Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Giáo dục học: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị
lượt xem 2
download
Mục đích của luận án nhằm làm rõ nội hàm các khái niệm: Hiến pháp, lập hiến, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh; cơ sở, quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Phân tích có hệ thống nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Luận giải giá trị của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Giáo dục học: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng lập hiến là một bộ phận quan trọng. Tư tưởng ấy được định hình trong 30 năm Người hoạt động ở nước ngoài, được bổ sung và phát triển trên cơ sở trực tiếp chỉ đạo xây dựng hiến pháp dân chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh đã kế thừa giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa của tư tưởng lập hiến trên thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Với tính chất là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về lập hiến kiểu mới ở Việt Nam, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh đã luận giải hàng loạt nội dung cơ bản nhất và cốt lõi nhất về xây dựng hiến pháp. Đó là quan điểm về vai trò, các nội dung và điều kiện lập hiến. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong các luồng tư tưởng lập hiến nửa đầu thế kỉ XX, chỉ có tư tưởng lập hiến Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh là duy nhất đúng đắn, tiến bộ và phù hợp với Việt Nam. Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng cho việc xây dựng các bản hiến pháp dân chủ trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Là người khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đứng đầu Nhà nước trong suốt 24 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu cho nền lập hiến cách mạng Việt Nam. Dấu ấn của Người thể hiện sâu sắc trong quá trình chỉ đạo xây dựng Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 và là Trưởng ban Dự thảo hai bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc. Đặc biệt, Hiến pháp 1946 đã đánh dấu mốc quan trọng trong nền lập pháp của Việt Nam, được các nhà nghiên cứu và thực thi pháp luật đánh giá là “rất Việt Nam, mang đậm dấu ấn dân tộc và sắc thái phương Đông, đồng thời có vận dụng nhiều kinh nghiệm của Pháp và một phần của Mỹ về tổ chức nhà nước, thực sự biểu hiện tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh, của Đảng và nhân dân về vấn đề nhà nước”. Nhận thức rõ những giá trị lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tổ chức triển khai nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Nếu
- 2 như Hiến pháp 1980 gần như mô phỏng hoàn toàn mô hình Hiến pháp Xô viết thì đến Hiến pháp 1992, trên nhiều mặt, đã trở lại giá trị Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1992 đến nay đã qua hai lần bổ sung, sửa đổi vào năm 2001 và gần đây nhất là năm 2013. So với lần sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hiến pháp 2013 được đánh giá là có nhiều điểm mới, tiến bộ, phù hợp với xu thế của thế giới, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của đất nước. Nhiều điểm mới, tiến bộ trong Hiến pháp năm 2013 là sự kế thừa và phát triển tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của nước ta. Hiện nay, để nhận thức đầy đủ, tiếp tục hoàn thiện và thực thi Hiến pháp 2013, việc nghiên cứu tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, đặc biệt nhận thức rõ hơn các giá trị về tính nhân văn, tính khoa học của hiến pháp; về mô hình tổ chức quyền lực nhà nước, kinh nghiệm, bài học về cách thức tổ chức xây dựng hiến pháp, về vận dụng, học tập kinh nghiệm nước ngoài vào thực tiễn Việt Nam sẽ góp phần sáng tỏ soi sáng nhiều vấn đề đang và sẽ đặt ra cả trong nhận thức lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh dù chứa đựng nhiều nội dung và giá trị to lớn, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp, toàn diện, có hệ thống về tư tưởng lập hiến của Người. Đây là điểm cần tiếp tục bổ sung trong nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị, làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ nội dung và giá trị của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ nội hàm các khái niệm: Hiến pháp, lập hiến, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh; cơ sở, quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
- 3 Phân tích có hệ thống nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Luận giải giá trị của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh và những giá trị của tư tưởng này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung từ soạn thảo, ban hành, sửa đổi và thực thi hiến pháp. Trong khuôn khổ luận án, tác giả trình bày những nội dung cơ bản nhất, gồm: vai trò lập hiến, quyền lập hiến; nội dung cơ bản của hiến pháp với hai vấn đề cốt lõi là Chính thể Dân chủ Cộng hòa, quyền và nghĩa vụ công dân; các nhân tố đảm bảo lập hiến. Thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến năm 1969 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về lập hiến, các lý thuyết lập hiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp chuyên ngành và liên ngành để thực hiện đề tài, cụ thể là phương pháp lịch sử, phương pháp logic phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hoá trừu tượng hoá, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, v.v., để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Luận án làm rõ tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh một cách có hệ thống: từ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đến nội dung và giá trị của tư tưởng, cũng như có sự phân tích, đánh giá sâu về nội dung và giá trị của tư tưởng này. Trong đó, qua tư liệu biên bản các kỳ họp Quốc hội, các
