 thấy được thực trạng công tác quản lý và từ đó đề xuất các giải pháp. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giải đã tập hợp văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản đưới luật liên quan, các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội liên quan, tổng hợp các số liệu nhằm rút ra những nét nỗi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định, đánh giá. Kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu và từ đó khái quát hóa vấn đề rút ra những ưu điểm, thế mạnh và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong phần những hạn chế tồn tại trong quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. - Phương pháp so sánh: tìm hiểu các thông tin sau đó tồng hợp và so sánh giai đoạn trước với giai đoạn sau. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về chợ, luận văn đã nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu, giáo trình và công trình, đề tài khoa học trong đó tiêu biểu là các tài liệu sau đây: - Lê Thế Giới (2005), “Quản trị học”, Nhà xuất bản Tài chính (Tái bản lần thứ nhất). Cuốn sách cho ta hiểu quản trị là gì và biết những công việc của nhà quản trị. Nó giúp chúng ta có kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản trị có hiệu quả và có khả năng tổng hợp về khoa học xã hội, về các tổ chức trong xã hội, về quan hệ con người, về chi phí, về thành công và hiệu quả công việc … để đạt được mục tiêu của tổ chức. Do đó đòi hỏi phải biết cách quản trị để đạt được hiệu quả cao nhất. Một sự quản trị giỏi không những mang lại nhiều lợi ích mà còn có ý nghĩa quan trọng đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển.
- 6 - Richard L.Drat (2017), “Kỷ nguyên mới của quản trị”, Nhà xuất bản Hồng Đức. Cuốn sách cho thấy sự cần thiết của Nhà quản trị sáng tạo trong một thế giới đang thay đổi. Các nhà quản trị và tổ chức ngày nay đang đối mặt với những sự thay đổi lớn và sâu rộng về quan hệ xã hội, môi trường, công nghệ, kinh tế … nên cần tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan trong môi trường đang thay đổi nhanh chóng. Nó cho chúng ta kiến thức về kỹ năng quản trị trong thời kỳ bất ổn kỳ, những phân tích đến văn hóa và quản trị trong môi trường toàn cầu với cách nhìn quốc tế được ứng dụng tại chỗ. Đồng thời cho ta hiẻu đạo đức và trách nhiệm xã hội được xác định là kim chi nam cho sự phát triển trong thời kỳ khủng hoảng này. Các chức năng của quản trị được phân tích, tổng hợp với tầm cao mới, giúp Nhà quản trị xác định được quản trị là thử thách, là con đường chính đáng để quản lý kinh tế, làm giàu, làm chủ. - Lê Bảo (2016), “Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế”, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Nội dung tài liệu cho thấy quản lý nhà nước về kinh tế là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo trình đã cung cấp những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ thống của một môn khoa học về việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân. Tác giả đã nêu tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế; phân tích một số quy luật, nguyên tắc, công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế cũng như đưa ra các mục tiêu và chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế. Thêm vào đó là giới thiệu chức năng, vai trò của bộ máy và cán bộ quản lý quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra phương hướng đổi mới công tác cán bộ quản lý kinh tế .
- 7 - Dương Vũ Nam (2017). “Những vấn đề pháp lý về quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Cà Mau - thực trạng và giải pháp”. Luận văn thạc sĩ, EUH. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chợ, luận giải mang tính khoa học để bổ sung thêm nhận thức về chợ. Tác giả phân tích thực trạng những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại, phân tích những nhân tố ảnh hưởng trong quản lý hệ thống chợ, xác định nguyên nhân, tổng hợp phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những yếu kém về đầu tư xây dựng, về quy mô và các loại hình chợ cần phát triển để không chỉ thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa. Từ thực tiễn, gắn với lý luận và những cơ chế chính sách hiện hành, tác giả đã đề xuất những giải pháp lớn vể huy động vốn, về quy hoạch phát triển, về vai trò quản lý của nhà nước đối với việc quy hoạch, đầu tư, phát triển hệ thống chợ của tỉnh Cà Mau. Trong đó, tác giả đã đề xuất một số cơ chế ưu đãi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào đầu tư, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Cà Mau và đề nghị phát triển một số loại hình chợ cần được quan tâm đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. - Trần Tiến Dũng (2020), “Quảng Ninh: Chuyển đổi mô hình quản lý chợ bước đầu mang lại hiệu quả”. Tạp chí Công thương. ài báo cho thấy Quảng Ninh đã tiến hành khá thành công việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Tính đến cuối năm 2020, toàn Tỉnh đã có 23 doanh nghiệp, 4 hộ kinh doanh và 5 hợp tác xã đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác chợ, bước đầu đã mang lại hiệu quả, khai thác được tiềm năng, huy động được nguồn vốn trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, văn minh thương mại và tăng thu nguồn ngân sách.
- 8 Kinh nghiệm đó là, cùng với việc chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ, chính quyền cần tăng cường kiểm tra và hỗ trợ các chợ trong vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại chợ; công tác phòng cháy chữa cháy; tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, các hộ kinh doanh để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo giải quyết. Đặc biệt là tại các nơi xây dựng chợ mới, các chợ có chủ trương di chuyển hoặc đang thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý sẽ lấy ý kiến của các hộ kinh doanh người dân trong vùng dự án về quy hoạch chợ, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng… ên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với U ND các địa phương kiên quyết xóa bỏ ngăn chặn việc phát sinh các loại chợ tạm, chợ cóc không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm… - Nguyễn Hồng Điệp (2020), “Khiếu nại, tố cáo đông người liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chợ: Thực trạng và giải pháp", Đề tài khoa học cấp ộ của Thanh tra Chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2010 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã tiếp 13.540 lượt công dân đến Trụ sở Tiếp công dân TƯ để kiến nghị, tố các liên quan đến các dự án chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Tác giả cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo chợ, các địa phương thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ theo hướng dẫn của các bộ, ngành, chưa công khai, minh bạch chủ trương, phương án đầu tư kinh doanh, chưa tạo sự đồng thuận và thống nhất của các tiểu thương kinh doanh tại chợ... Để khắc phục tình trạng này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như (1) tăng cường quản lý Nhà nước trong thực hiện chuyển đổi mô hình chợ và quản lý chợ; (2) Phải lựa chọn phương án chuyển đổi mô hình chợ khả thi, phù hợp với tình hình, đặc điểm của
- 9 từng địa phương; (3) Phải nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý chợ, đáp ứng những yêu cầu mới trong quản lý chợ; (4) Tăng cường cơ sở vật chất; (5) làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, các tiểu thương kinh doanh; (6) Tổ chức tốt việc tiếp công dân; lắng nghe, trao đổi, đối thoại, giải thích, vận động người dân khi xảy ra khiếu kiện có liên quan đến chuyển đổi mô hình chợ... Tóm lại, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về chợ, trong đó tập trung nghiên cứu các mô hình quản lý và quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ cũng như những vấn đề đặt ra... Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam mặc dù đây là vấn đề lớn, rất nên được quan tâm. Chính vì vậy, việc chọn vấn đề này để nghiên cứu trong luận văn là không bị trùng lặp, mang tính thời sự và cần thiết cho công tác quản lý nhà nước của huyện Đại Lộc. 6. Bố cục luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về Chợ - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. - Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỢ 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHỢ VÀ QUẢN LÝ CHỢ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chợ trong đời sống xã hội a. Khái niệm chợ Từ góc độ quản lí Nhà nước, khái niệm về chợ được hiểu như sau: Chợ là một địa điểm công cộng, có diện tích mặt bằng khá lớn, tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ của nhiều chủ thể khác nhau. Chợ được tổ chức theo quy luật lưu thông hàng hóa, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, tập quán, điều kiện kinh tế và được quản lí thống nhất theo pháp luật hiện hành của Nhà nước. Trong luận văn này, khái niệm chợ được hiểu theo định nghĩa đã được trình bày ở trên. b.Đặc điểm của chợ c. Phân loại chợ d. Vai trò của chợ 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với chợ Từ khái niệm và nội hàm của quản lý nhà nước về kinh tế, chúng ta có thể phát biểu khái niệm quản lý nhà nước đối với chợ tại các địa phương đó là: sự tác động giữa chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước thuộc chính quyền địa phương lên đối tượng quản lý là những tổ chức, cá nhân hoạt động tại các chợ thuộc quyền quản lý của địa phương thông qua các hoạt động xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế; triển khai thực thi pháp luật về kinh tế; xử lý các vi phạm
- 11 pháp luật về kinh tế và giải quyết các xung đột, tranh chấp kinh tế; giải quyết các khuyết tật của kinh tế thị trường... 1.1.3.Tầm quan trọng của quản lý nhà nƣớc đối với chợ trong điều kiện Việt Nam - Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực trong xã hội nhằm phát triển hệ thống chợ theo định hướng phát triển của địa phương - Định hướng, hướng dẫn sự vận động, phát triển của hệ thống chợ hướng đến thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương - Điều tiết hoạt động của hệ thống chợ theo định hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa các chủ thể tham gia hoạt động tại chợ nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, hài hòa về lợi ích của các bên. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG 1.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển chợ trong từng thời kỳ - Quy hoạch phát triển chợ phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại của từng địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển chợ phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
