Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2020-2021
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu "Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2020-2021" để nắm chi tiết nội dung các bài tập, phục vụ cho học tập, ôn luyện và củng cố kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2020-2021
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 10 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 9 Đề số 1 Câu hỏi tự luận. Câu 1: Em hãy: a. Trình bày tính chất hóa học của axit. Viết phương trình hóa học minh họa. b. Giải thích vì sao trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho axit đậm đặc vào nước. Câu 2: Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: a. HNO3, HCl, BaCl2, NaOH b. Al, Fe, Cu Câu 3: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Na → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl Câu 4: Sau một lần đi tham quan nhà máy, khi về lớp làm bài tập tường trình thầy giáo có đặt ra một câu hỏi thực tế: "Khí SO2 và CO2 do nhà máy thải ra gây ô nhiễm không khí rất nặng. Vậy em hãy nêu lên cách để loại bỏ bớt lượng khí trên trước khi thải ra môi trường". Bạn Ân cảm thấy rất khó và không biết cách trả lời em hãy hỗ trợ bạn ấy để giải quyết câu hỏi này. Câu 5: Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước. a. Viết phương trình xảy ra. b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng. c. Tính khối lượng kết tủa thu được. ----- HẾT ----- Đề số 2 Chọn một phương án A, B, C, D ... cho phù hợp nhất. Câu 1: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần? A. Cu, Ag, Fe, Al, Mg, K B. K, Mg, Al, Fe, Cu, Ag. C. Ag, Cu, Fe, Al, Mg, K. D. K, Mg, Al, Cu, Ag, Fe. Câu 2: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt đồng thời các chất khí để riêng biệt: Oxi, Clo, Hiđro clorua? A. Dung dịch axit clohiđric. B. Dung dịch bạc nitrat. C. Dung dịch bari clorua. D. Quỳ tím ẩm. Câu 3: Cặp chất nào sau đây phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nâu? A. Fe và dung dịch HCl.
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 B. CuO và dung dịch HNO3. C. Fe(OH)3 và dung dịch H2SO4. D. Fe(OH)2 và dung dịch H2SO4. Câu 4: Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp bị lẫn các tạp chất là các khí CO2, SO2, Cl2, HCl. Để làm sạch khí CO người ta dùng: A. dung dịch Ca(OH)2 dư. B. dung dịch NaCl dư. C. dung dịch HCl dư. D. nước dư. Câu 5: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dd FeCl3, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A. Chất rắn A là: A. Fe(OH)2 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4 Câu 6: Dung dịch nhôm clorua bị lẫn tạp chất là dung dịch CuCl2 và ZnCl2. Dùng chất nào sau đây để làm sạch dung dịch nhôm clorua? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al. Câu hỏi tự luận. Câu 7: Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau: 1 2 3 4 5 𝐶𝑢 → 𝐶𝑢𝑂 → 𝐶𝑢𝑆𝑂4 → 𝐶𝑢𝐶𝑙2 → 𝐶𝑢(𝑁𝑂3 )2 → 𝐶𝑢(𝑂𝐻)2 Câu 8: Cho 23,5 gam K2O vào nước để thu được 500 ml dung dịch bazơ. a) Tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được. b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần để trung hòa dung dịch bazơ nói trên. c) Nếu cho 100 ml dung dịch CuCl2 1M vào dung dịch bazơ nói trên thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Câu 9: Tại sao không nên dùng những đồ vật bằng nhôm để đựng vôi tôi, vữa xây dựng? ----- HẾT ----- Đề số 3 Câu hỏi tự luận. Câu 1: Nêu và giải thích bằng PTHH các hiện tượng sau. a. Cho một mẩu Na vào dung dịch MgCl2. b. Nhúng một đinh sắt vào dung dịch CuSO4. Câu 2: Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Câu 3: Viết phương trình phản hóa học biểu diễn sơ đồ biến hóa sau. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al2(SO4)3 → Al(NO3)3
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 Câu 4: Cho 15,25 g hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch HCl 1M vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 9,52 lít H2 (đkc). a. Tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp. b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng. c. Tính nồng độ CM các chất có trong dung dịch A (Coi thể tích dung dịch không thay đổi). ----- HẾT ----- Đề số 4 Chọn một phương án A, B, C, D ... cho phù hợp nhất. Câu 1: Có 3 chất A, B, C Biết: - A tác dụng được với axit HCl tạo khí không màu, không mùi; - B tác dụng được với axit HCl tạo dung dịch có màu xanh; - C tác dụng được với axit HCl tạo kết tủa trắng Các chất A, B, C tương ứng với các chất trong dãy nào dưới đây? A. Cu(OH)2, Na2CO3, AgNO3 B. Na2CO3, Cu(OH)2, AgNO3 C. Cu(OH)2, AgNO3, Na2CO3 D. Na2CO3, AgNO3, Cu(OH)2 Câu 2: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau? A. BaCl2 và H2SO4 B. BaCl2 và Na2SO4 C. KCl và NaNO3 D. KCl và AgNO3 Câu 3: Cho 10,6 gam Na2CO3 phản ứng với một lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được m gam kết tủa giá trị của m là A. 10 gam B. 15 gam C. 20 gam D. 25 gam Câu 4: Trong ruột phích đựng nước, lâu ngày thấy xuất hiện cặn đá vôi Rót vào ruột phích chất nào sau đây hòa tan cặn đá vôi? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch NaCl D. Nước Câu 5: Loại phân đạm nào sau đây tốt nhất? A. NH4NO3 B. NH4Cl C. (NH2)2CO D. (NH4)2SO4. Câu hỏi tự luận. Câu 6: Viết phương trình hóa học biểu diễn phương trình sau: 1 2 3 4 5 𝑆 → 𝑆𝑂2 → 𝑆𝑂3 → 𝐻2 𝑆𝑂4 → 𝐶𝑢𝑆𝑂4 → 𝐵𝑎𝑆𝑂4
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 Câu 7: Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm A chứa dung dịch NaOH. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm A dung dịch HCl đến dư. Hãy nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình phản ứng? Câu 8: Hòa tan 20 gam hỗn hợp X gồm Cu và CuO bằng 200 ml dung dịch axit HCl 1M (vừa đủ thu được dung dịch Y. Cho tiếp một lượng NaOH dư vào dung dịch Y, thu được kết tủa, lọc, tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu có trong hỗn hợp X. c. Tính m. ----- HẾT ----- Đề số 5 Câu hỏi tự luận. Câu 1: Cho các chất sau: Na2O, ZnCl2 , HCl, Ca(OH)2. a. Chất nào tác dụng được với NaOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)? b. Chất nào tác dụng được với H2SO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)? Câu 2: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa theo sơ đồ sau: 1 2 3 4 5 𝐹𝑒 → 𝐹𝑒𝐶𝑙3 → 𝐹𝑒(𝑂𝐻)3 → 𝐹𝑒2 𝑂3 → 𝐹𝑒2 (𝑆𝑂4 )3 → 𝐹𝑒𝐶𝑙3 Câu 3: Có 4 lọ đựng 4 dung dịch NaOH, H2SO4, NaCl và Na2SO4 bị mất nhãn. Hãy bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ? Câu 4: Cho 40 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, sau phản ứng thu được dung dịch muối sunfat và 6,72 lít khí hiđro (ở đktc). (Cu = 64, Fe = 56, H= 1, O = 16, S= 32) 1. Viết phương trình hóa học xảy ra. 2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp trên? ----- HẾT ----- Đề số 6 Chọn một phương án A, B, C, D ... cho phù hợp nhất. Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2 B. CuO C. SO2 D. K2O Câu 2: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần: A. O, F, P B. P, O, F C. F, O, P D. O, P, F Câu 3: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit: A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 B. MgO, CaO, CuO, FeO C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4 D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO Câu 4: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần: A. K, Al, Mg, B. Cu, Fe, Mg, C. Cu, Fe, Al, D. K, Cu, Al, Cu, Fe Al, K Mg, K Mg, Fe Câu 5: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là: A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. K2O Câu 6: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là: A. Mg B. CaCO3 C. ZnO D. Na2SO3 Câu 7: Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây: A. Zn B. Fe C. Mg D. Ag Câu 8: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là: A. criolit B. quặng boxit C. điện D. than chì Câu hỏi tự luận. Câu 9: Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 Câu 10: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl Câu 11: Cho 40g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 11,2 lít khí (đktc). a. Viết phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? ----- HẾT ----- Đề số 7 Câu hỏi tự luận. Câu 1: Hãy giải thích: a. Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? b. Tại sao không nên dùng xô, chậu nhôm để đựng nước vôi trong? Câu 2: Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau: Fe −(1)→ FeCl3 −(2)→ Fe(OH)3 −(3)→ Fe2(SO4)3 −(4)→ FeCl3
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 Câu 3: Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch không màu sau: NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 và K2SO4. Câu 4: Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho: a. Đinh sắt (Fe) vào dung dịch CuCl2. b. Dây Ag vào dung dịch Al2(SO4)3. c. Viên kẽm (Zn) vào dung dịch HCl. d. Lá Mg vào dung dịch Na2CO3 Câu 5: Cho 13,8 gam kim loại M phản ứng với khí clo dư thu được 35,1 gam muối. Hãy xác định kim loại M, biết rằng M có hóa trị I. ----- HẾT ----- Đề số 8 Chọn một phương án A, B, C, D ... cho phù hợp nhất. Câu 1: Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím chuyển thành màu: A. Xanh B. Đỏ C. Vàng D. Nâu Câu 2: Tỷ lệ % của nguyên tố N có trong loại phân bón (NH4)2SO4 là: A. 20,21% B. 21,21% C. 30,31% D. 31% Câu 3: Trong phân bón (NH4)2HPO4 có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Trong các kim loại sau, kim loại nào tác dụng được với dung dịch NaOH tạo thành khí hiđro? A. Cu B. Fe C. Mg D. Al Câu 5: Phản ứng giữa axit với bazơ thuộc loại phản ứng A. Thủy phân B. Trao đổi C. Trung hòa D. Nhiệt phân Câu 6: Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu: A. cắt chanh rồi không rửa B. ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày C. ngâm trong nước muối một thời gian D. Sau khi dùng rửa sạch, lau khô Câu 7: Chọn dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết muối Na2SO4 và Na2CO3? A. NaOH B. AgNO3 C. HCl D. ZnCl2 Câu 8: Dung dịch axit sunfuric H2SO4 đặc nóng tác dụng với kim loại đồng (Cu) sinh ra khí nào sau đây? A. H2 B. NO2 C. CO2 D. SO2 Câu 9: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 A. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3 B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2 C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3 D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2 Câu 10: Nguyên liệu chính để sản xuất canxi oxit CaO là gì? A. CaCO3 B. CaCl2 C. CaSO4 D. Ca(NO3)2 Câu 11: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? A. K, Mg, Cu, B. Cu, Fe, Mg, C. Mg, K, Fe, D. Zn, K, Mg, Zn K Al Al Câu 12: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây? A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2 B. NaOH, CuO, Ag, Zn C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl D. Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2 Câu hỏi tự luận. Câu 13: Hãy hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có): FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → Fe3O4 Câu 14: Có 3 kim loại là nhôm, bạc sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại đựng trong mỗi lọ. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết. Câu 15: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). a. Kẽm vào dung dịch Magie clorua b. Đồng vào dung dịch bạc nitrat c. Sắt vào dung dịch magie clorua d. Nhôm vào dung dịch đồng (II) sunfat Câu 16: Cho 10,8 gam một kim loại M phản ứng với khí clo dư tạo thành 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M, biết M có hóa trị III. (Cho biết: Al = 27; Cl = 35,5) ----- HẾT ----- Đề số 9 Chọn một phương án A, B, C, D ... cho phù hợp nhất. Câu 1: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là: A. CuSO4, CuO, FeCl3, SO2
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl3, Al C. H2SO4, CaCO3, CuSO4, CO2 D. SO2, FeCl3, NaHCO3, CuO Câu 2: Hợp kim của kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại: A. Na B. Al C. Zn D. K Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là: A. Ca B. Ba C. Be D. Mg Câu 4: Có 3 kim loại: Mg; Al; Cu. Có thể phân biệt 3 kim loại trên bằng: A. Trạng thái B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl và NaOH Câu 5: Có hai chất bột, màu tương tự nhau, đựng trong các lọ riêng biệt đã mất nhãn là nhôm và sắt. Hóa chất dùng để nhận biết các lọ hóa chất đó là: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl C. H2SO4 đặc, nguội D. Dung dịch CuSO4 Câu 6: Khí CO2 có lẫn hơi nước, có thể làm khô khí CO2 bằng: A. H2SO4 loãng B. Nước C. CaO khan D. Dung dịch NaOH Câu 7: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là axit. B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước. C. Nước, sản phẩm là bazơ D. Axit, sản phẩm là muối và nước Câu 8: Cho sơ đồ: 𝑡𝑜 +𝑋 +𝑌 𝐶𝑎𝐶𝑂3 → 𝐴 → 𝐶𝑎(𝑂𝐻)2 → 𝐶𝑎𝐶𝑂3 Chất X, Y lần lượt là: A. 𝐻2𝑂 , 𝑆𝑂2 B. 𝐻2 𝑂, 𝑁𝑎2 𝐶𝑂3 C. 𝐶𝑎𝑂, 𝐶𝑂2 D. 𝐻2 , 𝐶𝑂2 Câu 9: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2 B. P2O5 C. SO2 D. Na2O Câu 10: Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng là: A. NaOH, CuO, Ag, Zn
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 B. Al, Al2O3, Fe(OH)3, Na2SO3 C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl D. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2 Câu 11: Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là: A. Cu + dd FeCl2 B. Cu + dd FeCl3 C. Fe + dd HCl D. Fe + FeCl3 Câu 12: Dãy các kim loại nào sau đây được xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần: A. K, Na, Mg, Al, Fe, Cu B. Na, Mg, K, Al, Fe, Cu C. Mg, Na, K, Al, Fe, Cu D. Na, Al, Cu, K, Mg Câu hỏi tự luận. Câu 13: Viết phương trình hoá học theo dãy chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng - nếu có): Fe2(SO4)3 −(1)→ Fe(OH)3 −(2)→ Fe2O3 −(3)→ Fe −(4)→ FeCl2 Câu 14: Cho một lượng sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch đồng (II) sunfat. Thêm 400ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch sau phản ứng để kết tủa hết muối sắt tạo ra. 1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng. Câu 15: Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). 1. Viết phương trình hóa học. 2. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. 3. Lấy hoàn toàn khối lượng kim loại Cu có trong hỗn hợp cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 98 % rồi nung nóng. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng. ----- HẾT ----- Đề số 10 Chọn một phương án A, B, C, D ... cho phù hợp nhất. Câu 1: Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. CaO, K2SO4, Ca(OH)2 B. NaOH, CaO, H2O C. Ca(OH)2, H2O, BaCl2 D. NaCl, H2O, CaO Câu 2: Dãy gồm các chất toàn là oxit axit là: A. CaO, CO2, CO
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 B. CO2, Na2O, MgO C. CO2, SO2, P2O5 D. CaO, P2O5, Na2O Câu 3: Dãy gồm các chất toàn là muối A. NaCl, MgSO4, CuCl2 B. MgSO4, CuCl2, NaOH C. CuCl2, HCl, Na2CO3 D. H2O, NaOH, CuSO4 Câu 4: Thí nghiệm bột nhôm tác dụng với oxi được tiến hành bằng cách A. Cho bột nhôm vào muỗng sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn B. Cho bột nhôm vào muỗng sắt hơ nóng và đưa vào bình chứa oxi C. Lấy bột nhôm vào mảnh bìa cứng và rắc nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn D. Lấy thìa sắt xúc bột nhôm đổ lên ngọn lửa đèn cồn Câu 5: Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2 B. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl2 D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3 Câu 6: Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động hoá học là A. Na, Al, Fe, Cu, K, Mg B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg C. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na D. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là A. Na, Cu, Mg B. Zn, Mg, Al C. Na, Fe, Cu D. K, Na, Ag Câu 8: Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Na, Ag B. K, Ca C. Zn, Cu D. Fe, K Câu 9: Thí nghiệm hóa học nào giúp ta hiểu được lý do không nên dùng dụng cụ bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi,vữa xây dựng A. Nhôm tác dụng với nước B. Nhôm tác dụng với dung dịch muối C. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm D. Nhôm tác dụng với dung dịch axit Câu 10: Kim loại nào có thể phản ứng được với dung dịch muối đồng sunfat A. Fe B. Ag C. Au D. Hg
- Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9 Câu 11: Kim loại nào trong các kim loại sau không tác dụng với oxi A. Au B. Na C. Cu D. Fe Câu 12: Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu tạo ra chất khí nào trong các chất khí sau: A. SO3 B. SO2 C. H2S D. H2 Câu hỏi tự luận. Câu 13: Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa theo sơ đồ sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO Câu 14: Cho các oxit có công thức sau: Na2O; SO2; BaO; CuO. Phân loại và gọi tên các oxit trên. Câu 15: Chỉ dùng thêm quỳ tím, nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau và viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có): H2SO4; Na2SO4; BaCl2; NaOH Câu 16: Hòa tan 8,8 gam hỗn hợp gồm bột sắt và bột đồng bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít khí sinh ra (đktc) và chất rắn X. a. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. b. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc)? ----- HẾT -----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10
72 p | 54 | 5
-
Tổng hợp 10 đề thi Olympic Toán lớp 10
45 p | 82 | 4
-
Tổng hợp 10 đề thi môn Toán lớp 11 học kỳ 2 có đáp án
43 p | 14 | 4
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 10 năm học 2020-2021 – Trường THPT Quỳnh Thọ
36 p | 28 | 4
-
Tổng hợp bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm học 2020-2021
24 p | 51 | 4
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 năm học 2020-2021 – Trường THPT Đông Thụy Anh
33 p | 40 | 3
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10
32 p | 48 | 3
-
Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
59 p | 52 | 3
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm học 2020-2021 – Trường THPT Quỳnh Thọ
27 p | 31 | 3
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 năm học 2020-2021 – Trường THPT Đông Thụy Anh
26 p | 49 | 3
-
Tổng hợp 10 đề thi học kỳ 2 môn Tin lớp 8 có đáp án
27 p | 10 | 3
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
31 p | 8 | 2
-
Tổng hợp 17 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10
62 p | 41 | 2
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10
35 p | 25 | 2
-
Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10
27 p | 49 | 2
-
Tổng hợp 10 đề thi thử học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 11 có đáp án
31 p | 10 | 2
-
Tổng hợp 15 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10
96 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn