intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tôn giáo tín ngưỡng với sự hình thành lối sống của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tín ngưỡng đa thần và vạn vật hữu linh đã góp phần hình thành nên lối sống canh tác nông nghiệp nương rẫy - một lối sống đặc trưng bao trùm lên toàn bộ đời sống các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên mà nổi bật là lối sống cố kết và tương trợ trong cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tôn giáo tín ngưỡng với sự hình thành lối sống của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên

  1. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH LỐI SỐNG CỦA CÁC TỘC NGƯỜI TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN NGUYỄN THỊ YÊN Tóm tắt Tín ngưỡng đa thần và vạn vật hữu linh đã góp phần hình thành nên lối sống canh tác nông nghiệp nương rẫy - một lối sống đặc trưng bao trùm lên toàn bộ đời sống các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên mà nổi bật là lối sống cố kết và tương trợ trong cộng đồng. Từ sau năm 1975, sự chuyển đổi về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội cùng các yếu tố ngoại sinh đã góp phần làm thay đổi dần lối sống cổ truyền của họ mà biểu hiện là sự nhạt dần lối sống canh tác nương rẫy, là sự tiếp nhận lối sống gắn kết dòng họ từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh, là sự tiếp thu lối sống công nghiệp do ảnh hưởng từ các tôn giáo của người phương Tây. Điều này cho thấy lối sống của các tộc người Tây Nguyên đang trong quá trình chuyển đổi với nhiều sắc thái đa dạng và phức tạp, thể hiện sự vận động tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa nói chung và tôn giáo tín ngưỡng nói riêng. Từ khóa: Tôn giáo tín ngưỡng, lối sống, tộc người tại chỗ Tây Nguyên Abstract Polytheism and animism have contributed to the formation of the upland agricultural cultivation - a characteristic way of life covering all ethnic groups living in the Central Highlands, especially the cohesion and mutual assistance in the community. Since 1975, the political, economic, cultural and social transformation and exogenous factors have contributed to the gradual change in their traditional way of life, manifesting as the fading of the upland farming lifestyle, the reception of the way of life that connects to the family learnt from the Kinh people’s ancestor worship custom, and the adoption of the industrial way of life influenced by the religions from the West. This shows that the way of life of ethnic groups in the Central Highlands is in transition with many diverse and complex nuances that express the inevitable movement of cultural exchange process in general and religions - belief in particular. Keywords: Religion - belief, way of life, ethnic group in Central Highlands T heo một cách hiểu chung nhất, lối 1. Tôn giáo tín ngưỡng với sự hình thành lối sống được hiểu là những nét điển sống cổ truyền của các tộc người tại chỗ ở hình, được lặp đi lặp lại và định hình Tây Nguyên thành phong cách, thói quen trong đời sống Chúng ta biết rằng, trong suốt một thời gian cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một dài, tín ngưỡng đa thần và vạn vật hữu linh đã nền văn hóa (11). Từ giới thuyết như vậy, tôn hiện diện trong đời sống của các tộc người tại giáo tín ngưỡng với tư cách là một thành tố chỗ ở Tây Nguyên, góp phần hình thành nên văn hóa sẽ được chúng tôi xem xét trong mối lối sống canh tác nông nghiệp nương rẫy - một quan hệ với sự hình thành lối sống của các lối sống đặc trưng mà một số nhà nghiên cứu tộc người tại chỗ Tây Nguyên trong truyền gọi là “nếp sống nương rẫy” vốn là nếp sống thống và trong cuộc sống đương đại. Ở đây, chủ đạo, bao trùm lên toàn bộ các tộc người khái niệm lối sống của các tộc người tại chỗ trong vùng Tây Nguyên (7, tr.249-250). Cho Tây Nguyên sẽ được xem xét dưới góc độ là lối đến trước năm 1975, lối sống này vẫn còn khá sống của nhóm tộc người. phổ biến ở Tây Nguyên. Có thể xem xét sự tác 28 Số 24 - Tháng 6 - 2018
  2. TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG động của tôn giáo tín ngưỡng đối với sự hình Ba Na được diễn ra trong phạm vi cộng đồng thành lối sống của các tộc người tại chỗ ở Tây nhiều hơn, từ nghi lễ sửa lò rèn, phát rẫy, đốt Nguyên qua các biểu hiện sau đây: rẫy, gieo hạt, cầu mưa,... đến lễ ăn lúa giống còn lại và lễ mừng năm mới... (10, tr.291-338). 1.1. Lối sống cố kết và tương trợ lẫn nhau Nhìn chung, nghi lễ nông nghiệp của các tộc trong cộng đồng người vùng Tây Nguyên rất phong phú với Thuộc hình thái xã hội tiền giai cấp nên mối những biểu hiện đa dạng khác nhau ở từng tộc quan hệ giữa các thành viên trong xã hội cổ người. Theo sách Phong tục tập quán cổ truyền truyền của các tộc người tại chỗ Tây Nguyên là một số dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên thì bình đẳng và có sự gắn kết với nhau bởi nhiều ở đây có tới 21 nghi lễ nông nghiệp liên quan mối ràng buộc. Điều đó được thể hiện khá rõ đến vòng cây trồng (5, tr.179-270). Đó cũng qua việc thực hành nghi lễ, từ các nghi lễ trong chính là môi trường cho sự hình thành và nuôi gia đình như cưới xin, tang ma, ăn trâu đến dưỡng lối sống gắn kết cộng đồng của người các nghi lễ trong cộng đồng với sự tham gia tại chỗ ở Tây Nguyên. của nhiều người, từ đó góp phần hình thành Ngoài ra, môi trường sinh hoạt nghi lễ còn nên lối sống gắn kết các thành viên trong góp phần hình thành lối sống đoàn kết tương cộng đồng. Ta biết rằng, để thực hiện một trợ lẫn nhau trong cộng đồng thể hiện qua sự nghi lễ cộng đồng cần sự đóng góp công sức giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, là sự chia sẻ của rất nhiều người thuộc các đối tượng, lứa hiểu biết về tri thức dân gian, phong tục tập tuổi khác nhau trong buôn làng. Ngoài việc quán, kỹ năng nghệ thuật,… của các thế hệ chuẩn bị vật dụng, lễ vật, đồ cúng, sửa sang trong cộng đồng. nhà rông, làm và trang trí cây cột lễ,… người ta còn phải tham gia đội hình trình diễn nghệ Có lẽ vì vậy mà chỉ có ở các tộc người Tây thuật, nam thì tấu cồng chiêng, nữ thì thuộc Nguyên mới có các nghi lễ liên quan đến cởi đội hình múa. Đã thành nếp, là việc chung của bỏ kiêng kị và lời khấn trong lễ mừng mùa thu làng nên mọi người đều tự giác tham gia hết hoạch với nội dung: xin các thần cho phép mình với tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt chúng tôi được qua lại rẫy của nhau. Được tình. Điều đó đã ăn sâu vào nếp sống, trở phép hái rau, quả trong rẫy của nhau… thành ý thức của các thành viên trong cộng Việc đóng góp đồ ăn thức uống để tổ chức đồng từ rất sớm. Chính vì vậy khi viết về văn các bữa ăn cộng cảm trong các nghi lễ cộng hóa dân gian của người Ba Na, có tác giả đã đồng cũng là một cách để người ta gắn kết nhận xét: “Tham gia vào đội hình Soang, hay cộng đồng. Đồng bào Tây Nguyên nói chung đội hình chinh chiêng, trong kết cấu Soang, rất hiếu khách, môi trường nghi lễ chính là là một hoạt động có tính chất nghĩa vụ của dịp thể hiện sự ân cần, hiếu khách của họ. tất cả mọi người. Một thành viên gái 8 đến Nói cách khác, tiếp đãi khách cũng là một chu 10 tuổi, không cần hội đồng già làng chỉ định trình quan trọng của các nghi lễ cộng đồng đã thấy phải sẵn sàng tham gia đội hình điệu của các tộc người Tây Nguyên mà thông qua “Grong Pơsát”, nếu đó là một em gái phát triển đó sự cố kết cộng đồng còn mở rộng ra phạm bình thường, không bị tật nguyền. Một thành vi nhiều làng. viên nam nhỏ tuổi ít nhất cũng sẵn sàng có mặt trong đội hình chinh chiêng…” (6, tr.128). 1.2. Lối sống tôn trọng và đề cao vai trò người phụ nữ trong gia đình Người Tây Nguyên vốn có rất nhiều nghi lễ cộng đồng, ngoài các nghi lễ như lễ bắc Vùng Tây Nguyên là địa bàn duy nhất ở máng nước, lễ cúng nhà rông,… còn phải kể nước ta hiện nay còn bảo lưu chế độ mẫu hệ đến hàng loạt các nghi lễ nông nghiệp được tổ và song hệ trong gia đình, đặc biệt là chế độ chức trong suốt chu trình sản xuất được diễn mẫu hệ phổ biến ở các tộc Ê Đê, Gia Rai, Chu ra quanh năm. Có thể thấy, làm bất cứ việc gì Ru, Raglai, Cơ Ho, Mnông, Chăm,... Trong đó, họ cũng tổ chức cúng thần. Tùy từng tộc người hầu hết các tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo đều mà việc tổ chức các nghi lễ nông nghiệp diễn thuộc gia đình mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ được ra ở phạm vi cộng đồng với mức độ nhiều ít hiểu là hệ thống gia đình mà ở đó người ta khác nhau. Chẳng hạn, so với các tộc người thuộc về dòng dõi người mẹ, theo họ mẹ (chế khác thì các nghi lễ nông nghiệp của người độ phụ hệ gọi là “họ ngoại”), người con gái Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 29
  3. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU được thừa kế tài sản, được quyền đem lễ vật việc giết cọp người ta còn mở phiên tòa “xét đi hỏi và cưới người con trai về làm chồng; sau xử” người giết cọp theo luật tục (5, tr.387-398). khi lấy vợ người đàn ông cư trú bên nhà vợ. Hoặc như người Ba Na khi chặt các cây to có Nói cách khác, đó là các vấn đề liên quan đến nhiều tầm gửi thì cho rằng có thần ở trong cây thiết chế dòng họ, hôn nhân và gia đình. Thiết nên phải thuê người chặt rồi khiêng đến nơi xa chế mẫu hệ đã hình thành nên các sắc thái văn để bỏ rồi khóc lóc như có đám tang, sau đó về hóa riêng liên quan đến hôn nhân, gia đình và nhà làm lễ cúng với quan niệm làm đám tang dòng họ ở Tây Nguyên gắn với các thủ tục nghi cho thần (10, tr.302-304). Quan niệm ngang lễ cưới xin, tang ma... mà ở đó người phụ nữ hàng, thân thiện, bình đẳng với thần được giữ vị thế chủ động. thể hiện qua nội dung lời cúng thần đã thành khuôn mẫu ở mọi tộc người đã được tác giả Tô Vị thế của người phụ nữ còn thể hiện ở việc Ngọc Thanh tổng kết như sau: họ được quản lý tài sản và nắm quyền quyết định các vấn đề trong gia đình. Ngôi nhà dài “Ơi hỡi các thần... (kể tên từng vị) với nhiều thế hệ và nhiều gia đình nhỏ cư trú Chúng tôi muốn... (kể yêu cầu của con của người Ê Đê chính là một biểu hiện tiêu người) biểu của mô hình gia đình theo mẫu hệ ở Tây Nguyên, ở đó bà chủ nhà là người duy nhất Chúng tôi đã cho các vị... (kể tên các vật hiến tế) nắm giữ kho thóc, coi sóc và phân phát việc ăn Mong chúng tôi đạt được ý muốn. uống trong gia đình. Do vậy, bà là người chủ trì chính trong các nghi lễ nông nghiệp, chẳng Ngoài ra, có nơi còn thêm lời “giao hẹn”: hạn nghi lễ cúng Mẹ Lúa, cúng kho thóc, nghi Nếu các vị không giúp chúng tôi lễ cúng trong lễ mừng mùa thu hoạch xong... mà cùng với sự tôn trọng của mọi người thì Sang năm chúng tôi không cúng các vị nữa...” bao giờ bà cũng là người uống ngụm rượu (4, tr.161-162) cúng thần đầu tiên. Quan niệm thần và người thân thiện và 1.3. Lối sống cộng cư, tôn trọng và bình gần gũi còn được thể hiện qua các tác phẩm đẳng với thần linh và tự nhiên sử thi mà ở đó mỗi người anh hùng thường có một hoặc nhiều vị thần hộ mệnh. Theo đó thần Từ tín ngưỡng đa thần và quan niệm sâu được hình dung như một tráng sĩ, cũng ăn mặc đậm về vạn vật hữu linh nên đời sống của chải chuốt, đeo khí giới lên đường ra trận cùng người Tây Nguyên được vây bọc trong thế các anh hùng, trò chuyện, uống rượu cùng giới của các vị thần, từ những vị thần trong tự người anh hùng trong lễ mừng chiến thắng… nhiên như thần Trời, thần Đất, thần Sông, thần Núi, thần Cây, thần Đá, muông thú,… đến các Như vậy, với người Tây Nguyên trước đây thần ngự trong các vật dụng như thần Cột, thì thần cũng như người, tốt thì chơi, xấu thì thần Trống, thần Chiêng, thần Ché, các vật bỏ, thậm chí có thể đánh lừa hoặc mặc cả với nuôi, cây trồng… Vì nhìn đâu cũng thấy thần thần. Đó cũng chính là ảnh xạ về mối quan hệ nên đã hình thành ở họ lối sống cộng cư với dân chủ và bình đẳng giữa người với người thần, làm bất cứ điều gì cũng phải hỏi ý kiến trong xã hội chưa có giai cấp. Tác giả Tô Ngọc thần, dò ý thần. Chẳng hạn, người Tây Nguyên Thanh đã cho rằng “Trong các nghi lễ, con không dùng phân bón cho cây trồng vì sợ làm người Bahnar đi tìm đồng minh chứ không đi ô uế thần Đất, không dùng dao để cắt lúa vì sợ tìm Đức chúa” (6, tr.46). làm thần Lúa đau sẽ bỏ đi… Do còn bảo lưu các yếu tố nguyên thủy Với quan niệm người sao thần vậy nên mối chịu sự chi phối của tín ngưỡng vạn vật hữu quan hệ giữa người và thần khá bình đẳng và linh nên lối sống của các tộc người Tây Nguyên sự tôn trọng là cơ sở cho những ứng xử đầy là sự thể hiện lối sống khoan dung, hòa hợp, tính nhân văn giữa con người với tự nhiên của hòa đồng giữa người với người, giữa người với họ. Chẳng hạn với quan niệm cọp là chó săn thiên nhiên, giữa người với vạn vật. Ở đó con của thần, tê giác là heo của thần, voi là trâu người không chỉ bình đẳng với thần linh mà của thần... nên khi săn được những con thú lớn còn tôn trọng và ứng xử hết sức nhân văn với này họ phải làm lễ tạ tội với thần, thậm chí với thiên nhiên và với vật nuôi, cây trồng. Điều đó thể hiện qua các quy định đã trở thành luật 30 Số 24 - Tháng 6 - 2018
  4. TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG tục: không vô cớ giết hại thú lớn, không chặt truyền và bởi việc người dân được học tập tiếp phá bừa bãi cây rừng, không khai thác cạn kiệt thu các kiến thức khoa học cũng như vận dụng lâm thổ sản, không giết hại các con vật giống các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cái đang mang bào thai,v.v.. Có thể coi đó là nông nghiệp,... Đây cũng là nguyên nhân cơ những ứng xử văn hóa rất đáng trân trọng khi bản dẫn đến sự phai nhạt dần lối sống nương mà hiện nay nhu cầu bảo vệ môi trường đang rẫy của đồng bào hiện nay. là vấn đề của cả toàn cầu. Tinh thần nhân văn Đối với các buôn làng truyền thống ở đó còn được thể hiện một cách sinh động qua vùng sâu vùng xa nơi các tộc người còn sống nghi lễ bắc máng nước với cả một hệ thống tập trung ít có sự xen kẽ với các tộc khác thì các lễ thức mang ý nghĩa tạ ơn, nâng niu và các giá trị văn hóa cổ truyền vẫn được duy trì trân trọng thần Nước. theo hướng chọn lọc, trong đó có tôn giáo Lối sống nương rẫy nói trên đã tồn tại lâu tín ngưỡng. Nhóm người Xơ Teng (thuộc tộc dài trong đời sống các tộc người Tây Nguyên người Xơ Đăng) ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon tại chỗ góp phần hình thành nên những đặc Tum là một ví dụ. Tại đây người ta vẫn duy trì trưng văn hóa của vùng Tây Nguyên - Trường thường xuyên một số nghi lễ cộng đồng xung Sơn nói chung. Vì vậy người ta thường biết quanh ngôi nhà rông như nghi lễ bắc máng đến vùng Tây Nguyên với đặc điểm là vùng đất nước, nghi lễ mừng mùa thu hoạch. Một số với những lễ hội triền miên, với tục say sưa “ăn làng khi tổ chức mừng nhà rông mới vẫn tổ năm uống tháng” mà gắn liền với nó là những chức lễ ăn trâu cúng thần. Tương tự, nghi lễ giá trị văn hóa độc đáo của nghệ thuật biểu ăn trâu trong phạm vi gia đình vẫn còn duy diễn cồng chiêng, nghệ thuật múa, nghệ thuật trì,… Ta biết rằng việc bảo tồn các nghi lễ cộng điêu khắc tượng nhà mồ, trang trí cây cột lễ… đồng chính là một cách để duy trì lối sống gắn Ngoài ra, Tây Nguyên còn biết đến với những kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng. Tuy tục lệ cổ sơ liên quan đến phép thử ma lai, tục nhiên, để phù hợp với cuộc sống đương đại săn máu hay tục cà răng căng tai,… thì ngày nay, việc tổ chức nghi lễ cộng đồng 2. Tôn giáo tín ngưỡng với sự hình thành lối ở đây cũng đã có nhiều thay đổi như giản lược sống của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên về thời gian, nội dung và hình thức để chỉ giữ trong cuộc sống đương đại lại những nội dung cơ bản của nghi lễ. Cùng với việc thay đổi chức năng của ngôi nhà rông Từ sau năm 1975, đất nước được giải phóng thì việc tổ chức các nghi lễ cộng đồng chủ yếu và thống nhất, Tây Nguyên cùng cả nước đi lên là duy trì phong tục tập quán cổ truyền nhiều chủ nghĩa xã hội theo con đường công nghiệp hơn là mục đích cầu thần. Điều đó có căn hoá và hiện đại hoá. Sự chuyển đổi về chính trị, nguyên từ sự suy giảm niềm tin vào các vị thần kinh tế và văn hóa xã hội cùng các yếu tố ngoại dẫn đến các lễ thức cũng như lời cúng thần chỉ sinh khác, chẳng hạn như sự có mặt đông đảo được thực hiện một cách tượng trưng. Theo của người Kinh, sự du nhập đạo Tin Lành,... đã như vậy, người dân tham gia nghi lễ với nhu làm cho bộ mặt văn hóa Tây Nguyên thay đổi nhanh chóng, trong đó có sự thay đổi của tôn cầu giao lưu gặp gỡ là chính, thời gian dành giáo tín ngưỡng. Điều đó đã tác động làm thay cho cộng đồng cũng giảm nhiều hơn so với đổi lối sống cổ truyền của các tộc người Tây trước đây. Nguyên tại chỗ với những biểu hiện đa dạng Từ việc thay đổi niềm tin và quan niệm về khác nhau. thần linh mà người ta cũng xa rời dần lối sống 2.1. Xu hướng nhạt dần lối sống canh tác cộng cư, bình đẳng, nhìn đâu cũng thấy thần. nương rẫy ở bộ phận cư dân còn bảo lưu tôn Một trong những biểu hiện rõ nhất là người giáo truyền thống dân ở nhiều nơi, kể cả ở các vùng sâu vùng xa, đều có xu hướng bỏ dần các nghi lễ nông Ngày nay, nhìn chung tín ngưỡng đa thần nghiệp, không tin và không còn thờ thần Lúa và quan niệm vạn vật hữu linh đã phai nhạt nữa. Chẳng hạn người ta đã bỏ dần những dần ở các tộc người Tây Nguyên tại chỗ, kể cả kiêng kị sợ làm đau thần Lúa nên phải tuốt lúa đối với các tộc người cư trú ở vùng sâu vùng bằng tay, sợ ô uế thần Đất mà không dám bón xa. Điều đó được giải thích bởi tác động của sự phân,... Tương tự, người ta cũng giải thiêng thay đổi phương thức canh tác nương rẫy cổ dần vai trò của các bộ cồng chiêng. Nếu trước Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 31
  5. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU đây cồng chiêng chỉ được phép tấu lên trong 2.2. Xu hướng hình thành lối sống gắn kết các nghi lễ cúng thần, trước và sau khi cúng dòng họ do du nhập tín ngưỡng thờ cúng tổ phải có lễ cúng thần chiêng thì ngày nay cồng tiên của các tộc người khác chiêng đã được sử dụng vào nhiều mục đích Ở người Tây Nguyên tại chỗ nói chung chưa khác nhau, chẳng hạn như phục vụ du lịch. có khái niệm rõ ràng và cụ thể về tổ tiên cùng Điều đó cũng đã góp phần hình thành dần lối các lễ thức thờ cúng tổ tiên như ở người Kinh sống độc lập, tự chủ trước thần linh mà đi liền và các tộc người thiểu số phía Bắc. Chính vì với nó là sự mai một dần lối sống cộng cư, tôn vậy mà với nghi lễ bỏ mả được diễn ra trong trọng tự nhiên và vạn vật. khoảng thời gian sớm hoặc muộn tùy theo Đối với các làng định cư ở nơi ở mới hoặc là quy định và quan niệm của từng tộc người ở khu vực gần thành thị thì còn có nhiều lý do thì người chết sẽ được tiễn đưa một cách dứt hơn để người ta loại bỏ dần các nghi lễ cộng khoát về với tổ tiên mà không còn quan hệ đồng. Đó là do môi trường cư trú mới không ràng buộc gì với người sống nữa, phổ biến còn gắn liền với rừng, cùng việc đa dạng hóa là trong nhà không lập bàn thờ, hàng năm cây trồng và nghề nghiệp đã phá vỡ kinh tế không có giỗ chạp, không có ngày tưởng niệm canh tác nương rẫy cổ truyền, kết hợp với việc riêng dành cho người chết, không chăm sóc người dân được học hành tiếp thu khoa học mồ mả… Trong các nghi lễ, thường người ta kỹ thuật nâng cao nhận thức nên không còn chỉ khấn ông bà tổ tiên một cách chung chung tin vào sự tồn tại của thần linh... Hay như sự với một hình dung mơ hồ về một thế giới cư thay thế của các hình thức giếng khoan, ống trú riêng của họ. Theo đó, giữa người sống và dẫn nước và bể chứa nước hiện đại cũng đã người chết không còn quan hệ thưởng phạt khiến người ta không còn nhu cầu tổ chức lễ nên “Người sống không hề lo lắng cho cuộc bắc máng nước để cúng thần nước hàng năm. sống sau khi chết”, thái độ của người sống Hoặc, có nơi sự thiếu vắng những ngôi nhà đối với người chết “là một thái độ thực tế chứ rông cùng vai trò tập hợp của già làng cũng là không phải một thái độ tôn giáo” (2, tr.105). nguyên nhân dẫn đến sự vắng bóng của các Hiện nay, cùng với việc được học hành và nghi lễ ăn trâu cộng đồng. Mặt khác, kinh tế giao lưu tiếp xúc với văn hóa hoặc quan hệ hôn thị trường cũng có vai trò tác động vào tâm lý nhân với người Kinh và các tộc người thiểu số thực tế khiến nhiều nơi bỏ không tổ chức các phía Bắc mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giống nghi lễ ăn trâu vì cho rằng tốn kém công sức như ở người Kinh cũng đã bắt đầu xuất hiện và tiền của. trong đời sống của một bộ phận người Tây Nghi lễ cộng đồng của người Tây Nguyên Nguyên tại chỗ. Thường đó là các cán bộ cấp cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng xã huyện, các cán bộ công nhân viên chức ở tập thể, được cấu thành bởi nhiều thành tố văn khu vực thành thị, các gia đình có quan hệ hôn hóa nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hóa nhân với người Kinh và một số tộc người thiểu tộc người. Đó là nghệ thuật biểu diễn cồng số miền núi phía Bắc. Theo đó, trong gia đình chiêng, nghệ thuật múa, nghệ thuật điêu khắc người ta cũng lập bàn thờ để thờ cúng ông bà tượng nhà mồ, trang trí cây cột lễ,... Đồng thời tổ tiên và cha mẹ, cũng xây mộ, thăm mộ, tổ đây cũng là môi trường giao lưu văn nghệ qua chức giỗ chạp hàng năm và cúng lễ vào các đó lưu truyền các bài dân ca, là nơi các thế hệ ngày rằm, mồng một hàng tháng… Điều này đi trước trao truyền cho thế hệ sau các tri thức cho thấy sự ứng xử khác hẳn với truyền thống lao động sản xuất, các lễ nghi và văn hóa ứng không chỉ về quan niệm mà cả về lễ thức đối xử trong cộng đồng... Vì vậy, sự chối bỏ các với tổ tiên. Điểm khác là do ảnh hưởng của chế nghi lễ cộng đồng một mặt phản ánh sự thay độ mẫu hệ hoặc song hệ nên việc thờ cúng tổ đổi quan niệm và nhận thức của người dân về tiên và cha mẹ của người Tây Nguyên có khi thế giới quan và hệ thống thần linh nhưng mặt là do người con gái thực hiện chứ không hẳn khác cũng làm mất đi những giá trị văn hóa phải giao cho người con trai trong gia đình nghệ thuật đặc sắc của tộc người. Điều đó đã như ở người Kinh. và đang đặt ra một bài toán cho việc bảo tồn Tuy chưa phải là phổ biến song việc thờ di sản văn hóa của các tộc người tại chỗ ở Tây cúng tổ tiên đã dần hình thành nên lối sống Nguyên trong cuộc sống đương đại. gắn kết dòng họ ở các tộc người Tây Nguyên 32 Số 24 - Tháng 6 - 2018
  6. TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG tại chỗ mà cùng với nó đã làm thay đổi quan Về giáo lý, khi đến nhà thờ, đồng bào theo niệm về tổ tiên và các lễ thức thờ cúng tổ tiên đạo được dạy những kiến thức mới trong đối của họ. nhân xử thế, về sự sống sau cái chết (thiên đàng và địa ngục),… Một trong những lợi ích 2.3. Xu hướng tiếp thu lối sống công mà tôn giáo mới - cụ thể là Tin Lành, mang lại nghiệp do ảnh hưởng của các tôn giáo cho các giáo dân là vì tuân thủ giáo luật mà phương Tây du nhập đồng bào bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu, chú Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, số tâm vào công việc làm ăn,… người bản địa ở Tây Nguyên gia nhập đạo mới (Công giáo hoặc Tin Lành) đã tăng một cách Những năm gần đây, để dung hòa với tôn đáng kể. Nhiều làng theo Tin Lành gần như giáo truyền thống ở Tây Nguyên, các tôn giáo toàn bộ, có làng một nửa theo Công giáo, một mới du nhập đã có những điều chỉnh đáng kể nửa theo Tin Lành. Đối với những người theo để bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống của đạo thì sự chối bỏ tập tục truyền thống được đồng bào. Chẳng hạn như hệ thống nhà thờ coi là tuân thủ theo quy định của đạo. Chẳng của người Giarai ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai hạn như từ bỏ các nghi lễ tổ chức theo cách được mô phỏng theo kiến trúc nhà rông, ngoài thức cổ truyền, từ bỏ nghe hát kể sử thi,… sử dụng kinh sách bằng tiếng bản tộc thì còn mà đồng nghĩa với đó là từ bỏ các lối sống cổ sử dụng dân ca, dân vũ trong các nghi thức tôn truyền gắn với tín ngưỡng đa thần và quan giáo, sử dụng âm nhạc dân tộc (cồng chiêng, niệm vạn vật hữu linh. Qua đây cũng cho thấy đàn t’rưng) trong âm nhạc Kitô giáo. Ngoài ra, đã và đang có một sự biến đổi sâu sắc trong đời giáo dân cũng được tuyên truyền, giới thiệu và sống tinh thần của một bộ phận các tộc người hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống cây trồng tại chỗ ở Tây Nguyên mà nguyên nhân chính mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong là do sự thắng thế của các tôn giáo mới trước sản xuất theo cách “cầm tay chỉ việc”, mở lớp tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của dạy nghề thủ công mỹ nghệ,… (3, tr.105-106). họ. Sự phụng thờ độc tôn Đức Chúa Trời cùng Đặc biệt, ở nhiều nơi, các nghi lễ cộng đồng các lễ thức theo cách của người phương Tây vẫn được người theo đạo Công giáo bảo lưu đã dần hình thành nên một lối sống mới khác theo cách riêng với mục đích duy trì phong hẳn lối sống nông nghiệp nương rẫy ở những tục tập quán cổ truyền. Theo đó, người ta vẫn người theo đạo, mà ở đây chúng tôi tạm gọi là tổ chức các nghi lễ cộng đồng nhưng không lối sống công nghiệp. có nghi thức lấy máu hiến sinh, không rước Trước hết, sự du nhập các tôn giáo mới hồn lúa, thay lời khấn thần bằng đọc kinh cầu đã hình thành nên một thiết chế quản lý mới nguyện Đức Chúa Trời. về tôn giáo ở các làng theo đạo thay thế cho Như vậy, sự du nhập của các tôn giáo mới, vai trò của già làng. Đó là vai trò của người có bên cạnh việc làm thay đổi hoàn toàn thế giới chức sắc trong đạo gọi là “giao phu” là người quan đa thần của đồng bào, thì còn góp phần có nhiệm vụ đứng ra tổ chức các lễ cầu nguyện hình thành nên những hình thức sinh hoạt cho dân trong làng vào các chiều thứ bảy và cộng đồng mới thay thế cho các sinh hoạt sáng chủ nhật. cộng đồng cổ truyền, tạo nên sự năng động, Về lễ thức, đồng bào theo đạo thường đến tiến bộ theo lối sống của phương Tây hiện đại. nhà thờ để cầu kinh vào cuối tuần. Hàng năm Đây cũng là một cách thức để duy trì lối sống có tổ chức những ngày lễ lớn như Noel (ngày gắn kết cộng đồng của bộ phận đồng bào 25 tháng 12) hoặc lễ Phục sinh (vào tháng 3 Tây Nguyên tại chỗ theo đạo trong cuộc sống hoặc tháng 4) ở những điểm tập trung của đương đại. Đương nhiên, bên cạnh những cộng đồng giáo xứ. Việc duy trì các lễ thức tôn ưu điểm thì sự du nhập tôn giáo mới cũng có giáo đã dần hình thành nên những thói quen những bất cập do sự đa dạng các giáo phái dẫn mới trong sinh hoạt của họ. Chẳng hạn như từ đến những phức tạp trong việc lôi kéo tín đồ thói quen đi lễ nhà thờ vào cuối tuần đã dẫn hoặc sự lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích chính đến thói quen không làm việc vào các ngày trị của các thế lực phản động… Tuy nhiên, đây chủ nhật. Điều này trái ngược với lối sống cư không phải là vấn đề bàn luận ở đây. trú trên nương rẫy của đồng bào trước đây. Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 33
  7. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU Cuối cùng, phải kể đến lối sống vị kỷ, thực 3. Trần Thị Mỹ Hằng (2005), Sự biến đổi văn dụng, ỉ lại của một bộ phận người dân chỉ hóa của người Giarai ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Điều dưới tác động của xã hội đương đại, Luận án tiến sĩ này cho thấy tính hai mặt của các chủ trương Văn hóa học, Học viện Khoa học Xã hội. chính sách đầu tư hỗ trợ của nhà nước đối với 4. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) đồng bào thiểu số nói chung, các tộc người (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, tại chỗ Tây Nguyên nói riêng. Chính vì vậy, từ Hà Nội. thực tế thành công của phương thức du nhập 5. Lê Văn Kỳ (chủ biên), Ngô Đức Thịnh, các tôn giáo mới vào đồng bào Tây Nguyên Nguyễn Quang Lê (2007), Phong tục tập quán cho thấy nghệ thuật tuyên truyền, vận động, một số dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên, Nxb. hướng dẫn, đào tạo,… cũng là một vấn đề cần Văn hóa dân tộc, Hà Nội. thiết góp phần định hình lối sống mới ở các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay. 6. Tô Ngọc Thanh (chủ biên), Đặng Nghiêm Vạn, Phạm Hùng Thoan... (1988), Folklore Bahnar, Kết luận Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Pleiku. Từ thực trạng tác động của tôn giáo tín ngưỡng đến lối sống của các tộc người tại 7. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và chỗ vùng Tây Nguyên hiện nay cho thấy văn phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành hóa nói chung, lối sống nói riêng của các tộc phố Hồ Chí Minh. người Tây Nguyên đã và đang trong quá trình 8. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc chuyển đổi với nhiều sắc thái đa dạng và phức người và văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, tạp, thể hiện quy luật vận động tất yếu của Hà Nội. quá trình giao lưu và ảnh hưởng văn hóa. Điều 9. Ngô Đức Thịnh (2007), Những mảng màu đó phần nào cũng cho thấy có nhiều cách lựa văn hóa Tây Nguyên, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí chọn lối sống khác nhau trong cộng đồng các Minh. tộc người Tây Nguyên tại chỗ hiện nay. Nhìn chung thì các cách thức lựa chọn đều hướng 10. Viện Nghiên cứu Văn hóa (2006), Nghi lễ và tới sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu tiến bộ, phong tục các tộc người ở Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. nhu cầu đổi mới với nhu cầu giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, sự biến đổi 11. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lối_sống văn hóa nói chung, tôn giáo tín ngưỡng nói riêng đòi hỏi phải có quá trình. Trong bối cảnh Ngày nhận bài: 13 - 4 - 2018 hiện nay, có lẽ cách tốt nhất là tôn trọng các Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 6 - 2018 cách thức lựa chọn để từ đó làm cơ sở cho việc Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2018 tìm kiếm những lựa chọn hợp lý nhất cho lối sống của đồng bào trong tương lai. Đó là công việc đòi hỏi sự nỗ lực góp sức của nhiều người, không chỉ là của người dân mà còn của cả nhà nghiên cứu và các nhà quản lý. N.T.Y (PGS.TS, Viện Nghiên cứu Văn hóa) Tài liệu tham khảo 1. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa, xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 34 Số 24 - Tháng 6 - 2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2