Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt<br />
<br />
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ MÔN NGỮ PHÁP VĂN BẢN 1.1. Giới thiệu sơ lược về ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp văn bản 1.1.1 Ngữ pháp truyền thống Ngữ pháp truyền thống chỉ quan tâm đến những đơn vị ngôn ngữ trong phạm vi câu, chưa đi sâu nghiên cứu chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng như quá trình tiếp nhận và tạo lập các tín hiệu giao tiếp bằng ngôn ngữ, do đó không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tượng biểu hiện trong phạm vi câu nhưng lại có liên quan đến những cơ chế ngoài câu như điệp, đối, việc lựa chọn các quán từ, vai trò của đại từ, từ nối, các mối liên kết giữa các câu, v.v. Điều này khiến cho nó không đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn trong phân tích tác phẩm văn học hay phân tích và xây dựng các loại văn bản khác nhau. Ngữ pháp truyền thống sử dụng các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ như sau: Âm vị: Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. Ví dụ: các âm /b/, /t/, /m/ Hình vị: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Ví dụ: từ “phụ huynh” có hai hình vị: hình vị “phụ” và hình vị “huynh”. Từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất độc lập về nghĩa và hình thức. Ví dụ: các từ “đi”, “tủ”, “ghế”… Câu là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo. Ví dụ: Lan rất dễ thương. Như vậy, câu được xem là đơn vị lớn nhất trong ngôn ngữ.<br />
Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 1<br />
<br />
Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt<br />
<br />
1.1.2. Ngữ pháp văn bản 1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ môn ngữ pháp văn bản Ngữ pháp văn bản ra đời nhằm giải quyết những hạn chế của ngữ pháp trong phạm vi câu. Tuy nhiên, cách gọi tên bộ môn ngôn ngữ học này trong tiếng Việt có phần không chính xác, không phản ánh đúng quan niệm được chấp nhận trong ngôn ngữ học Âu châu, bởi vì thuật ngữ văn bản (text) của các ngôn ngữ Âu châu có thể gây ra sự hiểu nhầm trong tiếng Việt, nơi mà thuật ngữ này vẫn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn: “sản phẩm ngôn ngữ viết” hay “ngôn phẩm viết”. Do vậy, cần phải hiểu từ “văn bản” theo nghĩa rộng hơn. Ở đây thuật ngữ “ngữ pháp văn bản” bao hàm việc nghiên cứu văn bản không chỉ với tư cách là loại ngôn phẩm viết, mà còn cả với tư cách là những ngôn phẩm nói có cấu trúc của những chỉnh thể trên câu. Như vậy, với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, “văn bản” trong tiếng Việt từ nay cũng bao gồm cả những ngôn phẩm nói. Ngữ pháp văn bản thường được dùng như là một thuật ngữ đồng nghĩa với ngôn ngữ học văn bản, tuy rằng ngôn ngữ học văn bản có phạm vi nghiên cứu rộng hơn, ví dụ như nó nghiên cứu cả những vấn đề siêu văn bản (hipertekst). Bên cạnh hai thuật ngữ tương đương này còn có một thuật ngữ khác dùng để chỉ một bộ môn khoa học khác nhưng đôi khi lại được dùng theo nghĩa giống như ngữ pháp văn bản, đó là văn bản học (tekstologia) (ví dụ: J. Bartmiński ). Tuy nhiên, theo cách hiểu của phần lớn các nhà ngôn ngữ học thì “ngữ pháp văn bản” và “văn bản học” là hai lĩnh vực khoa học khác nhau, vì chúng quan tâm đến những vấn đề khác nhau. “Văn bản học” thường được dùng với nghĩa là ngành khoa học nghiên cứu các văn bản (chủ yếu là văn học) dưới góc độ so sánh nhằm tìm ra những thay đổi trong những văn bản đó. Mục đích chủ yếu của “văn bản học” là phát hiện những chỗ sai sót hay khác biệt của các văn bản để xác định văn bản gốc và các dị bản, những chỗ sáng tạo trong văn bản, lai lịch của văn bản hoặc để phục vụ cho công việc biên tập.<br />
Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 2<br />
<br />
Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt<br />
<br />
Rõ ràng vào khoảng giữa thế kỉ XX trở về trước, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào các đơn vị trong nội bộ của câu. Người ta cho rằng để giao tiếp đạt hiệu quả chỉ cần tạo ra các câu đúng ngữ pháp và có nghĩa. Thế nhưng, từ nửa sau thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu mới nhận ra rằng, để giao tiếp, không phải chỉ tạo ra các câu đúng, mà còn phải phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các câu. Nhờ vậy mà, ngữ pháp văn bản bắt đầu manh nha và trở thành một phân môn mới của ngôn ngữ học văn bản. Nhiều tài liệu đã giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về môn học này. Tuy nhiên, tài liệu có tính chất kinh điển nhất của tác giả Galperin: “Văn bản với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học” được xem là cuốn sách hay và thú vị cho những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Mãi đến sau này ngữ pháp văn bản được giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam qua công trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm, xuất bản lần đầu năm 1985 và nhanh chóng được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo các cấp, từ phổ thông đến đại học và trên đại học. Ngữ pháp văn bản là một bộ phận của ngôn ngữ học văn bản, nghiên cứu đặc điểm của các đơn vị trong cấu trúc văn bản: đoạn văn, chỉnh thể trên câu (liên kết) và văn bản; nghiên cứu quá trình hình thành văn bản. Nghiên cứu ngữ pháp văn bản trên thế giới và ở Việt Nam được đánh dấu bởi các mốc quan trọng như sau: (1) Giai đoạn phi ngôn ngữ học: trước năm 30 của thế kỷ XX. Đó là giai đoạn nghiên cứu văn bản một cách rời rạc, chưa có sự định hướng ngôn ngữ học. Các nghiên cứu văn bản trong suốt thời gian này chủ yếu phục vụ cho những lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến văn bản như thuật hùng biện (ví dụ: các triết gia Hy Lạp cổ đại như Aristoteles, Quintillian) hay tu từ học. (2) Giai đoạn sơ khai: những năm 30 – 40 của thế kỷ XX. Đó là giai đoạn xuất hiện những công trình nghiên cứu văn bản ít nhiều có định hướng ngôn ngữ học (ví dụ như của nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc Mathesius).<br />
Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 3<br />
<br />
Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt<br />
<br />
(3) Giai đoạn tự khẳng định: những năm 50 – 60 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn hình thành và bổ sung các khái niệm cơ bản của ngữ pháp văn bản, xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu của nó. Trong giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các trung tâm nghiên cứu ở Tiệp Khắc hay ở Liên Xô (cũ). Ngoài ra, các ý kiến chuyên môn của những tên tuổi lớn trong ngôn ngữ học như L. Hjemslev hay H. Weinrich cũng đã góp phần làm cho ngữ pháp văn bản trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập. (4) Giai đoạn phát triển mạnh mẽ: từ những năm 70 đến nay. Ở giai đoạn này, ngữ pháp văn bản đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Người ta đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống khái niệm cơ bản, khẳng định văn bản là đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, ngữ pháp văn bản trong giai đoạn hiện tại không còn bị giới hạn trong việc nghiên cứu cấu trúc nội tại của văn bản mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu tới những đặc trưng hướng ngoại của nó. Xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các kiểu ứng xử và những đặc trưng xã hội hoặc văn hóa của con người, ví dụ: Trường phái Anh-Mỹ (Halliday, Hymes), các công trình nghiên cứu về ngữ dụng (Grice), hay phân tích hội thoại (Goffman, Jefferson). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ngữ pháp văn bản còn chưa có nhiều, tuy rằng cũng đã thu được những kết quả nhất định, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về tính liên kết (Kohezja) của văn bản (ví dụ: Trần Ngọc Thêm) và tính mạch lạc (Koherencja) văn bản (ví dụ: Diệp Quang Ban). Cũng đã có một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Đỗ Hữu Châu) bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu cấu trúc hướng ngoại của văn bản. Ngoài ra, có một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú) vẫn tiếp tục đường hướng nghiên cứu về phong cách của văn bản. 1.1.2.2. Những ứng dụng ngữ pháp văn bản trong thực tế - Ngữ pháp văn bản giúp chúng ta:<br />
Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 4<br />
<br />
Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt<br />
<br />
* Giải thích nghĩa của câu, giải thích vai trò của các từ nối, các đại từ trong câu, hiện tượng lặp từ, ngữ giữa các câu trong văn bản… * Phân tích cấu trúc hình thức và nội dung của văn bản tác phẩm văn học. * Dạy học làm văn và thực hành văn bản tiếng Việt nói chung ở các cấp học. Bài tập: Các anh (chị) hãy xác định hai tập hợp câu sau đây, tập hợp câu nào có nghĩa và cho biết sự khác nhau giữa hai tập hợp câu. (1) Mặt trời mọc. Những chiếc ô tô chạy trên đường. Cánh đồng lúa xanh<br />
<br />
mơn mởn. Những đàn chim bay về tổ. Trời sắp đổ mưa. (2) Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng<br />
<br />
vàng ngày càng rực rỡ. Rồi vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây lại ra hoa. Rồi vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy.<br />
<br />
Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy<br />
<br />
5<br />
<br />