Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
TỔNG CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TRUNG BÌNH<br />
CỦA MỘT ĐỢT NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP<br />
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI TỪ 01/01/2009 ĐẾN 31/12/2009<br />
Trần Vĩnh Tài*, Tăng Quang Thái**, Nguyễn Thanh Nguyên*, Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp để lại nhiều biến chứng, tử vong cao và đang tăng rất nhanh tại Việt<br />
Nam từ 1% lên 7,32% (1991 – 2007). Điều trị bệnh không chỉ dừng lại ở đợt cấp mà còn kéo dài suốt đời, gây<br />
nhiều tổn hại về kinh tế cho bản thân, gia đình và xã hội.<br />
Mục tiêu: Xác định chi phí điều trị trung bình bệnh nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện Nguyễn Trãi – Tp<br />
Hồ Chí Minh từ 01/01/2009 đến 31/12/2009.<br />
Phương pháp: Phân tích chi phí hồi cứu trên 101 ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp.<br />
Kết quả: Chi phí điều trị trung bình của nhồi máu cơ tim cấp là 15.589.361 đồng trong đó không có sự khác<br />
biệt giữa chi phí điều trị trung bình giữa nhóm có ST chênh lên và nhóm không có ST chênh lên (16.806.522<br />
đồng và 13.733.191 đồng) nhưng về xử trí thì nhóm can thiệp mạch vành gấp 6 lần nhóm điều trị nội khoa đơn<br />
thuần (46.915.938 đồng so với 7.854.404 đồng). Chi phí điều trị trung bình của nhóm nhồi máu cơ tim đơn<br />
thuần là 23.252.847 đồng, nhóm có bệnh đi kèm là 15.284.969 đồng và nhóm có biến chứng là 13.484.308 đồng.<br />
Bảo hiểm y tế chi trả 79,47% chi phí điều trị nhóm nội khoa đơn thuần và chi trả 81,88% chi phí điều trị của<br />
nhóm can thiệp mạch vành. Chi phí cho điều trị nhồi máu cơ tim cấp có khả năng gây tổn hại đến kinh tế bệnh<br />
nhân và gia đình là 249%.<br />
Kết luận: Nhồi máu cơ tim cấp là gánh nặng kinh tế của bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội. Cần có sự<br />
phân bổ nguồn lực, phòng ngừa hợp lý hơn cho vấn đề này. Nhiều phân tích chi phí cần được thực hiện hơn để<br />
đánh giá tổng chi phí của nhồi máu cơ tim cấp.<br />
Từ khóa: nhồi máu cơ tim, can thiệp mạch vành, catastrophic health expenditure.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TOTAL AVERAGE COST OF TREATMENT ABOUT A GAS ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION AT<br />
NGUYEN TRAI HOSPITAL FROM 01/01/2009 TO 31/12/2009<br />
Tran Vinh Tai, Tang Quang Thai, Nguyen Thanh Nguyen, Nguyen Hoang Hanh Doan Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 142 - 150<br />
Background: Acute myocardial infarction that cause many complications, mortality, is increasing rapidly in<br />
Vietnam from 1% to 7.32% (1991-2007). The treatment not only in acute but also last a lifetime cause more<br />
economical harm to self, family and society.<br />
Objectives: Determine the average cost of acute myocardial infarction at the Nguyen Trai hospital in Ho<br />
Chi Minh city from 01/01/2009 to 31/12/2009.<br />
Methods: Analyse retrospective the cost of 101 cases of acute myocardial infarction.<br />
* Bộ môn Quản lý Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
** Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương<br />
*** Bộ môn Dịch tễ học lâm sàng, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Vĩnh Tài<br />
ĐT: 0976224237 Email: drtranvinhtai.umpnt@gmail.com<br />
<br />
142<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: The average cost of treatment of acute myocardial infarction is 15.589.361 VND. There is no<br />
difference between the average cost of ST – segment elevation myocardial infarction and non – ST – segment<br />
elevation myocardial infarction (16.806.522 VND and 13.733.191 VND) but for the treatment the group of<br />
coronary intervention is 6 times more than single drug therapy (46.915.938 compared to 7.854.404 VND). The<br />
average cost of treatment of merely acute myocardial infarction is 23.252.847 VND, of the acute myocardial<br />
infarction that associated diseases is 15.284.969 VND and of the acute myocardial infarction with complications is<br />
13.484.308 VND. Health insurance pays 79,47% the cost of treatment with single drug therapy and 81,88% the<br />
cost of treatment with coronary intervention. Catastrophic health expenditures of acute myocardial infarction is<br />
249%.<br />
Conclusions: The acute myocardial infarction is really a great economic burden for Vietnamese patients,<br />
their families and society. It is necessary to redistribute resources and to prevent this problem properly. Several<br />
studies of cost analysis must be conducted to assess the total cost of myocardial infarction.<br />
Keywords: myocardial infarction, coronary intervention, catastrophic health expenditure.<br />
bổ ích về “gánh nặng tài chính” của bệnh nhân<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
và gia đình bệnh nhân.<br />
Nhồi máu cơ tim không những có nhiều<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
ngày càng tăng lên trên toàn thế giới mà còn gây<br />
nhiều tổn thất về mặt kinh tế - xã hội. Tại Mỹ,<br />
Xác định tổng chi phí trực tiếp trung bình và<br />
năm 2006 có 8,5 triệu người bị nhồi máu cơ tim,<br />
mức tổn hại kinh tế của một đợt điều trị nhồi<br />
mỗi năm có khoảng 610.000 trường hợp mắc<br />
máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Nguyễn Trãi – Tp.<br />
mới và 141.500 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 23,20% (1)<br />
Hồ Chí Minh từ 01/01/2009 – 31/12/2009.<br />
và đã tiêu tốn của nước này 111,8 tỷ USD, trong<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
đó chi phí trực tiếp là 58,2 tỷ USD (52,1%)(6). Tại<br />
Xác định tổng chi phí trực tiếp trung bình<br />
Mexico năm 2006, chi phí điều trị chỉ dùng<br />
của một đợt điều trị nhồi máu cơ tim cấp phân<br />
thuốc hàng năm là 6.420 USD cho nhóm không<br />
bố:<br />
ST chênh lên và 9.216 USD cho nhóm có ST<br />
Theo phương pháp xử trí.<br />
chênh lên (8). Tại châu Á, theo số liệu của Tổ<br />
Theo tính chất đoạn ST trên ECG.<br />
chức Y tế Thế giới năm 2007, Singapore có số<br />
5.992 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, trong đó<br />
Theo bệnh đi kèm và biến chứng.<br />
1.574 ca tử vong (26,27%)(12) và Việt Nam có<br />
Theo mức độ chi trả của bảo hiểm y tế.<br />
8.986 ca mắc và 658 ca tử vong (7,32%) (11) và<br />
Tại Bệnh viện Nguyễn Trãi – Tp. Hồ Chí<br />
theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nhường<br />
Minh từ 01/01/2009 – 31/12/2009.<br />
và cộng sự năm 2006, chi phí trung bình của một<br />
Xác định mực độ tổn hại kinh tế của một đợt<br />
đợt điều trị nhồi máu cơ tim cấp là 15.500.000 ±<br />
điều<br />
trị nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện<br />
(7)<br />
2.717.010 đồng . Tình hình kinh tế Việt Nam từ<br />
Nguyễn Trãi – Tp. Hồ Chí Minh từ 01/01/2009 –<br />
năm 2006 đến 2009 đã có nhiều biến động, đặc<br />
31/12/2009.<br />
biệt là tình trạng lạm phát tại trong 8 tháng đầu<br />
(10)<br />
năm 2009 là khoảng 10% , giá cả các dịch vụ<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
theo đó cũng có phần ảnh hưởng, làm ảnh<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
hưởng chi phí điều trị. Tuy nhiên, trong những<br />
Nghiên cứu phân tích chi phí (hồi cứu).<br />
năm qua chưa có nghiên cứu nào khác được<br />
thực hiện trên vấn đề này. Do đó, chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá chi phí điều<br />
trị của NMCT cấp với hy vọng đem lại thông tin<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
143<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Đối tượng chọn mẫu<br />
<br />
Chi phí thuốc = tổng số thuốc/loại x đơn giá.<br />
<br />
Dân số đích: Tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ<br />
tim cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Chi phí can thiệp mạch vành.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân nhập<br />
viện bệnh viện Nguyễn Trãi – Tp. Hồ Chí Minh<br />
từ 01/01/2009 – 31/12/2009.<br />
Dân số chọn mẫu: Tất cả bệnh nhân nhập<br />
viện và được chẩn đoán xác định nhồi máu cơ<br />
tim cấp tại bệnh viện Nguyễn Trãi – Tp. Hồ Chí<br />
Minh từ 01/01/2009 – 31/12/2009.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Nhồi máu cơ tim cấp được chẩn đoán xác<br />
định theo tiêu chuẩn của ESC, ACC, AHA 2007<br />
khi xuất viện.<br />
Hồ sơ bệnh án được quản lý tại kho hồ sơ<br />
bệnh viện Nguyễn Trãi – Tp. Hồ Chí Minh và có<br />
đầy đủ thông tin cần thu thập theo phiếu thu<br />
thập dữ liệu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tử vong trong quá trình đang điều trị hoặc<br />
ra viện hay chuyển viện khi chưa kết thúc liệu<br />
trình điều trị.<br />
Hồ sơ bệnh án không có đủ thông tin cần<br />
thu thập.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Lập danh sách bệnh nhân, tra cứu hồ sơ<br />
bệnh án, đối chiếu tiêu chuẩn chọn mẫu và tiến<br />
hành thu thập thông tin theo bảng thu thập. Bên<br />
cạnh đó, chúng tôi cũng thu thập đơn giá các xét<br />
nghiệm, thuốc, các kỹ thuật can thiệp, các y cụ,<br />
chi phí dịch vụ, …Số liệu sau khi thu thập được<br />
xử lý bằng công cụ SPSS 17.0 for Windows.<br />
<br />
Biến số nghiên cứu<br />
Biến số chính<br />
Chi phí điều trị là tất cả các chi phí trong<br />
nghiên cứu. Chúng tôi xét đến chi phí trực tiếp<br />
liên quan đến y tế bao gồm: chi phí xét nghiệm,<br />
chi phí điều trị nội khoa, chi phí can thiệp mạch<br />
vành, chi phí nằm viện, chi phí y dụng cụ và<br />
không tính chiết khấu.<br />
<br />
Chi phí nằm viện: Tổng số ngày nằm<br />
viện/loại giường x đơn giá.<br />
Chi phí dụng cụ = tổng số y dụng cụ/loại x<br />
đơn giá.<br />
Tổng chi phí = chi phí xét nghiệm + chi phí<br />
thuốc + chi phí can thiệp mạch vành + chi phí<br />
nằm viện + chi phí dụng cụ.<br />
Các chi phí này được phân tích theo tính<br />
chất ST, phương pháp xử trí, bệnh đi kèm, biến<br />
chứng và tính chất bảo hiểm y tế.<br />
Tổn hại kinh tế của chi phí điều trị bệnh<br />
nhồi máu cơ tim cấp:<br />
Chúng tôi xét khả năng chi tiêu không tính<br />
đến nhu cầu cơ bản bình quân cho 1 hộ gia đình<br />
tại thành phố Hồ Chí Minh như sau bằng tiền<br />
không dùng cho nhu cầu cơ bản x Nhân khẩu<br />
(1.490.682 đồng x 4,2 = 6.260.864 đồng/hộ/tháng).<br />
Sau đó, lập tỷ lệ % giữa chi phí điều trị trung<br />
bình với khả năng chi tiêu không tính đến nhu<br />
cầu cơ bản bình quân (tỷ lệ a) và tỷ lệ % giữa chi<br />
phí điều trị trung bình của nhóm có và không có<br />
bảo hiểm y tế với khả năng chi tiêu không tính<br />
đến nhu cầu cơ bản bình quân (tỷ lệ b) và so<br />
sánh 2 tỷ lệ này với 40% vì theo WHO, chi phí<br />
gây tổn hại lớn là khi nó lớn hơn 40% tiền<br />
không dùng cho nhu cầu cơ bản (được ước tính<br />
bằng thu nhập bình quân của mỗi người sau khi<br />
trừ đi những chi tiêu cho nhu cầu cơ bản) (Error!<br />
Reference source not found.).<br />
<br />
Các biến số độc lập<br />
Phân loại xử trí: Điều trị nội khoa đơn<br />
thuần, can thiệp MV.<br />
Tính chất ST.<br />
Bệnh đi kèm.<br />
Biến chứng.<br />
Bảo hiểm y tế.<br />
<br />
Chi phí xét nghiệm = tổng số xét<br />
nghiệm/loại x đơn giá.<br />
<br />
144<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có số bệnh<br />
nhân nam (57 bệnh nhân, chiếm 56%) nhiều hơn<br />
số bệnh nhân nữ (44 bệnh nhân, chiếm 44%), có<br />
87,13 % bệnh nhân có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(trong đó 32% bệnh nhân có độ tuổi từ 70 – 79<br />
tuổi). Nghiên cứu có 46 bệnh nhân nhồi máu cơ<br />
tim cấp có bảo hiểm y tế, chiếm tỷ lệ 52% và 37<br />
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có bảo<br />
hiểm y tế, chiếm tỷ lệ 48%. Thời gian nằm viện<br />
trung bình là 15 ± 7 ngày<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân phối nhồi máu cơ tim cấp theo các tính chất can thiệp mạch vành, tính chất ST, tính chất biến<br />
chứng, bệnh đi kèm, bảo hiểm.<br />
<br />
Nhận xét: Qua biểu đồ này, chúng tôi có<br />
nhận xét tỉ lệ bệnh nhân bị can thiệp mạch vành,<br />
tỉ lệ bệnh nhân có ST chênh lên, có biến chứng<br />
và có bệnh đi kèm trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi khá phù hợp với nghiên cứu của Tuyết<br />
Nhường trong khi đó tỉ lệ bệnh nhân tham gia<br />
BHYT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 2<br />
lần nguyên nhân là bệnh viện Nguyễn Trãi có<br />
lượng bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế nhiều.<br />
Mặt khác, bệnh nhân thấy được lợi ích của bảo<br />
hiểm y tế nên sử dụng bảo hiểm y tế nhiều hơn.<br />
<br />
Chi phí điều trị trung bình cúa 1 đợt nhồi<br />
máu cơ tim cấp<br />
Bảng 1: Chi phí điều trị trung bình một đợt nhồi<br />
máu cơ tim cấp.<br />
Chi phí trung bình (đồng)<br />
Các loại chi<br />
*<br />
**<br />
phí<br />
Trung vị<br />
Q1<br />
Q3<br />
Trung bình<br />
Chi phí xét<br />
1.645.000 1.303.400 2.284.750 1.879.956<br />
nghiệm<br />
Chi phí can<br />
37.816.043 32.859.790 38.369.600 37.656.796<br />
thiệp<br />
Chi phí nằm<br />
1.358.500 1.100.000 1.870.000 1.629.024<br />
viện<br />
Chi phí y<br />
501.355 350.004 569.587 469.188<br />
dụng cụ<br />
Chi phí điều<br />
3.754.336 3.276.987 4.951.461 4.154.402<br />
trị nội khoa<br />
Tổng chi phí<br />
7.890.256 6.603.101 11.479.511 15.589.361<br />
điều trị<br />
<br />
* Q1: Quartile 1 - điểm cắt tứ phân vị 25 %<br />
** Q3: Quartile 3 - điểm cắt tứ phân vị 75%<br />
<br />
Tổng chi phí điều trị trung bình của 1 đợt<br />
NMCT cấp trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
15.589.631 đồng. Chi phí này trong nghiên cứu<br />
của Tuyết Nhường là 15.500.000 đồng.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
145<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Chi phí điều trị theo phân loại xử trí<br />
Biểu đồ 2: Phân phối chi phí điều trị trung bình theo phương pháp xử trí.<br />
<br />
Qua nghiên cứu, tổng chi phí điều trị trung<br />
bình của nhóm can thiệp mạch vành cao hơn rất<br />
nhiều so với nhóm điều trị nội khoa bảo tồn đơn<br />
thuần. Kết quả này giống với nhận xét của<br />
Nguyễn Thị Tuyết Nhường(7). Tuy nhiên trong<br />
nghiên cứu của Tuyết Nhường, chi phí can thiệp<br />
mạch vành cao gấp 10 lần chi phí điều trị nội<br />
khoa, còn trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ<br />
này khoảng 6 lần. Chúng tôi nhận thấy không<br />
có sự chênh lệch rõ ràng về chi phí xét nghiệm,<br />
chi phí nằm viện trung bình và chi phí y dụng<br />
cụ trung bình ở nhóm điều trị nội khoa và can<br />
thiệp mạch vành, tương tự với kết quả nghiên<br />
cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nhường (7). Chi phí<br />
<br />
thuốc điều trị ở nhóm bệnh nhân can thiệp<br />
mạch vành cao hơn (5.270.9209 đồng so với<br />
3.878.718 đồng) nhóm điều trị nội khoa đơn<br />
thuần. Điều này có thể do bệnh nhân nhóm can<br />
thiệp mạch vành cần nằm viện lâu hơn, lượng<br />
thuốc sử dụng nhiều hơn, cần sử dụng một số<br />
loại thuốc bổ trợ trước và sau can thiệp mạch<br />
vành làm chi phí thuốc tăng lên. Vậy nhìn<br />
chung, có thể nói sự khác biệt về chi phí điều trị<br />
trung bình của 2 nhóm chủ yếu là do chi phí can<br />
thiệp mạch vành, đặc biệt là chi phí của loại<br />
stent và số lượng stent sử dụng. Điều này cũng<br />
được rút ra từ nghiên cứu của Gandjour cũng<br />
như nghiên cứu của Tuyết Nhường.<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phân phối các thành phần chi phí điều trị theo phân loại xử trí.<br />
<br />
146<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />