intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan các văn bản pháp luật về phòng ngừa bạo lực học đường trên thế giới: Khuyến nghị cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tổng hợp và phân tích thực trạng khung pháp lý, các chính sách hiện nay trên thế giới có liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học đường. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan các văn bản pháp luật về phòng ngừa bạo lực học đường trên thế giới: Khuyến nghị cho Việt Nam

  1. TỔNG QUAN CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI: KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM PGS. TS. Trần Thành Nam1 ThS. Nguyễn Phương Hồng Ngọc2 Tóm tắt: Bài viết này tổng hợp và phân tích thực trạng khung pháp lý, các chính sách hiện nay trên thế giới có liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học đường. Thông qua tổng quan, chúng tôi thấy rằng: (1) một số quốc gia có các chính sách rõ ràng và cụ thể ở cấp quốc gia, kết nối các bên liên quan để phòng ngừa một hình thức bạo lực học đường cụ thể, (2) một số quốc gia trên thế giới tuy không có luật cụ thể nào dành riêng cho việc phòng chống bạo lực học đường nhưng có các luật có liên quan, (3) một số quốc gia đã sửa đổi các luật hiện hành, đưa ra các kiểu tội phạm mới vào, (4) một số quốc gia thông qua luật xây dựng cơ quan chuyên trách xử lý vấn đề, (5) một số quốc gia đưa ra luật yêu cầu các trường học thiết lập và thực hiện các chính sách chống bắt nạt, chỉ định hành vi bị nghiêm cấm, xác định các nhóm dễ bị tổn thương, cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc điều tra các sự việc, cung cấp hoặc giới thiệu nạn nhân đến các dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ, và tư vấn về đào tạo nhân viên để giúp phòng ngừa, xác định và phản ứng với bắt nạt, (6) một số quốc gia còn thiếu khung pháp lý, chính sách và luật quy định rõ ràng về an toàn trong trường học, (7) một số quốc gia vẫn chưa có chiến lược toàn quốc gia trong việc phòng chống vấn đề này. Bài viết cũng tổng hợp một số chính sách về phòng chống bạo lực ở Việt Nam và khuyến nghị cho việc xây dựng chính sách tại Việt Nam được đưa ra thảo luận. Từ khóa: Bbạo lực học đường, Phòng ngừa, Văn bản pháp luật. 1. Đặt vấn đề Bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang là một vấn đề toàn cầu. Con số thống kê về tỉ lệ qua các nghiên cứu đã khẳng định BLHĐ không phải vấn đề của riêng quốc gia nào, mà nó xuất hiện ở tất cả các quốc gia với tỉ lệ và mức độ khác nhau. Theo báo cáo về tình hình BLHĐ toàn cầu năm 2017 của Tổ chức Giáo dục, Khoa 1 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: namtran@vnu.edu.vn 2 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 561 học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, UNESCO), có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên có trải nghiệm với BLHĐ ở một số hình thức mỗi năm. Ước tính tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi bắt nạt học đường khác nhau giữa các quốc gia và nghiên cứu dao động từ dưới 10% đến hơn 65%1. Theo báo cáo năm 2018 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund, UNICEF) trên toàn cầu, một nửa tổng số học sinh từ 13 – 15 tuổi được thống kê báo cáo các em có trải nghiệm bị bạo lực bởi bạn bè ở trong và xung quanh trường. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 1/3 học sinh ở độ tuổi này có trải nghiệm bị bắt nạt và cũng có một tỉ lệ tương tự học sinh tham gia vào đánh nhau. Hơn nữa, có khoảng 720 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học sống ở các quốc gia nơi các em không được pháp luật bảo vệ hoàn toàn khỏi hình phạt về thể chất ở trường2. BLHĐ ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của đời sống, bản thân học sinh, phụ huynh, giáo viên và cả nhà trường. Bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên có ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe thể chất, tinh thần (lo âu, trầm cảm, vấn đề giấc ngủ, tự hại, v.v.), tự sát và ảnh hưởng về mặt xã hội cho nạn nhân (Hunter và cộng sự, 2014; Gini & Pozzoli, 2013; Van Geel và cộng sự; 2015; Nixon và cộng sự, 2011; Hager và cộng sự, 2016; Arseneault và cộng sự, 2010, v.v.). Tác động của BL có thể kéo dài theo suốt cuộc đời. Về mặt kinh tế, ước tính rằng các tác động và chi phí kinh tế toàn cầu do hậu quả của BL thể chất, BL tâm lý và BL tình dục đối với trẻ em có thể lên tới 7 nghìn tỷ đô la. Chi phí khổng lồ này cao hơn khoản đầu tư cần thiết để ngăn chặn phần lớn vấn đề BL đó (Pereznieto và cộng sự, 2014). Chi phí này gồm: chăm chữa về tinh thần và thể chất, phí công an, tài sản bị hư hại, phí bắt giữ, phí cai nghiện, phí do bỏ học và lớn lên không có việc (Bagley & Pritchard, 1998). BL đã làm cho môi trường học tập trở nên không an toàn, nhiều học sinh sợ hãi khi đi đến trường và ở trường tới mức nghỉ học ít nhất một lần trong tháng (Noaks & Noaks, 2000). Trong các giải pháp cho BLHĐ, một giải pháp không thể thiếu là các chính sách, văn bản pháp luật phòng chống BLHĐ. Văn bản pháp luật không chỉ là kim chỉ nam cho quy định xử lý mà còn là việc thực thi các hoạt động phòng chống BL trong trường học. Bài viết này tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật liên quan đã 1 Ước tính này dựa trên tham khảo thống kê từ Plan International, ước tính rằng ít nhất 246 triệu bé trai và bé gái bị BLHĐ mỗi năm. Điều này dựa trên những tính toán sau: Nghiên cứu của Liên hợp quốc về Bạo lực đối với trẻ em năm 2006 báo cáo rằng 20-65% học sinh bị ảnh hưởng bởi bắt nạt bằng lời nói, hình thức bạo lực phổ biến nhất ở trường học. Dựa trên báo cáo về giáo dục toàn cầu của UNESCO năm 2011, 1,23 tỷ trẻ em đang học Tiểu học hoặc Trung học vào bất kỳ ngày nào, vì vậy 20% tổng số học sinh toàn cầu là 246 triệu trẻ em. 2 https://www.unicef.org/publications/files/An_Everyday_Lesson-ENDviolence_in_Schools.pdf
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 562 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành có hiệu lực thực thi tại các quốc gia trên thế giới, qua đó đưa ra một số khuyến nghị cho việc lập pháp về phòng chống BLHĐ tại Việt Nam. 2. Hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống BLHĐ tại một số quốc gia trên thế giới Trước hết, nhìn một cách tổng quát, các văn bản được thống nhất giữa các quốc gia, khu vực đều tán thành và thống nhất về trách nhiệm đảm bảo sự an toàn, bình đẳng cho tất cả mọi người. Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc, các chính phủ phải đảm bảo rằng mọi người dưới 18 tuổi được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, lạm dụng, bỏ mặc và bóc lột. Điều 19 của Công ước yêu cầu: “Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức BL về thể chất hoặc tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả lạm dụng tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em”. Hiến chương của Hội đồng châu Âu về Giáo dục Công dân Dân chủ và Giáo dục Nhân quyền cung cấp cho các quốc gia thành viên một công cụ hành động để chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và BL, đặc biệt là bắt nạt và quấy rối. Hiến chương đã được thông qua bởi tất cả các quốc gia thành viên của Hội đồng. Hiến chương nêu rõ: “Trong tất cả các lĩnh vực giáo dục, các quốc gia thành viên nên thúc đẩy các phương pháp giáo dục và phương pháp giảng dạy để học cách sống cùng nhau trong một xã hội dân chủ và đa văn hóa và cho phép người học tiếp thu kiến thức và kỹ năng để thúc đẩy sự gắn kết xã hội, đa dạng giá trị và bình đẳng, đánh giá cao sự khác biệt - đặc biệt giữa các niềm tin và các nhóm dân tộc khác nhau - và giải quyết các bất đồng và xung đột theo cách không BL đối với quyền của nhau, cũng như chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và BL, đặc biệt là bắt nạt và quấy rối”. Hay trong Hiến chương châu Phi về quyền và an sinh của trẻ em (2000), Điều 16 tuyên bố rằng quốc gia thành viên phải có biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục cụ thể để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức tra tấn, đối xử vô nhân đạo hay hành hạ và tổn thương đặc biệt về thể chất hoặc tâm thần hoặc lạm dụng, bỏ mặc hoặc ngược đãi bao gồm cả lạm dụng tình dục, trong khi chăm sóc trẻ em. Tổng quan về khung pháp lý liên quan đến BLHĐ tại các quốc gia trên thế giới theo tài liệu của Liên hợp quốc1 và dựa trên tổng hợp các tài liệu khác nhau, chúng 1 https://violenceagainstchildren.un.org/sites/violenceagainstchildren.un.org/files/expert_ consultations/bullying_and_cyberbullying/background_paper_expert_consultation_9-10_may.pdf
  4. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 563 tôi thấy rằng hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề này được xây dựng và triển khai theo các hướng sau: Thứ nhất, một số quốc gia có các luật định, chính sách rõ ràng và cụ thể ở cấp quốc gia, kết nối các bên liên quan để phòng ngừa một hình thức BLHĐ, bắt nạt, quấy rối, lạm dụng, tấn công tình dục. Ví dụ, Hàn Quốc đã xây dựng luật chống lại BLHĐ và bắt nạt, phòng ngừa và các biện pháp đối phó với BL trong trường học và luật đã được sửa đổi để đảm bảo tiếp tục đáp ứng một cách thích hợp. Mục đích của luật là “bảo vệ quyền con người của học sinh và nuôi dạy học sinh là thành viên lành mạnh của xã hội thông qua việc bảo vệ học sinh là nạn nhân, hướng dẫn và giáo dục học sinh là thủ phạm và hòa giải giữa học sinh là nạn nhân và học sinh là thủ phạm”. Luật yêu cầu xây dựng một kế hoạch tổng thể bao gồm nghiên cứu và giáo dục, hỗ trợ và phục hồi, hợp tác giữa các cơ quan và các tổ chức giáo dục và bố trí chuyên viên tham vấn học đường. Tại Philippines, Luật Chống bắt nạt cung cấp khuôn khổ cho các sáng kiến ​​nâng cao nhận thức quốc gia và chính sách của nhà trường. Luật yêu cầu tất cả các trường tiểu học và trung học phải áp dụng các chính sách để giải quyết các vụ bắt nạt, thiết lập các cơ chế và yêu cầu báo cáo có liên quan và đưa ra các biện pháp trừng phạt cho việc không tuân thủ. Hay tại Anh, Nam Phi, Singapore, v.v. đều có Luật Chống quấy rối. Thứ hai, một số quốc gia trên thế giới tuy không có luật cụ thể nào dành riêng cho việc phòng chống BLHĐ, nhưng có các luật có liên quan và được áp dụng. Ví dụ, tại Nam Phi, những văn bản liên quan như vậy bao gồm Hiến pháp (vì nó liên quan đến quyền bình đẳng, quyền tự do của con người, quyền tự do của con người, quyền tự do của con người, quyền tự do và an ninh của con người, quyền riêng tư, quyền của trẻ em và quyền giáo dục), Luật Trường học Nam Phi năm 1996, Luật Trẻ em năm 2005, Luật Tư pháp trẻ em năm 2008 và Luật Bảo vệ khỏi quấy rối năm 2011.
  5. Bảng 1. Bảng tổng hợp các chính sách các nước khác đã và đang sử dụng để ngăn chặn BLHĐ 564 Quốc gia Khung pháp lý/ Chính sách/ luật Hướng dẫn Tiêu chí kiểm định chất lượng của trường/ Khác Khung pháp lý chung của quốc tế và khu vực 1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child) 2. Hiến chương châu Phi về quyền và an sinh của trẻ em (2000) (The African Charter on the Rights and Welfare of the Child (2000)) 3. Hiến chương thanh thiếu niên châu Phi (The African Youth Charter) 4. Hiến chương của Hội đồng Châu Âu về Giáo dục Công dân Dân chủ và Giáo dục Nhân quyền (Council of Europe Charter on Education for Democratic Citizenship and Human Rights Education) 5. Công ước châu Âu về quyền con người (European Convention on Human Rights) 1. Luật Bảo vệ khỏi quấy rối năm 1. Hướng dẫn nhà 1997 (Protection from Harassment trường về chống BLHĐ Act 1997) trong đó có định nghĩa 2. Quy định về công bằng đối xử: về các hành vi bắt nạt, Equality Act 2010 BL, cách phòng tránh, trách nhiệm của nhà 3. Luật Hình sự: Criminal Law  trường. 4. Luật Trẻ em: Children Act 1989. 2. Hướng dẫn cho phụ 5. Quy định về chống hành vi bắt nạt/ huynh học sinh và BLHĐ: Education and Inspections hiệu trưởng, giáo viên, Act 2006, trong đó quy định về nhân viên trong trường trách nhiệm của Hiệu trưởng, trách về định nghĩa và cách nhiệm của nhà trường cho tất cả phòng tránh hành vi hành vi BL diễn ra trong và ngoài bắt nạt trực tuyến trường học do học sinh gây ra. 6. Luật Giáo dục và Thanh tra 2006 (Ed- ucation and Inspections Act 2006) 7. Quy định giáo dục (Tiêu chuẩn trường độc lập) 2014 (Education Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành (Independent School Standards) Regulations 2014)
  6. Anh 8. Luật Giáo dục 2002 (Education Act 3. Hướng dẫn về hỗ Đưa chỉ số wellbeing của học sinh 2002) trợ học sinh bị bắt và không có bạo lực học đường 9. Luật Truyền thông 2003 (Communi- nạt, học sinh có nhu chính thức trở thành một hệ số cations Act 2003) cầu đặc biệt (special đánh giá chất lượng trường học needs) thông qua cơ (VD tại Ofsted). 10. Luật Truyền thông độc hại (Mali- sở đánh giá, dịch vụ cious Communications Act 1988) sức khỏe tâm thần: 11. Luật Truyền thông công cộng Common Assess- (Telecommunications Act 1984) ment Framework or 12. Luật Trật tự công cộng 1986 (Pub- referring to Child and lic Order Act 1986) Adolescent Mental, 13. Luật Phỉ báng 2013 (Defamation Health Services Act 2013) (CAMHS). 4. Hướng dẫn về hỗ trợ nhân viên bị đối xử thô bạo bởi phụ Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 huynh, học sinh hoặc các đối tượng ngoài nhà trường. New 1. Luật về quấy rối (Harassment Act 1. Hướng dẫn cho Zealand 1997) các trường tại New 2. Luật về BL gia đình năm 1995 (Do- Zealand về việc sử mestic Violence Act 1995) dụng các biện pháp kiềm chế về mặt thể 3. Đạo luật Truyền thông kỹ thuật số chất (Guidelines for gây hại 2015 (Harmful Digital Com- Registered Schools munications Act 2015) in New Zealand on the use of Physical Restraint) 565
  7. 566 4. Đạo luật về mối quan hệ lao động 2. Mục tiêu giáo dục quốc 1. Secondary Teachers’ and Area 2000 (Employment Relations Act gia và hướng dẫn quản School Teachers’ Collective 2000) lý quốc gia (National Agreements (STCA and 5. Đạo luật về quyền của nạn nhân Education Goals and ASTCA) năm 2002 (Victims’ Rights Act National Administration 2002) Guidelines) 6. Luật Giáo dục 1989 (Education Act 3. Hướng dẫn cho trường 1989) học: Phản ứng và phòng ngừa với bắt nạt 7. Đạo luật Tội phạm 1961 (Crimes (Bullying prevention Act 1961) and response: a guide for schools) 4. Luật về Sức khỏe và An toàn tại nơi làm việc 2015 - hướng dẫn thực hành cho hội đồng quản trị và lãnh đạo nhà trường (Health and Safety at Work Act 2015 – a practical guide for boards of trustees and school leaders) Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành
  8. Nam Phi 1. Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi, 1996 1. Hướng dẫn thực Chuẩn mực và tiêu chí đối với các (The Constitution of the Republic of hiện và chính sách y nhà giáo dục (Norms and Stan- South Africa, 1996) tế trường học quốc dards for Educators) 2. Luật Các trường học Nam Phi 84 gia (2003) (National năm 1996 (South African Schools School Health Policy Act 84 of 1996) and Implementation Guidelines,2003) 3. Luật Chính sách giáo dục quốc gia (số 27 năm 1996) (National Education Policy Act (No. 27 of 1996) 4. Luật về việc làm của các nhà giáo dục (số 76 năm 1998) (Employment of Educators Act (No. 76 of 1998)) 5. Luật Trẻ em 38 năm 2005 (Children’s Act 38 of 2005) Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 6. Luật Tư pháp Trẻ em 75 năm 2008 (Child Justice Act 75 of 2008) 7. LuậtBbảo vệ khỏi quấy rối 17 năm 2011 (Protection from Harassment Act 17 of 2011) 8. Luật Cấm trong trường học (Regulations to Prohibit Initiation Practices in Schools (Government Gazette 24165, 2002: 68)) 9. Nghị định thực hiện giữa Bộ Giáo dục cơ bản và Sở cảnh sát Nam Phi về phòng chống tội phạm và BL ở tất cả các trường học (2011) 567
  9. 568 Mỹ 1. Luật Giáo dục Tiểu học và Trung 1. Luật về nhân phẩm học năm 1965 (Elementary and cho tất cả sinh viên Secondary Education Act of 1965) của New York: Các 2. Luật về cộng đồng và trường học nguồn lực và hướng không có ma túy năm 1986 (Drug- dẫn thực hành triển Free Schools and Communities Act vọng cho cán bộ quản of 1986) lý và giảng viên của trường (The New 3. Luật Trường học an toàn năm 1994 York State Dignity trong mục tiêu 2000: Luật giáo dục for All Students Act: Mỹ (Safe Schools Act of 1994 - A Resource and Goals 2000: Educate America Act) Promising Practices 4. Luật Các trường học của Mỹ năm Guide for School 1994 (America’s Schools Act of Administrators & 1994) Faculty) 5. Luật Không trẻ em nào bị bỏ lại 2. Thông tin thực hành phía sau năm 2001 (No child left về việc lên kế hoạch behind Act of 2001) khủng hoảng: Hướng 6. Luật về thành công của mỗi học dẫn cho các trường sinh, sinh viên (Every Student học và cộng đồng Succeeds Act) năm 2007 của Bộ 7. Luật số 26 về tội quấy rối (Act 26 - Giáo dục và Đào tạo offense of harassment) (Practical Information on Crisis Planning: A 8. Luật Chấm dứt BLHĐ năm 2018 guide for schools and (H.R.4909 - STOP School Violence communities) Act of 2018) 3. Hướng dẫn phòng 9. Kể từ tháng 1 năm 2015, bốn mươi ngừa và ứng phó với chín tiểu bang (tất cả trừ Montana) BLHĐ của Cục Hỗ trợ đã ban hành Luật Phòng chống bắt tư pháp, Bộ Tư pháp nạt (Guide for Preventing and Responding to School Violence) Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành
  10. 4. Hướng dẫn luật về phòng ngừa BLHĐ tại các bang (VD: Ở Colorado, có Colorado School Violence Prevention: A Legal Manual) 5. Tài liệu hướng dẫn sơ cứu y tế cho các tình huống khẩn cấp trong trường học của Cơ quan dịch vụ y tế khẩn cấp của Mỹ Úc 1. Luật Tăng cường an toàn trực tuyến 1. Các bang có hướng Khung trường học an toàn quốc cho trẻ em năm 2015 (Enhancing dẫn cho việc phòng gia 2003 Online Safety for Children Act 2015) ngừa và can thiệp Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 2. Luật Phân biệt đối xử người khuyết BLHĐ, bắt nạt trong tật 1992 (Disability Discrimination trường học cho các Act 1992) trường, nhân viên của trường, ví dụ: Hướng 3. Luật Ủy ban Nhân quyền và Cơ hội dẫn của Queensland: Bình đẳng (HREOC) 1986 (Human Làm việc cùng nhau: Rights and Equal Opportunity hiểu BL ở học sinh Commission (HREOC) Act 1986) trong trường học 4. Luật Phân biệt chủng tộc 1975 (Working Together: (Racial Discrimination Act 1975) understanding student 5. Luật Phân biệt chủng tộc năm 1995 violence in schools) (Racial Hatred Act 1995) 6. Luật Phân biệt giới tính 1984 (Sex Discrimination Act 1984) 569
  11. 570 Hàn Quốc 1. Luật về phòng ngừa và các biện pháp đối phó với BL trong trường học (ban hành từ năm 2004) 2. Quyết định thực hiện luật về phòng ngừa và các biện pháp đối phó với BL trong trường học (2017) Singapore 1. Luật Bảo vệ khỏi quấy rối 2014 (Protection from Harassment Act (POHA) 2014) Philippines 1. Luật Chống bắt nạt năm 2013 (Anti- Bullying Act of 2013) Chile 1. Luật số 20.536 về BLHĐ trong Luật Giáo dục phổ thông đã được thông qua vào năm 2011. Peru Ở Peru, một luật được thông qua năm 2011 đảm bảo môi trường học đường an toàn với các cơ chế phòng ngừa, nhận dạng, ứng phó và loại bỏ bắt nạt và bắt nạt trực tuyến. Bộ Giáo dục, Ban quản lý trường, nhân viên và phụ huynh đều có trách nhiệm và tất cả trường học phải chỉ định một nhà tâm lý học chịu trách nhiệm phòng ngừa và phản ứng với bắt nạt. Phần Lan 1. Luật Giáo dục cơ bản, phần 29 (Basic Education Act Section 29) Thụy Điển 1. Luật Phân biệt đối xử năm 2009 2. Luật Giáo dục năm 2010 Mexico 1. Luật Bảo vệ quyền trẻ em và Vị Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành thành niên 2014
  12. Nhật Bản 1. Luật Thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa bắt nạt Albania 1. Luật số 18/2017 về quyền lợi và sự bảo vệ của trẻ em Qatar 1. Luật Phòng chống tội phạm mạng (Cybercrime Prevention Law) Cộng hòa 1. Hiến pháp Cộng hòa Namibia Khung trường học an toàn quốc Namibia 2. Luật Giáo dục 2001 gia 3. Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em 2015 4. Luật Chống cưỡng hiếp 2000 Canada 1. Dự luật 56: Luật Phòng ngừa và đối phó với bắt nạt và BL trong trường học (Bill 56: An Act to prevent and Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 deal with bullying and violence in schools) 2. Luật Giáo dục Malaysia 1. Dự luật vi phạm tình dục với trẻ em (2017) (sexual offences against children bill 2017) Kenya 1. Luật về tội phạm tình dục (2006) (Sexual Offences Act 2006) 571
  13. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 572 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Tại New Zealand, luật truyền thông kỹ thuật số gây hại vào năm 2015 được thông qua, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các liên lạc có hại, giảm tác động đến nạn nhân và thiết lập hệ thống giải quyết khiếu nại và loại bỏ các tài liệu, nội dung trực tuyến gây hại một cách nhanh chóng (UNESCO, 2017). Thứ ba, một số quốc gia đã sửa đổi các luật hiện hành hoặc đưa ra các kiểu tội phạm mới cụ thể vào là bắt nạt và bắt nạt trực tuyến, để giải quyết những mặt khác nhau của vấn đề, chẳng hạn như quấy rối học sinh, quấy rối gián tiếp, gây rối hoặc can thiệp vào hoạt động của các trường học, tiết lộ các bức ảnh thân mật riêng tư mà không có sự đồng ý và mạo danh trực tuyến. Đặc biệt, đối với một vấn đề đang có xu hướng gia tăng là bắt nạt trực tuyến (hay còn gọi là bắt nạt trên mạng), một số quốc gia đã quan tâm đến vấn đề này và xây dựng, bổ sung hình thức bắt nạt này vào luật một cách rõ ràng. Ví dụ như tại Mỹ, tiểu bang California đã thông qua dự luật vào năm 2011 liên quan đến bắt nạt trên các trang mạng xã hội, sử dụng điện thoại di động và các dịch vụ internet khác, cho phép các trường đình chỉ những người tham gia vào bắt nạt trực tuyến. Kể từ năm 2015, có 49 bang (tất cả các bang của Mỹ, trừ bang Montana) đã có luật phòng ngừa bắt nạt. Tất cả các luật này đều yêu cầu trường học phải có các chính sách để giải quyết bắt nạt, và hầu hết các luật này đều có đề cập đến hình thức điện tử của quấy rối (hay còn gọi là bắt nạt trực tuyến) (Hinduja & Patchin, 2015). Tại Philippines, luật chống bắt nạt rõ ràng đề cập đến bắt nạt trực tuyến. Tại Qatar, từ trước năm 2014, nước này đã xếp tội bắt nạt trực tuyến vào luật hình sự, tuy không có mục hoặc chương rõ ràng cho dạng tội phạm này. Đến năm 2014, nước này đã thông qua luật phòng chống tội phạm mạng, cụ thể và rõ ràng hơn cho tội bắt nạt trực tuyến (Foody và cộng sự, 2017). Tại Philipines, trong luật chống bắt nạt năm 2013 cũng có đề cập rõ ràng bắt nạt trực tuyến là một trong số các hình thức bắt nạt. Ở cấp độ Liên minh châu Âu, đã có các quy định chính liên quan đến bắt nạt trực tuyến: Chiến lược của Ủy ban châu Âu về chống lại bắt nạt trực tuyến (Kết luận của Hội đồng 2009 / C62 / 05 ngày 27/11/2008) và nó đệ trình các chỉ thị bảo vệ về mặt pháp lý cho trẻ vị thành niên trong không gian mạng: Chỉ thị 2011/92 / UE về việc đối xử không đúng đắn với mục đích tình dục và lạm dụng tình dục trẻ em và nội dung khiêu dâm trẻ em; Chỉ thị 2002/58 / WE về quyền riêng tư và liên lạc điện tử (Ćmiel, 2014). Thứ tư, một số quốc gia thông qua luật xây dựng cơ quan chuyên trách xử lý vấn đề. Đối với bắt nạt trực tuyến, trước thực trạng ở mức đáng lo ngại, bên cạnh những quốc gia bổ sung hình thức bắt nạt này vào luật, thì ở một cách tiếp cận khác, có quốc gia đã thành lập một cơ quan chuyên trách với nhiệm vụ xử lý hình thức bắt nạt này. Một cơ quan như vậy có thể có nhiều chức năng bao gồm: nhận báo cáo, khiếu nại, điều tra các khiếu nại liên quan đến bắt nạt trực tuyến, thiết lập các tiêu chuẩn về an toàn trực tuyến, internet và chịu trách nhiệm tìm giải pháp nhanh chóng
  14. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 573 cho khiếu nại hoặc yêu cầu xóa tài liệu khỏi internet. Ví dụ, tại Úc, luật tăng cường an toàn trực tuyến cho trẻ em 2015 được Úc thông qua, quy định thành lập ủy viên an toàn điện tử cho trẻ em, có chức năng chính là quản lý một hệ thống khiếu nại đối với tài liệu, nội dung bắt nạt trực tuyến, xóa nhanh thông tin khỏi phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời thúc đẩy an toàn trực tuyến cho trẻ em. Thứ năm, một số quốc gia đưa ra luật yêu cầu các trường học thiết lập và thực hiện các chính sách chống bắt nạt, chỉ định hành vi bị nghiêm cấm, xác định các nhóm dễ bị tổn thương, cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc điều tra các sự việc, cung cấp hoặc giới thiệu nạn nhân đến các dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ, và tư vấn về đào tạo nhân viên để giúp phòng ngừa, xác định và phản ứng với bắt nạt. Ví dụ: Tại Mexico, Luật Bảo vệ quyền trẻ em và thanh thiếu niên được thông qua vào tháng 2014/12 cung cấp một cách tiếp cận toàn diện để bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt. Đặc biệt, luật này yêu cầu các cơ quan chức năng phải đảm bảo chất lượng giáo dục và sự bình đẳng, họ phải xây dựng quy định cho hành động bắt nạt. Hơn nữa, luật này kêu gọi đưa ra các chiến lược và hành động để phát hiện sớm, phòng ngừa và loại bỏ bắt nạt, cung cấp các chỉ số và cơ chế để theo dõi, đánh giá và giám sát; phát triển các hoạt động đào tạo cho cán bộ nhân viên và giáo viên, và thiết lập các cơ chế chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn và bảo vệ trẻ em bị quấy rối hoặc BL trong trường học. Tại Peru, Luật 29719 năm 2011 khuyến khích một môi trường an toàn và lành mạnh trong trường học và thiết lập các cơ chế để xác định, phòng ngừa, trừng phạt và loại bỏ bắt nạt và bắt nạt trực tuyến. Theo luật, mỗi trường được yêu cầu chỉ định một nhà tâm lý chịu trách nhiệm phòng ngừa và ứng phó với bất kỳ sự cố nào. Nhận thức được tầm quan trọng của nỗ lực hợp tác giữa nhiều bên liên quan, luật đặt ra trách nhiệm rõ ràng cho Bộ Giáo dục, đối với Hội đồng trường, Hiệu trưởng và giáo viên, cũng như phụ huynh/người chăm sóc. Văn phòng Thanh tra giám sát việc thi hành luật. Tại Philippines, theo Luật Chống bắt nạt năm 2013, đã đưa ra các biện pháp: yêu cầu tất cả các trường tiểu học và trung học phải áp dụng các chính sách để giải quyết sự tồn tại của bắt nạt; thiết lập các cơ chế để giải quyết bắt nạt ở cấp trường và các yêu cầu báo cáo; đưa ra các biện pháp trừng phạt vì không tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý theo luật; và yêu cầu Bộ Giáo dục cung cấp quy tắc và quy định thực hiện cho các trường học. Ở Thụy Điển, chương 6 của Luật Giáo dục (2010) có các quy định liên quan đến các biện pháp tích cực mà các trường phải thực hiện để phòng ngừa bắt nạt học đường. Nhân viên nhà trường có nghĩa vụ báo cáo tất cả các sự việc bắt nạt và nhà trường phải điều tra những vụ việc này. Luật cũng yêu cầu các trường học đưa ra một kế hoạch được thực hiện hàng năm với các biện pháp được thực hiện để phòng ngừa và giải quyết bắt nạt. Luật Giáo dục cũng nghiêm cấm các hành vi trả thù nhằm vào một đứa trẻ hoặc học sinh đã báo cáo các hành vi bắt nạt và có quyền bồi thường thiệt hại nếu trường học không tuân thủ các quy định trong luật.
  15. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 574 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Tại Nhật Bản, theo Luật Thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa bắt nạt được thông qua năm 2013, các trường bắt buộc phải thành lập các nhóm gồm giáo viên, nhân viên và chuyên gia về tâm lý học, an sinh cho trẻ em và các lĩnh vực liên quan thực hiện các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bắt nạt theo hoàn cảnh của từng trường cụ thể và có liên quan đến các chính sách cơ bản để phòng ngừa bắt nạt được thông qua bởi chính phủ hoặc chính quyền địa phương. Các trường học cũng có nghĩa vụ nâng cao, bồi dưỡng năng lực tham vấn và tư vấn cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tại Hà Lan, Luật Chống bắt nạt năm 2015 đã cho thấy yêu cầu về sự tham gia của lãnh đạo nhà trường và cộng đồng nhà trường. Theo luật, các trường có trách nhiệm tạo ra một môi trường học tập an toàn, để đảm bảo tăng cường giám sát thực hiện các chiến lược và đặt một điều phối viên trong mỗi trường học để làm điểm kết nối cho trẻ em và phụ huynh. Theo luật ở Đan Mạch, các trường phải xây dựng các chiến lược phòng chống bắt nạt để đảm bảo rằng môi trường giáo dục có lợi cho sự khỏe mạnh, hạnh phúc của trẻ em và đạt được mức độ phát triển và học tập cao nhất có thể. Chính sách của chính phủ bao gồm đánh giá môi trường trường học ba năm một lần, bao gồm các khía cạnh về thể chất, tinh thần và thẩm mỹ của môi trường đó, mô tả và đánh giá các vấn đề và một kế hoạch hành động để ứng phó với các vấn đề đó (UNESCO, 2017). Thứ sáu, một số quốc gia còn thiếu khung pháp lý, chính sách và luật quy định rõ ràng về an toàn trong trường học nói chung và BLHĐ nói riêng. Ví dụ, tại Thái Lan, theo dữ liệu gần đây nhất từ một cuộc khảo sát quy mô lớn ở Thái Lan, khảo sát sức khỏe học sinh toàn cầu năm 2015 của WHO (GSHS), tập trung vào học sinh từ 13 đến 17 tuổi, cho thấy 33.2% học sinh bị bắt nạt trong thời gian 12 tháng qua1. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Srichai và cộng sự (2013), tại Thái Lan, an toàn học đường được coi là ưu tiên thấp so với các vấn đề giáo dục khác, thiếu chính sách hiệu quả và với nhiều rào cản khác cản trở việc thực thi chính sách an toàn học đường, chẳng hạn như vấn đề về chi phí. Thứ bảy, bên cạnh những quốc gia có chiến lược cấp quốc gia để phòng ngừa một hình thức BLHĐ là bắt nạt, một số quốc gia vẫn chưa có chiến lược quốc gia trong việc phòng ngừa vấn đề này. Ví dụ như thực trạng tồn tại các chiến lược quốc gia về phòng ngừa bắt nạt ở các nước châu Âu tính đến năm 2016: 1 https://bangkok.unesco.org/content/thailand-assault-global-wake-call-school-violence-and- bullying-0
  16. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 575 Bảng 2. Sự tồn tại của chiến lược quốc gia trong phòng ngừa bắt nạt trong trường học ở các nước châu Âu (theo Downes, & Cefai, 2016). Áo Có Bỉ Không Bulgaria Có Đảo Síp Không Cộng hòa Séc Có Anh Không Estonia Không Phần Lan Không có chiến lược quốc gia nhưng bắt nạt có trong Chương trình chính quốc gia và chương trình chính phủ và chương trình triển khai quốc gia Kiva Pháp Có Hy Lạp Có Hungary Không Ai-len Có Ý Có Latvia Không Litva Có Malta Có Hà Lan Không, nhưng có luật mới về an toàn cộng đồng xã hội Na Uy Có Ba Lan Có Bồ Đào Nha Có Rumani Có Scotland Có Serbia Không Slovakia Không Tây Ban Nha Có Thụy Điển Có Thổ Nhĩ Kỳ Có Nguồn: Phản hồi kết hợp từ ba nguồn: Ủy ban ET2020 Nhóm làm việc về chính sách giáo dục của các quan chức giáo dục cấp cao từ các khảo sát của Bộ quốc gia / ENSEC / NGO (theo Downes, & Cefai, 2016).  Ngoài ra, theo Gershoff (2017) hình phạt về thể chất/ thân thể bị nghiêm cấm về mặt pháp lý tại các trường học ở 128 quốc gia và được phép ở 69 quốc gia (35%). Bảng dưới đây liệt kê từng quốc gia cho phép trừng phạt thân thể ở trường, tính
  17. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 576 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành đến năm 2016. Hình phạt kiểu này đã bị cấm ở tất cả các quốc gia châu Âu và hầu hết Nam Mỹ và Đông Á. Trong số 69 quốc gia, có ba nước phát triển là ngoại lệ tiếp tục cho phép trừng phạt thân thể trong học đường: Úc, Cộng hòa Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Ở Úc, hình phạt kiểu này trong môi trường học đường bị cấm ở 5/8 tiểu bang và vùng lãnh thổ, trong khi ở Hoa Kỳ, nó bị cấm ở các trường công lập ở 31/50 tiểu bang. Liên hợp quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng hình phạt thể chất vi phạm Công ước về Quyền trẻ em (Liên hợp quốc, Ủy ban về Quyền trẻ em, 2007). Tuy nhiên, nếu một người trưởng thành đánh vào một đối tượng như học sinh, thì đó sẽ được coi là hành hung/ tấn công ở bất kỳ quốc gia nào trong số các quốc gia này. Bảng 3. Danh sách 69 quốc gia cho phép trừng phạt thân thể trong học đường Angola Mozambique Antigua and Barbuda Myanmar Australia Nepal Bahamas Niger Barbados Nigeria Bhutan Pakistan Botswana Palau Brunei Darussalam Panama Burkina Faso Papua New Guinea Central African Republic Qatar Comoros Hàn Quốc Côte d’Ivoire Samoa Dominica Saudi Arabia Triều Tiên Senegal Ai Cập Seychelles Equatorial Guinea Sierra Leone Eritrea Singapore Gambia Solomon Islands Ghana Somalia Grenada Sri Lanka Guatemala St Kitts and Nevis Guinea St Lucia Guyana St Vincent and the Grenadines Ấn Độ Nhà nước Palestine Indonesia Sudan Iran Suriname
  18. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 577 Iraq Swaziland Jamaica Syrian Arab Republic Lebanon Timor-Leste Lesotho Tuvalu Liberia UR Tanzania Malaysia Mỹ Maldives Western Sahara Mauritania Zimbabwe Morocco Nguồn: theo Gershoff (2017) Đồng thời với việc thi hành các chính sách để phòng chống BLHĐ, việc đánh giá thực trạng thực thi cũng như hiệu quả của các chính sách này cũng được quan tâm. Ví dụ, tại Mỹ, từ 1999 đến 2010, có hơn 120 dự luật được ban hành bởi các cơ quan lập pháp tiểu bang trên toàn quốc đã đưa ra hoặc sửa đổi giáo dục hoặc các đạo luật hình sự để giải quyết các hành vi bắt nạt và liên quan trong trường học. 21 dự luật mới đã được thông qua vào năm 2010 và 8 dự luật bổ sung đã được ký thành luật tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2011. Kể từ tháng 1/2015, 49 tiểu bang (tất cả trừ Montana) đã ban hành luật phòng, chống bắt nạt (Hinduja & Patchin, 2015). Nghiên cứu của Sabia & Bass (2017) là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra toàn diện hiệu quả của Luật Chống bắt nạt ở Mỹ đối với BL ở thanh thiếu niên. Sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, kết quả cho thấy rằng việc thực thi các chính sách chống bắt nạt nghiêm ngặt, toàn diện của trường học giảm 7 đến 13% BLHĐ và giảm 8 đến 12 % bắt nạt. Kết quả cũng cho thấy có sự giảm thiểu tử vong ở trường của thanh thiếu niên và việc bắt giữ tội phạm BL. Hay tại Úc, năm 2003, Úc là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng chính sách quốc gia tích hợp, được gọi là Khung trường học an toàn quốc gia (National Safe Schools Framework, NSSF), để ngăn ngừa và quản lý BL, bắt nạt và các hành vi gây hấn khác. Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ Úc với hy vọng xây dựng một môi trường học đường an toàn. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã xem xét hiệu quả của khung này, kết quả cho thấy: Dữ liệu cắt ngang được thu thập trong năm 2007 từ 7418 học sinh từ 9 đến 14 tuổi và 453 giáo viên từ 106 trường đại diện của Úc đã được phân tích để xác định nhận thức của giáo viên về mức độ thực hiện NSSF, năng lực của giáo viên trong việc giải quyết bắt nạt ở học sinh và báo cáo của học sinh về bắt nạt trong trường học của các em, 4 năm sau khi phổ biến khung tại Úc. Mặc dù các vấn đề về phương pháp còn hạn chế, nhưng kết quả cho thấy các trường dường như không thực hiện rộng rãi thực hành trường học an toàn được khuyến nghị, giáo viên dường như cần được đào tạo nhiều hơn để giải quyết bắt nạt, đặc biệt là bắt nạt
  19. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 578 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành gián tiếp và tỉ lệ bắt nạt ở học sinh dường như không thay đổi so với dữ liệu của Úc 4 năm trước khi có sự hiện diện của NSSF (Cross và cộng sự, 2011). 2. Hành lang pháp lý phòng chống BLHĐ tại Việt Nam và khuyến nghị cho tương lai Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có thống kê cụ thể về thực trạng BLHĐ trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy những con số đáng báo động: 1/5 trẻ em được báo cáo là bị giáo viên ở trường trừng phạt về thể chất khi 8 tuổi. Ở tuổi 15, rất ít bé trai hay bé gái báo cáo phải chịu hình phạt về thể chất (UNICEF, 2009), 70% học sinh cho rằng, các em đã từng chứng kiến những hành vi BL học đường liên quan đến thể chất ở các mức độ khác nhau (Hoàng Trung Học, 2016), hay nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự (2015) cho thấy 24% tổng số học sinh tại Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến, hay nghiên cứu trên 500 học sinh THPT tại Đà Nẵng của Nguyễn Thị Bích Hạnh và cộng sự (2017) cho thấy 19.3% học sinh từng là thủ phạm và 16.7% học sinh từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. So sánh quốc tế, hành lang chính sách của Việt Nam đảm bảo an ninh trường học và phòng chống bạo lực học đường khá đầy đủ từ Nghị định số 80/2017/NĐ- CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Các quyết định chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Bên cạnh đó còn có các thông tư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành có liên quan như: Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông (Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP); Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác xã hội trong trường học (Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP); Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT của Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục; hay Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở
  20. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 579 giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Hay các Chỉ thị, Quyết định cá biệt và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề có liên quan như: Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở GDMN, GDPT, GDTX giai đoạn 2017-2021; Công văn số 5812/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 21/12/2018 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường; Công văn số 1259/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 5/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Như vậy, có thể thấy về mặt văn bản chính sách hành lang pháp lý của Việt Nam khá đầy đủ cho đến hiện nay, tuy nhiên việc xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật cần xem xét những vấn đề sau: Cần giám sát việc thực thi các văn bản, cũng như đánh giá hiệu quả của các văn bản, điều luật trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh, thông qua việc theo dõi con số thống kê tỉ lệ học sinh tham gia vào BLHĐ trên phạm vi toàn quốc qua các năm. Cần bổ sung định nghĩa, cơ chế xử lý các hình thức mới như bắt nạt trực tuyến vào văn bản. Cần thiết lập mô hình xử lý BLHĐ với cơ chế báo cáo, đánh giá vấn đề và tăng cường triển khai các chương trình phòng ngừa, can thiệp dựa trên bằng chứng khoa học. Tăng cường sự phối hợp hành động giữa các ban, ngành, các bên liên quan trong và ngoài trường học, các văn bản cần nêu rõ trách nhiệm từng nhiệm vụ, hoạt động phòng chống BLHĐ cụ thể đối với từng cá nhân và tổ chức. LỜI CẢM ƠN: Nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đề tài mã số B2018-ĐHQG-01.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2