Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Khoa học chính trị: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Trên cơ sở đó vận dụng vào đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Khoa học chính trị: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG THỊ THÚY NGA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 HÀ NỘI - 2019
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Nguyễn Thị Kim Dung 2. TS Đặng Văn Thái Phản biện 1: ............................................................ ........................................................... Phản biện 2: ............................................................ ........................................................... Phản biện 3: ............................................................ ........................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào hồi ...... giờ........ ngày....... tháng....... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức xuất phát từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với những chuẩn mực giá trị đúng đắn đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí Minh còn là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng và sự nghiệp của Người còn mãi với thời gian, còn mãi với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đối với dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong tiến trình phát triển của đất nước. Trong thời kì đổi mới, Đảng đã có những Chỉ thị, Nghị quyết về nghiên cứu học tập, làm theo tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức của Người chính là trở về với truyền thống văn hoá quý báu, trở về với những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Chính vì thế, trong “Di chúc”, Người không quên căn dặn Đảng ta “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên sinh viên đóng một vai trò rất quan trọng. Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hoài bão, luôn khát khao vươn tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi trước, dìu dắt thế hệ đi sau. Việc
- 2 giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên sinh viên để họ trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừa trung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục, đào tạo của đất nước, Đại học Thái Nguyên luôn coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói riêng. Bên cạnh những thành quả đạt được thì đạo đức sinh viên Đại học Thái Nguyên còn bộc lộ những hạn chế như: sống thực dụng, coi trọng vật chất hơn tinh thần, cá nhân chủ nghĩa, chỉ biết mình không quan tâm đến mọi người, ăn chơi, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội… Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng còn nhiều bất cập, thể hiện qua chủ thể giáo dục, nội dung giáo dục, môi trường giáo dục. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và khách quan thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, qua đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Trên cơ sở đó vận dụng vào đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung đạo đức Hồ Chí Minh. Làm rõ nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Vận dụng nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên vào đánh giá thực trạng và đề xuất yêu cầu, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; Thực trạng, giải pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói chung và vận dụng vào giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu 07 trường đại học, thuộc Đại học Thái Nguyên. - Về thời gian: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên từ năm 2007 đến năm 2018. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình triển khai, luận án còn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành như: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận; Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm rõ hơn đạo đức Hồ Chí Minh và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; cung cấp các cứ liệu, luận chứng để các trường đại học nghiên cứu đề ra chủ trương và xây dựng kế hoạch trong công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ở Đại học Thái Nguyên nói riêng và các trường đại học trong cả nước nói chung, để đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. 6. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy ý nghĩa, giá trị lý luận to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng đối với xã hội. Chỉ ra khái niệm và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Đánh giá thực trạng và đề xuất yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong tư tưởng, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Vì vậy, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, phải kể các công trình nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu như: Thành Duy, Nguyễn Thế Thắng, Phạm Văn Khánh, Hoàng Trung, Song Thành, Lê Quí Đức, Đinh Xuân Dũng, Bùi Đình Phong, Hoàng Anh, Hoàng Chí Bảo, Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu, Mạch Quang Thắng, Phạm Ngọc Anh, Văn Thị Thanh Mai... Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành bàn về đạo đức Hồ Chí Minh. Trong các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tác giả đã làm rõ nội dung, giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và khẳng định Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực. 1.1.2. Nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên Liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên có một số đề tài khoa học cấp Bộ của Thái Bình Dương, Phạm Hồng Chương, Trần Văn Hải; một số cuốn sách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên, nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên của các tác giả Văn Tùng, Đoàn Nam Đàn, Nguyễn Thị Kim Dung, Doãn Thị Chín...; một số luận án tiến sĩ của Trần Minh Đoàn, Lê Thị Vân Anh...; một số bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành. Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên; ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên trong bối cảnh hiện nay; nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng những phẩm chất cần giáo dục trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, yêu thương con người… về cơ bản là thống nhất.
- 6 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu Về nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh Thứ nhất, các tác giả đã chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Phân tích làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung cơ bản thể hiện ở các phương diện đó là vị trí, vai trò của đạo đức; chuẩn mực đạo đức cần xây dựng; nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo Hồ Chí Minh. Thứ hai, bên cạnh tư tưởng về đạo đức, các tác giả khẳng định Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực trong việc thực hành đạo đức cách mạng. Thứ ba, các tác giả đã đề cập đến sức lan tỏa của đạo đức Hồ Chí Minh đến các tầng lớp nhân dân. Về nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên Các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Chỉ ra Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của thanh niên - sinh viên và rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên. Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên. Về nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên bao gồm giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị; thương yêu con người; tinh thần quốc tế trong sáng; giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tùy từng đối tượng cụ thể của vấn đề nghiên cứu, các tác giả đưa ra phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu Một là, phân tích làm rõ sự cần thiết giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; chỉ ra nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên bao gồm: giáo dục những phẩm chất đạo đức, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Hai là, khảo sát, nêu lên những đặc điểm của sinh viên Đại học Thái Nguyên và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Ba là, nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay. Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
- 7 Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 2.1.1. Đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực và thang giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và toàn xã hội cho phù hợp với lợi ích của con người và sự tiến bộ của xã hội. 2.1.2. Giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức được hiểu là sự tác động một cách tích cực của chủ thể đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và thông qua sự tác động này, đối tượng giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, năng lực phù hợp yêu cầu đề ra. 2.1.3. Đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện về đạo đức bao gồm tư tưởng về đạo đức và tấm gương đạo đức. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, tiêu biểu cho tinh hoa, khí phách của dân tộc và lương tâm của nhân loại. 2.1.4. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là quá trình giáo dục thường xuyên, tích cực nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các chủ thể giáo dục trong nhà trường, nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội; đồng thời thông qua quá trình này sinh viên tự hoàn thiện bản thân, từng bước hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 2.2. ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Bản chất, đặc điểm đạo đức Hồ Chí Minh Bản chất đạo đức Hồ Chí Minh: là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đó là đạo đức vĩ đại, không phải vì lợi ích cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người, vì sự nghiệp giải dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- 8 Đặc điểm đạo đức Hồ Chí Minh: Một là, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người yêu nước, một chiến sĩ cộng sản mẫu mực, một con người suốt đời phấn đấu, hy sinh cho đất nước được độc lập, nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc. Hai là, đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, của tinh hoa đạo đức nhân loại mà đỉnh cao là đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ba là, đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện tính thống nhất giữa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và thực tiễn đời sống đạo đức của Người. Bốn là, đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện tính toàn diện và bao quát 2.2.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Một là, quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức Hai là, những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Yêu thương con người, sống có tình nghĩa; Tinh thần quốc tế trong sáng Ba là, những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức mới: Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức; Xây đi đôi với chống; Tu dưỡng đạo đức suốt đời 2.2.2.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì dân, vì nước; Tấm gương của ý chí và nghị lực phi thường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt mục tiêu cách mạng; Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, lấy dân làm gốc, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung, hết mực vì con người; Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị. 2.3. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN 2.3.1. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Thứ nhất, xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên sinh viên đối với sự phát triển của đất nước Thứ ba, xuất phát từ thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay
- 9 2.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 2.3.2.1. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đạo đức sinh viên Một là, giáo dục cho sinh viên nhận thức được vai trò của đạo đức Hồ Chí Minh yêu cầu sinh viên phải lấy đạo đức làm gốc, làm nền tảng. Có đạo đức làm nền tảng, sinh viên mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, tu dưỡng nhân cách để chuẩn bị cho tương lai, để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hai là, giáo dục cho sinh viên những phẩm chất đạo đức cơ bản Giáo dục lòng yêu nước, thương dân: Theo Hồ Chí Minh, với sinh viên yêu nước là việc gì có lợi cho Tổ quốc phải làm, “cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại”. Hồ Chí Minh căn dặn thanh niên, sinh viên phải yêu thương nhân dân, yêu thương con người. Giáo dục phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính”: Giáo dục phẩm chất Cần cho sinh viên trước hết là giáo dục tinh thần chăm chỉ trong học tập và rèn luyện, nhưng chăm chỉ phải gắn phải gắn với siêng năng. Kiệm đối với sinh viên là tiết kiệm mọi mặt trong đó có thời gian, tiền bạc và sức lực. Liêm đối với sinh viên là luôn có ý thức giữ gìn bảo vệ của công nơi mình học tập, luôn trong sáng, không tham gì ngoài ham học hành, nâng cao trình độ... để hoàn thiện bản thân. Chính đối với sinh viên là ngay thẳng, trung thực, thật thà. Giáo dục phẩm chất “Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”: Đối với sinh viên, trong quá trình học tập cần nêu cao tinh thần đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, cùng nhau phấn đấu để đạt mục tiêu trở thành người chủ tương lai vừa có đức, vừa có tài. Giáo dục phẩm chất “Yêu lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật”: Tinh thần yêu lao động của sinh viên là phải được thể hiện trong quá trình học tập, đó là sự chăm chỉ, say mê, tận tâm, tận lực, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo để trau dồi kiến thức, kỹ năng tốt phục vụ cho quá trình lao động ngoài xã hội. 2.3.2.2. Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rất nhiều bài biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, để mọi người học tập và noi theo, nhất là đối với thế hệ trẻ. Bên
- 10 cạnh việc nêu các tấm gương để thanh niên, sinh viên noi theo, bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng. Đối với sinh viên, Hồ Chí Minh còn là một tấm gương sáng về tinh thần tự học. 2.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 2.3.3.1. Kết hợp giữa học đi đôi với hành, nêu gương người tốt, việc tốt Theo Hồ Chí Minh, học phải luôn gắn bó hữu cơ, không tách rời hành, học để ứng dụng vào thực tiễn đa dạng và phong phú. Để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trước hết cần gắn với hoạt động giảng dạy, thông qua việc giảng dạy môn học, trong đó môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là nòng cốt. Bên cạnh việc dạy học trên lớp, giảng viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục sinh viên. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là quá trình xây dựng đạo đức mới, do đó phải đấu tranh loại trừ những biểu hiện đạo đức giả ra khỏi xã hội, thay vào đó là những tấm gương đạo đức trong sáng của những con người mới xã hội chủ nghĩa. Thực hiện giáo dục bằng việc nêu gương, bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải là những tấm gương mẫu mực về tu dưỡng, rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên noi theo. 2.3.3.2. Kết hợp giữa xây dựng đạo đức mới và chống các biểu hiện phi đạo đức Đối với sinh viên, “xây” là xây dựng, học tập, tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, xây dựng tập thể tốt, xây dựng tinh thần yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, xây dựng ý thức tổ chức, kỷ luật... “Chống” là chống lại những biểu hiện trái với đạo đức như: lười biếng, giả dối, lãng phí, kiêu ngạo, vô tổ chức, vô kỷ luật, mất đoàn kết, chỉ lo cho lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, các biểu hiện vi phạm nội quy của lớp, của trường, vi phạm pháp luật. 2.3.3.3. Thông qua các phong trào thi đua do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức Hồ Chí Minh cho rằng việc giáo dục sinh viên phải biết dựa vào tổ chức, tập thể. Người chủ trương đưa thanh niên, sinh viên vào các tổ chức Đoàn, Hội, thông qua các tổ chức mà giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các chương trình hành động do Đoàn, Hội tổ chức góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức mới, lối sống mới cho sinh viên. 2.3.3.4. Sinh viên tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Phương pháp quan trọng nhất để rèn luyện đạo đức đối với mỗi sinh viên là “luôn luôn biết sửa lỗi mình”, thông qua “tự phê bình”, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Đối với mỗi sinh viên, việc tu dưỡng đạo
- 11 đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn của bản thân: trong sinh hoạt, học tập, lao động, trong thi đua; trong mối quan hệ từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn… Chương 3 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. KHÁI QUÁT ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 3.1.1. Khái quát về Đại học Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, là một trong 5 Đại học của Việt Nam thực hiện theo mô hình Đại học hai cấp. Sau 24 năm xây dựng (1994 - 2018), Đại học Thái Nguyên không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình của một đại học vùng, đa cấp, đa ngành bao gồm: các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo. Đại học Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong công tác đào tạo như: có hệ thống các đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu và đơn vị phục vụ đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; đội ngũ cán bộ giảng viên đông, có trình độ cao, yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh Thái Nguyên và Bộ Giáo dục... Bên cạnh những thuận lợi đó, Đại học Thái Nguyên còn có những khó khăn như: đời sống và làm việc của cán bộ, giảng viên còn nhiều khó khăn, nhất là giảng viên trẻ; kinh phí đầu tư cho xây dựng và trang thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu; sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường,... Các điều kiện trên là nhân tố tác động không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên. 3.1.2. Đặc điểm sinh viên Đại học Thái Nguyên Sinh viên Đại học Thái Nguyên mang đầy đủ những đặc điểm chung của sinh viên Việt Nam, là những người có trình độ học vấn nhất định, luôn có nhu cầu sáng tạo, tìm tòi cái mới, chinh phục, giàu trí tưởng tượng, nhiều ước mơ, hoài bão, luôn muốn tự khẳng định bản thân, luôn mong muốn nâng cao trình độ học vấn, có nhu cầu cao về tình bạn, tình yêu, thích giao lưu và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội, là lứa tuổi dồi dào thể lực. Tuy nhiên, là lực lượng tuổi đời còn trẻ, đang định hình về mặt nhân cách, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm
- 12 sống, sinh viên còn những hạn chế nhất định như bồng bột, chủ quan, thiếu thực tế, chuộng hình thức, ích kỷ cá nhân, dễ bị dao động, bị chi phối bởi tác động mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa. Bên cạnh những đặc điểm chung của sinh viên cả nước, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du, miền núi phía Bắc, sinh viên Đại học Thái Nguyên còn có những đặc điểm sau: Một là, sinh viên Đại học Thái Nguyên đến từ nhiều nơi trong cả nước. Hai là, sinh viên Đại học Thái Nguyên thuộc nhiều dân tộc khác nhau, nhận thức và trình độ không đồng đều. Ba là, sinh viên Đại học Thái Nguyên thuộc nhiều nghành đào tạo khác nhau. Bốn là, điểm chuẩn đầu vào của sinh viên Đại học Thái Nguyên những năm gần đây khá thấp và số lượng tuyển sinh giảm dần. 3.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (2007 - 2018) 3.2.1. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên thông qua giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Thông qua hoạt động giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, hầu hết sinh viên Đại học Thái Nguyên nhận thức được vai trò của đạo đức và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đối với sinh viên. Qua khảo sát, hầu hết số sinh viên được hỏi đều nhận thấy giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên rất cần thiết, chiếm 59.9%, chỉ có 3% sinh viên được hỏi cho rằng không cần thiết. Bên cạnh những phẩm chất đạo đức cơ bản, qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên Đại học Thái Nguyên nhận thấy còn phải rèn luyện những phẩm chất đạo đức phù hợp với sinh viên như: đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, nâng cao ý thức tổ chức, kỉ luật.... Thông qua các phong trào thi đua gắn với học tập và rèn luyện đã có “trên 80% sinh viên đăng ký các nội dung làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”. Những phương pháp sinh viên Đại học Thái Nguyên cho là cần thiết để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh gồm: kết hợp xây đi đôi với chống (77.2%); kết hợp học đi đôi với hành, nêu gương người tốt, việc tốt (66.7%); tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời (83.3%); thông qua các phong trào thi đua do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức (67.8%). Để phát huy hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, trong những năm gần đây, Đại học Thái Nguyên đã chú trọng đến việc nâng cao chất
- 13 lượng và đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Giảng viên Đại học Thái Nguyên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, ra hệ thống bài tập, câu hỏi về nhà và đưa lên hệ thống e- learning để sinh viên rèn luyện kiến thức… Tuy nhiên, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đại học Thái Nguyên còn có hạn chế. Ngoài ra một số trường biên soạn bài giảng nhưng không thường xuyên, ít cập nhật, bổ sung kiến thức mới liên quan đến những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp cho sinh viên qua thư viện, nhưng số lượng còn ít. Giảng viên mới chỉ chú trọng khai thác nội dung đạo đức ở chương này mà chưa khai thác triệt để nội dung đạo đức Hồ Chí Minh từ những phần khác của môn học. Phương pháp giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của các giảng viên trong Đại học Thái Nguyên chủ yếu là phương pháp thuyết trình, hưa thiết kế thời lượng một cách thỏa đáng cho các buổi ngoại khóa. 3.2.2. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua hoạt động của các tổ chức Đảng và đoàn thể trong các trường Đại học Thái Nguyên * Về phía Đảng ủy, Ban Giám hiệu Đảng ủy và Ban giám hiệu các trường trong Đại học Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng về công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Đặc biệt chú trọng tổ chức thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị ở một số trường còn chậm, chưa cụ thể hóa nên hiệu quả chưa cao, tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu nội dung chuyên đề phổ biến tới sinh viên chưa kịp thời. Kinh phí đầu tư cho việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên có hạn, do quy mô sinh viên giảm. * Về phía Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Tổ chức Đoàn, Hội các trường trong Đại học Thái Nguyên đã có nhiều sáng tạo trong hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Để giáo dục những phẩm chất đạo đức như cần, kiệm, liêm, chính cho sinh viên, Đoàn, Hội tích cực
- 14 triển khai qua phong trào “Đồng hành với sinh viên trong lập thân, lập nghiệp”. Đoàn, Hội giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và lòng yêu thương con người cho sinh viên thông qua các đợt sinh hoạt chính trị gắn với dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước. Nhằm giáo dục tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, Đoàn Hội cũng tổ chức một số hoạt động giao lưu văn hóa giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên các nước bạn Lào, Campuchia, tổ chức các nhóm, các câu lạc bộ giúp đỡ sinh viên. Nhằm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên và nhân rộng phong trào sinh viên tiên tiến làm theo lời Bác, nhiều hoạt động thiết thực được Đoàn, Hội sinh viên triển khai. Tuy nhiên, tổ chức Đoàn Hội trong Đại học Thái Nguyên chưa phát huy hết vai trò trường học xã hội chủ nghĩa của sinh viên. Nhiều cấp Đoàn, Hội chưa chủ động đề ra kế hoạch tổ chức các hoạt động để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh cho đoàn viên. * Về phía các tổ chức khác Phòng Công tác sinh viên trong Đại học Thái Nguyên giữ vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên như: tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa, đầu năm, báo cáo thời sự; học tập Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, kết hợp với các tổ chức khác tuyên truyền, tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, triển khai các cuộc thi về an toàn giao thông, tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật, định kỳ đánh giá việc rèn luyện của sinh viên trên các mặt, xét trao học bổng khuyến khích và có hình thức kỷ luật với sinh viên vi phạm quy định học tập, vi phạm đạo đức, tệ nạn xã hội.... Tuy nhiên, trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, Phòng Công tác sinh viên còn bộc lộ một số hạn chế. Bên cạnh các tổ chức trên, Khoa chủ quản và Chi bộ sinh viên ở các trường thuộc Đại học Thái Nguyên cũng là những tổ chức tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Tuy nhiên, vai trò các tổ chức này rất mờ nhạt. 3.2.3. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua vai trò đội ngũ giảng viên trong Đại học Thái Nguyên Những năm gần đây, Đại học Thái Nguyên chú trọng đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Đa số cán bộ, giảng viên có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, tích cực học tập
- 15 và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh… trong Đại học Thái Nguyên cũng có sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đội ngũ giảng viên còn bộc lộ một số khuyết điểm như: do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, cùng với đời sống còn nhiều khó khăn, chạy theo lối sống vật chất, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến niềm tin của sinh viên; sự suy thoái về phẩm chất chính trị, lối sống của một bộ phận giảng viên trong Đại học Thái Nguyên như tham ô, lãng phí, hạch sách sinh viên... đã làm cho bản thân các thầy cô không còn là tấm gương để sinh viên noi theo. Đội ngũ giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đúng chuyên ngành còn thiếu, nhiều giảng viên còn cho rằng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn phụ , chưa gương mẫu trong việc học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. 3.2.4. Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức Đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên nhận thấy đạo đức có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của con người. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức tốt, sinh viên mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, hoàn thiện nhân cách để chuẩn bị cho tương lai của bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, sinh viên tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cơ bản - Lòng yêu nước, mục đích, lý tưởng sống và niềm tin chính trị của sinh viên: Sinh viên Đại học Thái Nguyên có lòng yêu nước nồng nàn và ý thức tự tôn dân tộc, luôn biết ơn những thế hệ đi trước, luôn có tư tưởng cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, trước những biến đổi của xã hội, một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên đã coi nhẹ, phủ nhận vai trò của truyền thống, lịch sử, văn hóa dân tộc. Trong số đó, có sinh viên chưa nắm vững hoặc mơ hồ về những kiến thức cơ bản của lịch sử, văn hóa. Đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, vẫn còn một số sinh viên Đại học Thái Nguyên có biểu hiện thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, thờ ơ với các sự kiện của đất nước và thế giới. Một số sinh viên bị lôi kéo tham gia, tin theo một số đạo không hợp pháp.
- 16 Đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên là những người sống có hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luôn phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước. Hoài bão, lý tưởng của sinh viên Đại học Thái Nguyên một phần được thể hiện qua việc xác định mục đích học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ sinh viên Đại học Thái Nguyên chưa xác định được mục đích, lý tưởng sống. - Sinh viên rèn luyện phẩm chất đạo đức trong học tập và nghiên cứu khoa học Đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên xác định được mục đích học tập đúng đắn. Phần lớn sinh viên Đại học Thái Nguyên có ý thức tham gia vào các phong trào thi đua học tập, vươn lên với mục tiêu “rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”. Trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh viên Đại học Thái Nguyên thể hiện thái độ học tập tích cực. Sinh viên Đại học Thái Nguyên còn tham gia nghiên cứu khoa học; rèn luyện bản thân qua việc thực hiện nề nếp, nội quy của nhà trường, ý thức chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ sinh viên Đại học Thái Nguyên còn thụ động, lười biếng, học theo cảm hứng, học đối phó… nên kết quả học tập và rèn luyện còn thấp, thậm chí yếu, kém. Đây là thực trạng đáng lo ngại. - Sinh viên rèn luyện đạo đức qua lối sống, sinh hoạt Sinh viên Đại học Thái Nguyên phần lớn vẫn gìn giữ và phát huy được truyền thống “tôn sư trọng đạo”, luôn thể hiện sự kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Trong các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, trong sinh hoạt, trong việc tham gia các hoạt động xã hội, sinh viên Đại học Thái Nguyên thể hiện sự cởi mở, chân thành, đoàn kết. Đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội. Tuy nhiên, còn có một số sinh viên có những biểu hiện như cư xử không đúng mực, thiếu tôn trọng với thầy cô giáo; một bộ phận không nhỏ sinh viên có quan niệm về tình bạn, tình yêu chưa đúng đắn; một bộ phận sinh viên ít tham gia, thậm chí không tham gia các hoạt động Đoàn, Hội. Trong lối sống, sinh hoạt của sinh viên Đại học Thái Nguyên, tình trạng sinh viên sa vào tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Một bộ phận không nhỏ sinh viên Đại học Thái Nguyên đã tiếp nhận những sản phẩm không lành mạnh, du nhập từ bên ngoài như sách, báo, phim ảnh bạo lực, khiêu
- 17 dâm, đồi trụy, có nhiều sinh viên vùi mình trong thế giới ảo, dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội mà lơ là việc học tập. Vì vậy, một số sinh viên vi phạm các chuẩn mực đạo đức và sa vào các tệ nạn xã hội. 3.2.5. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên 3.2.5.1. Nguyên nhân của ưu điểm Một là, Đảng, Nhà nước thời gian qua đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết đúng đắn để định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng. Hai là, Đảng ủy, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong Đại học Thái Nguyên, đã nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Ba là, Đại học Thái Nguyên đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đội ngũ giảng viên cơ bản có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức, lối sống cho sinh viên học tập và noi theo. Bốn là, đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có lòng yêu nước, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 3.2.5.2. Nguyên nhân của hạn chế Một là, Đại học Thái Nguyên chưa chú trọng đúng mức tới công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên còn mang tính chung chung, thiếu đồng bộ. Ba là, sự tác động của toàn cầu hóa và mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường làm cho xã hội nước ta có nhiều biến đổi. Bốn là, sự thiếu ý thức trong tu dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên, dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận sinh viên. 3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên với những hạn chế, bất cập trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đại học Thái Nguyên Đối với sinh viên, học tập là hoạt động chủ yếu. Cho nên, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các môn học là rất quan trọng. Trong đó,
- 18 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt. Trên thực tế, việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường trong Đại học Thái Nguyên còn có hạn chế như chưa khai thác triệt để những nội dung đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng, hình thức và phương pháp giảng dạy còn chưa phong phú và đa dạng, chưa lôi cuốn được sinh viên; giảng dạy chưa gắn với các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm. 3.3.2. Mâu thuẫn giữa sự cần thiết phải giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên với sự quan tâm chưa thỏa đáng của các tổ chức, đoàn thể trong Đại học Thái Nguyên Các tổ chức, đoàn thể các trường trong Đại học Thái Nguyên đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính là môi trường thực tiễn để sinh viên rèn luyện phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, trên thực tế tại các trường trong Đại học Thái Nguyên, các tổ chức, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau. 3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong nhà trường với hạn chế của đội ngũ giảng viên và thực tiễn đời sống xã hội Đội ngũ giảng viên là chủ thể trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Tuy nhiên, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều khuyết điểm. Vấn đề đặt ra là Đại học Thái Nguyên cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đủ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Do sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho thực tiễn xã hội đang có nhiều biến đổi phức tạp, nhiều bất cập, hạn chế, thậm chí đi ngược lại với những giá trị, chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh mà sinh viên được học trong nhà trường. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên. 3.3.4. Mâu thuẫn giữa mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ với thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên Thông qua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, hoạt động đoàn, hội, qua lối sống, sinh hoạt cho thấy đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có ý thức vươn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 131 | 15
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức độ biểu hiện và giá trị chẩn đoán, tiên lượng của một số microRNA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
27 p | 18 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút mạch
28 p | 27 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất bằng phương pháp xạ trị lập thể định vị thân
27 p | 22 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18 F-FDG PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên
27 p | 25 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật Thermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
27 p | 24 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS
28 p | 20 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy động phế nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi
14 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu độ dày nội trung mạc động mạch đùi và giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm Doppler
27 p | 15 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm
27 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi
27 p | 31 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt
27 p | 20 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis
27 p | 25 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của SPECTCT 99mTc-MAA trong tắc mạch xạ trị bằng hạt vi cầu Resin gắn Yttrium-90 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
29 p | 15 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ và giá trị tiên lượng của hs-Troponin T, NT-proBNP, hs-CRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu
27 p | 22 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng vạt cơ trán trong điều trị sụp mi mức độ vừa và nặng
27 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn