intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyên đề: Văn bản và soạn thảo văn bản

Chia sẻ: Codon_06 Codon_06 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

143
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn bản là một loại phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nhất định. Văn bản được hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn cùng tìm hiểu "Bài giảng Chuyên đề: Văn bản và soạn thảo văn bản".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề: Văn bản và soạn thảo văn bản

  1. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN Đà Nẵng, tháng 01. 2010
  2. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN I. Khái niệm và chức năng của văn bản Văn bản (VB) là gì? 1 Khái niệm: - Văn bản nói chung là một loại phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay một loại kí hiệu) nhất định. VB được hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể của đời sống XH và QLNN (quản lý nhhà nước) mà VB có những nội dung và hình thức thể hiện khác nhau. - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết. Văn bản thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới 1 mục tiêu giao tiếp nhất định.
  3. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN 2. Văn bản hành chính (VBCH) là gì ? VBHC là VB của các cơ quan NN dùng để ghi chép, truyền đạt các quyết định QL (quản lý) và các thông tin cần thiết cho hoạt động QL theo đúng thể thức, thủ tục, và thẩm quyền luật định. - Nói cách khác, Văn bản HC là phương tiện quan trọng để đảm bảo thông tin cho QL và nó phản ánh kết quả hoạt động của QL, đồng thời nó truyền đạt ý chí, mệnh lệnh của các CQNN (cơ quan nhà nước) cho cấp dưới. VBHC là thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa NN với tổ chức và công dân.
  4. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN II. Chức năng của văn bản hành chính 1. Chức năng thông tin: Đây là chức năng cơ bản và tổng quát nhất của VBHC nói chung: vì trong trong quá trình QL, điều hành và trong các hoạt động của các CQNN thì VB là phương tiện truyền tải thông tin quan trọng nhất để điều hành bộ máy QLNN + Thông tin về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước liên quan đến mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan; về nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của từng cơ quan + Ghi lại các thông tin quản lý + Truyền đạt thông tin QL từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống QL hay từ CQQLNN đến quần chúng nhân dân. + Giúp cho các CQQLNN đánh giá các thông tin thu được qua các hệ thống truyền đạt thông tin khác.
  5. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN II. Chức năng của văn bản hành chính (QL). 2. Chức năng quản lý - VBHC là phương tiện hữu hiệu trong việc truyền đạt các quyết định QL cho cấp dưới một cách thuận lợi và chính xác. - VBHC giúp cho các nhà QL tổ chức, điều hành tốt công việc QL của mình và là cơ sở để theo dõi, kiểm tra, đánh giá cấp dưới theo quy trình quản lý. Nó là cơ sở pháp lý để đề ra các quy định đảm bảo tính pháp luật.
  6. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN II. Chức năng của văn bản hành chính (QL). 3. Chức năng pháp lý - VBHC là phương tiện để ghi chép và truyền đạt các quy phạm pháp luật và để điều tiết các mối quan hệ xã hội bằng hệ thống luật pháp đã được văn bản hóa, tạo điều kiện phổ biến rộng rãi, đầy đủ chính xác việc thực thi pháp luật và QLNN, quan hệ xã hội được nghiêm minh, đúng đắn và thống nhất. - Nó là cơ sở pháp lý cho các quyết định QL và các thông tin QL khác của các CQNN từ TW đến địa phương.
  7. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN III. Hệ thống VB của nước CHXHCNVN: 1. Văn bản quy phạm pháp luật: L, PL, L, NQ, NQLT, NĐ, QĐ, CT, TT, TTLT. 2. Văn bản cá biệt: (Quyết định, chỉ thị thành văn mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, công chức NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định..) 3. Văn bản hành chính thông thường: ( không đưa ra các quyết định quản lý, do đó không dùng để thay thể cho văn bản QPPL hoặc văn bản cá biệt) 4.Văn bản quản lý lĩnh vực chuyên môn: (các loại hóa đơn, séc, các loại văn bằng, chứng chỉ) 5. Các loại hợp đồng: (hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động) 6. Các văn bản chuyển đổi: (Nội quy, quy chế, quy định của từng cơ quan đơn vị trong từng lĩnh vực QL cụ thể)
  8. Các loại văn bản hành chính (VBHC) * Văn bản cá biệt: (VBCB) là những quyết định QL thành văn mang tính áp dụng luật, do cơ quan, công chức NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra các quy tắc xử sự riêng đối với 1 hoặc 1 nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ rõ, hay nói cách khác để giải quyết công việc cụ thể. (VD: QĐ của GĐ Bưu điện khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích cao trong công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2008) Văn bản cá biệt có 2 loại: Quyết định cá biệt và Chỉ thị cá biệt.
  9. Văn bản cá biệt: (VBCB) -Quyết định cá biệt: (QĐ áp dụng PL) là VB được ban hành để giải quyết các công việc cụ thể đối với đối tương cụ thể. Đó là những quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phê duyệt dự án …) - Chỉ thị cá biệt: là VB được ban hành để vận hành bộ máy thuộc quyền QL của đơn vị và nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà NN giao cho đơn vị, có nội dung chứa đựng các mệnh lệnh của cấp trên giao cho cấp dưới trong việc thực hiện pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể phát sinh trong quá trình QL
  10. Văn bản hành chính thông thường: (VBHCTT) - Văn bản HCTT là loại văn bản mang tính thông tin, điều hành nhằm thực thi các VBQPPL (văn bản quy phạm pháp luật), hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép các công việc trong các cơ quan tổ chức. Nội dung của thông tin mang tính chất điều hành tác nghiệp hành chính.VBHCTT không đưa ra các quyết định QL do đó không được dùng để thay thế cho VBQPPL hoặc VBCB - Các hình thức VBHCTT: + VBHC không có tên loại: (công văn hành chính) + VBHC có tên loại: Điều lệ, quy chế, quy định, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, chiến lược, đề án, thông báo, báo cáo…
  11. Văn bản chuyên môn-kỹ thuật: (VBCM-KT) - Văn bản chuyên môn-kỹ thuật là loại văn bản do một cơ quan QLNN trong một lính vực nhất định, được NN ủy quyền ban hành, dùng để QL một lĩnh vực điều hành của bộ máy NN, loại VB này mang tính đặc thù và thuộc thẩm quyền ban hành riêng của từng cơ quan NN theo quy định của pháp luật. (+ Giấy khai sinh: do cơ quan Tư pháp ban hành; Bệnh án: do Bộ Y tế ban hành…)
  12. Sơ đồ hệ thống VBQLNN Sơ đồ hệ thống VBQLNN CTN: L, QĐ (Đ 14) CQLP (Đ13) CQHP (Đ15,16) CQTP (Đ17) QH HP,Lt, NQ CQHP-QLC CQHP-QLCM TANDTC VKSNDTC HĐTPTANDTC Các Bộ: NQ UBTVQH CP: NQ,NĐ QĐ VT PL,NQ CT VKSNDTC TT QĐ TTg: QĐ, CT CA.TANDTC TTLT CT HĐNN QĐ TT các cấp CT UBNN các cấp NQ TT QĐ. CT
  13. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Quy trình soạn thảo và ban hành VB là trình tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ quan QLNN nhất thiết phải tiến hành trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động (4 bước) - Chuẩn bị - Lập đề cương, viết bản thảo - trình duyệt, ký văn bản - Hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành VB
  14. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 1: chuẩn bị - Phân công soạn thảo: cơ quan đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo - Xác định mục đích ban hành VB, đối tượng và phạm vi áp dụng của VB - Xác định tên loại VB - Thu thập và xử lý thông tin
  15. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 2: lập đề cương và viết bản thảo - Lập đề cương: + Đề cương VB là bản trình bày những điểm cốt yếu dự định thể hiện ở nội dung VB + Đề cương VB được xây dựng trên cơ sở những vấn đề được xác định trong mục đích và giới hạn của VB + Có thể XD đề cương chi tiết, hoặc sơ lược - Viết bản thảo: + Dùng lời văn, câu chữ để cụ thể hóa những ý tưởng, những dự kiến được xác lập ở đề cương + Khi viết bản thảo, cần phải bám sát đề cương, phân chia dung lượng trong từng chương, mục, đoạn cho hợp lý. Sử dụng linh hoạt các từ, cụm từ, liên kết các câu, đoạn để VB trở thành một thể thống nhất, trọn vẹn về nội dung và hình thức. + Kiểm tra, rà soát bản thảo: kiểm tra bố cục nội dung: đã lôgic chưa, đầy đủ các ý cần trình bày chưa, các ý trình bày đã phù hợp với mục đích ban hành VB hay chưa, ý trọng tâm của VB đã nổi bật hay chưa. + Kiểm tra về thể thức VB, về ngôn ngữ diễn đạt và trình bày
  16. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 3: trình duyệt, ký văn bản - Cơ quan, đơn vị soạn thảo VB trình hồ sơ trình duyệt dự thảo VB lên cấp trên (tập thể hoặc cá nhân) để xem xét thông qua. - Hồ sơ trình duyệt bao gồm các giấy tờ sau: + Tờ trình hoặc phiếu trình dự thảo VB + Bản dự thảo + VB thẩm định (nếu có) + Bản tập hợp ý kiến tham gia (nếu có) + Các văn bản giấy tờ khác liên quan (nếu có) Trường hợp không có hồ sơ trình duyệt thì phải trực tiếp tường trình với thủ trưởng về VB * Đối với VB thông qua theo chế độ tập thể và QĐ theo đa số: các thành viên dự họp phải đúng thành phần, có đủ tư cách và thẩm quyền. VB được thông qua khi đảm bảo số phiếu theo quy định của PL. * Đối với VB được thông qua theo chế độ một thủ trưởng: trên cơ sở bàn bạc, tìm hiểu, thống nhất ý kiến với ban lãnh đạo, thủ trưởng xem xét ký ban hành và phải chịu trách nhiệm pháp lý về VB mình đã ký.
  17. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 4: hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành VB (thuộc nhiệm vụ của cán bộ văn thư) - Ghi số, ngày tháng năm ban hành VB - Vào sổ VB đi, sổ lưu VB - Kiểm tra lần cuối về thể thức VB - Nhân VB đủ số lượng ban hành - Đóng dấu cơ quan - Bao gói và chuyển giao VB Với những VB quan trọng, ban hành kèm theo phiếu gửi VB, cần tiếp tục theo dõi sự phản hồi của cơ quan nhận VB.
  18. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 1. Soạn thảo quyết định cá biệt: - Về thể thức: gồm 9 thành phần cơ bản và một số thành phần bổ sung (tên người đánh máy, số lượng ban hành). Trình bày theo quy định của 1 VBHC có tên loại. - Về bố cục: gồm 2 phần + Phần mở đầu: nêu các căn cứ để ban hành quyết định + Phần nội dung: nêu các quy định (được trình bày dưới dạng điều: từ 2-5 điều) * Điều 1: quy định thẳng vào vấn đề chính (đã được nêu ở phần trích yếu nội dung, nhưng cần được trình bày cụ thể hơn) * Điều 2, và các điều tiếp theo quy định những hệ quả pháp lý nãy sinh từ điều 1 * Điều cuối cùng: quy định hiệu lực và các đối tượng thi hành quyết định. (xem phụ lục I)
  19. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 2. Soạn thảo công văn a. Yêu cầu: - Mỗi công văn chỉ chứa đựng 1 chủ đề và chỉ nêu một sự vụ nhất định - Công văn phải viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng phản ánh sát với chủ đề. - Ngôn ngữ sử dụng trong công văn phải khoa học, lịch sự, nghiêm túc, có tính thuyết phục - Phải đúng với thể thức quy định của pháp luật, đặc biệt phải có phần trích yếu nội dung
  20. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 2. Soạn thảo công văn. b. Bố cục của công văn - Phải có quốc hiệu và tiêu ngữ - Tác giả ban hành (tên cơ quan chủ quản và tên cơ quan ban hành văn bản) - số và ký hiệu của công văn - Địa danh và ngày tháng năm ban hành - Chủ thể nhận công văn - Trích yếu nội dung của công văn - Nội dung của công văn - chữ ký và đóng dấu, họ và tên người ký công văn - Nơi gửi công văn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0