intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Tình hình triển khai các văn bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong hệ thống khám chữa bệnh và định hướng các giải pháp

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

187
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu tổng quan về người cao tuổi; một số văn bản liên quan đến CSSK NCT; tình hình triển khai các văn bản liên quan đến CSSK của NCT trong hệ thống KCB;... được trình bày cụ thể trong "Bài thuyết trình: Tình hình triển khai các văn bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong hệ thống khám chữa bệnh và định hướng các giải pháp".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Tình hình triển khai các văn bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong hệ thống khám chữa bệnh và định hướng các giải pháp

  1. Tình hình triển khai các văn bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong hệ thống khám chữa bệnh và định hướng các giải pháp PGS. TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
  2. Nội dung bài trình bày 1. Tổng quan về người cao tuổi 2.Một số văn bản liên quan đến CSSK NCT 3. Tình hình triển khai các văn bản liên quan đến CSSK của NCT trong hệ thống KCB  Thành công  Hạn chế 4. Định hướng các giải pháp của ngành y tế về CSSK cho NCT 5. Kết luận
  3. 1. Tổng quan về người cao tuổi  Xu hướng già hóa dân số đang diễn ra tại hầu hết các quốc gia trên thế giới  Từ đầu đến cuối thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình đã tăng thêm gần 30 năm  Tuổi thọ cao là niềm tự hào cho các quốc gia  Tuổi thọ cao kéo theo hàng loạt vấn đề phải giải quyết  Để nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi, việc tìm hiểu tình hình chăm sóc cho người cao tuổi và các chính sách chăm sóc cho người cao tuổi là việc làm cần thiết
  4. 1. Tổng quan về người cao tuổi Sức khỏe của người cao tuổi Theo Viện Chiến lược và Chính sách Y tế:  Hầu hết người cao tuổi trong diện điều tra đều có bệnh  Số người cao tuổi bị mắc từ 02 bệnh trở lên chiếm một tỉ lệ rất cao (trên 70%)  Trung bình một người cao tuổi mắc 2,7 bệnh  Tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh mãn tính và bệnh thoái hoá  Khoảng 53,5% người cao tuổi tự đánh giá là có tình trạng sức khỏe kém và rất kém.  Tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh mãn tính và bệnh thoái hoá
  5. 2. Một số văn bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi  Luật Người cao tuổi đươc Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009;  Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009;  Thông tư 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
  6. 2. Một số văn bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Một số điểm chính của Luật Người cao tuổi MỤC 2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI Điều 12. Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau: a) Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác, trừ bệnh nhân cấp cứu, người khuyết tật nặng, trẻ em dưới 6 tuổi; b) Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
  7. Một số điểm chính của Luật Người cao tuổi 3. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây: a) Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi; b) Phục hồi sức khỏe cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại BV và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình; c) Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi. d) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tổ chức khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
  8. Một số điểm chính của Thông tư 35/2011/TT-BYT Nội dung hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú thực hiện theo các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế - Phòng bệnh cho người cao tuổi
  9. Một số điểm chính của Thông tư 35/2011/TT-BYT Trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 1. Bệnh viện Lão khoa Trung ương: a) Là tuyến cuối về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe cho NCT. b) Chỉ đạo, hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe NCT cho tuyến dưới trong phạm vi cả nước. c) Nghiên cứu khoa học về lão khoa cơ bản, lão khoa lâm sàng và lão khoa xã hội.
  10. Một số điểm chính của Thông tư 35/2011/TT-BYT d) Tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao về chuyên ngành lão khoa; Phối hợp với các cơ sở giáo dục quốc dân chuyên ngành y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa. đ) Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Y tế về xây dựng, phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong phạm vi cả nước.
  11. Một số điểm chính của Thông tư 35/2011/TT-BYT 2. Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú và tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh.
  12. Một số điểm chính của Thông tư 35/2011/TT-BYT  Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Trạm y tế xã): a) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi phù hợp với chuyên môn và chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế. b) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn theo quy định Khoản 2 Điều 13 Luật Người cao tuổi.  Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và điều kiện thực tế để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.
  13. Một số điểm chính của Thông tư 35/2011/TT-BYT Điều 3. Nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng 1. Tuyên truyền phổ biến các kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, để người cao tuổi tự phòng bệnh. 2. Hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe. 3. Tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi.
  14. Một số điểm chính của Thông tư 35/2011/TT-BYT  Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi được thực hiện ít nhất 01 một lần 01 một năm.  Khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tại nơi cư trú của người cao tuổi.  Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi bị tàn tật để phòng ngừa và phục hồi các di chứng do chấn thương, tai nạn hoặc do các bệnh tai biến mạch máu não, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác.
  15. Trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe cho cho NCT tại cộng đồng 1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn a) Hỗ trợ chi phí hoặc phương tiện đi lại đến nơi ở của người cao tuổi cho cán bộ y tế để khám bệnh, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi đối với trường hợp người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. b) Hỗ trợ chi phí hoặc phương tiện đi lại cho người cao tuổi cô đơn, theo đề nghị của trạm y tế xã, phường, thị trấn đối với trường hợp người cao tuổi bị bệnh nặng phải đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  16. Trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe cho cho NCT tại cộng đồng  Định mức hỗ trợ chi phí đi lại được quy định tại điểm a, điểm b khoản này trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này được thực hiện theo Thông tư số 21/2011/TT- BTC của Bộ Tài chính ngày 18 tháng 02 năm 2011
  17. Trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe cho cho NCT tại cộng đồng  Trách nhiệm của Trạm y tế xã a) Triển khai thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng b) Cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chi phí đi lại của cán bộ y tế được cử đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú được trích từ nguồn công tác phí hằng năm của trạm y tế và theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
  18. Quản lý các bệnh mạn tính cho người cao tuổi 1. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và các bệnh viện khác lập sổ theo dõi các bệnh mạn tính cho người cao tuổi trong hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi.. 2. Trạm y tế xã có trách nhiệm lập sổ hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính cho người cao tuổi tại địa phương theo mẫu quy định của Bộ Y tế..
  19. 3. Những hạn chế khi triển khai Thông tư 35 1. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa thành lập được khoa Lão khoa (hiện tại có 28/63 BV tỉnh đã thành lập khoa Lão khoa) 2. Nhiều tỉnh là lồng ghép với khoa khác  Định hướng giải pháp Các BV tuyến huyện đã bố trí phòng khám bệnh cho người cao tuổi lồng ghép với các chuyên khoa nhưng chưa đồng bộ 3. Điều tra của UBDS-GĐ-TE:  2,8% NCT được KSK định kỳ  35,8% không bao giờ nhận được sự giúp đỡ từ XH
  20. 3. Những hạn chế khi triển khai Thông tư 35 3. Chưa có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ y tế xã về KCB cho NCT tại nhà. 4. UBND các tỉnh thành phố phê duyệt kinh phí về KSK định kỳ cho NCT hàng năm còn hạn chế. 5. Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ cho NCT tại trạm y tế xã chưa đầy đủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2