- 4 phiên họp của Ban sửa đổi Hiến pháp được khai thác tại các Trung tâm lưu trữ, tác giả trình bày, luận giải một số nhận thức mới về nội dung và đánh giá đầy đủ hơn giá trị tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung những nhận thức mới về tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, từ đó góp phần khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng lập hiến của Người nói riêng đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với những kết quả đạt được, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho đổi mới tư duy lập hiến, xây dựng và thực thi hiến pháp ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh Nghiên cứu về nội dung tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về lịch sử lập hiến, về các bản Hiến pháp, về nhà nước và thể chế chính trị ở Việt Nam. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh của Bùi Ngọc Sơn phân tích những vấn đề cơ bản trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nguyên tắc của hiến pháp; quyền lập hiến và sửa đổi hiến pháp; tổ chức quyền lực nhà nước và vấn đề dân quyền; Hiến pháp năm 1946 – Bản Hiến pháp đặt nền móng cho nền lập hiến Nhà nước Việt Nam của Đỗ Ngọc Hải nêu vấn đề: khái niệm hiến pháp có rất sớm ở Hồ
- 5 Chí Minh từ năm 1919; các bản Hiến pháp dưới sự chỉ đạo soạn thảo của Hồ Chí Minh đã nội dung của hiến pháp cộng hòa dân chủ. Trong cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 do Võ Khánh Vinh chủ biên phân tích đến một số quan điểm về lập hiến Hồ Chí Minh: sự cần thiết của hiến pháp một hiến pháp dân chủ; mối quan hệ độc lập dân tộc và dân quyền. Trong Lịch sử lập hiến cách mạng Việt Nam của Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa, các tác giả đề cập những nét đặc trưng của tư tưởng pháp quyền lập hiến Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam: sự cần thiết của hiến pháp; về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; về tự do, nhân quyền và dân quyền; về tổ chức và hoạt động của nhà nước; về biểu tượng quốc gia: quốc kỳ, quốc ca. Đi sâu, tập trung phân tích những nội dung cụ thể của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh về các vấn đề vai trò, vị trí của hiến pháp; chủ quyền nhân dân; mô hình chính thể; tổ chức quyền lực nhà nước; về quyền con người, có một số bài viết, cuốn sách đáng chú ý như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của hiến pháp của Tào Thị Quyên, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng hiến pháp của Hà Thị Thùy Dương, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính thể dân chủ và nhà nước pháp quyền để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân của Hoàng Chí Bảo… 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về giá trị tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh Đến nay, các công trình nghiên cứu về tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh chủ yếu mới nêu và phân tích về phần nội dung tư tưởng, ít công trình đi sâu khảo cứu về phần giá trị. Tuy nhiên, trong các cuốn sách, bài viết về hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 1946, các tác giả phần nào đề cập giá trị tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: đặt nền móng chủ nghĩa lập hiến mới và chế độ chính trị mới ở Việt Nam, sự sáng tạo về mô hình nhà nước, đề cao chủ quyền nhân dân, quyền công dân.... Lê Văn Hòe trong bài “Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về hiến trị, đức trị” khẳng định: Tư tưởng hiến trị, pháp trị dân chủ của Hồ Chí Minh mãi mãi là kim chỉ nam cho sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam cùng với công cuộc xây dựng nhà nước và pháp luật hiện nay. Đào Trí Úc cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí
- 6 Minh người sáng lập ra nhà nước Việt Nam mới sau khi Việt Nam giành độc lập năm 1945, đồng thời là người sáng lập về chủ nghĩa lập hiến Việt Nam hiện đại. Phân tích giá trị mô hình nhà nước Dân Chủ Cộng hòa, các nhà nghiên cứu về cơ bản thống nhất nhận định: Hồ Chí Minh lựa chọn mô hình tập quyền, quyền lực cao nhất thuộc về các cơ quan dân cử, nhấn mạnh vai trò của Nghị viện trong giám sát Chính phủ, nhưng có sự phân công rành mạch, hợp lý giữa các nhánh quyền lực, trong đó đề cao tính độc lập của hệ thống Tòa án, phân quyền rõ nét và hợp lý cho chính quyền địa phương. Người không áp dụng mô hình phân quyền như các nước tư sản, không tạo ra sự phân lập giữa các quyền theo kiểu quyền lực đối chọi quyền lực. Về vấn đề quyền con người, các nhà nghiên cứu khẳng định: Hồ Chí Minh có cách tiếp cận sáng tạo về quyền con người, có sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị tiến bộ của văn minh phương Tây với tư tưởng nhân văn và hoàn cảnh đặc thù của dân tộc Việt Nam. Những quan điểm của Người được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp, rõ nét nhất là bản Hiến pháp 1946. 1.2. Thành tựu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở trên cho thấy nghiên cứu tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, các tác giả đề cập đến các vấn đề sau: Các tác giả về cơ bản đều thống nhất tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng ấy được hình thành trong những điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX; qua quá trình hoạt động thực tiễn, mang đậm dấu ấn cá nhân và thể hiện trí tuệ, nhân cách Hồ Chí Minh. Các nội dung trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh được các tác giả đề cập đến: về sự cần thiết của hiến pháp, quyền lập hiến, nguyên tắc xây dựng hiến pháp, quan điểm về độc lập dân tộc, về chủ quyền nhân dân, vấn đề chính thể Cộng hòa Dân chủ, tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình tập quyền nhưng vẫn có sự phân công rành mạch giữa các nhánh quyền lực, quyền và nghĩa vụ công dân. Có tác giả cho rằng ba nguyên tắc