- 12 xã hội, quy hoạch thương mại, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan. - Các nguyên tắc lập quy hoạch phát triển chợ: + Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa; chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gần với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc. Tiêu chí đánh giá: - Tỷ lệ hoàn thành các mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch; - Mức độ đánh giá của người dân về chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ. 1.2.2. Ban hành các chính sách về đầu tƣ, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ - Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ. Do đó, theo phân cấp quản lý, tùy vào điều kiện cụ thể của mình để xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp nhằm thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp để phát triển chợ; - Nghiên cứu để sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại để đầu tư phát triển chợ. Nguyên tắc chung là vốn từ ngân sách địa phương chỉ ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng
- 13 các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và chợ hạng 2, hạng 3 ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo, cụ thể: Tiêu chí đánh giá: - Số lượng các chính sách được ban hành và triển khai qua các năm; - Mức độ đánh giá của người dân về các chính sách phát triển chợ. 1.2.3. Quản lý hoạt động các chợ do Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng theo quy định về phân cấp quản lý Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành giao cho các chủ thể tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý hoạt động tại chợ theo quy định sau: (1) “Đối với chợ xây dựng mới, giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp/ hợp tác xã kinh doanh, khai thác quản lý chợ theo quy định của pháp luật”; (2) Đối với chợ đang hoạt động trước đây do các an Quản lý chợ điều hành, chính quyền địa phương cần chuyển sang thực hiện theo quy định an quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước; (3) “ Đối với các chợ ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, giao cho các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đủ điều kiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý”; (4) “Đối với chợ do Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng có vốn đóng góp của các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và tổ chức, cá nhân khác, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền căn cứ mức độ, tỷ lệ góp vốn để lựa chọn chủ thể kinh doanh, khai thác và quản lý chợ”; (5) “ Đối với chợ do các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc các
- 14 thành phần kinh tế đầu tư xây dựng do các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp đó tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật”. Tiêu chí đánh giá: - Số lượng các chợ chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác qua các năm; - Mức độ am hiểu của người dân về các mô hình quản lý chợ. 1.2.4. Chỉ đạo, hƣớng dẫn các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ a) Ban quản lý chợ: - Chỉ đạo Ban quản lý chợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ; Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ; Nội quy chợ; Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu. - Chỉ đạo Ban quản lý quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban Quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương nhân, không phải tổ
- 15 chức đấu thầu. - Chỉ đạo Ban quản lý ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. - Chỉ đạo Ban quản lý tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ. - Chỉ đạo Ban quản lý phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ. - Chỉ đạo Ban quản lý tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại. b) Doanh nghiệp quản lý chợ: - Chỉ đạo Doanh nghiêp quản lý chợ tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ. - Chỉ đạo Doanh nghiêp quản lý chợ bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ. - Chỉ đạo Doanh nghiêp quản lý chợ xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này để trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ. - Chỉ đạo Doanh nghiêp quản lý chợ bố trí, sắp xếp các khu vực
- 16 kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tại chợ. - Chỉ đạo Doanh nghiêp quản lý chợ ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. - Chỉ đạo Doanh nghiêp quản lý chợ tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. - Đôn đốc Doanh nghiêp quản lý chợ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại. Tiêu chí đánh giá: - Số lượng các QL, doanh nghiệp nghiệp quản lý chợ được chỉ đạo, hướng dẫn qua các năm; - Mức độ am hiểu của các QL, DN quản lý chợ về chính sách và nghiệp vụ quản lý chợ. 1.2.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nƣớc và nội quy chợ Chính quyền các cấp bằng nhiều hình thức, công cụ thích hợp để tập trung tuyên truyền đến mọi tổ chức, các nhân hoạt động kinh doanh trong chợ về các quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm những nội dung chính sau đây: - Tuyên truyền để người dân hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ.
- 17 - Tuyên truyền về các quy định của nước về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ. - Tuyên truyền cho người đến giao dịch, mua bán tại chợ về các quy định liên quan đến an toàn trật tự, văn minh giao tiếp và đặc biệt là phòng chống dịch bệnh.. - Phổ biến cho những người kinh doanh trong chợ về các quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.Thường xuyên tuyên truyền để mọi người dân nâng cao ý thức về công tác này. Tiêu chí đánh giá: - Số lượng các hoạt động tuyên truyền qua các năm; - Mức độ am hiểu của người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước và nội quy chợ 1.2.6. Công tác kiểm tra, khen thƣởng, xử lý các vi phạm về hoạt động chợ Các cấp chính quyền địa phương, thông qua các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát cũng như tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các chợ tại địa phương để khắc phục, xử lý. Cụ thể các hoạt động kiểm tra, giám sát tập trung vào: - Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng chợ tự phát sinh hoặc xây dựng không đúng quy hoạch; - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến an toàn trật tự, văn minh giao tiếp và đặc biệt là phòng chống dịch bệnh để phát hiện các sai phạm nhằm khắc phục, xử lý theo đúng quy định. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm
- 18 an toàn phòng cháy chữa cháy để sớm phát hiện các hạn chế, sai phạm nhằm sớm khắc phục, xử lý theo đúng quy định. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ để phát hiện sớm các sai phạm nhằm khắc phục, xử lý kịp thời. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm để phát hiện sớm các sai phạm nhằm khắc phục, xử lý kịp thời. Tiêu chí đánh giá: - Số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát qua các năm; - Số lượng các sai phạm được phát hiện và xử lý qua các năm; - Số lượng các tổ chức, cả nhân được tôn vinh, khen thưởng qua các năm. 1.2.7. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với chợ trên địa bàn cấp huyện - Hội đồng nhân dân: Cơ quan xây dựng và ban hành các quy định, quyết định liên quan đến chiến lược, cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện quản lý; - Ủy ban nhân dân: Trên cơ sở quy hoạch chiến lược và cơ chế, chính sách đã được HĐND thông qua để ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện, hàng năm chủ động bố trí ngân sách để dầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ; Phối hợp với Sở Công thương trong công tác lập quy hoạch, xây dựng phát triển chợ, khảo sát, thẩm định, đề xuất phân hạng chợ đối với các chợ trên địa bàn; Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức hoạt động của ban quản lý chợ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kĩ thuật viễn thông: Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo mật cho mạng thông tin di động 4G-LTE
33 p | 462 | 116
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 3g và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing Công ty Vinaphone
26 p | 340 | 91
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Giải pháp an ninh trong môi trường điện toán đám mây
26 p | 302 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Thiết kệ bộ điều chế - giải điều chế QPSK trên FPGA
26 p | 405 | 78
-
Tóm tắt luận văn thạc sỹ: Ước lượng từ thông trong điều khiển vector tựa từ thông rôt động cơ không đồng bộ
99 p | 233 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính: Nghiên cứu giải pháp chống tấn công ddos cho website Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
27 p | 281 | 65
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật: Thiết kế hệ thống điều khiển tự động cung cấp nhiên liêu cho động cơ ô tô
26 p | 236 | 63
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
13 p | 325 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Tìm hiểu về kiến trúc chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc
16 p | 331 | 57
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7
20 p | 244 | 53
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ kỹ thuật: Nghiên cứu hệ mật đường cong elliptic và ứng dụng
25 p | 227 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện kinh doanh dịch vụ mobile marketing tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
28 p | 220 | 45
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Xác định crom trong mẫu sinh học bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
70 p | 158 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám 1945
26 p | 285 | 28
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Cu (II), Zn (II), Pb (II) của axit humic
26 p | 142 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên
25 p | 121 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, những quan điểm cơ bản và giá trị kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
25 p | 90 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
25 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn