intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu đó là xác định các nhân tố và đánh giá mức độ tác động/ảnh hưởng của chúng đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố dựa trên cơ sở lý thuyết, từ đó xác định các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực đổi mới thông qua kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> …………………<br /> BÙI NHẬT LÊ UYÊN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN<br /> NĂNG LỰC ĐỔI MỚI CỦA DOANH NGHIỆP<br /> CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI MỘT SỐ TỈNH<br /> TRỌNG ĐIỂM MIỀN NAM VIỆT NAM<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI<br /> MÃ SỐ: 93 40 121<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> Phản biện 1:<br /> ............................................................................<br /> Phản biện 2:<br /> ............................................................................<br /> Phản biện 3:<br /> ............................................................................<br /> Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm<br /> luận án cấp trường họp tại: .................................<br /> ............................................................................<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:...................<br /> <br /> .....................................................................<br /> .....................................................................<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH<br /> A. Các nghiên cứu liên quan đến luận án<br /> 1. Bùi Nhật Lê Uyên, 2016. Năng lực đổi mới - Giải pháp quan trọng cho các<br /> doanh nghiệp sản xuất TP. Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập. Tạp chí Công<br /> thương, số 7, tháng 07/2016, trang 94-101<br /> 2. Đoàn Thị Hồng Vân và Bùi Nhật Lê Uyên, 2016. Enhance innovation<br /> capacity - the important solutions to help Vietnam businesses for sustainable<br /> development. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 11.2016, trang 271-289.<br /> 3. Đoàn Thị Hồng Vân và Bùi Nhật Lê Uyên, 2017. Factor effecting<br /> innovation capacity in Vietnamese Southern high technology industries.<br /> Journal of economic development, volume 24, issue 3, p.66-93<br /> B. Các nghiên cứu khác<br /> 4. Đoàn Thị Hồng Vân và Bùi Nhật Lê Uyên, 2015. Năng lực đổi mới của<br /> Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Kỷ yếu hội thảo<br /> khoa học: Cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho các doanh<br /> nghiệp Việt Nam, đại học Kinh tế Tài chính, trang 27-34.<br /> 5. Bùi Nhật Lê Uyên, 2016. Bài toán nguồn nhân lực cho hoạt động đổi mới<br /> của doanh nghiệp công nghệ cao trong thời kỳ hội nhập. Kỷ yếu hội nghị khoa<br /> học và công nghệ 2016, đại học công nghệ Tp Hồ Chí Minh, HUTECH, trang<br /> 93-96.<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br /> 1.1.<br /> <br /> Cơ sở nghiên cứu<br /> <br /> Tính cấp thiết của nghiên cứu<br /> Công nghiệp công nghệ cao đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền<br /> kinh tế quốc dân. Nhưng ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, do nhiều<br /> nguyên nhân chủ quan và khách quan, năng lực đổi mới của các doanh nghiệp<br /> trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Do đó muốn nâng cao năng lực đổi mới<br /> trước hết cần phải nhận diện những nhân tố tác động đến nó.<br /> Bên cạnh đó, năng lực đổi mới cũng là một vấn đề nghiên cứu mà khoa<br /> học thế giới và trong nước rất quan tâm. Bằng chứng là trên thế giới đã có<br /> nhiều công trình nghiên cứu về năng lực đổi mới trong lĩnh vực công nghệ<br /> cao. Tuy nhiên, ngoài giá trị học thuật mang lại, các nghiên cứu này cũng còn<br /> tồn tại những khe hổng lý thuyết. Hơn thế nữa, ở Việt Nam có rất ít các công<br /> trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến các nhân tố tác động đến năng lực đổi<br /> mới. Trên cơ sở đó, tác giả xin khẳng định luận án “Nghiên cứu các nhân tố<br /> tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao,<br /> kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm của miền Nam Việt Nam” là một hướng<br /> đi cần thiết, vì tầm quan trọng và những đóng góp nhất định của nó cho cả<br /> khoa học lẫn thực tiễn.<br /> 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu<br /> 1.1.1.<br /> <br /> 1.1.2.1. Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết<br /> Tình hình nghiên cứu trên thế giới<br /> Nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về năng lực đổi mới và<br /> đã chứng minh tầm quan trọng của nó trong việc gia tăng năng suất, cải thiện<br /> chất lượng sản phẩm, góp phần tạo dựng năng lực cạnh tranh cho doanh<br /> nghiệp… Từ đó, khái niệm và mô hình nghiên cứu về năng lực đổi mới ngày<br /> càng đa dạng. Quan trọng nhất là mối quan hệ giữa năng lực đổi mới và các<br /> nhân tố tá động đến nó lần lượt được khám phá như quản trị chất lượng toàn<br /> diện (TQM), học hỏi của tổ chức, hỗ trợ từ Chính phủ, mạng lưới hợp tác,<br /> năng lực hấp thụ kiến thức, nguồn nhân lực nội bộ… Nhưng tồn tại nhiều tranh<br /> <br /> luận cũng như khe hổng như vai trò của TQM đối với năng lực đổi mới vẫn<br /> luôn là một sự tranh luận giữa các nhà nghiên cứu.<br /> Bên cạnh đó, đa phần các nghiên cứu thế giới đo lường khái niệm “Hỗ<br /> trợ từ Chính phủ” bằng việc tham gia vào các dự án R&D được tài trợ bởi<br /> Chính phủ, nhưng đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam liệu<br /> phép đo có thật sự hiệu quả khi kiểm định thực tiễn. Đối với nhân tố nguồn<br /> nhân lực nội bộ, Bantel và Jackson (1989), Koroglu và Eceral (2015) khẳng<br /> định đằng sau sự đổi mới thành công của một tổ chức được quản lý bởi đội<br /> ngũ nhân sự có trình độ học vấn và chuyên môn cao. Trong khi đó Dakhli và<br /> De Clercq (2004) lập luận trái ngược rằng khả năng tích lũy kinh nghiệm làm<br /> việc theo thời gian sẽ tạo nên những kỹ năng quan trọng cho cá nhân và được<br /> tổ chức đánh giá cao hơn là trình độ.<br /> Ngoài ra, còn một khía cạnh nữa chưa được làm rõ, đó là luôn tồn tại<br /> một cuộc tranh luận liên quan đến làm thế nào để đo lường năng lực đổi mới<br /> một cách tốt nhất (Kanji, 1996; Tang, 1998; Prajogo và Sohal, 2003).<br /> Tình hình nghiên cứu trong nước<br /> Đã có rất nhiều bài viết về năng lực đổi mới, nhưng chủ yếu là<br /> những báo cáo khoa học, bài viết trong các buổi hội thảo, tọa đàm nhằm phân<br /> tích thực trạng và đề xuất giải pháp... Nổi bật có bài viết của Nguyễn Việt Hòa<br /> (2010), Diệu Minh (2010); Nguyễn Bích Thủy (2011), Đặng Thu Giang<br /> (2010). Hoặc theo báo cáo của World Bank và OECD (2014) về đánh giá Khoa<br /> học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, cho thấy các chuyên gia<br /> khẳng định, chúng ta nên đầu tư sớm vào năng lực phát triển công nghệ hiện<br /> đại và nâng cao vai trò của đổi mới.<br /> 1.1.2.2. Bối cảnh thực tiễn<br /> Thực trạng năng lực đổi mới của Việt Nam còn nhiều bất cập, những<br /> nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới như sự hỗ trợ của Chính phủ, mạng lưới cộng<br /> tác, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thậm chí hoạt động R&D chỉ<br /> được xem là phụ trợ.<br /> Về năng lực R&D, đa phần các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ<br /> tập trung vào hoạt động phát triển (Development) thay vì nghiên cứu<br /> (Research). Về nguồn nhân lực ở nước ta, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh<br /> không được đào tạo theo tiêu chuẩn nào khi quy mô đào tạo tràn lan, tự phát<br /> không có tính định hướng, nặng về số lượng hơn chất lượng dẫn đến tình trạng<br /> thiếu hụt về lượng và không đảm bảo về chất.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0