- 7 được ghi trong Hiến pháp 1946 là đoàn kết dân tộc, đảm bảo các quyền tự do dân chủ, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân chính là nội dung cơ bản nhất của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Có tác giả khẳng định tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh được thể hiện tập trung ở các nội dung: nguyên tắc hiến pháp, quyền lập hiến, tổ chức quyền lực nhà nước và vấn đề dân quyền. Phân tích giá trị tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu đã thống nhất và khẳng định Hồ Chí Minh là người đặt nền móng nền lập hiến cách mạng Việt Nam. Trong các luồng tư tưởng lập hiến đa dạng đầu thế kỉ XX, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là duy nhất đúng đắn, phù hợp với Việt Nam. Những tư tưởng lập hiến của Người có giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng hiến pháp và nền pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Ở từng góc độ khác nhau, các tác giả phân tích giá trị tư tưởng này trong việc sáng tạo mô hình chính thể độc đáo và phù hợp với Việt Nam; thiết kế bộ máy Nhà nước có hiệu lực, linh hoạt, đảm bảo thực thi quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, đặc biệt là bài học tập hợp, phát huy sức mạnh trí tuệ của nhân sĩ, trí thức, phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân được nhiều tác giả đề cập đến. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra được luận án tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở thành quả nghiên cứu đã có về tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh ở những vấn đề sau: Thứ nhất, luận án cần trình bày đầy đủ, chính xác nội hàm khái niệm tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, làm định hướng việc nghiên cứu một cách đúng hướng và toàn diện. Thứ hai, làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, trong đó tập trung phân tích những quan trọng nhất, trực tiếp nhất như: chủ nghĩa hiến pháp, lý luận Mác Lênin về hiến pháp, tư tưởng lập hiến của các nhà cách mạng Việt Nam tiền bối. Đồng thời, có sự phân chia các giai đoạn theo mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển trong việc hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
- 8 Thứ ba, do cách tiếp cận và mục tiêu của các công trình nghiên cứu khác nhau, nên các vấn đề nghiên cứu mà các tác giả đã tập trung bàn tới là vai trò của hiến pháp trong việc định danh chính thể mới, ghi nhận quyền con người; tổ chức quyền lực nhà nước và vấn đề quyền và nghĩa vụ công dân. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền lập hiến, các nhân tố đảm bảo lập hiến ít được bàn tới hoặc mới chỉ nêu khái lược, chưa có sự phân tích và có những dẫn chứng cụ thể trong các tác phẩm, trong thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh. Bởi vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu nội dung tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh với tư cách là một chỉnh thể thống nhất và đi sâu phân tích làm rõ các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về lập hiến, bao gồm: định danh chính thể mới, ghi nhận quyền con người, tuyên bố chủ quyền quốc gia, đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền; quyền lập hiến và phương thức thực hiện quyền lập hiến của nhân dân; chính thể và tổ chức quyền lực nhà nước; quyền và nghĩa vụ công dân; các nhân tố đảm bảo lập hiến. Thứ tư, phân tích một số giá trị cốt lõi trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Luận án cần chỉ rõ những điểm mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kết tinh, phát triển và sáng tạo các tư tưởng chính trị pháp lý của dân tộc và thế giới cũng như vai trò nền tảng, định hướng của tư tưởng này trong nền lập hiến hiện đại của Việt Nam. Từ đó, gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và hoàn thiện hiến pháp hiện nay. Tiểu kết chương 1 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trên lĩnh vực lập hiến, lập pháp, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều di sản quý báu. Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về những vấn đề cốt lõi hình thành nên thiết chế chính trị của một đất nước: vị trí của hiến pháp, chủ quyền nhân dân, chính thể và tổ chức quyền lực nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, điều kiện thực hiện lập hiến. Tư tưởng ấy thể hiện trí tuệ, nhãn quan chính trị và tầm nhìn của lãnh tụ đối với việc kiến thiết mô hình xây dựng đất nước độc lập và dân chủ. Nhận thức tầm quan trọng của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh với xây dựng hiến pháp nói riêng, xây dựng nền pháp quyền nói chung ở Việt Nam hiện nay, tác giả lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu. Qua quá trình nghiên
- 9 cứu, tác giả nhận thấy tuy đã có một số công trình nghiên cứu về tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh cũng như sự vận dụng tư tưởng đó với việc xây dựng các bản hiến pháp trong lịch sử dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống những quan điểm cơ bản và phân tích những giá trị cốt lõi của tư tưởng này, từ đó nêu lên những vấn đề đặt ra với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực thi hiến pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Những công trình nghiên cứu đã nêu trên là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa, phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn thành luận án của mình. Chương 2: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH 2.1. Một số khái niệm cơ bản Hiến pháp là luật gốc, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật quốc gia, quy định chế độ chính trị quốc gia, ấn định cách tổ chức và phân công quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Lập hiến là xây dựng hiến pháp hay nói cách khác là toàn bộ quy trình và tổng thể hoạt động tạo lập nên một bản hiến pháp từ khi lên kế hoạch cho đến khi được thông qua và có hiệu lực trong thực tế. Lập hiến bao gồm cả việc lập nên bản hiến pháp mới hoặc sửa đổi, bổ sung hiến pháp. Tư tưởng lập hiến là những nhận thức lý luận, quan điểm chỉ đạo về xây dựng hiến pháp, bao hàm các quan niệm về vai trò, chủ thể lập hiến và những nội dung cơ bản của hiến pháp. Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về vấn đề lập hiến ở Việt Nam từ vai trò, chủ thể, nội dung và điều kiện thực hiện lập hiến với nội dung cốt lõi là xây dựng bản Hiến pháp dân chủ. Tư tưởng ấy chứa đựng giá trị khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc, trở thành nền tảng lý luận cho việc xây dựng các bản hiến pháp trong lịch sử lập hiến của dân tộc, cho sự ra đời chủ nghĩa lập hiến ở Việt Nam và có đóng góp quan trọng vào bổ sung, phát triển tư tưởng lập hiến nhân loại.
- 10 2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh 2.2.1. Tiền đề tư tưởng – lý luận 2.2.1.1. Chủ nghĩa hiến pháp phương Tây Chủ nghĩa hiến pháp gắn liền với quan niệm về pháp quyền, về một Chính phủ hữu hạn mà thẩm quyền tối hậu của nó luôn luôn phải tuân thủ sự đồng ý của những người bị cai trị. Để giới hạn quyền lực nhà nước, các nhà lập hiến chủ trương phân chia, phân công, phân nhiệm và kiểm tra quyền lực nhà nước bằng cơ chế kìm chế, đối trọng. Bên cạnh đó, quyền con người, quyền công dân trở thành nội dung cơ bản nhất của bản hiến pháp, nội dung chi phối và hạn chế quyền lực nhà nước. Qua quá trình tìm đường cứu nước, được tiếp xúc, nghiên cứu chủ nghĩa hiến pháp phương Tây, Hồ Chí Minh đã hình thành quan điểm về sự cần thiết, tính tối cao của hiến pháp; về vai trò của nhân dân trong việc thiết lập bản Khế ước xã hội và thực thi quyền lực nhà nước; về sự phân công quyền lực nhằm hạn chế sự lộng quyền của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, quan điểm về quyền tự nhiên của con người, quyền tự do, bình đẳng con người trước pháp luật, về chủ quyền nhân dân, luật pháp và chính phủ tồn tại để phục vụ nguyện vọng của nhân dân mà không phải để áp đặt sự thống trị lên họ được khẳng định trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và hình thành nên các quan điểm nhất quán về quyền và nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, không chỉ nhận thức vai trò hiến pháp với việc khẳng định chủ quyền nhân dân, lập nên chế độ nhà nước mới, với Hồ Chí Minh, hiến pháp còn là văn kiện để khẳng định, xác lập nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, nếu học thuyết “tam quyền phân lập” là sự phân chia quyền lực một cách tuyệt đối dẫn đến sự đối trọng, kiềm chế lẫn nhau, thì đến Hồ Chí Minh, sự phân quyền chính là sự phân công hợp lý, cùng phối hợp nhau trong một chỉnh thể thống nhất của quyền lực nhà nước. 2.2.1.2. Lý luận Mác – Lênin về hiến pháp Chủ nghĩa Mác cho rằng sự ra đời và phát triển của hiến pháp bất kỳ nước nào đều là kết quả và sự đúc kết kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, biểu thị mối tương quan của các lực lượng, giai cấp ở những thời kỳ lịch sử nhất định. Phê phán quan điểm phân quyền trong nhà nước tư sản, Mác
- 11 đã đưa ra quan niệm mới cho rằng, quyền lực nhà nước là thống nhất và phải tập trung vào trong tay nhân dân. Phân quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là sự phân công lao động trong quyền lực nhà nước thống nhất. Phát triển quan điểm chủ nghĩa Mác về hiến pháp, Lênin quan niệm hiến pháp như một công cụ củng cố, tăng cường quyền lực nhà nước nhằm thực hiện chuyên chính vô sản, và là một hình thức định hướng xã hội chủ nghĩa cho các định chế chính trị và xã hội. Những quan điểm của Mác Lênin về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất, về chế độ dân chủ...... đã được Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa để thiết lập mô hình lập hiến của Việt Nam, cũng như vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng hai bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc với nét nổi bật là tạo dựng thể chế chính trị với quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, nếu Mác Lênin nhấn mạnh đến tính giai cấp của hiến pháp, chủ yếu xác lập nhà nước chuyên chính vô sản, bảo đảm quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân, thì đến Hồ Chí Minh, hiến pháp dân chủ là hiến pháp của toàn dân và nhà nước dân chủ mới được ghi nhận trong hiến pháp là nhà nước đem lại quyền dân chủ của tất cả các tầng lớp nhân dân. 2.2.1.3. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn gồm ba nội dung cơ bản là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Tôn Trung Sơn cho rằng chủ nghĩa dân tộc là động lực cơ bản để một dân tộc sinh tồn và phát triển. Dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân, nhân dân có quyền quản lý chính trị. Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ, trong đó, người dân có bốn quyền lợi chính trị căn bản: quyền bầu cử, bãi miễn, sáng chế, phúc quyết; Chính phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Về dân sinh, Tôn Trung Sơn đưa ra định nghĩa: Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng. Những nội dung cơ bản của dân sinh là các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại. Dân tộc, dân quyền và dân sinh theo quan niệm của Tôn Trung Sơn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có giành lại độc lập cho dân tộc, lật đổ triều đại Mãn Thanh, đánh đuổi các thế lực phương Tây là điều kiện tiên quyết để có dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Đồng thời, có thực hiện dân quyền mới đảm bảo dân sinh.
- 12 Nghiên cứu học thuyết Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã thấy ở đó những tư tưởng tiến bộ, tích cực và thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Từ tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân, đã góp phần giúp Hồ Chí Minh tìm ra chính thể mới cho đất nước, một chính thể có thể đáp ứng khát vọng “Độc lập Tự do Hạnh phúc” cho nhân dân và dân tộc Việt Nam. 2.2.1.4. Tư tưởng lập hiến của các nhà cách mạng tiền bối Chủ nghĩa hiến pháp phương Tây đã được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam đặc biệt qua làn sóng Tân thư cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tiếp thu bởi nhiều nhiều tổ chức, nhiều cá nhân thuộc các tầng lớp sĩ phu tiến bộ, trí thức, tiểu tư sản, tư sản. Các sĩ phu tiến bộ như Phan Bội Châu nhấn mạnh vấn đề độc lập, chủ quyền quốc gia và dân quyền; Phan Châu Trinh đề cao vai trò của hiến pháp như một công cụ pháp lý để hạn chế quân quyền độc tôn và hà lạm, đề xuất mô hình tổ chức nhà nước theo nguyên tắc cơ bản là “tam quyền phân lập”; Huỳnh Thúc Kháng đề ra cách thức xây dựng bản hiến pháp cho nước Việt Nam là phải lập ra một hội gọi là dự thảo hiến pháp và phải chú ý để nhân dân tự do đầu phiếu. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc tiêu biểu là Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường với chủ trương xây dựng một hiến pháp dân chủ cho Việt Nam, đòi tự do cho đồng bào. Có thể nói, từ tư tưởng lập hiến của những người đi trước đã giúp cho Hồ Chí Minh khảo cứu, rút ra điểm tiến bộ và hạn chế, phù hợp và chưa phù hợp với Việt Nam. 2.2.2. Thực tiễn đời sống pháp luật Việt Nam và thế giới 2.2.2.1. Thực tiễn đời sống pháp luật Việt Nam dưới chế độ thuộc địa Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, Pháp đã thiết lập Liên bang Đông Dương, do Toàn quyền Đông Dương đứng đầu. Toàn quyền Đông Dương là người đại diện cho Chính phủ Pháp ở thuộc địa, thực hiện cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Liên bang Đông Dương bị chia thành 5 xứ theo các thể chế chính trị khác nhau. Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã áp dụng một chế độ pháp luật hà khắc, độc đoán, đồng thời với việc dùng bạo lực dã man đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Chính quyền thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam là một chính quyền phản dân chủ và tàn bạo, bởi ở đó không có những giới hạn cho việc thực thi quyền lực và xâm phạm nghiêm trọng các quyền con người.
- 13 Sau thất bại của phong trào Cần Vương, phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Tuy nhiên, đến những năm 20 của thế kỉ XX, về cơ bản các trào lưu yêu nước dân chủ tư sản đều thất bại. Đó chính là sự thất bại và bất lực của tư tưởng lập hiến dân chủ tư sản ở Việt Nam. Từ thực tiễn này, thôi thúc Hồ Chí Minh tìm con đường mới, một mô hình hiến pháp mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam. 2.2.2.2. Thực tiễn đời sống pháp luật thế giới Trên thế giới, chủ nghĩa hiến pháp hình thành gắn liền với cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế. Nước Anh đi tiên phong trong việc xây dựng và thực hành chính quyền hợp hiến hiện đại. Cùng với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, từ cuối thế kỉ XVIII, các hiến pháp thành văn bắt đầu được xây dựng ở Hoa Kỳ (1787), Pháp (1791). Sang thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhiều nước ở châu Âu đã ban hành hiến pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt các bản hiến pháp mới được ra đời ở các nước bại trận và các nước mới giành độc lập. Tư tưởng chủ đạo để xây dựng hiến pháp là đòi hỏi thực hiện các quyền con người; đòi hỏi về một chế độ dân chủ dưới hình thức chính thể cộng hoà hay chế độ đại nghị. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời Nhà nước Xô viết, bên cạnh mô hình hiến pháp tư sản, trên thế giới xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa. Theo mô hình hiến pháp Liên Xô, chủ quyền nhân dân được thay thế bằng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Với tinh thần sáng tạo, Hồ Chí Minh đã học hỏi, tiếp thu những yếu tố tích cực từ các bản hiến pháp đó, để xây dựng một mô hình hiến pháp riêng, tiến bộ và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. 2.2.3. Phẩm chất Hồ Chí Minh Nổi bật trước hết ở Hồ Chí Minh là tấm lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc. Vì yêu nước, nên Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, chịu đựng mọi gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hy sinh cả cuộc đời để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Trên hành trình vạn dặm ấy, Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã thấu hiểu tận cùng nỗi đau của dân tộc và nhân loại, được tiếp xúc với các nền văn hóa, những tư tưởng tiến bộ, những con người ưu tú và cách mạng. Từ đó, Người tự làm giàu tri thức,
- 14 vốn sống, văn hóa của mình, để hình thành tư tưởng cách mạng, trong đó có tư tưởng lập hiến với một trong những nội dung cốt lõi là vấn đề độc lập dân tộc. Điểm đặc biệt ở Hồ Chí Minh, đó là yêu nước gắn liền với thương dân. Với Hồ Chí Minh, đòi dân tộc độc lập để dân quyền tự do, để mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Hơn nữa, Người nhận thức một cách sâu sắc về vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân. Đây chính là khởi nguồn cho những quan điểm về quyền con người nội dung trọng yếu trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Với Người, pháp luật không phải cai trị dân mà phục vụ nhân dân, việc thiết lập trật tự, khuôn khổ xã hội với những quy định mang tính ràng buộc cũng nhằm ghi nhận cũng như bảo đảm thực thi quyền tự do, dân chủ; bảo vệ phẩm giá tốt đẹp của con người. Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh chính trị, trí tuệ thiên bẩm, tinh thần độc lập, tư chất ham học hỏi, nhạy bén với cái mới. Điều đó đã tạo nên ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành một năng lực quan sát, khả năng phân tích, phê phán tinh tường để khám phá điều mới mẻ. Tiếp xúc với trào lưu tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ của cả tư tưởng dân chủ tư sản và chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã thâu thái những giá trị tích cực nhất, bổ sung và phát triển cho phù hợp điều kiện Việt Nam. Với bản lĩnh và trí tuệ của mình, Người trực tiếp thiết kế mô hình và chỉ đạo xây dựng hiến pháp kiểu mới ở Việt Nam, mang đặc điểm riêng ở Việt Nam chứ không lệ thuộc vào những lý thuyết sẵn có. Tư duy pháp lý của Hồ Chí Minh được hình thành từ rất sớm qua việc Người nghiên cứu các tác phẩm của Môngtétkiơ và Rútxô. Ngay từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước, Người đã nhận thức vai trò quan trọng của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh nêu lên vấn đề phải có một bản Tuyên ngôn độc lập và bản hiến pháp dân chủ làm cơ sở cho sự ra đời của một Nhà nước hợp hiến. Trong suốt quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Dân chủ cộng hòa, Người luôn luôn quan tâm đến công tác lập hiến, lập pháp, xem đó là một trong nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng. Điều đó thể hiện sự nhạy bén về pháp lý và tầm nhìn chiến lược của Người trong việc xây dựng chế độ mới thật sự tự do và dân chủ.
- 15 Có thể nói, những phẩm chất cá nhân đó đã tác động trực tiếp việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, lựa chọn, chuyển hóa, phát triển các giá trị của nền lập pháp dân tộc, tư tưởng chính trị pháp lý tiến bộ thành tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. 2.3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh 2.3.1. Giai đoạn trước năm 1920: Tiếp thu văn hóa lập pháp dân tộc, tư tưởng chính trị pháp lý trên thế giới và hình thành lý tưởng dân quyền 2.3.2. Giai đoạn 19201930: Thời kỳ nghiên cứu lý luận Mác Lênin và hình thành quan điểm cơ bản về lập hiến 2.3.3. Giai đoạn 19301945: Tiếp tục phát triển lý luận kết hợp với những thử nghiệm đầu tiên xây dựng lập hiến ở Việt Nam. 2.3.2. Giai đoạn 19461969: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh được hiện thực hóa và bổ sung phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tiểu kết chương 2 Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh, là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, gắn chặt với yêu cầu tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế. Để hình thành quan điểm về “hiến pháp dân chủ”, Hồ Chí Minh đã có một quá trình tìm tòi, nghiên cứu các quan điểm, trào lưu tư tưởng lập hiến trên thế giới cũng như quan sát, trải nghiệm thực tế đời sống qua nhiều nước trên thế giới. Điểm đặc sắc trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh là Người đã tiếp nhận, chắt lọc những giá trị cốt lõi, phổ biến của văn minh nhân loại cả phương Đông lẫn phương Tây, cả tư tưởng của tư sản và chủ nghĩa mác xít, từ đó kế thừa, vận dụng, để xây dựng nên mô hình hiến pháp riêng, phù hợp với điều kiện với Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh chia thành hai thời kỳ chính. Thời kỳ trước năm 1945 là thời kỳ tiếp xúc, học hỏi tư tưởng lập hiến tiến bộ trên thế giới, hình thành những quan điểm cơ bản về vấn đề lập hiến. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1969, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh được hiện thực hóa và trong quá trình chỉ đạo xây dựng hiến pháp, Người đã có những sự bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.
- 16 Chương 3: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH 3.1. Vai trò của lập hiến 3.1.1. Tuyên bố chủ quyền của quốc gia Hồ Chí Minh quan niệm khi chưa có chủ quyền quốc gia thì trước hết hiến pháp gắn với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Khi yêu cầu “xin ban hành hiến pháp” không được thực dân Pháp chấp nhận, Người càng thấu hiểu việc ban hành hiến pháp chỉ có thể thực hiện trong đất nước độc lập, tự chủ. Hiến pháp không chỉ gắn với vấn đề về nhân quyền, mà trước hết phải gắn với chủ quyền đất nước. Khi đã giành độc lập, hiến pháp là văn kiện pháp lý được nhân dân thông qua, tạo sự chính danh cho nhà nước mới thành lập. Hiến pháp 1946 phản ánh rõ rệt thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ lâu dài, gian khổ, hy sinh của nhân dân Việt Nam, trực tiếp là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đến Hiến pháp năm 1959, tư tưởng về dân tộc độc lập, thống nhất tiếp tục thể hiện rõ nét ngay từ Lời nói đầu và chương đầu tiên quy định về chính thể 3.1.2. Xác lập cơ sở pháp lý của chế độ Dân chủ Cộng hòa và định hướng con đường phát triển đi lên của dân tộc Hồ Chí Minh quan niệm nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Sau cách mạng, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập để khẳng định sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là hợp pháp, hợp lẽ phải. Hai bản Hiến pháp 1946, 1959 đã xác định chế độ chính trị mới của nước Việt Nam thông qua các hiến định về chính thể, tổ chức các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ công dân. Với những nội dung trên, các bản Hiến pháp đã xác lập tính chính đáng và hợp pháp của nhà nước ta, xác lập cơ sở pháp lý cho sự ra đời của chế độ mới chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Bên cạnh đó, hiến pháp theo quan điểm Hồ Chí Minh còn đóng vai trò là văn bản tuyên bố các giá trị của một dân tộc mà giá trị cốt lõi nhất là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết để giành, giữ độc lập và xây dựng đất nước. Hiến pháp phải “ghi lấy thành tích vẻ vang của cách mạng” mà thành tích vẻ vang nhất chính là nền độc lập dân tộc, nền cộng hòa dân chủ và sự
- 17 phát triển đất nước theo xu thế độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của nhân loại 3.1.3 .Đặt nền móng xây dựng pháp quyền và nhà nước pháp quyền Tư tưởng pháp quyền và xây dựng nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền đã sớm hình thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm 1919, trong tám yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây thì đã có bốn điểm liên quan đến pháp quyền, Khi Bản yêu sách được diễn ca, vấn đề này được đề cập ở phương diện mới và được nâng tầm thành yêu cầu “Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”. Pháp quyền là một phương thức tổ chức xã hội mà trong đó pháp luật giữ vai trò thống trị. Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cốt lõi, tinh túy của một nền pháp quyền chính là ở chỗ đưa tinh thần thượng tôn pháp luật, mà trước hết là thượng tôn hiến pháp vào trong công tác quản lý xã hội. Để xây dựng xã hội pháp quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý việc xây dựng một nhà nước pháp quyền làm nền tảng. Có thể dễ nhận thấy trong các bản Hiến pháp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều thiết kế theo tư tưởng pháp quyền. Hiến pháp do Quốc hội (hoặc Nghị viện nhân dân) một cơ quan dân cử xây dựng và ban hành, bởi vậy hiến pháp đã được đặt cao hơn nhà nước. Quyền con người, quyền công dân được ghi nhận và trở thành độc lập đối với bất kỳ quyền uy nào, kể cả các cơ quan, viên chức nhà nước cao nhất. Quyền năng giữa các cơ quan nhà nước được phân chia khá rõ, có sự kiểm tra và giám sát lẫn nhau. 3.1.4. Xác lập cơ sở pháp lý để ghi nhận và đảm bảo quyền con người, quyền công dân Hồ Chí Minh đã nhìn thấy vai trò của hiến pháp như là một trong những yếu tố quyết định đối với việc thiết lập và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hồ Chí Minh yêu cầu mọi quyền của người dân phải được hiến định thông qua hiến pháp. Bởi vậy, dù đất nước đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Người khẩn trương chỉ đạo xây dựng hiến pháp dân chủ để khẳng định và bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân ta vừa mới giành được, xoá bỏ hoàn toàn chế độ chuyên chế trong nhiều thế kỷ ở Việt Nam.
- 18 Hai bản hiến pháp đầu tiên của dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban dự thảo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đã ghi nhận các quyền con người, quyền công dân cơ bản cho nhân dân Việt Nam. 3.2. Quyền lập hiến 3.2.1. Nhân dân – chủ thể của quyền lập hiến Kế thừa và phát triển tư tưởng tiến bộ về quyền lập hiến, Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân là chủ thể tối cao của đất nước, của quyền lực nhà nước, của quyền lập hiến. Nhân dân là chủ của đất nước, của quyền lực nhà nước, vì vậy, một cách tất yếu, quyền lập hiến quyền lập ra hiến pháp để ấn định thể chế nhà nước phải thuộc về nhân dân. 3.2.2. Phương thức thực hiện quyền lập hiến của nhân dân Để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền lập hiến, Hồ Chí Minh đề xuất và tổ chức thực hiện theo hai phương thức: gián tiếp thông qua bầu Quốc hội, ủy quyền Quốc hội soạn thảo Dự thảo hiến pháp và trực tiếp thông qua đóng góp ý kiến và phúc quyết hiến pháp. Việc nhân dân trực tiếp thông qua hiến pháp bằng trưng cầu ý dân là một điều kiện quan trọng bảo đảm cho nội dung, tinh thần của hiến pháp phù hợp với ý chí toàn dân. 3.3. Nội dung cơ bản của hiến pháp 3.3.1. Chính thể Dân chủ Cộng hòa 3.3.1.1. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước Chính thể Dân chủ Cộng hòa khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Nguyên tắc quyền lực nhân dân luôn được thể hiện trong các quy định về chủ thể quyền lực nhà nước, quyền công dân, về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, nghĩa vụ của tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước. Hai bản Hiến pháp 1946, 1959 tuy có những điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhưng đều thể hiện nhất quán tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể Cộng hòa Dân chủ nhân dân. Nhà nước do nhân dân lập ra, nhân dân có thể thay đổi, bãi miễn các chức danh do nhân dân bầu nếu không đáp ứng nguyện vọng của dân. Các cán bộ, công chức phải tận tụy, trung thành với nhân dân. 3.3.1.2. Tổ chức quyền lực nhà nước Tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền
- 19 Hồ Chí Minh quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất, bởi quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Thông qua bầu cử, nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho những đại biểu do mình bầu ra. Là đại diện cho nhân dân, nên Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, trước hết là lập hiến, lập pháp. Quốc hội lập ra Chính phủ. Hoạt động Chính phủ phải đặt dưới sự kiểm soát của Quốc hội thông qua cơ chế chất vấn, tín nhiệm. Quốc hội bầu ra Thẩm phán và Chánh án tối cao. Tòa án và Viện kiểm sát phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện cùng cấp. Phân công, phối hợp và ngăn ngừa sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng không nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước. Quốc hội lập ra Chính phủ, Tòa án, phân công nhiệm vụ cho Chính phủ và Tòa án, trong đó Chính phủ là cơ quan hành pháp, là cơ quan hành chính cao nhất của đất nước; Tòa án là cơ quan tư pháp, giữ vị trí độc lập trong hệ thống các cơ quan nhà nước, thực hiện quyền xét xử Bên cạnh những quy định phân công nhiệm vụ, giữa các cơ quan này có sự phối hợp và giám sát lẫn nhau. Điều này thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1946. Lập pháp tham gia thành lập cơ quan hành pháp thông qua việc bầu Chủ tịch nước, phê chuẩn sự giới thiệu Thủ tướng, Bộ trưởng. Lập pháp giám sát, chi phối hành pháp bằng các hình thức: biểu quyết, chuẩn y, chất vấn, phủ quyết, bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ngược lại, hành pháp có thể kiềm chế lập pháp qua việc bắt giam và xét xử những nghị viên được Nghị viện nhân dân hoặc Ban Thường vụ đồng ý; kiến nghị sáng kiến luật và sắc luật. Chủ tịch nước có vị trí độc lập không bị lệ thuộc quá nhiều vào Nghị viện, đồng thời khi cần thiết, giữ vị trí là người điều hoà, phối hợp các hoạt động lập pháp và hành pháp. Ngoài ra, bản Hiến pháp còn có cơ chế hữu hiệu để ngăn ngừa sự lạm quyền, lộng quyền đó là nêu cao tinh thần chịu trách nhiệm, tăng cường sự giám sát của nhân dân với các nhân viên và cơ quan nhà nước. 3.3.2. Quyền và nghĩa vụ công dân
- 20 Về cách thức xác lập quyền công dân, Hồ Chí Minh quan niệm: trong hiến pháp, quy định về quyền phải trên tinh thần quán triệt nguyên tắc các quyền con người là tự nhiên, thiêng liêng của mọi cá nhân. Nhà nước có nghĩa vụ ghi nhận và đảm bảo thực hiện những quyền tự nhiên đó. Về nội dung các quyền, Hiến pháp 1946 ghi nhận công dân Việt Nam có các quyền cơ bản: quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền dân chủ, các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Đến Hiến pháp 1959, ngoài những quyền đã được Hiến pháp 1946 quy định, bổ sung quy định thêm 11 quyền mới cho công dân. Bên cạnh đó, với Hồ Chí Minh, quyền luôn luôn gắn liền với nghĩa vụ. Quyền tách rời nghĩa vụ tất yếu dẫn đến không được bảo đảm trên thực tế, không có điều kiện mở rộng và phát triển. Công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật, tuân theo kỷ luật lao động, trật tự công cộng, quy tắc xã hội và đóng thuế. Không chỉ ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao khả năng hiện thực hóa các giá trị cơ bản của quyền con người trong hiến pháp. Để đảm bảo thực thi các quyền này trong thực tế, hiến pháp cần đề ra các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thể hiện bản chất của chế độ dân chủ nhân dân. Nhà nước là công cụ để dân thực hành quyền dân chủ, nhà nước phục vụ dân mà không phải nhà nước đứng trên dân, cai trị dân. 3.4. Các nhân tố đảm bảo lập hiến 3.4.1. Độc lập dân tộc Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia quy định thiết chế tổ chức quyền lực nhà nước. Chính vì đặc thù này, việc thiết lập hiến pháp cũng chính là sự thể hiện chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi quốc gia. Một quốc gia có độc lập, có chủ quyền thì mới có thể thiết lập các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước của mình trong một văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao là hiến pháp. 3.4.2. Chế độ dân chủ Chế độ dân chủ là điều kiện cho bản hiến pháp tồn tại và có hiệu lực trên thực tế, bởi chỉ trong nhà nước dân chủ, các quyền công dân được ghi nhận thì mới nảy sinh nhu cầu cần có hiến pháp để đảm bảo các quyền đó. Chế độ dân chủ trong quan niệm Hồ Chí Minh là chế độ dân chủ triệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 130 | 15
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức độ biểu hiện và giá trị chẩn đoán, tiên lượng của một số microRNA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
27 p | 17 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút mạch
28 p | 22 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất bằng phương pháp xạ trị lập thể định vị thân
27 p | 22 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật Thermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
27 p | 23 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể
27 p | 12 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18 F-FDG PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên
27 p | 23 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS
28 p | 19 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy động phế nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi
14 p | 15 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của SPECTCT 99mTc-MAA trong tắc mạch xạ trị bằng hạt vi cầu Resin gắn Yttrium-90 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
29 p | 13 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab
27 p | 13 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm
27 p | 15 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu độ dày nội trung mạc động mạch đùi và giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm Doppler
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ và giá trị tiên lượng của hs-Troponin T, NT-proBNP, hs-CRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu
27 p | 22 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép
27 p | 21 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi
27 p | 31 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis
27 p | 24 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt
27 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn