Tổng quan ECG
lượt xem 11
download
Điện tim: là một đồ thị, ghi tính hoạt động điện của tim theo thời gian. Tên quốc tế là Electrocardiogram, ECG hoặc EKG, xuất phát từ tiếng German –Elektrokardiogramm, được tập hợp từ ba phần khác nhau: electro bởi vì nó liên quan đến điện tử học, cardio - tiếng Greek là tim, gram - tiếng Greek có gốc là "viết". Sự phân tích những sóng khác nhau và các vectơ bình thường của sự khử cực và tái phân cực, là những thông tin chẩn đoán quan trọng về tim do điện tim mang lại. Điện tâm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan ECG
- Tổng quan ECG Điện tim: là một đồ thị, ghi tính hoạt động điện của tim theo thời gian. Tên quốc tế là Electrocardiogram, ECG hoặc EKG, xuất phát từ tiếng German –Elektrokardiogramm, được tập hợp từ ba phần khác nhau: electro - bởi vì nó liên quan đến điện tử học, cardio - tiếng Greek là tim, gram - tiếng Greek có gốc là "viết". Sự phân tích những sóng khác nhau và các vectơ bình thường của sự khử cực và tái phân cực, là những thông tin chẩn đoán quan trọng về tim do điện tim mang lại. Điện tâm đồ: là biểu thị việc đo điện thế tiềm tàng giữa những điểm khác nhau của thân thể nhờ sử dụng máy khuếch đại sinh y học. Điện tâm đồ: · Là tiêu chuẩn vàng (gold standard) để chẩn đoán các loạn nhịp tim · Hướng dẫn chữa bệnh và xếp loai nguy cơ cho những bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp. · Giúp phát hiện những rối loạn điện giải (Chẳng hạn. tăng kali-huyết và giảm kali-huyết).
- · Giúp dò tìm những bất thường dẫn truyền (Chẳng hạn nghẽn bó his phải và trái). · Được sử dụng để theo dõi bệnh tim thiếu máu cục bộ trong thử nghiệm gắng sức tim. · Thỉnh thoảng có ích với những bệnh không do tim (Chẳng hạn. nghẽn mạch phổi hay giảm thể nhiệt). Điện tâm đồ không trực tiếp đánh giá tính co bóp của tim. Tuy nhiên, nó có thể đưa ra một chỉ định sơ bộ của tăng hay giảm bớt tính co bóp của tim. Kỹ thuật tiến bộ đột phá khi Willem Einthoven, Sử dụng điện kế dây đ ược phát minh bởi ông ta vào 1901, nhạy cảm nhiều hơn tĩnh điện kế mao dẫn thường dùng trước đó. Einthoven gán những chữ P, Q, R, S Và T, và mô tả những đặc tính điện tim của một số rối loạn tim mạch. Ông được tặng thưởng Nobel nhờ khám phá của mình vào năm 1924. Những nguyên lý cơ bản của thời đại đó còn đang được sử dụng cho tới hôm nay, còn sự tiến bộ trong những năm gần đây thường bao gồm sự giải thích, chẩn đoán bệnh do được điện toán hóa từ các biểu đồ sóng của điện tâm đồ . Giấy ghi ECG Một điện tâm đồ tiêu chuẩn có tốc độ chạy giấy là 25 mm/s, tốc độ giấy nhanh hơn thỉnh thoảng cũng được sử dụng. Mỗi khối vuông nhỏ của giấy ECG là 1 mm².
- Khi tốc độ 25 mm/s, một khối vuông nhỏ của giấy ECG di chuyển hết 0.04s (hay 40 ms). Năm khối vuông nhỏ tạo ra 1 khối lớn, di chuyển trong 0.20s (hay 200 ms). Cứ thế, cứ 5 khối lớn là một giây. Một ECG 12 đạo trình đạt chất lượng chẩn đoán là khi được lấy chuẩn 10mm/mV, Vì thế 1 mm chiều cao tương đương 0.1 mV. Một tín hiệu " định kích cỡ - calibration" cần phải được thể hiện với mọi bản ghi. Một tín hiệu chuẩn 1 mV phải di chuyển bút nhọn thẳng đứng đúng 1 cm, đó là hai hình vuông lớn về chiều cao trên giấy ECG. 3. Lọc nhiễu (Filter selection) ECG dùng nhiều kiểu lọc để xử lý tín hiệu. Lọc nhiễu cho phép theo d õi tốt nhịp tim. Đa số thiết đặt cho kiểu màn hình và kiểu chẩn đoán (monitor mode & diagnostic mode). Trong kiểu chẩn đoán, lọc tần số thấp đặt ở 0.05 Hz, để cho phép ghi được đoạn ST chính xác. lọc tần cao đặt tới 40, 100, hay 150 Hz. Trong kiểu màn hình, lọc tần số thấp được đặt tại 0.5 Hz hoặc 1 Hz (còn gọi là lọc thông tần cao bởi vì những tín hiệu ở trên ngưỡng được phép đi qua) và lọc tần số cao được đặt tại 40 Hz (lọc thông tần thấp bởi vì những tín hiệu ở dưới ngưỡng thì cho phép đi qua. Vì vậy, ECG kiểu màn hình được lọc nhiễu nhiều hơn kiểu chẩn đoán, bởi vì dải thông của nó hẹp hơn.
- Lọc thông tần cao giúp giảm bớt hiện tượng di lệch khỏi đường cơ sở, và mạch lọc thông tần thấp giúp giảm nhiễu 50-60 Hz cua mạng điện lực. 4. Đạo trình (Leads) Đạo trình (lead): Một đạo trình ghi tín hiệu điện của tim là từ một sự kết hợp của những điện cực ghi, được đặt tại những điểm đặc biệt trên thân thể của bệnh nhân. Đạo trình là từ có hai nghĩa trong điện tâm đồ: - Nó tham chiếu tới các dây nối một điện cực tới điện tâm đồ. - Thường dùng hơn là một sự kết hợp của những điện cực, thành một đường ảo trên thân thể, dọc theo đó các tín hiệu điện được đo. Các đạo trình phổ biến: - Đạo trình chi (Limb): Đạo trình I, II và III là những "chuyển đạo chi", chúng là cơ sở của tam giác Einthoven. Là ba đạo trình đầu tiên của ECG 12 đạo trình hiện đại. - Đạo trình tăng cường (Augmented limb): Các đạo trình aVR, aVL, và aVF gọi là chuyển đạo chi tăng cường. Chúng bắt nguồn từ ba điện cực tương tự với đạo trình I, II, và III. - Đạo trình trước tim (Precordial): Chuyển đạo trước tim V1, V2, V3, V4, V5, V6 được đặt trực tiếp trên ngực. Bởi vì gần tim, nên không yêu cầu tăng cường.
- Có hai kiểu đạo trình - đơn cực và lưỡng cực (unipolar and bipolar). Có một điện cực phiếm định tại "trung tâm" của tam giác Einthoven (giống như điểm trung gian tiếp đât-neutral). Ghi chú: sơ đồ màu của các dây thay đổi bởi từng nước. 4.1 Đạo trình chi (Limb) Đạo trình I, II và III là những "chuyển đạo chi", chúng là cơ sở của tam giác Einthoven. Là ba đạo trình đầu tiên của ECG 12 đạo trình hiện đại. - Đạo trình I là lưỡng cực (dipole) với điện cực âm (trắng) trên cánh tay phai và điện cực dương (đen) trên cánh tay trái. - Đạo trình II là lưỡng cực với điện cực âm (trắng) trên cánh tay phai và điện cực dương (đỏ) trên chân trái. - Đạo trình III là lưỡng cực với điện cực âm (đen) trên cánh tay trái và điện cực dương (đỏ) trên chân trái. 4.2 Đạo trình tăng cường (Augmented limb) Các đạo trình aVR, aVL, và aVF gọi là chuyển đạo chi tăng cường. Chúng bắt nguồn từ ba điện cực tương tự với đạo trình I, II, và III. Tuy nhiên, chúng nhìn tim từ những góc khác nhau (hay vectơ) bởi vì điện cực âm của đạo trình này là một sự cải biến của trung điểm Wilson bằng cách nối các đạo trình I, II, III lại cùng nhau và nối với cực âm của máy
- EKG. Điểm zero này thành điện cực âm và cho phép cực dương trở thành " điện cực thăm dò " hay là một đạo trình đơn cực. Điều này khả dĩ, bởi theo Luật Einthoven thì ở đây I + (- II) + III = 0. Phương trình có thể cũng được viết I + III = II. Nó được viết theo cách này (thay vì I + II + III= 0) vì Einthoven đã đảo ngược cực của đạo trình II trong tam giác Einthoven, có lẽ bởi vì ông thích thấy phức hợp QRS thẳng đứng. Kiểu tăng cường của Wilson được ứng dụng cho chuyển đạo chi aVR, aVL, aVF và Chuyển đạo trước tim V1, V2, V3, V4, V5, V6. - Đạo trình aVR hay "vectơ phải tăng cường" có cực dương (trắng) trên cánh tay phải. Điện cực âm là một sự kết hợp của điện cực tay trái (đen) với điện cực chân trái (đỏ), nhờ đó mà cường độ tín hiệu của cực dương tăng lên trên tay phải. - Đạo trình aVL hay "vectơ trái tăng cường" có điện cực dương (đen) trên cánh tay trái. Điện cực âm là một sự kết hợp của điện cực tay phải (trắng) và điện cực chân trái (đỏ), nhờ đó mà cường độ tín hiệu của cực dương tăng lên trên tay trái. - Đạo trình aVF hay "vectơ chân tăng cường" có điện cực dương tính (đỏ) trên chân trái. Điện cực âm là một sự kết hợp của điện cực cánh tay phải (trắng) và điện cực cánh tay trái (đen), điều đó "gia tăng" tín hiệu của cực dương trên chân trái. Những chuyển đạo chi tăng c ường aVR, aVL, aVF được khuyếch đại bằng cách này bởi vì tín hiệu quá nhỏ để sử dụng khi điện cực âm là tâm điểm Wilson.
- Cùng với những Đạo trình I, II, III, chuyển đạo chi tăng cường aVR, aVL, và aVF hình thành cơ sở của hệ qui chiếu hexaxial, được dùng để tính trục điện tim trong mặt phẳng đứng ngang. 4.3 Đạo trình trước tim (Precordial) Chuyển đạo trước tim V1, V2, V3, V4, V5, V6 được đặt trực tiếp trên ngực. Bởi vì gần tim, nên không yêu cầu tăng cường. Trung tâm Wilson vẫn được sử dụng cho điện cực âm, và những đạo trình này được xem xét như đơn cực. Chuyển đạo trước tim xem xét hoạt động điện của tim trong "mặt phẳng ngang ". Trục điện tim trong mặt phẳng ngang được tham chiếu như trục Z.. Những đạo trình V1, V2, V3 được tham chiếu tới như chuyển đạo trước tim phải Và V4, V5, V6 được tham chiếu tới như chuyển đạo trước tim trái.. Phức hợp QRS sẽ âm ở đạo trình V1 và dương ở đạo trình V6. Phức hợp QRS cần phải chuyển tiếp dần dần từ âm đến dương từ V2 đến V4. Đạo trình equiphasic được gọi là đạo trình chuyển tiếp. Khi sự chuyển tiếp xuất hiện sớm trước đạo trình V3, nó được coi là chuyển tiếp sớm. Khi nó xuất hiện sau đạo trình V3, được coi là chuyển tiếp muộn. Cũng cần phải có một sự tăng dần dần biên độ của sóng R từ V1 đến V4. Đây được biết đến như cấp độ sóng R. Sóng R thấp là không đặc hiệu. Nó có
- thể gây ra bởi những sự bất thường dẫn truyền, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, và những tình trạng bệnh lý khác. - Đạo trình V1 được đặt ở khoang gian sườn thứ tư bên phải xương ức. - Đạo trình V2 được đặt ở khoang gian sườn thứ tư bên trái xương ức. - Đạo trình V3 được đặt trực tiếp giữa V2 và V4. - Đạo trình V4 được đặt ở khoang gian sườn thứ năm trên đường giữa đòn (dù mỏm tim đổi chỗ). - Đạo trình V5 được đặt phương nằm ngang với V4 trên đường nách trước. - Đạo trình V6 được đặt phương nằm ngang với V4 và V5 trên đường nách giữa . 4.4 Tiếp đất (Ground) Một điện cực bổ sung (thường xanh lục) có mặt trong bốn dây của ECGs 12 đạo trình hiện đại. Là dây nối đất và được đặt lên chân phải theo quy ước, dù về lý thuyết nó có thể được đặt bất cứ nơi đâu trên thân thể. Với ECG 3 đạo trình, khi xem đạo trình lưỡng cực, dây còn lại trở nên dây nối đất theo mặc định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn