Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ quá trình "sáng tạo truyền thống” với nội hàm sáng tạo truyền thuyết, hệ thống điện thờ, nghi lễ và cơ cấu tổ chức quản lý gắn với đối tượng tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, trong bối cảnh sinh hoạt tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Thuỷ tÝn ng-ìng bµ chóa kho ë ch©u thæ b¾c bé: nghiªn cøu tr-êng hîp thê bµ chóa kho ë lµng cæ mÔ, thµnh phè b¾c ninh Chuyên ngành: Văn hoá dân gian Mã số: 62 22 01 30 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2015
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Chí Bền TS. Phan Phƣơng Anh Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thu Yến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Quỳnh Phƣơng Viện Nghiên cứu Văn hóa Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tại Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Vào hồi:..... giờ..... ngày..... tháng.... .năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lýdo chọn đề tài Bà Chúa Kho là một trong những phúc thần của người Việt, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân cư châu thổ Bắc Bộ. Nhân dân thờ cúng Bà Chúa Kho ở nhiều nơi, dưới hình mẫu vị thần “chủ kho”, một nữ nhân vật thờ vốn tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Việc thờ cúng Bà Chúa Kho là nhằm tôn vinh một vị nữ thánh, một biểu tượng gợi nhắc về nguồn gốc quá khứ đem đến niềm tự hào của cộng đồng. Trong gần 30 năm trở lại đây, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trở thành một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương mỗi năm. Sự phát triển tín ngưỡng Bà Chúa Kho không chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ mà còn ảnh hưởng đến cả phương diện hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa. Do vậy, tín ngưỡng Bà Chúa Kho đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học bởi nó thể hiện nhiều khía cạnh và động năng của một xã hội chuyển đổi. Cho đến nay, có hàng chục công trình nghiên cứu công bố liên quan đến tín ngưỡng Bà Chúa Kho. Trong đó có 2 nhóm vấn đề được đề cập, đó là: 1/ Tìm hiểu nguồn gốc hình thành tín ngưỡng Bà Chúa Kho; 2/ Mô tả hiện trạng, những vấn đề bất cập và khám phá các nguyên nhân biến đổi của tín ngưỡng Bà Chúa Kho đặt trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế xã hội Việt Nam sau giai đoạn Đổi mới. Các nghiên cứu này đã cung cấp những nhận thức mới về nguồn gốc, vị trí, vai trò của tín ngưỡng Bà Chúa Kho trong đời sống đương đại; góp phần làm sáng tỏ các nguyên nhân biến đổi sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở bối cảnh sau Đổi mới, cung cấp một số giải pháp giúp các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phương có cơ sở quản lý lễ hội tốt hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được một trường hợp nghiên cứu nào nhằm làm rõ "quá trình sáng tạo truyền thống", quy luật biến đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho theo hướng truyền thống biến đổi cho phù hợp với bối cảnh mới; chưa đặt hiện tượng tín ngưỡng Bà Chúa
- 2 Kho trong bối cảnh châu thổ Bắc Bộ để so sánh với các nơi khác thờ Bà Chúa Kho nhằm làm rõ hiện tượng “tín ngưỡng có sức thu hút đặc biệt” này. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngưỡng Bà Chúa Kho, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh; với mong muốn đóng góp một phần kết quả nghiên cứu về quy luật biến đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho nói riêng, tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói chung. Hy vọng rằng đây sẽ là một nghiên cứu trường hợp hữu ích để đối thoại với một số nghiên cứu của các tác giả khác cũng sử dụng cách tiếp cận này. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ quá trình "sáng tạo truyền thống” với nội hàm sáng tạo truyền thuyết, hệ thống điện thờ, nghi lễ và cơ cấu tổ chức quản lý gắn với đối tượng tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, trong bối cảnh sinh hoạt tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh các làng thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: không gian thờ phụng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, có so sánh với không gian thờ phụng Bà Chúa Kho ở các địa phương vùng châu thổ Bắc Bộ. - Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến nay. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, luận án cung cấp những nhận thức mới về vấn đề sáng tạo và biến đổi văn hóa truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa trong xây dựng đời sống văn hoá đương đại.
- 3 5. Những kết quả và đóng góp của luận án - Luận án đã khái quát diện mạo và đặc trưng tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở các địa phương trong vùng châu thổ Bắc Bộ. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội dẫn đến sự mở rộng và thay đổi chức năng thờ cúng của tín ngưỡng Bà Chúa Kho, luận án mô tả thực trạng, xu hướng biến đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối cảnh châu thổ Bắc Bộ. Đó là tiến trình khai thác các giá trị truyền thống phục vụ cho cuộc sống hiện tại; "sáng tạo truyền thống" trong những khuôn khổ và phạm vi mới. - Luận án đã bàn luận và lý giải các kết quả "sáng tạo truyền thống" tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ; các ảnh hưởng của nó đến xu hướng thực hành tín ngưỡng hiện nay, đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng làng. Bên cạnh những mặt tích cực, sự thay đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho cũng có những tác động tiêu cực về một số mặt văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh trật tự xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của Eric Hobsbawm; làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý sinh hoạt tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho nói riêng và sinh hoạt tín ngưỡng dân gian nói chung trong vùng châu thổ Bắc Bộ. 6. Bố cục nội dung luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) và Phụ lục (106 trang), Nội dung nghiên cứu của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan, cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (24 trang); Chương 2. Nhận diện việc thờ phụng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ (23 trang); Chương 3. Quá trình "Sáng tạo truyền thống" tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ (44 trang); Chương 4. Tín ngưỡng Bà Chúa Kho, những vấn đề bàn luận (23 trang).
- 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề biến đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho. Có thể chia những tài liệu nghiên cứu này thành hai nhóm cơ bản: 1/ Nhóm tài liệu tập trung mô tả hiện trạng và sự thay đổi hệ thống di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho tại một không gian và thời gian xác định; 2/ Nhóm tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới đối với sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho. 1.1.1. Nghiên cứu hệ thống di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho - Các nghiên cứu đề cập đến lịch sử di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ: Truyền thuyết ở Cổ Mễ, Tìm hiểu truyền thuyết Bà Chúa Kho trong bối cảnh văn hoá dân gian Hà Bắc, Hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh, Bà Chúa Kho trong tục thờ cúng các nữ thần của người Việt, Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ (Bắc Ninh), Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và sự biến đổi của xã hội Việt Nam… - Các nghiên cứu về di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở những địa phương khác, thuộc châu thổ Bắc Bộ: Các nữ thần Việt Nam, Bà Chúa Kho thành Hoàng làng Giảng Võ, Lý lịch di tích lịch sử - văn hóa đền Trung Đồng, Lý lịch di tích đền Bà Chúa Kho Hưng Yên... 1.1.2. Nghiên cứu về Bà Chúa Kho trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới - Các công trình nghiên cứu bao gồm kỷ yếu hội thảo khoa học: Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ, Ngày xuân với tục vay tiền xin lộc Bà Chúa Kho, Hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh, Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng, Vàng mã cho người sống, chuyển hóa tâm linh trong một xã hội mở, Giao dịch với thần thánh: một nghiên cứu về cái tôi và niềm tin qua hiện tượng Bà Chúa Kho ở Bắc Việt Nam…
- 5 1.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu 1.1.3.1. Các vấn đề đã được đề cập tới Các tác giả đã tập trung tìm hiểu nguồn gốc Bà Chúa Kho thông qua hệ thống truyền thuyết, di tích; xem xét cơ cấu tổ chức quản lý; nghiên cứu sự tác động của kinh tế thị trường đến lễ hội Bà Chúa Kho; nghiên cứu hoạt động thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho... Những nghiên cứu của Ngô Đức Thịnh, Lê Hồng Lý, Nguyễn Kim Hiền,… đã khám phá thực hành tín ngưỡng của các nhóm xã hội, coi Bà Chúa Kho như một đối tượng giúp họ làm ăn buôn bán; đề cập đến sự thay đổi tổ chức quản lý lễ hội, quá trình tu bổ di tích… Người đọc thấy được sự biến đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ một mặt phản ánh các thay đổi bên trong nội tại vùng, mặt khác thể hiện những động thái chính trị, kinh tế, xã hội ẩn chứa bên trong quá trình biến đổi tín ngưỡng này. 1.1.3.2. Những vấn đề đã được đồng thuận Các tác giả có sự đồng thuận trong cách giải thích tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho như là một hiện tượng tín ngưỡng "nóng", là kết quả của các nguyên nhân thay đổi nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, tác động của nền kinh tế thị trường, sự đổi mới chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về di sản tín ngưỡng, nghi lễ truyền thống... Các tác giả cũng đã chỉ ra triển vọng của lễ hội đền Bà Chúa Kho với một số xu hướng biến đổi và thích nghi với đời sống đương đại. 1.1.3.3. Những vấn đề chưa đề cập tới Hầu hết các tác giả mới chủ yếu tập trung mô tả sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho từ khi phục hồi cho đến năm 2007; chưa có tác giả nào đi sâu làm rõ sự biến đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho như là kết quả của sự "sáng tạo truyền thống" của cộng đồng địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả chưa áp dụng phương pháp điều tra xã hội học. Do đó, việc thăm dò ý kiến dư luận xã hội về hiện tượng tín ngưỡng Bà Chúa Kho còn hạn chế. Ngoài ra, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những trường hợp nghiên cứu đơn lẻ mà chưa hệ thống hóa các sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Trên cơ sở các công trình của các tác giả đi trước, chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu về Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh.
- 6 Luận án áp dụng quan điểm lý thuyết “sáng tạo truyền thống” của tác giả Eric Hobsbawm nhằm làm rõ sự sáng tạo và biến đổi của tín ngưỡng Bà Chúa Kho trong xã hội hiện nay. 1.2. Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 1.2.1. Một số khái niệm công cụ - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. - Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, còn gọi là tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. - Tín ngưỡng Bà Chúa Kho là một hình thức tín ngưỡng dân gian tôn thờ nhân vật Bà Chúa Kho của người Việt. Mục đích tôn thờ, cúng lễ Bà Chúa Kho của những người thực hành nghi lễ chủ yếu nhằm "vay tiền, xin lộc", cầu mong sự che chở, giúp đỡ về kinh doanh buôn bán, công danh, sức khỏe, nuôi sinh con cái... - Châu thổ Bắc Bộ là khái niệm về vùng địa lý - văn hoá châu thổ Bắc Bộ Việt Nam. Khu vực này bao trùm lên các tỉnh: Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, phần đồng bằng các tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Truyền thống: là niềm tin hoặc hành vi được lưu truyền trong một nhóm hay xã hội có ý nghĩa biểu tượng hoặc có ý nghĩa đặc biệt với nguồn gốc trong quá khứ. 1.2.2. Các lý thuyết 1.2.2.1. Lý thuyết "sáng tạo truyền thống" "Sáng tạo truyền thống" là một khái niệm do nhà sử học người Anh Eric Hobsbawm và cộng sự T. Ranger đề xướng (trong một công trình nghiên cứu cùng tiêu đề “Sáng tạo truyền thống" (The Invention of Tradition) năm 1983. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã dịch cụm từ Invention of Tradition là "tạo dựng truyền thống", "tạo lập truyền thống", "làm ra truyền thống" khi không muốn sử dụng từ "sáng tạo truyền thống"
- 7 để tránh hiểu lầm là chỉ nhìn thấy những hàm ý tốt hoặc tích cực trong quá trình biến đổi truyền thống. Trong luận án này chúng tôi dùng cụm từ "sáng tạo truyền thống" để thể hiện cùng quan điểm với tác giả Eric Hobsbawm và Ranger và tránh hiểu lầm một lý thuyết kiến tạo truyền thống (the constructivist theory of tradition) của Richard Handler và Jocelyn Linnekin. Eric Hobsbawm và Ranger cho rằng trên thế giới có nhiều truyền thống được cho là có từ lâu đời, nhưng lại có "truyền thống" hoàn toàn có nguồn gốc gần đây và mới được sáng tạo do một sự kiện nào đó và trong khoảng một thời gian ngắn. Ông định nghĩa truyền thống được sáng tạo là một tập hợp những thực hành, thường nằm dưới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, có bản chất nặng tính nghi thức hoặc hình tượng, nhằm khắc sâu các giá trị và tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái diễn, đồng thời ngụ ýmột dòng chảy tiếp nối từ quá khứ. Theo ông, khi một biến đổi xã hội diễn ra trong thời gian quá ngắn làm yếu đi hay tiêu hủy hoàn toàn những mô hình xã hội cũ vốn tương thích với các truyền thống cũ, các xã hội sẽ cố gắng tạo ra những mô hình mới mà đối với chúng các truyền thống cũ nói trên không còn phù hợp nữa. Sự thích nghi với bối cảnh hiện tại được cộng đồng thực hiện bằng cách sử dụng các mô hình cũ cho những mục đích mới. Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học xã hội thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành đã áp dụng lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của Eric Hobsbawm vào nghiên cứu của họ. Qua nghiên cứu của mình, các nhà khoa học trên đã khám phá sự “sáng tạo truyền thống” trong tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam như tín ngưỡng thờ Hùng Vương, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng xã... Lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của Eric Hobsbawm và quan điểm của các nhà khoa học ở Việt Nam như một cơ sở quan trọng của luận án, ở đó, xác lập cơ sở lý thuyết để phân tích các "sáng tạo truyền thống" tín ngưỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh sau Đổi mới. 1.2.2.2. Lý thuyết tiếp biến văn hóa Tiếp biến văn hóa bắt nguồn từ khái niệm tiếng Anh là "Acculturation", được sử dụng để giải thích quá trình thay đổi văn hóa và biến đổi tâm lý như là kết quả cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa. Lý thuyết tiếp biến văn hóa giải thích sự thay đổi văn hóa của xã hội là kết quả của sự vay mượn từ xã hội
- 8 khác. Nó có thể xảy ra trong trạng thái xung đột (chiến tranh…) hoặc trạng thái hòa bình (sự truyền bá tư tưởng, tôn giáo; trao đổi văn hóa nghệ thuật). Trong luận án này, lý thuyết tiếp biến văn hóa được vận dụng nhằm làm sáng tỏ quá trình thay đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho và biến đổi tâm lý của những người đi lễ đến thờ cúng nhân vật thờ này như là kết quả cuộc giao lưu, tiếp nhận giữa các truyền thống văn hóa địa phương; giữa cộng đồng làng thờ Bà Chúa Kho với các cộng đồng lớn hơn (như nhóm dân cư người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ). 1.2.3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 1.2.3.1. Cách tiếp cận Luận án sẽ tiếp cận tín ngưỡng Bà Chúa Kho theo hướng "sáng tạo truyền thống" ở các khía cạnh: sáng tạo truyền thuyết, sáng tạo nhân vật thờ cúng và thực hành nghi lễ, sáng tạo cơ cấu tổ chức quản lý tín ngưỡng, tạo dựng không gian tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho. 1.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án gồm có: Nghiên cứu tư liệu đã xuất bản, điều tra xã hội học, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, mô tả, phân tích, diễn giải, so sánh. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ, trong đó nhấn mạnh đến sự đóng góp của các nhà nghiên cứu về tín ngưỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Nhiều nội dung đánh giá của các tác giả có sự đồng thuận, nhưng cũng có những vấn đề chưa được đề cập tới. Những vấn đề nghiên cứu còn bỏ trống của các tác giả đi trước giúp chúng tôi chọn lựa hướng nghiên cứu phù hợp cho luận án, từ đó có thể đóng góp thêm những thông tin có giá trị về mặt nhận thức khoa học và thực tiễn. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu trong luận án, luận án có dựa trên cơ sở một số khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Luận án áp dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống và tiếp biến văn hóa để giải thích và làm rõ sự sáng tạo và biến đổi tín ngưỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc Bộ, từ sau Đổi mới; tiếp cận phân tích ở
- 9 những khía cạnh sáng tạo về truyền thuyết, nhân vật thờ cúng, thực hành nghi lễ, cơ cấu tổ chức quản lý tín ngưỡng, và không gian thờ cúng Bà. Chƣơng 2 NHẬN DIỆN VIỆC THỜ PHỤNG BÀ CHÚA KHO Ở VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ 2.1. Nhân vật truyền thuyết Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang Kết quả điền dã của chúng tôi năm 2012 cho thấy có ít nhất 6 cộng đồng làng thờ Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, đó là: làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh; làng Quả Cảm, xã Hoà Long; làng Thượng Đồng, phường Vạn An; phố Thiên Đức, phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh; làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; làng Hạ Đồng, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo truyền thuyết ở các làng, nhận vật thờ Bà Chúa Kho có nguồn gốc là Bà Chúa Quả Cảm (Bà Chúa Lẫm), Hoàng phi đệ tam cung của Vua Trần Anh Tông. Lễ hội chính ở các làng đều tổ chức vào ngày 10 tháng giêng và lễ hội ngày 15 tháng 8 âm lịch. Nghi lễ tổ chức ở các làng Quả Cảm, Thượng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng gần giống nhau với lễ rước kiệu, trò chơi dân gian: đu, vật, chọi gà, kéo co... Riêng đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, lễ giỗ chính của Bà ngày 12 tháng Giêng. Ngoài lễ hội chính, đền tổ chức cúng lễ quy mô trong cả năm. Lễ “vay” và “trả” tiền vàng, đồ mã với số lượng lớn xuất hiện sau thập niên 80 thế kỷ trước. Có hàng chục vạn lượt người đi lễ mỗi năm, đặc biệt đông đảo là những người làm nghề kinh doanh, buôn bán, cán bộ nhà nước... 2.2. Các nhân vật đồng dạng Ngoài Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, nhân vật thờ có tên gọi Bà Chúa Kho còn xuất hiện ở nhiều nơi như Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình... Họ chỉ có danh xưng giống nhau là Bà Chúa Kho nhưng vai trò và chức năng thờ cúng hoàn toàn khác nhau. Đó là tín ngưỡng thờ các Bà: Quản Trưởng Quốc Khố Lý Thị Châu Nương ở đình Giảng Võ, Hà Nội; Bạch Hoa Tiết Liệt Anh Phong Giám Thương Công Chúa ở các di tích miếu thờ Cột cờ, đền Nguyên Thương, đền Bồng Lai ở thành phố Nam Định; Lê Bạch Nương Thiên Phủ Chư Tích ở đường Điện Biên III, thành phố Hưng Yên; Bà Chúa Ngừ Trần Thị Dung ở thôn Lại, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- 10 2.3. Một số nhận xét 2.3.1. Sự khác biệt về xuất thân của Bà Chúa Kho tại các nơi thờ cúng - Các nhân vật thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên và Thái Bình là nhân vật được lịch sử hóa có công trông giữ kho lương, vũ khí cho đất nước, được nhân dân tôn vinh thần thánh hoá sau khi mất. Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ có một truyền thuyết cho rằng nguồn gốc tên gọi này gắn với núi Kho, tương truyền là nơi cất của cải, vũ khí của vua quan nhà Lý khi đánh giặc Tống. Do đó, Bà Chúa Kho còn được hiểu là nữ thần trông coi núi Kho. Nhân vật Bà Chúa Quả Cảm hay Bà Chúa Lẫm ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang có nguồn gốc không liên quan đến việc trông coi kho tàng nhưng vẫn được nhân dân gọi là Bà Chúa Kho. Tên gọi nôm này mới xuất hiện. 2.3.2. Sự khác nhau về hệ thống điện thần ở các di tích thờ Bà Chúa Kho Các đền thờ Bà Chúa Kho vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc do nhiều nguyên nhân đã có sự xáo trộn gian thờ, đồ cúng bị mất mát, hư hỏng. Một số ngôi đền xây dựng mới ban thờ hoàn toàn. Những dấu ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu, Tứ Phủ đã xuất hiện. Các đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, Vệ An, Quả Cảm, Thượng Đồng đều thờ nữ thần trong tín ngưỡng Đạo Mẫu. Tại điện thần Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, ngoài ban thờ Bà Chúa Kho còn thờ Tam toà Thánh Mẫu, Tứ phủ công đồng,... Đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm có thêm sự xâm nhập của Đạo giáo. Đền Bà Chúa Kho ở Thượng Đồng và ở Hạ Đồng phối thờ tiến sĩ Nguyên Suý Cao Hiển - Cao Sơn Đại Vương. Tại các đình, đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên và Thái Bình, cách bài trí ban thờ không nhấn mạnh đến đối tượng thờ Mẫu. Sự hội nhập tín ngưỡng Tứ phủ ở các đền này chưa đến mức sâu sắc. Có hai loại hình tín ngưỡng cùng tịnh dung trong một điện thần của di tích thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh - Kinh Bắc: Tín ngưỡng thờ thần và tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy các di tích có cách bài trí điện thần khác nhau nhưng ở đâu Bà Chúa Kho cũng là nhân vật trung tâm cao nhất, và các vị thần khác có vị thế thấp hơn. 2.3.3. Sự khác nhau trong thực hành nghi lễ thờ cúng ở các địa phương Ở 4 làng thờ Bà Chúa Kho (Quả Cảm, Thượng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng), việc chọn thời gian tổ chức lễ hội về cơ bản là giống nhau (ngày 10 tháng giêng và 15 - 8). Lễ hội Bà Chúa Kho ở Hà Nội, Nam Định, Hưng
- 11 Yên, Thái Bình cũng tổ chức vào ngày sinh và ngày hóa của các Bà. Lễ hội ở các làng này diễn ra theo nghi lễ cổ truyền có rước kiệu, lễ tế, các trò chơi dân gian, trò diễn. Đây là sinh hoạt lễ hội ở trong phạm vi một số làng tôn thờ vị thần bảo hộ cộng đồng. Khác với các lễ hội trên, lễ hội đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ kéo dài suốt cả năm. Người đi lễ tới vay “tiền” Bà Chúa Kho đầu năm về làm ăn hay xin “lộc rơi lộc vãi” và cuối năm đi lễ tạ “trả” tiền vay của Bà. Với mục đích chính của người đi lễ là vay tiền và xin lộc, nên lễ hội ở đây nghiêng về phần lễ nhiều hơn hội. Tiểu kết chƣơng 2 Trong chương 2, luận án đã nhận diện các nhân vật truyền thuyết Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ; mô tả di tích, truyền thuyết và nghi lễ thờ cúng Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, cũng như các nhân vật đồng dạng. Các “Bà Chúa Kho” được thờ cúng có nguồn gốc và vai trò khác nhau. Quá trình tu bổ tôn tạo di tích và tái lập nghi lễ truyền thống sau thời kỳ Đổi mới không còn giữ được “nguyên gốc” so với trước kia. Các điện thần có xu hướng mở rộng, tích hợp những loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu, Tứ Phủ... Việc tổ chức lễ hội thay đổi về thời gian, không gian và nghi lễ thực hành. Có lễ hội diễn ra trong vài ba ngày, nhưng cũng có khi kéo dài nhiều tháng; có trường hợp chỉ diễn ra trong phạm vi một vài làng, nhưng có nơi lễ hội thu hút khách thập phương của cả vùng, cả nước tham dự. Ở chương tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn luận về “sự sáng tạo truyền thống" và biến đổi tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ để thấy được cách thức sáng tạo của cộng đồng địa phương và đóng góp của họ đối với sinh hoạt tín ngưỡng này. Chƣơng 3 QUÁ TRÌNH "SÁNG TẠO TRUYỀN THỐNG" TÍN NGƢỠNG BÀ CHÚA KHO Ở LÀNG CỔ MỄ 3.1. Quá trình tạo dựng di tích đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ 3.1.1. Đặc điểm đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ trước thời kỳ Đổi mới Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên núi Kho, tương truyền là nơi đặt kho quân lương của triều đình nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống phương Bắc (năm 1077). Ban đầu đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Đến thời Lê, miếu được ban sắc và phong thần chủ là "Chủ khố linh từ". Thời Tự Đức, làng Cổ Mễ trùng tu đền và hoàn thành vào năm 1859. Trong kháng chiến
- 12 chống Pháp và chống Mỹ, đền bị hủy hoại gần như toàn bộ. Đến năm 1986, đền bị xuống cấp nghiêm trọng, đồ thờ không còn, không gian nhỏ hẹp. 3.1.2. Tạo dựng đền Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Trong bối cảnh Đổi mới, làng Cổ Mễ đã có những động thái tích cực nhằm phục hồi sinh hoạt nghi lễ và các di tích thờ cúng của cộng đồng. Để có thể xây dựng lại đền, nhân dân làng Cổ Mễ đã giải quyết 4 thách thức lớn là: 1/ Không có các tài liệu ghi chép đầy đủ về hệ thống điện thờ, tượng thờ, công trình kiến trúc có liên quan. Hầu hết đồ thờ cúng của đền đã bị hư hỏng hoặc thất lạc; 2/ Chính quyền chưa công khai ủng hộ việc xây dựng đền; 3/ Nguồn kinh phí xây dựng đền quá ít ỏi, do đa số dân Cổ Mễ còn nghèo; 4/ Việc xây dựng, mở rộng đền gặp khó khăn về quỹ đất và giải phóng mặt bằng. Cộng đồng Cổ Mễ đã nỗ lực kiến tạo lại ngôi đền bằng cách thiết lập cơ chế tổ chức tín ngưỡng mới dưới hình thức Hội người cao tuổi để quy tụ sự đoàn kết các thành viên trong cộng đồng; khôn khéo thương thảo với chính quyền và cơ quan chức năng nhằm đưa đền Bà Chúa Kho vào danh mục xếp hạng di tích quốc gia; mở rộng thần điện, dung nạp nhiều vị thần theo thời gian, đặc biệt là sự góp mặt của tín ngưỡng thờ Mẫu, Tứ Phủ; bổ sung các công trình chức năng mới, trong đó có công trình phục vụ kinh doanh tín ngưỡng. Việc tạo dựng không gian thờ cúng tại đền Bà Chúa Kho sau Đổi mới đã tạo nên một sức hấp dẫn tâm linh đối với người dân trong và ngoài cộng đồng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Số lượng du khách thập phương đến lễ Bà Chúa Kho không ngừng tăng là một dấu hiệu cho thấy sự đồng thuận của người dân đối với việc xây dựng, mở rộng không gian tín ngưỡng này. 3.2. Sáng tạo trong thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho 3.2.1. Đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho trước thời kỳ Đổi mới Theo các bậc cao niên trong làng, xưa kia lễ hội đền Bà Chúa Kho được tổ chức vào ngày giỗ của Bà là 12 tháng Giêng với lễ vật đơn giản có xôi, bánh trái, hoa quả. Đền Bà Chúa Kho ban đầu chủ yếu phục vụ nhu cầu của những người trong cộng đồng làng. Trước năm 1970, những người hành lễ ở đền là người có căn đồng được dân làng Cổ Mễ giao cho quản lý đền; và tại đền đã có tục cúng tiền vàng mã kèm đồ lễ, nhưng chỉ là vàng thoi làm bằng giấy nhỏ như bao diêm. Sau thời gian bị chính quyền ngăn
- 13 cấm, cho là hành vi mê tín, hoạt động sinh hoạt nghi lễ ở đền Bà Chúa Kho dần mai một. Cho đến trước thời kỳ Đổi mới, làng Cổ Mễ không còn tổ chức lễ hội mang tính cộng đồng nào có liên quan đến Bà Chúa Kho. Việc thờ cúng Bà chỉ có một số người dân thực hành một cách "lén lút" không chính thức. 3.2.2. Tái tạo sinh hoạt nghi lễ thờ Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Sau Đổi mới, dưới sự tác động của kinh tế thị trường và chính sách đổi mới của Nhà nước về lễ hội truyền thống, dân làng Cổ Mễ đã từng bước tái tạo sinh hoạt lễ hội đền Bà Chúa Kho. Quá trình phục dựng lễ hội gặp nhiều khó khăn do thời gian bị đứt đoạn kéo dài và chủ thể đi lễ đã có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi đối tượng đi lễ dẫn đến sự thay đổi thực hành nghi lễ và nhu cầu thờ cúng: những người bên ngoài cộng đồng đến đền Bà Chúa Kho nhằm mục đích cầu xin tiền bạc, công danh, sức khỏe… Để đáp ứng nhu cầu đi lễ của khách thập phương, cộng đồng làng Cổ Mễ đã sáng tạo ra hình thức nghi lễ mới: một mặt cộng đồng vẫn duy trì lễ hội chính tưởng nhớ Bà Chúa Kho, mặt khác sáng tạo ra hình thức cúng lễ "vay tiền Bà Chúa đầu năm, trả lễ Bà Chúa cuối năm". Họ đã điều chỉnh thời gian thực hành nghi lễ cho phù hợp với đối tượng đi lễ. Đồng thời người dân chuyển từ vai trò tham dự nghi lễ chính trước đây trở thành người tổ chức, hướng dẫn khách thập phương thực hành nghi lễ. Do có tục vay tiền xin lộc nên thời gian lễ hội đã kéo dài trong suốt cả năm; các diễn biến của lễ hội chỉ tập trung vào phần lễ tại đền mà không tổ chức lễ rước, phần hội với các trò chơi dân gian như trước kia. Lễ vật cúng Bà Chúa Kho trước đây chỉ có đồ chay thì ngày nay có tới ba loại: lễ mặn, lễ ngọt và lễ mã. Bên cạnh đó, cộng đồng sáng tạo ra các hình thức dịch vụ phục vụ cho nghi lễ “vay tiền xin lộc Bà Chúa Kho” như cúng thuê, sắp lễ, cung cấp tiền vàng, đồ mã, làm kho phát lộc… 3.3. Sáng tạo cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng 3.3.1. Đặc điểm tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho trước thời kỳ Đổi mới Thời phong kiến, việc tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho trong năm do Hội đồng làng đảm nhiệm. Hội đồng làng này được tổ chức và hoạt động theo hương ước do làng xây dựng, trong đó đề cao tiêu chuẩn "trọng tước" tức chọn người cao tuổi vào vị trí đứng đầu. Hội đồng làng thường họp vào
- 14 các dịp chuẩn bị tổ chức lễ trọng để bàn bạc, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong làng tham gia và đóng góp vào nghi lễ. Việc trông coi đền được Hội đồng làng giao cho các Bà đồng vốn là những người ngoài địa phương. Sau năm 1945, việc trông coi đền vẫn được Hội đồng làng giao cho các Bà đồng tiếp tục đảm nhiệm. Cho đến trước Đổi mới, bộ máy tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ không còn tồn tại. Thời kỳ này, không có bằng chứng nào cho thấy có sự tồn tại của một cơ cấu tập thể tổ chức riêng cho sinh hoạt tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho. 3.3.2. Sáng tạo cơ cấu tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Sau Đổi mới, để đáp ứng yêu cầu tái tạo không gian thờ cúng và tổ chức sinh hoạt nghi lễ, dân làng Cổ Mễ đã sáng tạo ra một cơ cấu tổ chức quản lý tín ngưỡng mới trên cơ sở kế thừa nguyên tắc truyền thống, đó là Hội vui tuổi thọ, sau này đổi tên thành Hội người cao tuổi. Hội hoạt động theo quy chế do tất cả các thành viên đóng góp xây dựng; có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực, tiền công đức, tài sản và các nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở phạm vi nhà đền. Để công tác quản lý và tổ chức lễ hội được tốt, Hội đã thiết lập ra "Ban chấp hành hai giới" và phân chia việc theo giới, thành viên bắt buộc phải là người gốc thôn Cổ Mễ. Mỗi năm Hội tiến hành đại hội tổng kết đánh giá ưu và khuyết điểm trong năm, bầu ra Ban chấp hành, Ban kiểm soát mới theo hình thức luân phiên. Việc tổ chức lễ hội đền được thực hiện theo những điều khoản của bản Nội quy Hội người cao tuổi làng Cổ Mễ, trong đó có ghi rõ quy định về lợi ích của các thành viên được hưởng khi tham gia quản lý, phục vụ tín ngưỡng. Mọi người dân trong làng đều phải tuân theo những quy định mà Hội người cao tuổi đặt ra. Tại làng Cổ Mễ, Hội người cao tuổi tham gia tích cực vào quá trình tạo dựng tín ngưỡng Bà Chúa Kho. Họ là nhân tố kết nối quá khứ với hiện tại, sáng tạo các yếu tố truyền thống trong quá khứ trở thành nhân tố tích cực cho sự phát triển tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ nói riêng, ở vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung. Điều này khác hẳn với quan điểm cho rằng nhu cầu văn hóa của người già thiên về bảo lưu và hưởng thụ, ít mang tính sáng tạo.
- 15 3.4. Truyền thuyết Bà Chúa Kho và sáng tạo dân gian 3.4.1. Những câu chuyện truyền thuyết về Bà Chúa Kho trước thời kỳ Đổi mới Về truyền thuyết Bà Chúa Kho có nhiều dị bản khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có một truyền thuyết về nguồn gốc Bà Chúa Kho lưu truyền ở 5 làng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng cho rằng Bà Chúa Kho chính là nhân vật Bà Chúa Quả Cảm hay Bà Chúa Lẫm, Bà Chúa được thờ ở núi Kho. Một truyền thuyết khác kể rằng Bà Chúa Kho tại các làng này xuất thân trong một gia đình nề nếp, lấy vua đời nhà Trần, và có công lao khai khẩn đất hoang, tạo dựng làng xóm, lập nên ruộng đồng, cai quản 72 trang ấp. Rồi Bà trở thành vị hoàng hậu, giúp dân giúp nước, sau đó hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nước. Nhà vua và nhân dân thương tiếc phong Bà làm phúc thần, cho lập miếu thờ ở quê nhà và những làng xóm mà Bà đã có công xây dựng. Ở đây, truyền thuyết hoàn toàn không nói gì đến việc Bà làm nhiệm vụ coi giữ kho tàng. Một truyền thuyết khác lại cho rằng Bà Chúa Kho ở các làng trên chính là Bà Chúa Sành. Bà là con một nhà nghèo khó làm nghề gốm ở làng Quả Cảm. Bà chính là người đã làm được chân cũi bằng gốm giúp ích cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Bà cũng là người giỏi giang thành thạo buôn bán. Sau khi Bà mất, nhân dân tôn thờ là Bà Chúa Sành. Trong các truyền thuyết nói trên, chúng tôi không thấy có truyền thuyết nào đề cập đến nhân vật Bà Chúa Kho gắn với nghi lễ vay tiền, xin lộc rơi, lộc vãi. 3.4.2. Tạo dựng truyền thuyết về Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Phải ít nhất từ sau năm 1986, làng Cổ Mễ mới có sự xuất hiện những câu chuyện có liên quan đến nhân vật Bà Chúa Kho gắn với lễ vay tiền, xin lộc. Theo các thành viên Hội người Cao tuổi, những người đi lễ, và trên các phương tiện truyền thông: có rất nhiều câu chuyền về những người kinh doanh buôn bán có nhu cầu vay tiền Bà Chúa Kho làm ăn, hay du khách thập phương đến xin lộc rơi lộc vãi, cầu xin sức khỏe, và các mục đích cá nhân khác... đều linh ứng. Những câu chuyện thêu dệt xung quanh Bà Chúa Kho về khả năng giúp con người đương đại như "kinh doanh", "tìm của trong két công ty bị mất", "chữa bệnh nan y", "tìm mộ liệt sỹ", "cai nghiện game cho con cái", "báo mộng số đề", "giúp vượt biên đến
- 16 Mỹ thành công"... tồn tại khá phổ biến trong làng Cổ Mễ, đặc biệt là những người trong Hội người cao tuổi của làng, cũng góp phần làm tăng tính thiêng của nhân vật này. Điều lý thú là những câu chuyện kể có phần hư cấu này dường như rất ít liên hệ về quá khứ hay hiện tại của cộng đồng làng Cổ Mễ, mà nó thường đề cập đến những người bên ngoài cộng đồng. Quá trình nhào nặn huyền thoại và lịch sử đã khiến cho Bà Chúa Kho từ một nhân vật huyền thoại trở thành một nhân vật lịch sử hóa cụ thể với những yếu tố hợp lý để tồn tại và phát triển gắn bó với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, biến vị thánh này trở thành một Bà Chúa Kho Tiền linh thiêng. Gần đây, còn xuất hiện truyền thuyết cho rằng Bà Chúa Kho là hiện thân của Thánh Mẫu nên có thể hội nhập vào điện thần Mẫu Liễu Hạnh, Tứ phủ. Ngoài ra, nhiều địa phương đang có xu hướng cố gắng sáng tạo ra những câu chuyện để nhập Bà Chúa Kho vào các nhân vật lịch sử địa phương hoặc hệ thống điện thần thờ nữ thần. Những truyền thuyết mới về Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ được sáng tạo trên cơ sở kết hợp với các tín ngưỡng, phong tục tập quán ở đây và bổ sung những mục đích mới, cách diễn giải mới về vai trò của Bà trong bối cảnh thay đổi. Truyện kể làm xương cốt, bệ đứng, chỗ dựa cho niềm tin, còn niềm tin cùng những hành động nghi lễ làm sống động, phong phú hơn nội dung truyện kể. Cùng với thời gian, truyền thuyết về Bà Chúa Kho tiếp tục được nuôi dưỡng, được sáng tạo và phát triển phù hợp với nhu cầu của những người thực hành tín ngưỡng đương đại. 3.5. Những kết quả của quá trình tạo dựng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ sau thời kỳ Đổi mới 3.5.1. Thụ hưởng lợi ích Theo số liệu tổng hợp của Ban quan lý đền Cổ Mễ, trung bình mỗi năm có 80 vạn lượt người đi lễ đền. Tiền công đức thu được hàng năm lên tới hàng chục tỉ đồng. Số tiền này được chi vào trùng tu, tôn tạo các di tích của làng; một phần chi bồi dưỡng cho các cụ trực tiếp tham gia việc quản lý, phục vụ tại các di tích của làng. Chỉ tính riêng 5 năm trở lại, Ban quản lý di tích đã sử dụng nguồn thu để đầu tư hơn 30 tỷ đồng trùng tu xây dựng các công trình. Ngoài ra, số tiền công đức còn được trích một phần nộp cho ngân sách xã, xây dựng các công trình phúc lợi: đường điện - trường -
- 17 trạm, làm từ thiện tại địa phương: như khuyến học, giúp đỡ người cơ nhỡ, người bệnh. Từ những thay đổi của tín ngưỡng Bà Chúa Kho, nghề nghiệp của các thành viên trong làng cũng có sự thay đổi, thu nhập người dân cũng được cải thiện nhờ sản xuất và kinh doanh tiền vàng, đồ mã bán cho những người đi lễ. Hiện nay, đền Bà Chúa Kho đang có kế hoạch đưa vào đẩy mạnh khai thác phục vụ phát triển du lịch. Việc gắn kết này cũng là nhằm mục đích nâng cao nguồn thu, quảng bá cho di tích và lễ hội. 3.5.2. Phát sinh các mặt tiêu cực Kết quả khảo sát cho thấy các hành vi kinh doanh tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho gây ra những bất cập và phần nào làm giảm giá trị tốt đẹp về lễ hội. Nhiều người dân đến cúng lễ chỉ biết tới vay tiền xin lộc, không biết đến các mục đích ý nghĩa khác của việc thờ cúng Bà Chúa Kho cũng như chưa thực sự hiểu rõ về nguồn gốc lịch sử của đền và nhân vật thờ. Đặc biệt, các hành vi lợi dụng lễ hội để thu lợi, ép buộc người đi lễ, “buôn thần bán thánh” theo kiểu đặt lễ thuê, khấn thuê, đặt nhiều “hòm công đức”, đổi tiền lẻ, tuỳ tiện nâng giá dịch vụ; hay hiện tượng lộn xộn, ùn tắc giao thông, mất an ninh trật tự đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây gây sự phản cảm trong dự luận xã hội cũng như gây ấn tượng không tốt cho du khách. Ngoài ra, việc đốt nhiều tiền vàng, đồ mã trong quá trình thực hành nghi lễ cũng dẫn đến sự lãng phí tiền của. Tiểu kết chƣơng 3 Trong bối cảnh Đổi mới cộng đồng Cổ Mễ đã thực hiện quá trình “sáng tạo truyền thống” tín ngưỡng Bà Chúa Kho theo cách riêng của họ. Cộng đồng đã tạo dựng không gian di tích với việc mở rộng hệ thống điện thờ, dung nạp thêm nhiều vị thánh thần “mới”; sáng tạo cơ cấu tổ chức lễ hội của làng, ban hành các quy định và cơ chế quản lý mới trên cơ sở nguyên tắc tổ chức dân chủ làng xã; sáng tạo truyền thuyết về nhân vật Bà Chúa Kho theo hướng thay đổi quyền năng của Bà để phục vụ nhu cầu kinh tế; sáng tạo và bồi đắp thêm tục vay tiền xin lộc của những người thực hành tín ngưỡng trên cơ sở những yếu tố truyền thống. Điều này đã khiến cho sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho biến đổi nhanh và trở nên thích hợp hơn với bối cảnh mới. Quá trình tạo dựng này không chỉ thuần túy vì lý do văn hóa, tâm linh mà còn vì cả lý do kinh tế và sự cạnh tranh giữa các cộng đồng làng xã. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã coi lễ hội tín
- 18 ngưỡng Bà Chúa Kho như một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế của làng, tạo dựng vị thế của làng ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Trong quá trình sáng tạo nói trên, Hội người cao tuổi làng Cổ Mễ nổi lên như một lực lượng có khả năng quy tụ sự đoàn kết của các thành viên trong cộng đồng, trở thành một biểu tượng lưu giữ văn hóa truyền thống. Họ đã tạo dựng cơ cấu tổ chức xã hội “mới” trong làng bằng việc vận dụng nguyên tắc trọng tước vốn là yếu tố cấu thành nên phương thức tổ chức bộ máy làng xã, thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho trước đây, để gia tăng sức mạnh cố kết cộng đồng trong việc quản lý và tổ chức lễ hội trong xã hội đương đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình “sáng tạo truyền thống” tín ngưỡng Bà Chúa Kho cũng bộc lộ những bất cập cần khắc phục. Sự sáng tạo một Bà Chúa Kho có chức năng như Bà Chúa Kho tiền đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình thương mại hóa lễ hội. Việc khép kín quy trình lễ hội theo mô hình tổ chức hiện nay làm tăng tính “lệ làng”, giảm tính “phép nước”. Hệ quả là vai trò của Nhà nước trong việc quản lý thực hành tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho trở nên mờ nhạt. Chƣơng 4 TÍN NGƢỠNG BÀ CHÚA KHO, NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN 4.1. Vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ Trái ngược với đa số các làng thờ Bà Chúa Kho khác ở vùng châu thổ Bắc Bộ, làng Cổ Mễ trong quá trình phục hồi nghi lễ đã sớm thoát khỏi tư tưởng phát triển lễ hội chỉ để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của riêng cộng đồng. Toàn bộ dân làng, mà đứng đầu là Hội người cao tuổi, đã cùng nhau đoàn kết xây dựng 1 bản Nội quy "chặt chẽ" cho phép cộng đồng thực thi nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia quản lý lễ hội đền Bà Chúa Kho. Bản Nội quy đã cho thấy sự thích nghi của cộng đồng đối với cách tổ chức lễ hội mới trong cơ chế kinh tế thị trường, có kế thừa những nguyên tắc tổ chức truyền thống (trọng lão, dân chủ làng xã, quân bình về quyền lợi…). Bên cạnh đó, người dân làng Cổ Mễ còn góp phần sáng tạo ra truyền thuyết về Bà Chúa Kho như một "Bà chủ ngân hàng" cho dân "vay tiền" làm ăn, mà nhờ đó Bà dễ dàng "tham gia vào nền kinh tế thị trường". Điều này đã "đánh trúng" tâm lý của tầng lớp kinh doanh buôn bán. Đây là nét
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 131 | 15
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức độ biểu hiện và giá trị chẩn đoán, tiên lượng của một số microRNA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
27 p | 18 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút mạch
28 p | 27 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất bằng phương pháp xạ trị lập thể định vị thân
27 p | 22 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật Thermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
27 p | 24 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể
27 p | 12 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18 F-FDG PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên
27 p | 25 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS
28 p | 20 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy động phế nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi
14 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của SPECTCT 99mTc-MAA trong tắc mạch xạ trị bằng hạt vi cầu Resin gắn Yttrium-90 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
29 p | 15 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy vến thông thường bằng Secukinumab
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm
27 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu độ dày nội trung mạc động mạch đùi và giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm Doppler
27 p | 15 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ và giá trị tiên lượng của hs-Troponin T, NT-proBNP, hs-CRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu
27 p | 22 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi
27 p | 31 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis
27 p | 25 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt
27 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn