TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
TỔNG KẾT 5 NĂM PHẪU THUẬT BẮC CẦU NỐI<br />
ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN TIM TÂM ĐỨC<br />
Chu Trọng Hiệp*; Nguyễn Quang Tuấn*; Phạm Đình Khương*<br />
Trần Tử Nam*; Phan Kim Phương*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến cứu có phân tìch 331 bệnh nhân (BN) phẫu thuật bắc cầu động mạch vành<br />
(ĐMV) tại Bệnh viện Tim Tâm Đức từ tháng 03 - 2006 đến 03 - 2011.<br />
Kết quả: 72,5% nam, tuổi trung bính 62,4 ± 9,5 (dao động 34 - 82 tuæi). 13 BN (3,92%) tử vong sớm<br />
trong 30 ngày. Các biến chứng hậu phẫu: nhồi máu cơ tim chu phẫu 0,66%; đột qụy 2,8%; suy thận cấp<br />
6,9%; viêm trung thất 0,66% và rung nhĩ 14,8%. Thời gian nằm hồi sức 3,8 5,2 ngày và thời gian nằm<br />
viện 15,8 5,6 ngày. Như vậy, kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu ĐMV tại Bệnh viện Tim Tâm Đức khả<br />
quan. Tử vong và thời gian nằm viện tương đương với các trung tâm trong và ngoài nước.<br />
* Từ khóa: Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành; Bệnh viện Tim Tâm Đức.<br />
<br />
Review on 5 years experience in coronary artery<br />
bypass surgery at Tamduc Heart Hospital<br />
Summary<br />
331 patients underwent coronary artery bypass surgery at the Tamduc Heart Hospital between<br />
March, 2006 and March, 2011.<br />
Results: 72.5% were men and the mean age was 62.4 9.5 (rangeg 34 - 82). -There was 13 operative<br />
death (30-day mortality 3.92%). Postoperative complications included perioperative myocardial infarction<br />
(0.66%), stroke (2.8%), acute renal failure (6.9%), mediastinitis (0.66%) and atrial fibrillation (14.8%).<br />
The mean ICU stay was 3.8 5.2 days and the mean postoperative length of stay was 15.8 5.6<br />
days.The primary results of coronary bypass surgery at Heart Tamduc Hospital was good. The mortality<br />
and complications rates were quite similar to some others competitive cardiovascular cnters in the<br />
world and Vietnam.<br />
* Key words: Coronary artery bypass graft; Tamduc Hospital.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều trị can thiệp trong bệnh động<br />
mạch vành (ĐMV), bao gồm can thiệp<br />
qua da (nong, đặt stent) và phẫu thuật<br />
bắc cầu nối ĐMV. Khác với can thiệp<br />
ĐMV qua da, phẫu thuật bắc cầu nối<br />
ĐMV đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ<br />
của nhiều chuyên khoa khác nhau.<br />
<br />
Tại Bệnh viện Tim Tâm Đức TP. Hồ<br />
Chì Minh đã bắt đầu phẫu thuật bắc cầu<br />
ĐMV từ tháng 3 - 2006. Sau 5 năm thực<br />
hiện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng<br />
kết nhằm: Đánh giá kết quả gần những<br />
trường hợp mổ bắc cầu nối ĐMV từ đầu<br />
tháng<br />
<br />
3 - 2006 đến 3 - 2011.<br />
<br />
* Bệnh viện Tim Tâm Đức TP. Hồ Chí Minh<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Phạm Gia Khánh<br />
PGS. TS. Ngô Văn Hoàng Linh<br />
<br />
75<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
BN được phẫu thuật bắc cầu nối ĐMV<br />
(có thể kèm theo những phẫu thuật khác)<br />
tại Bệnh viện Tim Tâm Đức từ tháng 3 2006 đến 3 - 2011.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
* Đặc điểm BN:<br />
- Đặc điểm trước mổ: tuổi, giới, phân suất<br />
tống máu thất trái, độ NYHA, độ CCS (đối với<br />
BN đau thắt ngực ổn định), tổn thương MV,<br />
các bệnh nội khoa kèm theo và mổ chương<br />
trính, bán khẩn hay cấp cứu.<br />
- Phẫu thuật: phẫu thuật kèm theo, số<br />
cầu nối ở mỗi BN, có dùng động mạch vú<br />
trong trái làm cầu nối hay không, có dùng<br />
nhiều cầu nối động mạch hay không, thời<br />
gian tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT)<br />
tương ứng với một cầu nối, thời gian kẹp<br />
động mạch chủ tương ứng với một cầu nối.<br />
- Diễn tiến hậu phẫu sớm: tử vong<br />
trong 30 ngày, tần suất các biến chứng hậu<br />
phẫu, số ngày nằm hồi sức, số ngày nằm<br />
viện sau mổ.<br />
- Ở mỗi BN mổ bắc cầu nối ĐMV (bao<br />
gồm đơn thuần hay kèm theo một phẫu<br />
thuật khác), tình xác suất tử vong trong<br />
30 ngày theo hệ thống thang điểm<br />
Euroscore [1]. So sánh tỷ lệ tử vong thực<br />
tế với tỷ lệ tử vong dự báo theo hệ thống<br />
thang điểm này.<br />
- Dùng một số định nghĩa được các tác<br />
giả nước ngoài sử dụng để báo cáo kết<br />
quả của phẫu thuật bắc cầu nối ĐMV, gồm:<br />
+ Mổ bán khẩn (urgent surgery): ví các<br />
lý do y khoa BN phải ở trong bệnh viện<br />
cho đến khi mổ [1].<br />
<br />
+ Mổ cấp cứu (emergency surgery):<br />
khi tính trạng tim của BN buộc phải mổ<br />
ngay trong vòng vài giờ để tránh tật bệnh<br />
hoặc tử vong [1].<br />
- Nhồi máu cơ tim (NMCT) chu phẫu<br />
(perioperative myocardial infarction): sóng<br />
Q mới xuất hiện ≥ 40 ms trên ìt nhất 2<br />
đạo trính kế cận, hoặc giảm biên độ sóng R<br />
> 25% ở ìt nhất 2 đạo trính, hoặc bloc<br />
nhánh trái mới xuất hiện sau mổ [2, 4].<br />
- Khiếm khuyết thần kinh týp 1 sau mổ<br />
(type 1 neurologic deficit): đột quỵ, hôn<br />
mê, lú lẫn [1].<br />
* Phân tích thống kê: so sánh tỷ lệ<br />
giữa 2 nhóm bằng phép kiểm chi bính<br />
phương. So sánh biến liên tục giữa 2<br />
nhóm bằng phép kiểm t (nếu biến có<br />
phân phối bính thường) hoặc phép kiểm<br />
Mann-Whitney (nếu biến không có phân<br />
phối bính thường).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
Bảng 1:<br />
ĐẶC ĐIỂM TRƯỚC MỖ<br />
Tuổi (năm): trung bính độ lệch chuẩn<br />
(nhỏ nhất - lớn nhất)<br />
<br />
TỔNG SỐ<br />
BN (n = 331)<br />
62,4 9,5<br />
(34 - 82)<br />
<br />
Giới nam (%)<br />
<br />
240 (72,5%)<br />
<br />
EF (%): trung bính độ lệch chuẩn<br />
<br />
56,4 15,4<br />
<br />
(thấp nhất - cao nhất)<br />
EF < 40 % (%)<br />
<br />
(20 - 78)<br />
92 (27,8%)<br />
<br />
NYHA (%)<br />
I<br />
<br />
47 (14,2%)<br />
<br />
II<br />
<br />
206 (62,2%)<br />
<br />
III<br />
<br />
73 (22,5%)<br />
<br />
IV<br />
<br />
5 (1,5%)<br />
<br />
Đau thắt ngực ổn định CCS III-IV (%)<br />
<br />
275 (83,1%)<br />
<br />
77<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Tổn thương ĐMV (%)<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Phẫu thuật kèm theo<br />
<br />
Hẹp > 90% thân chung trái<br />
<br />
38 (11,5%)<br />
<br />
Sửa van 2 lá + sửa van 3 lá<br />
<br />
Hẹp > 50 - 90% thân chung trái<br />
<br />
97 (29,3%)<br />
<br />
Thay van 2 lá<br />
<br />
7 (2,1%)<br />
<br />
Thay van động mạch chủ<br />
<br />
12 (3,6%)<br />
<br />
Số nhánh ĐMV bị tổn thương<br />
<br />
28 (8,4%)<br />
<br />
Hẹp/tắc 3 ĐMV<br />
<br />
296 (89,4%)<br />
<br />
Thay van động mạch chủ + thay van 2 lá<br />
<br />
07 (2,1%)<br />
<br />
Hẹp/tắc 2 ĐMV<br />
<br />
24 (7,3%)<br />
<br />
Thay van 2 lá + sửa van 3 lá<br />
<br />
02 (0,6%)<br />
<br />
Hẹp/tắc 1 ĐMV<br />
<br />
11 (3,3%)<br />
<br />
Đóng thông liên nhĩ<br />
<br />
02 (0,6%)<br />
<br />
5 (1,5%)<br />
<br />
Cắt phính thất trái<br />
<br />
01 (0,3%)<br />
<br />
Đã can thiệp ĐMV qua da<br />
<br />
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ kèm hở 44 (13,2%)<br />
van 2 lá<br />
Mổ bán khẩn<br />
<br />
21 (6,3%)<br />
<br />
3. Diễn biến hậu phẫu sớm.<br />
13 trường hợp (3,92%) tử vong trong<br />
<br />
Mổ cấp cứu<br />
<br />
4 (1,2%)<br />
<br />
tổng số 331 BN được phẫu thuật bắc cầu<br />
<br />
Bệnh nội khoa kèm theo (%)<br />
Đái tháo đường<br />
Creatinin máu 2 mg/dl<br />
<br />
nối ĐMV. Trong đó, 04 BN mổ bắc cầu<br />
113 (34,1%)<br />
5 (1,5%)<br />
<br />
nối ĐMV kèm sửa van 2 lá với EF < 35%<br />
đã tử vong do suy tim nặng và suy thận<br />
<br />
Tiền sử NMCT<br />
<br />
146 (44,1%)<br />
<br />
Tiền sử đột quỵ<br />
<br />
30 (9,1%)<br />
<br />
cấp, 04 BN tử vong do rung thất. 04 BN<br />
<br />
Tăng huyết áp<br />
<br />
280 (84,6%)<br />
<br />
chảy máu hậu phẫu phải mổ lại và tử<br />
<br />
Rối loạn lipid máu<br />
<br />
233 (70,4%)<br />
<br />
vong do suy thận cấp kèm theo sốc<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
138 (41,7%)<br />
<br />
nhiễm trùng. 01 BN còn lại tử vong do sốc<br />
<br />
Bệnh mạch máu ngoại biên<br />
<br />
3 (0,9%)<br />
<br />
nhiễm trùng.<br />
Thời gian nằm hồi sức 3,68 5,2 ngày<br />
<br />
2. Đặc điểm phẫu thuật.<br />
<br />
(34,2% nằm hồi sức ≤ 1 ngày và 70,6%<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm phẫu thuật bắc cầu<br />
nối ĐMV.<br />
<br />
nằm hồi sức ≤ 3 ngày)<br />
Thời gian nằm viện hậu phẫu 13,8 5,6<br />
ngày (ngắn nhất 9 ngày, dài nhất 62 ngày).<br />
<br />
Số cầu nối ở mỗi người: trung bính độ<br />
<br />
BN (n = 331)<br />
<br />
Suy tim, suy thận cấp, nhiễm trùng phổi là<br />
<br />
3,65 0,87<br />
<br />
những yếu tố kéo dài thời gian thở máy<br />
đáng kể.<br />
<br />
lệch chuẩn<br />
<br />
* Tần suất các biến chứng hậu phẫu:<br />
Tử vong sớm: 13 BN (3,92%); NMCT<br />
<br />
Dùng động mạch vú trong trái (%)<br />
<br />
327 (98,8)<br />
<br />
Dùng động mạch quay (%)<br />
<br />
309 (93,4)<br />
<br />
Dùng tĩnh mạch hiển (%)<br />
<br />
292 (88,2)<br />
<br />
chu phẫu: 4 BN (1,2%); suy tim cần dùng<br />
<br />
Dùng nhiều cầu nối động mạch (%)<br />
<br />
309 (93,4)<br />
<br />
thuốc vận mạch: 191 BN (57,7%); dùng<br />
<br />
Thời gian THNCT ứng với 1 cầu nối:<br />
<br />
33,6 11<br />
<br />
bóng đối xung nội động mạch (IABP): 12<br />
<br />
trung bính độ lệch chuẩn (phút)<br />
Thời gian kẹp động mạch chủ ứng với<br />
1 cầu nối: trung bính độ lệch chuẩn<br />
(phút)<br />
<br />
BN (3,6%); khiếm khuyết thần kinh týp 1:<br />
21,2 9<br />
<br />
09 BN (2,7%); suy thận cấp cần điều trị<br />
thay thế thận:<br />
<br />
23 BN (6,9%); viêm trung<br />
<br />
78<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
thất: 2 BN (0,66%); rung nhĩ: 49 BN<br />
<br />
(14,8%).<br />
<br />
Bảng 3: Tiên lượng tử vong theo hệ thống thang điểm Euroscore (châu Âu).<br />
<br />
Yếu tố liên quan đến BN<br />
<br />
Φ<br />
<br />
bi<br />
<br />
Xi<br />
<br />
- Tuổi<br />
<br />
5<br />
<br />
1.4659788<br />
<br />
- Giới<br />
<br />
1<br />
<br />
0.3304052<br />
<br />
- Bệnh phổi mạn tình<br />
<br />
1<br />
<br />
0.4931341<br />
<br />
- Bệnh lý động mạch ngoài tim<br />
<br />
2<br />
<br />
0.6558917<br />
<br />
- Rối loạn chức năng thần kinh<br />
<br />
2<br />
<br />
0.8416260<br />
<br />
- Phẫu thuật tim trước đây<br />
<br />
3<br />
<br />
1.0026250<br />
<br />
- Creatinine máu > 200 µmol/l<br />
<br />
2<br />
<br />
0.6521653<br />
<br />
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng hoạt động<br />
<br />
3<br />
<br />
1.1012650<br />
<br />
- Tính trạng nặng trước mổ<br />
<br />
3<br />
<br />
0.9058132<br />
<br />
- Đau thắt ngực không ổn định<br />
<br />
2<br />
<br />
0.5677075<br />
<br />
- Chức năng thất trái 30 - 50%<br />
<br />
1<br />
<br />
0.4191643<br />
<br />
- Chức năng thất trái < 30%<br />
<br />
3<br />
<br />
0.0944430<br />
<br />
- Nhồi máu cơ tim gần đây<br />
<br />
2<br />
<br />
0.5460218<br />
<br />
- Tăng áp lực động mạch phổi<br />
<br />
2<br />
<br />
0.7676924<br />
<br />
- Cấp cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
0.7127953<br />
<br />
- Phẫu thuật bắc cầu vành ĐMC kèm phẫu<br />
thuật khác<br />
<br />
2<br />
<br />
0.5420364<br />
<br />
- Phẫu thuật trên cung ĐMC<br />
<br />
3<br />
<br />
1.1597870<br />
<br />
- Thủng vách liên thất sau NMCT<br />
<br />
4<br />
<br />
1.4620090<br />
<br />
Yếu tố liên quan đến tim mạch<br />
<br />
Yếu tố liên quan đến phẫu thuật<br />
<br />
ΣΦ<br />
Nguy cơ tử vong Euroscore<br />
<br />
43<br />
<br />
e (-4.789594 + åbi Xi) / 1+ e (-4.789594 + åbi Xi)<br />
100.00%<br />
<br />
(*) Bệnh động mạch ngoài tim: bệnh mạch máu não (tiền sử đột quþ, tiền sử cơn<br />
thoáng thiếu máu não, đã từng phẫu thuật động mạch cảnh, hẹp động mạch cảnh)<br />
hoặc bệnh động mạch chi dưới (khập khiễng cách hồi, đoạn chi, đã từng mổ bắc cầu<br />
động mạch chi dưới, không có mạch mu bàn chân, loét chân).<br />
<br />
79<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br />
phẫu thuật bắc cầu nối ĐMV tại Bệnh viện<br />
Tim Tâm Đức có tỷ lệ tử vong trong 30<br />
ngày 3,92%. Theo phân tìch gộp của<br />
Nalysnyk từ 176 nghiên cứu trên 205.717<br />
BN, tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật<br />
bắc cầu nối ĐMV trung bính 2,1% và dao<br />
động 0 - 7,7% [5]. Tử vong sau mổ phụ<br />
thuộc nhiều vào đặc điểm BN trước mổ,<br />
nên khó có thể so sánh tử vong sau mổ ở<br />
BN có đặc điểm trước mổ khác nhau.<br />
Điều này giải thìch tại sao chúng tôi tình<br />
nguy cơ tử vong phẫu thuật của BN theo<br />
thang điểm dự báo tử vong và so sánh<br />
với tử vong thực tế. Kết quả cho thấy,<br />
không có sự khác biệt giữa tử vong thực<br />
tế ở BN mổ bắc cầu ĐMV tại Bệnh viện<br />
Tim Tâm Đức với dự báo theo Euroscore<br />
(thứ tự 3,92%; 4,67% với p = 0,35). Kết<br />
quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn<br />
Quang Tuấn, Nguyễn Thị Quỳnh Tư.<br />
Xét về các biến chứng hậu phẫu, theo<br />
y văn nước ngoài, tần suất NMCT chu<br />
phẫu trung bính 2,4% (dao động 0 13,9%) [5], kết quả của chúng tôi là 1,2%.<br />
NMCT chu phẫu là nguyên nhân tử vong<br />
đứng hàng thứ hai sau suy tim hậu phẫu.<br />
Về suy thận sau mổ, theo một tổng kết<br />
nước ngoài, tỷ lệ suy thận sau mổ từ 17,2<br />
- 24% [7]. Tỷ lệ suy thận cấp phải điều trị<br />
bằng thận nhân tạo theo tổng kết của<br />
Sirivella và CS từ 2 - 15%.Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 6,9%, nằm<br />
trong giới hạn trung bính. Tuy nhiên, suy<br />
thận cấp sau mổ kéo dài thời gian nằm<br />
hồi sức, cá biệt có BN nằm đến 42 ngày.<br />
Tần suất khiếm khuyết thần kinh týp 1<br />
trung bính 3,1% [6], tần suất viêm trung<br />
<br />
thất trong khoảng 1 - 4% [1] và tần suất<br />
rung nhĩ sau mổ trong khoảng 11 - 40%<br />
[8]. So với kết quả của Bệnh viện Tim<br />
Tâm Đức có thể thấy kết quả của chúng<br />
tôi ở mức giới hạn thấp. Đặc biệt, tần<br />
suất biến chứng rung nhĩ hậu phẫu ở BN<br />
của chúng tôi rất thấp so với các tác giả<br />
nước ngoài báo cáo. Nhiều nghiên cứu<br />
đã chứng minh dùng thuốc chẹn b trong<br />
thời gian chu phẫu làm giảm có ý nghĩa<br />
nguy cơ rung nhĩ sau mổ bắc cầu nối<br />
ĐMV [1]. Chúng tôi cho rằng, BN phẫu<br />
thuật bắc cầu nối ĐMV tại Bệnh viện Tim<br />
Tâm Đức ìt bị rung nhĩ sau mổ, có lẽ do<br />
dùng thuốc chẹn b (bisoprolol, metoprolol)<br />
đến sát ngày mổ và dùng lại sớm sau mổ<br />
nếu không có chống chỉ định.<br />
Về vấn đề lựa chọn mạch máu làm<br />
cầu nối, kể từ thập niên 1980, nối động<br />
mạch vú trong trái vào ĐMV xuống trước<br />
trái kèm với cầu nối bổ sung bằng tĩnh<br />
mạch hiển được xem là phương pháp<br />
bắc cầu nối chuẩn [1]. Tuy nhiên, hiện<br />
nhiều tác giả có khuynh hướng dùng<br />
thêm cầu nối động mạch khác ngoài động<br />
mạch vú trong trái (như động mạch vú<br />
trong phải, động mạch quay, động mạch<br />
thượng vị dưới), một số nghiên cứu bước<br />
đầu cho thấy cầu nối động mạch có tuổi<br />
thọ dài hơn cầu nối tĩnh mạch hiển [9].<br />
Các giả nước ngoài báo cáo 84 - 91%<br />
dùng động mạch vú trong trái làm cầu nối<br />
và 20% dùng nhiều cầu nối động mạch<br />
[10]. Kết quả của chúng tôi cao hơn các<br />
nghiên cứu ở nước ngoài.<br />
Về thời gian nằm hồi sức, số ngày<br />
nằm hồi sức trung bính theo Nathoe là<br />
1,62 ngày, theo Angelini, 20% BN phải<br />
nằm hồi sức ≥ 1 ngày. So với các tác giả<br />
80<br />
<br />