Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TỔNG HỢP BỘ ĐIỀU KHIỂN ỔN ĐỊNH ĐỘ CAO CỦA MÁY BAY<br />
THEO PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN HÀM TRUYỀN CHUẨN<br />
Nguyễn Hữu Đạt1*, Trần Đức Trung2, Lê Ngọc Lân3,<br />
Nguyễn Chân Lý4, Phí Trung Kiên5<br />
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích các nhược điểm của phương pháp tổng hợp được<br />
trình bày trong một số tài liệu, bài báo lựa chọn tổng hợp hệ thống điều khiển ổn<br />
định độ cao của máy bay theo phương pháp lựa chọn hàm truyền chuẩn của hệ<br />
thống kín và khảo sát các kết quả nhận được trên phần mềm Matlab Simulink. Kết<br />
quả nhận được là các hệ số truyền trong vòng điều khiển độ cao bay đảm bảo tính<br />
ổn định và chất lượng quá trình quá độ của hệ thống.<br />
Từ khóa: Ổn định độ cao, Điều khiển thiết bị bay, Máy bay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sự ổn định tâm khối của máy bay đối với hệ tọa độ dẫn đường mặt đất theo tham số độ<br />
cao H là sự ổn định theo độ cao. Thông thường máy bay được ổn định độ cao xung quanh<br />
một giá trị cho trước. Nếu độ cao cho trước là hàm của thời gian H(t)=HCT(t), thì sự ổn<br />
định này gọi là ổn định độ cao theo chương trình. Để thực hiện ổn định độ cao, trên máy<br />
bay phải xác định được sai lệch tức thời của máy bay khỏi độ cao cho trước. Khi ổn dịnh<br />
theo chương trình sai số này được xác định bởi tham số H t H t H CT t .<br />
Sơ đồ cấu trúc của hệ thống ổn định độ cao trực tiếp (HTOĐĐCTT) được thể hiện trên<br />
hình 1 [1]. Từ chương trình ổn định độ cao với hàm truyền K Hст p K HCT đưa ra tín<br />
<br />
hiệu tương tự của độ cao ổn định u Hст K Hст H ст , tín hiệu này được so sánh với tín hiệu<br />
tương tự của độ cao đánh giá uˆ H K H .H , được đo bởi bộ đo cao biểu diễn bởi hàm<br />
truyền K H p K H . Bộ tự động lái thông thường chứa bộ cộng, khâu khuếch đại và<br />
máy lái (khâu trợ dẫn), khâu khuếch đại được đặc trưng bởi hàm truyền K tdl p k .<br />
Khi tín hiệu vào của bộ tự động lái chỉ có thành phần sai lệch độ cao của máy bay khỏi độ<br />
cao chương trình đặt trước mà không chứa các thành phần đạo hàm của nó, thì mạch vòng<br />
điều khiển biểu diễn trên hình 1 là không ổn định, bởi vì ngoài hàm truyền cơ cấu trợ dẫn<br />
của bộ tự động lái, trong mạch vòng điều khiển có ít nhất hai khâu tích phân, được bao bởi<br />
liên hệ ngược đơn vị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc HTOĐĐCTT.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 37<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Phương trình vi phân liên hệ giữa độ cao thực H và độ cao chương trình HCT theo sơ đồ<br />
này được viết như sau [1]:<br />
CT<br />
a H<br />
H a1H a H a K H p H (1)<br />
2 4 4 CT<br />
KH p<br />
Trong đó a1, a2, a4 là các hệ số:<br />
a1 2d0 ; a2 02 ; a4 K tdl<br />
p K td p qBVK H p / TB .<br />
Từ phương trình (1) rút ra một số nhận xét:<br />
- Để ở thời điểm xác lập H=HCT, chúng ta phải có K HCT K H ;<br />
- Phương trình (1) không có đạo hàm cấp một của H, đây là nhược điểm rất lớn của<br />
quy luật điều khiển này.<br />
và H<br />
- Ngoài ra, các trọng số a1, a2 tương ứng ở H là không đổi đối với kiểu máy<br />
bay cho trước. Do đó không thể thay đổi mức đóng góp các đạo hàm độ cao này trong quá<br />
trình điều khiển.<br />
Hàm truyền của bộ đo cao KH p KH là bộ điều chỉnh duy nhất trong vòng này,<br />
điều này rõ ràng là không đủ để ổn định vòng điều khiển.<br />
Từ những phân tích ở trên thấy rằng để HTOĐĐCTT ổn định cần phải đưa thành phần<br />
đạo hm bậc nhất theo độ cao vào trong luật điều khiển.<br />
Một trong những phương pháp hiệu quả để ổn định độ cao của máy bay là thực hiện<br />
điều khiển độ cao qua vòng ổn định góc chúc ngóc. Khi sử dụng phương pháp lựa chọn<br />
hàm truyền chuẩn để tổng hợp bộ điều khiển này [1] , việc không đưa vào tín hiệu vi phân<br />
sai lệch của độ cao sẽ làm hiệu quả tổng hợp giảm đi, đặc biệt là giảm tính tác động nhanh<br />
của hệ thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Điều chỉnh độ cao thông qua vòng ổn định góc chúc ngóc.<br />
Với sơ đồ cấu trúc điều chỉnh độ cao qua vòng ổn định góc chúc ngóc được thể hiện<br />
trên hình 2 [2], tín hiệu sai lệch độ cao được đưa qua khâu có hàm truyển RH(p) để hình<br />
thành tín hiệu góc chúc ngóc đặt trước. Chất lượng và sự tác động nhanh của hệ thống<br />
được đảm bảo khi RH p iH 1 p . Giá trị của iH , được lựa chọn sao cho độ<br />
dự trữ ổn định về pha nằm trong khoảng 40÷450 , và để đảm bảo độ dự trữ ổn định biên độ<br />
yêu cầu tần số cắt phải nằm trong đoạn đặc tính biên độ logarit có độ nghiêng -20db/dc.<br />
Như vậy, nếu xây dựng được một cách tương đối chính xác các đặc tính biên độ logarit và<br />
<br />
<br />
<br />
38 N.H. Đạt, Tr.Đ. Trung, …, “Tổng hợp bộ điều khiển ổn định độ cao… hàm truyền chuẩn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
đặc tính pha tần số của hệ thống hở thì việc xác định cấu trúc của bộ điều khiển hoàn toàn<br />
không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc xây dựng các đặc tính này có khá nhiều thao<br />
tác rườm rà và tốn thời gian.<br />
Từ những phân tích ở trên thấy rằng, việc tổng hợp bộ điều khiển theo phương pháp lựa<br />
chọn hàm truyền chuẩn là trực quan và dễ dàng hơn. Bài báo sẽ lựa chọn phương pháp này<br />
để tổng hợp hệ thống ổn định độ cao qua vòng ổn định góc chúc ngóc khi đưa thêm tín<br />
hiệu vi phân sai lệch theo độ cao.<br />
2. TỔNG HỢP HỆ THỐNG ỔN ĐỊNH ĐỘ CAO THEO PHƯƠNG PHÁP<br />
LỰA CHỌN HÀM TRUYỀN CHUẨN<br />
2.1. Hệ thống ổn định độ cao nhờ bộ đo cao và bộ tự động góc chúc ngóc<br />
(HTOĐGCN)<br />
Hệ thống ổn định độ cao nhờ bộ đo cao và tự động lái góc chúc ngóc (HTOĐGCN) có<br />
sơ đồ cấu trúc được trình bày trên hình 3 [1].<br />
Quy luật điều khiển bộ tự động lái có dạng:<br />
(2)<br />
B K td p K tdl<br />
<br />
p K HCT H CT K H K H p H K K p <br />
<br />
Xuất phát từ sơ đồ cấu trúc, viết phương trình vi phân liên hệ giữa độ cao thực H và độ<br />
cao ổn định HCT ở điều kiện K td p 1, K tdl p 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ độ cấu trúc HTOĐGCN.<br />
Phương trình vi phân liên hệ giữa độ cao thực và độ cao chương trình được viết ở dạng<br />
như sau:<br />
<br />
H a1H a H a H a H a H (3)<br />
2 3 4 4 CT<br />
<br />
trong đó, a1, a2 , a3 , a4 là các hệ số: a1 a1 qB .K ; a4 qB .V .K H / TB ;<br />
<br />
a2 a2 qB K K / TB ; a3 qB K V .K H / TB .<br />
Viết lại (3) qua hàm truyền<br />
H a4 (4)<br />
W H p 4<br />
H CT H CT p a1 p a2 p 2 a3 p a4<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 39<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Mối liên hệ của các hệ số truyền của bộ điều chỉnh K H , K H , K , K cần phải lựa<br />
chọn sao cho nhận được các đặc tính quá độ thỏa mãn trong chế độ ổn định khi không có<br />
tác động nhiễu ngoài. Các hệ số này có thể được tìm được bằng phương pháp xác định các<br />
hệ số của bộ điều khiển theo hàm truyền tiêu chuẩn cho trước của hệ thống kín.<br />
2.2. Hàm tiêu chuẩn của hệ thống kín<br />
Mục đích của việc xác định các hệ số của bộ điều khiển là để hệ thống kín với bộ điều<br />
khiển có hàm truyền (hoặc xấp xỉ) là hàm truyền tiêu chuẩn. Cần phải nhấn mạnh ở đây,<br />
hệ thống có hàm truyền là hàm tiêu chuẩn sẽ có đặc tính động học tốt nhất so với hệ thống<br />
có hàm truyền cùng dạng.<br />
Trong lý thuyết điều khiển tự động, dạng của hàm quá độ được xác định bởi giá trị của<br />
điểm không và điểm cực của hàm truyền. Khi tổng hợp các bộ điều khiển chủ yếu quan<br />
tâm đến hệ thống với hàm truyền không có điểm không, có một điểm không và hai điểm<br />
không [3].<br />
Hàm truyền của hệ thống kín không có điểm không được cho ở dạng:<br />
<br />
c 0n<br />
W p n (5)<br />
p A10 p n1 A202 p n2 ... An10n1 p 0n<br />
Hệ thống có hàm truyền (5) có thể nhận quá trình quá độ không có quá chỉnh, khi<br />
nghiệm của mẫu là thực. Khi tất cả các nghiệm thực và khi 0 const thời gian điều<br />
chỉnh sẽ là ngắn nhất nếu tất cả các nghiệm này trùng nhau. Ở trường hợp này các hệ số<br />
n<br />
A1 , A2 ,..., An1 tương ứng là các hệ số của nhị thức Newton p 1 .<br />
<br />
Thời gian thực của quá trình quá độ được xác định bởi biểu thức Tp 0 / 0 , trong<br />
đó 0 0Tp là thời gian không thứ nguyên của quá trình quá độ. Trong bảng 1 trình<br />
bày thời gian của quá trình quá độ đối với các hệ thống có bậc khác nhau và hệ số của đa<br />
thức mẫu [3].<br />
Bảng 1. Giá trị các hệ số trong trường hợp không có quá chỉnh.<br />
n Các hệ số của đa thức mẫu số 0<br />
1 1 1 3<br />
2 1 (A1=2) 1 4,8<br />
3 1 (A1=3) (A2=3) 1 6<br />
4 1(A1=4) (A2=6) (A3=4) 1 7,9<br />
5 1(A1=5) (A2=10) (A3=10) (A4=5) 1 9<br />
6 1(A1=6) (A2=15) (A3=20) (A4=15) (A5=6) 1 10,6<br />
Nếu như trong hàm quá độ cho phép có quá chỉnh, thì nghiệm có thể là phức, điều này<br />
cho phép rút ngắn thời gian điều chỉnh. Đa thức mẫu của hàm truyền W(p) của hệ thống<br />
kín được biểu diễn ở dạng tích của n/2 tam thức bậc hai giống nhau.<br />
n /2 (6)<br />
p 2<br />
20 p 02 p n A10 p n1 ... An1 0n1 p 0n<br />
<br />
<br />
<br />
40 N.H. Đạt, Tr.Đ. Trung, …, “Tổng hợp bộ điều khiển ổn định độ cao… hàm truyền chuẩn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Giá trị 0.75 . Khi n lẻ mẫu của hàm truyền W(p) bao gồm (n-1)/2 tam thức bậc hai<br />
và một nhị thức bậc một. Thừa số tự do của nhị thức này nhận giá trị bằng 1. Các hệ số<br />
A1 , A2 ,..., An1 của hàm truyền chuẩn trong trường hợp này được trình bày trên bảng 2 [3].<br />
Bảng 2. Giá trị các hệ số trong trường hợp có quá chỉnh.<br />
n Các hệ số của đa thức mẫu 0<br />
2 1 (A1=1,5) 1 2,9<br />
3 1 (A1=2,5) (A2=2,5) 1 4,4<br />
4 1 (A1=3) (A2=4,25) (A3=3) 1 5,15<br />
5 1 (A1=4) (A2=7,25) (A3=7,25) (A4=4) 1 6,2<br />
6 1(A1=4,5) (A2=9,75) (A3=12,375) (A4=9,75) (A5=4,5) 1 6,7<br />
Việc tổng hợp hệ thống điều khiển theo phương pháp lựa chọn hàm truyền chuẩn được<br />
thực hiện qua các bước: căn cứ vào hàm truyền của hệ thống kín cần tổng hợp lựa chọn<br />
hàm truyền chuẩn cùng dạng, xây dựng hệ phương trình đại số khi đồng nhất các hệ số có<br />
cùng bậc ở hàm truyền chuẩn và hàm truyền của hệ thống kín. Nghiệm của hệ phương<br />
trình này chính là cấu trúc cần tìm của bộ điều khiển.<br />
Áp dụng vào bài toán ổn định độ cao. Hàm truyền của hệ thống đang xét có dạng:<br />
<br />
H a4 (7)<br />
W H p 4<br />
H CT H CT p a1 p a2 p 2 a3 p a4<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
Xấp xỉ nó về dạng hàm truyền chuẩn không có điểm không:<br />
<br />
0n (8)<br />
Wc p <br />
p n A10 p n1 A202 p n2 ... An10n1 p 0n<br />
Trong đó Ai - các hệ số cho trước theo bảng 1 hoặc bảng 2, 0 - tần số không thứ<br />
nguyên, giá trị của nó được chọn từ điều kiện nhận được độ dài quá trình quá độ cần thiết;<br />
0 sg / tdc , sg - thời gian suy giảm, tdc - thời gian điều chỉnh.<br />
Khi đồng nhất hàm truyền của hệ thống đang được tính toán (7) với hệ thống chuẩn (8),<br />
xác định được:<br />
K H p 04TB / qBV (9)<br />
<br />
<br />
1 (10)<br />
K p <br />
qB<br />
A202 A10 / TB 02 2d0 / TB ;<br />
<br />
<br />
K p A3 2d0 / qB ; (11)<br />
<br />
<br />
1 A330TB (12)<br />
K H p K <br />
V qB <br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 41<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
3. KẾT QUẢ THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG<br />
3.1. Số liệu đầu vào<br />
Để mô tả phương pháp, bài báo thực hiện việc tổng hợp bộ ổn định độ cao của máy bay<br />
Tu-154 khi bay với vận tốc không đổi M=0.41 (tương ứng với V=140,6m/s) [4]. ở chế độ<br />
này, máy bay có các tham số tương ứng như sau:<br />
0 3, d 0,54, qB 12.7, TB 1. Chọn 0 2 , theo các công thức (11), (12),<br />
(13) và (14), khi không có quá chỉnh:<br />
K H 0,009; K 0.8063; K 0.3748; K H 0.0122 .<br />
Khi có quá chỉnh:<br />
K H 0.0090; K 0.4126; K 0, 2173; K H 0,0105<br />
Mô phỏng trên Matlab simulink hệ thống khi chưa có bộ điều khiển và hệ thống với bộ<br />
điều khiển vừa tổng hợp nhận được các đặc tính quá độ (ĐTQĐ) dưới đây.<br />
3.2. Nhận xét<br />
- Hệ thống ổn định độ cao khi chưa có bộ điều khiển là hệ thống không ổn định, điều<br />
này đúng với khẳng định ở trên khi hệ thống có hai khâu tích phân được bao bởi khâu đơn<br />
vị (hình 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
h h<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t(s) t(s)<br />
<br />
Hình 4. ĐTQĐ của HTOĐĐCTT khi chưa Hình 5. ĐTQĐ của HTOĐGCN đưa vào tín<br />
có bộ điều khiển độ cao. hiệu sai lệch độ cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
h h<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t(s) t(s)<br />
<br />
Hình 6. ĐTQĐ của HTOĐGCN với luật Hình 7. ĐTQĐ của HTOĐGCN với luật<br />
điều khiển không có quá chỉnh. điều khiển có quá chỉnh.<br />
<br />
<br />
42 N.H. Đạt, Tr.Đ. Trung, …, “Tổng hợp bộ điều khiển ổn định độ cao… hàm truyền chuẩn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- HTOĐGCN khi chỉ đưa tín hiệu sai lệch theo độ cao vào trong luật điều khiển là hệ<br />
thống ổn định, tuy nhiên thời gian quá độ khá dài (hình 5) tqđ = 40 s.<br />
- HTOĐGCN với luật điều khiển được tổng hợp theo phương pháp lựa chọn hàm<br />
truyền chuẩn là hệ thống ổn định, đặc tính quá độ của nó có dạng đặc tính mẫu với thời<br />
gian điều chỉnh phụ thuộc vào việc lựa chọn 0 . Với giá trị 0 2 , thời gian quá độ<br />
được rút ngắn đáng kể, khi không có quá chỉnh (hình 6) tqđ = 5 s, còn khi có quá chỉnh<br />
(hình 7) thời gian quá độ tqđ = 3,5s.<br />
- Để tổng hợp bộ điều khiển độ cao, trong luật điều khiển có thể đưa vào các thành<br />
d 2 H d 3H<br />
phần đạo hàm của độ cao , ,... tuy nhiên, việc hình thành các tín hiệu này<br />
dt 2 dt 3<br />
dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự giữ chậm thời gian và nhiễu cao tần, do đó trên thực tế<br />
chỉ đưa vào luật điều khiển ổn định độ cao thành phần đạo hàm bậc nhất.<br />
- Hệ thống được tổng hợp ở trên mới chỉ xét đến tính ổn định và chất lượng quá độ mà<br />
chưa xét đến tác động của nhiễu. Trên thực tế, để hạn chế tác động của nhiễu, máy bay<br />
thường sử dụng bộ tự động lái với khâu phản hồi quân bằng. Với bộ tự động này, hệ thống<br />
loại bỏ được hoàn toàn sai số tĩnh ở trạng thái xác lập gây ra do tác động của thành phần<br />
gió đứng không đổi.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Tổng hợp dựa trên hàm truyền chuẩn là phương pháp được dùng khá phổ biến khi thực<br />
hiện tổng hợp các hệ thống điều khiển, đặc biệt là trong ngành hàng không. Để thực hiện<br />
phương pháp này cần phải xác định được hàm truyền và sơ đồ cấu trúc của hệ thống, tuy<br />
nhiên trên thực tế điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được dễ dàng. Một nhược<br />
điểm dễ nhận thấy của phương pháp này là khi tổng hợp hệ thống nó hoàn toàn không xét<br />
đến ảnh hưởng của nhiễu, tuy vậy, đối với những hệ thống có thể tổng hợp theo phương<br />
pháp này thông thường chỉ quan tâm đến một số dạng nhiễu điển hình (ví dụ như thành<br />
phần gió không đổi vv…), với các nhiễu này hoàn toàn có thể khắc phục khi sử dụng các<br />
bộ lọc chuyên dụng (cơ cấu trợ dẫn có phản hồi quân bằng là một trong những phương<br />
pháp có khả năng) và kết hợp với xử lí thông tin từ nhiều bộ đo khác nhau.<br />
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp lựa chọn hàm truyền chuẩn chính là sự đơn giản<br />
trong tính toán và tường minh trong các bước thực hiện, chính vì vậy phương pháp này<br />
ngày nay vẫn được sử dụng để xây dựng các hệ thống điều khiển trên máy bay và các hệ<br />
thống công nghiệp khác.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. А.П Жуковский, В.В Растогруев, “Kомплексные радиосистемы навигации и<br />
управления самолетов”, МАИ (1998).<br />
[2]. Ю.П.Гуськов, Г.И.Загаинов, “Управлние полетом самолетов”, Москва<br />
Машиностение (1980)<br />
[3]. К.А Пупков,Н.Д Егупов, “Cинтез регуляторов систем автоматического<br />
управления”, Изадатель МГТУ им.Н.Э.Баумана (2004).<br />
[4]. Красовский А.А, “Системы автоматического управления полетом и их<br />
аналитическое конструирование”, Изадательство Наука (1973).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 43<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
[5]. Nguyễn Phùng Quang, “Matlab Simulink dành cho kỹ sư chuyên ngành điều khiển tự<br />
động”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (2005).<br />
ABSTRACT<br />
SYNTHESIS A STABLE ALTITUDE CONTROL FOR THE AIRCRAFT BY<br />
STANDARD TRANSFER FUNCTION SELECTED METHOD<br />
On the basis of analyzing, disadvantages of synthetic methods are presented in a<br />
number of documents, the article selected the synthesis for stability control system<br />
of the aircraft altitude by the method of selection of the standard transfer function of<br />
the closed system and survey results received on Matlab Simulink software. Getting<br />
results is the transmission factor in the stability control altitude ensures stability<br />
and transient quality of the system.<br />
Keywords: Stability for altitude, Control the flying equipment, Aircraft<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 04 tháng 3 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 17 tháng 3 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường sĩ quan Không quân;<br />
2<br />
Viện KH&CNQS ;<br />
3<br />
Viện Kỹ thuật PK-KQ ;<br />
4<br />
Học viện PK-KQ;<br />
5<br />
Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng<br />
*<br />
E-mail : nguyenhuudattbhk@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
44 N.H. Đạt, Tr.Đ. Trung, …, “Tổng hợp bộ điều khiển ổn định độ cao… hàm truyền chuẩn.”<br />