Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
TỔNG HỢP BỘ ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT TẦNG CÓ THAM SỐ MẶT<br />
TRƯỢT PHỤ THUỘC THỜI GIAN CHO CẦN CẨU TREO 2D<br />
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM<br />
Lê Xuân Hải*, Lê Việt Anh, Nguyễn Văn Thái, Hoàng Thị Tú Uyên,<br />
Phạm Thị Hương Sen, Nguyễn Quang Minh, Vũ Quốc Doanh, Phan Xuân Minh<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày về phương pháp tổng hợp bộ điều khiển trượt tầng có<br />
tham số phụ thuộc thời gian cho cần cẩu treo 2D bằng vi điều khiển ARM<br />
STM32F4. Bộ điều khiển đảm bảo hệ thống bám quĩ đạo, chống lắc và giảm thiểu<br />
tần số chuyển mạch của điều khiển trượt. Các kết quả mô phỏng và thực nghiệm<br />
trên mô hình cần cẩu treo trong phòng thí nghiệm cho thấy khả năng ứng dụng của<br />
bộ điều khiển này trong thực tế.<br />
Từ khóa: Cần cẩu treo 2D; Điều khiển trượt tầng; Tham số phụ thuộc thời gian.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cần cẩu treo là một hệ thống được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, phục vụ cho<br />
công tác vận chuyển và nâng hạ hàng hóa có khối lượng lớn tại các bến cảng, nhà xưởng.<br />
Trong công nghiệp hiện đại, các bộ điều khiển tự động cho cần cẩu treo được nghiên cứu<br />
nhằm thay thế cho việc sử dụng người điều khiển. Một vấn đề khó khăn và thu hút được sự<br />
quan tâm đối với việc điều khiển cần cẩu treo là cơ cấu thiếu chấp hành của nó. Vì thế bên<br />
cạnh việc điều khiển cho xe đẩy đạt đến vị trí mong muốn, việc giảm thiểu góc rung lắc<br />
của tải nhằm đảm bảo an toàn lao động là hết sức quan trọng. Các nghiên cứu trong thời<br />
gian gần đây tập trung vào phương pháp điều khiển mờ [1], [2], điều khiển trượt [3], [4],<br />
điều khiển thích nghi [5].<br />
Phương pháp điều khiển trượt tầng (IHSMC) được trình bày trong [6] là một phương<br />
pháp điều khiển mới phù hợp với các hệ thống chuyển động thiếu chấp hành. Việc thiết kế<br />
mặt trượt có tham số thay đổi phụ thuộc thời gian giúp giảm thiểu tần số chuyển mạch của<br />
tín hiệu điều khiển. Các kết quả mô phỏng cho thấy IHSMC mang tới chất lượng điều<br />
khiển tốt cho hệ thống. Để cho thấy khả năng ứng dụng thuật toán này vào thực tế, nhóm<br />
tác giả đã tiến hành cài đặt bộ điều khiển IHSMC cho mô hình cần cẩu treo 2D trong<br />
phòng thí nghiệm. Bộ điều khiển được chế tạo trên dòng vi điều khiển ARM-STM32F4.<br />
Bài báo được trình bày thành 4 phần: Đặt vấn đề, thiết kế bộ điều khiển trượt tầng thích<br />
nghi, cài đặt bộ điều khiển trên vi điều khiển và kết luận.<br />
2. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT TẦNG THÍCH NGHI CÓ THAM SỐ<br />
MẶT TRƯỢT THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN<br />
2.1. Mô hình toán học của hệ cẩu treo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình cẩu treo.<br />
Mô hình của hệ cẩu treo được biểu diễn trong hình 1. Xe đẩy được tác dụng bằng lực F.<br />
Hệ cẩu treo chuyển động trong mặt phẳng Oxy.<br />
<br />
<br />
176 L. X. Hải, L. V. Anh, …, “Tổng hợp bộ điều khiển trượt… 2D trong phòng thí nghiệm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Giả thiết rằng xe đẩy và tải là chất điểm, trong quá trình di chuyển bỏ qua ma sát. Mô<br />
hình toán của cẩu treo như sau:<br />
( M m) x mlcos ml2 sin F<br />
(1)<br />
l g sin <br />
x cos 0<br />
Trong đó: x, l và lần lượt là vị trí, độ dài dây treo và góc lệch của tải. Định nghĩa<br />
u F và vector trạng thái X T [ x1 x2 x3 x4 ] [ x x ] , phương trình (1) viết<br />
lại dưới dạng không gian trạng thái:<br />
x1 x2<br />
x2 f1 ( X ) g1 ( X )u<br />
(2)<br />
x3 x4<br />
x4 f 2 ( X ) g 2 ( X )u<br />
Trong đó:<br />
ml 2 sin mg sin cos 1<br />
f1 ( X ) g1 ( X ) <br />
M m sin 2 M m sin 2 <br />
( M m) g sin ml 2 sin cos cos <br />
f2 ( X ) g2 ( X ) <br />
( M m sin 2 )l ( M m sin 2 )l<br />
2.2. Điều khiển trượt thích nghi<br />
Định nghĩa vector sai số:<br />
x x x xd e1 <br />
e(t ) 1 d <br />
x3 d d e3 <br />
Trong đó: xd và d lần lượt là vị trí và góc lắc mong muốn. Giả thiết rằng đạo hàm<br />
bậc nhất và bậc hai của xd là tồn tại và bị chặn, phương trình (2) được viết lại như sau:<br />
e1 e2<br />
e2 f1 ( X ) g1 ( X )u <br />
xd<br />
(3)<br />
e3 e4<br />
e4 f 2 ( X ) g 2 ( X )u<br />
Định nghĩa các mặt trượt như sau:<br />
s1 c1e1 e2<br />
s2 c2 e3 s1 (4)<br />
s3 c3e4 s2<br />
Trong đó: c1 là hằng số dương, c2 là hằng số, c3 là tham số biến đổi theo thời gian. Dựa<br />
trên cơ sở phương pháp điều khiển hệ biến đổi cấu trúc, tín hiệu của bộ điều khiển được<br />
chia thành hai thành phần:<br />
u ueq u sw (5)<br />
Để đảm bảo tính ổn định cho hệ thống, ta xét hàm V cho hệ kín có dạng như sau:<br />
<br />
1 2<br />
V s3 (6)<br />
2<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 177<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
Đạo hàm V theo thời gian ta có:<br />
dV<br />
s3 s3 (7)<br />
dt<br />
Từ (3), (4), (5), (7) được viết lại như sau:<br />
dV<br />
s3 s3<br />
dt<br />
s3 c3e4 c3e4 s2 <br />
s3 c3e4 c3 f 2 g 2u c2 e4 s1 <br />
(8)<br />
s3 c3e4 c3 f 2 g 2u c2 e4 c1e2 f1 g1u <br />
xd <br />
s3 c3e4 c3 f 2 c2 e4 c1e2 f1 <br />
xd c3 g 2 g1 u <br />
xd c3 g 2 g1 ueq usw <br />
s3 c3e4 c3 f 2 c2 e4 c1e2 f1 <br />
<br />
Để đảm bảo tính ổn định của mặt trượt thứ 3, tức là làm cho (8) xác định âm, ta thu<br />
được các kết quả sau:<br />
c3 f 2 c2 e4 c1e2 <br />
xd c3 g 2 g1 ueq 0<br />
<br />
c3 g 2 g1 usw ks3 sgn s3 0 (9)<br />
c e f 0<br />
3 4 1<br />
Từ (8) và (9) ta có:<br />
dV<br />
s3 s3 ks32 s3 sgn( s3 ) ks32 s3 0<br />
dt (10)<br />
Từ công thức (9) tín hiệu điều khiển và xác định luật chỉnh định cho c3 như sau:<br />
c3 f 2 c2 e4 c1e2 <br />
xd<br />
ueq <br />
c3 g 2 g1<br />
ks3 sgn s3 <br />
usw <br />
c3 g 2 g1<br />
f1<br />
c3 2<br />
e4 <br />
(11)<br />
Trong đó, là hằng số dương đủ nhỏ để tránh trường hợp e4 0 .<br />
Với đạo hàm của hàm V theo (10) và các luật điều khiển, chỉnh định tham số xác định<br />
theo (11) thì hàm V theo (6) chính là hàm Lyapunov của hệ kín.<br />
2.3. Mô phỏng<br />
Để kiểm chứng chất lượng của bộ điều khiển, mô phỏng số đã được thực hiện cho đối<br />
tượng cẩu treo 2D với các tham số của đối tượng và bộ điều khiển như sau:<br />
M 6 kg , m 3 kg , l 1 m , g 9.8 m / s 2 , c1 4 , c2 0.25 , 0.06 ,<br />
0.01 , k 1.5<br />
Kết quả mô phỏng cho giá trị đặt là 3 mét được thể hiện trong hình 2 dưới đây, trong<br />
đó, hình 2a là vị trí xe đẩy, hình 2b là góc rung lắc của tải, hình 2c là tín hiệu điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
178 L. X. Hải, L. V. Anh, …, “Tổng hợp bộ điều khiển trượt… 2D trong phòng thí nghiệm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kết quả mô phỏng cho phương pháp trượt tầng tham số thay đổi.<br />
Để cho thấy hiệu quả của phương pháp điều khiển trượt tầng tham số thay đổi, chúng<br />
tôi tiến hành so sánh với phương pháp trượt bậc hai và trượt bậc hai thích nghi mờ được<br />
giới thiệu trong [7]. Kết quả của phương pháp trượt bậc hai và trượt bậc hai thích nghi mờ<br />
được thể hiện trong hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Kết quả mô phỏng cho phương pháp trượt bậc hai thích nghi mờ.<br />
Từ kết quả mô phỏng, ta thấy bộ điều khiển trượt tầng tham số thay đổi có hiệu quả<br />
cao, đặc biệt là giảm thời gian quá độ của hệ thống khi so sánh với phương pháp trượt bậc<br />
hai và trượt bậc hai thích nghi mờ. Kết quả của các phương pháp được so sánh như trong<br />
bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả của các phương pháp điều khiển.<br />
Phương pháp Thời gian quá độ Độ quá điều chỉnh cực Góc rung lắc tối<br />
[giây] đại [%] đa [rad]<br />
Trượt tầng tham số 2 0 0.8<br />
thay đổi<br />
Trượt bậc hai 3 10 1.0<br />
Trượt bậc hai thích 3 0 0.6<br />
nghi mờ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 179<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
3. CÀI ĐẶT BỘ ĐIỀU KHIỂN TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN ARM-STM32F4<br />
3.1. Bộ điều khiển trên vi điều khiển STM32F4<br />
Mô hình cần cẩu treo 2D thực tế trong phòng thí nghiệm được xây dựng gần với thực<br />
tế, chiều cao 2 mét, chiều rộng 1.6 mét, độ dài dây là 1 mét. Động cơ truyền động là loại<br />
động cơ không đồng bộ ba pha, có giảm tốc. Động cơ được điều khiển bằng bộ biến tần<br />
3G3JX của hãng OMRON.<br />
Bộ điều khiển cho cần cẩu treo được thiết kế trên dòng vi điều khiển 32-bit<br />
STM32F407 của hãng STMicroelectronics, với các thông số kỹ thuật chính như: 1-Mbyte<br />
bộ nhớ Flash, 192 Kbyte RAM, tần số hệ thống lên tới 168 MHz, 9 timer, 2 kênh DAC 12-<br />
bit, hỗ trợ giao tiếp USART, SPI, I2C, CAN, USB …<br />
Giao tiếp giữa vi điều khiển với chuẩn truyền thông RS232 của máy tính thông qua<br />
giao tiếp UART, với mạch FT232 chuyển đổi “USB to COM”. Tốc độ và vị trí của xe đẩy<br />
được đo bằng Encoder E40S6-1024-3-T-24, với độ phân giải 1024 xung/vòng, hỗ trợ 3<br />
kênh A, B và Z. Góc nghiêng của tải được đo bằng cảm biến góc nghiêng gia tốc MPU-<br />
6050, truyền dữ liệu về vi điều khiển qua giao tiếp I2C.<br />
3.2. Kết quả thực nghiệm<br />
Kết quả thực nghiệm cho phương pháp điều khiển trượt tầng thích nghi được thể hiện<br />
trong các hình 4, 5 và 6. Với giá trị đặt là 60 cm, ta thấy quỹ đạo xe đẩy tiến tới giá trị xác<br />
lập sau khoảng 16 giây, góc rung lắc tối đa của tải trọng khoảng 3 độ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Quỹ đạo của xe đẩy. Hình 5. Góc lắc của tải trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Tín hiệu điều khiển.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã giới thiệu một bộ điều khiển bám quỹ đạo và chống rung lắc cho hệ thống<br />
cần cẩu treo bằng bộ điều khiển trượt tầng thích nghi có tham số mặt trượt thay đổi theo<br />
thời gian. Kết quả mô phỏng đã cho thấy bộ điều khiển được thiết kế mang tới chất lượng<br />
<br />
<br />
180 L. X. Hải, L. V. Anh, …, “Tổng hợp bộ điều khiển trượt… 2D trong phòng thí nghiệm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
cao cho hệ thống. Bộ điều khiển cũng đã được áp dụng vào mô hình thực tế trong phòng<br />
thí nghiệm trên nền vi điều khiển STM32F4, kết quả thực nghiệm cho thấy bộ điều khiển<br />
hoàn toàn có khả năng ứng dụng tốt trong thực tiễn công nghiệp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. M. Mahfouf, C. H. Kee, M. F. Abbod and D. A. Linkens, “Fuzzy Logic Based Anti-<br />
Sway Control Design for Overhead Cranes”, Neural Computing &Applications,<br />
Volume 9, Issue 1, pp 38–43, May 2000.<br />
[2]. Nalley Michael J., Trabia Mohamed B., “Control of overhead cranes using a fuzzy logic<br />
controller“, Journal of Intelligent and Fuzzy Systems, vol. 8, no. 1, pp. 1-18, 2000.<br />
[3]. W. Wang, J. Q. Yi, D. B. Zhao, D. T. Liu,“Anti-swing control of overhead cranes<br />
based on sliding-mode method”, Control theory and Applications, pp1013-1016,<br />
Sep.2004.<br />
[4]. H. Lee, Y. Liang, and D. Segura, “A sliding-mode antiswing trajectory control for<br />
overhead cranes with high-speed load hoisting”, Trans. ASME, J. Dyn. Syst. Meas.<br />
Control, vol. 128, no. 4, pp. 842–845, Dec. 2006.<br />
[5] Y. Fang, B. Ma, P. Wang, and X. Zhang, “A motion planning-based adaptive control<br />
method for an underactuated crane system”, IEEE Trans.Control Syst. Technol., vol.<br />
20, no. 1, pp. 241–248, Jan. 2012.<br />
[6]. D. Qian, S. Tong, J. Yi, “Adaptive Control Based on Incremental Hierarchical Sliding<br />
Mode for Overhead Crane Systems”, Applied Mathematics & Information Sciences,<br />
pg. 1359-1364, Jul. 2013<br />
[7]. L. X. Hai, Q. T. Quyen, L. V. Hung, N. V. Thai, V. T. T. Nga, P. X. Minh, “Improving<br />
of control overhead crane quality based on the fuzzy adaptive seconf order sliding<br />
mode control”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 – 2016.<br />
ABSTRACT<br />
AGGREGATING INCREMENTAL HIERARCHICAL SLIDING MODE<br />
CONTROLLER WITH DEPENDENT-ON-TIME PARAMETERS<br />
FOR OVERHEAD CRANE IN LABORATORY<br />
This paper proposes a method to aggregate incremental hierarchical sliding<br />
mode controller with dependent-on-time parameters for 2D overhead crane, based<br />
on ARM STM32F4 microcontroller. The controller is designed to track the desire<br />
position, aliminate the payload swing and reduce switching frequency of sliding<br />
mode control. The simulation and experiment results show effectiveness and applied<br />
ability in industry of proposed controll scheme.<br />
Keywords: 2D Overhead Crane; Incremental Hierarchical Sliding Mode Control; Dependent-on-time<br />
Parameters.<br />
<br />
Nhận bài ngày 02 tháng 5 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 6 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 7 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: Bộ môn Điều khiển tự động, Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
*<br />
Email: xhaicuwc.edu.vn@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 181<br />