TỔNG QUAN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
lượt xem 69
download
Du lịch Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ qua, thế nhưng, các hoạt động du lịch mới được chú trọng đầu tư trong thời gian gần đây. Tuy vậy, ngành Du lịch đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và đóng góp rất lớn vào sự thành công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những thành tựu đó của ngành Du lịch phần nào khẳng định sự đúng đắn trong chính sách và công tác quy hoạch phát...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TỔNG QUAN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
- TỔNG QUAN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM -----------------------------------
- Du lịch Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ qua, thế nhưng, các hoạt động du lịch mới được chú trọng đầu tư trong thời gian gần đây. Tuy vậy, ngành Du lịch đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và đóng góp rất lớn vào sự thành công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những thành tựu đó của ngành Du lịch phần nào khẳng định sự đúng đắn trong chính sách và công tác quy hoạch phát triển du lịch. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngành Du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng. Giai đoạn đất nước còn tạm thời bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, từ năm 1960 đến 1975, du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư. Để thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 26/CP ngày 09/07/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Quản lý nhà nước về du lịch thuộc chức năng của Bộ Ngoại thương với một Phòng chuyên trách 4 người; năm 1969, chức năng này chuyển về Phủ Thủ tướng; sau đó, chuyển sang Bộ Công an. Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản lý, ngành Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thử thách, từng bước mở rộng nhiều cơ sở du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An,… Ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, có chất lượng; một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa anh em vào giúp Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ là xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; đồng thời, đón tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân [3]. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giả phóng, đất nước thống nhất, hoạt động du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc. Ngành Du lịch bước vào xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, ngành Du lịch hoạt động trong điều kiện đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ; đồng thời, lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam. Từ năm 1975 đến 1990, hoà vào khí thế chung của đất nước đã được thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ,… Từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Du lịch [3].
- Trong giai đoạn này, ngành Du lịch đã vượt qua những khó khăn, thử thách mới, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác trên thế giới đến Việt Nam. Du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu hai miền Nam - Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, góp phần phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Về mặt kinh tế - xã hội, ngành Du lịch đã phát triển thêm một bước, hoạt động có kết quả tốt, đặt nền móng cho ngành Du lịch bước vào giai đoạn mới. Tuy có những bước phát triển vượt bậc và những sự thay đổi lớn lao trong chiến lược và chính sách phát triển du lịch nhưng công tác quy hoạch du lịch trong thời gian này chưa được chú trọng và trên thực tế, chưa có một quy hoạch tổng thể nào. Nhìn chung, giai đoạn từ 1990 trở về trước, hệ thống tổ chức bộ máy ngành Du lịch chưa thực sự định hình và thiếu tính thống nhất về mô hình tổ chức ở các địa phương. Vì vậy, công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa thực hiện được. Tuy nhiên, những phát triển của ngành Du lịch trong thời kì này là cơ sở và căn cứ quan quan trọng để xây dựng quy hoạch và phát triển du lịch về sau. Giai đoạn từ 1990 đến nay, việc quy hoạch du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư khi sự nghiệp du lịch của chúng ta khởi sắc. Nghị quyết 45/CP ngày 22/06/1993 về việc “Đổi mới quản lý và phát triển du lịch” đã khẳng định, “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xác định mục tiêu đến năm 2000 là tập trung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước, hình thành các trung tâm du lịch với những sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có,…”. Vì vậy, từ năm 1993, Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 cùng nhiều dự án quy hoạch chương trình phát triển du lịch cấp quốc gia và các địa phương đã được lập và thực hiện [2]. Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đổi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT- TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII, tháng 10 năm 1994, đã khẳng định: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý [2]. Ngày 24/4/1995, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là công trình quy hoạch tổng thể đầu tiên của ngành Du lịch sau 35 năm phát triển [1], là mốc quan trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quy hoạch du lịch Việt Nam; quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch đã có quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây dựng các dự án đầu tư. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch được
- khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu quả. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 là công trình quy hoạch đầu tiên của ngành được thực hiện trên cơ sở kế thừa kết quả của dự án “Xây dựng kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam 1991 - 2005” do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) và Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) tài trợ thực hiện. Quy hoạch tổng thể du lịch giai đoạn 1995 - 2010 được triển khai thực hiện trong bối cảnh đất nước mở cửa và hội nhập. Đảng và Nhà nước xác định, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Quy hoạch đã thực hiện được mục tiêu tối ưu hoá sự đóng góp của ngành Du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm để bước vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, du lịch trở thành một ngành công nghiệp tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Phát triển du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhưng không làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Quy hoạch du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, với cơ chế quản lý phù hợp, vừa tôn tạo, khai thác, vừa bảo vệ được các di sản thiên nhiên, cảnh quan, môi trường [4]. Tháng 07/2002, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn từ 2002 - 2004, Chính phủ Việt Nam cũng đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010, cụ thể như bổ sung thêm các khu du lịch quốc gia chuyên đề lên 27 khu, điều chỉnh một khu du lịch tổng hợp quốc gia, bổ sung hệ thống các đô thị du lịch. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ chính sách và thể chế. Năm 2010, Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 được triển khai thực hiện. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành Du lịch, phải xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 trên cơ sở những quyết sách mạnh mẽ hơn về tổ chức, quản lý, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và xúc tiến quảng bá du lịch. Cần tăng cường nhận thức xã hội, đặc biệt là đội ngũ quản lý về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về du lịch, chú trọng tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao song song với việc xây dựng thương hiệu cho du lịch, coi trọng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch như một yếu tố đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư FDI và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam,… Tóm lại, sau một thời gian không dài, từ 1993 đến nay, hệ thống quy hoạch du lịch đã hình thành tương đối hoàn chỉnh từ cấp quốc gia đến cấp vùng du lịch; các trung tâm du lịch các tỉnh, thành phố; khu, điểm du lịch tương đối hoàn chỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch, phát triển ngành du lịch đồng bộ có hệ thống trên phạm vi cả nước cũng như quá trình hội nhập du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế [1]. Mặt khác, để du lịch Việt Nam phát triển, thu hút được khách du lịch đến với chúng ta ngày càng nhiều, ngành Du lịch cần có giải pháp thực sự cho việc bảo tồn những di sản nằm trên địa bàn khai thác du lịch, cải thiện môi trường tự nhiên, quy
- hoạch chi tiết du lịch trong nhiều năm tới với tính thực tế cao độ, đặc biệt là yếu tố con người, yếu tố quan trọng để thu hút và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch. -------------------------------------------------------- Tài liệu tham khảo [1] Phạm Trung Lương (2011), Quy hoạch với phát triển điểm, tuyến du lịch đến 2020, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch. [2] Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch Du lịch, Nxb Giáo dục. [3] Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của Ngành Du lịch Việt Nam. [4] Tổng cục Du Lịch (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995- 2010.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
5 p | 1071 | 537
-
GIẢI PHÁP NÀO ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM
6 p | 682 | 331
-
Bài giảng Logistics kinh doanh thương mại
31 p | 604 | 232
-
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT–XH HUYỆN NGÃ NĂM ĐẾN NĂM 2020
51 p | 276 | 87
-
Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 4
20 p | 199 | 71
-
Quy hoạch sử dụng đất phần 10
19 p | 247 | 68
-
giáo trình quy hoach sử dụng đất phần 10
19 p | 272 | 67
-
Bài giảng Quy hoạch và quản lý đô thị: Chương 5
29 p | 207 | 47
-
TÍCH HỢP CÁC QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN NỀN TẢNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
8 p | 161 | 32
-
Bài giảng Quy hoạch và quản lý đô thị: Chương 4
12 p | 152 | 32
-
Đề cương chi tiết môn học: Quy hoạch sử dụng đất đai
5 p | 253 | 20
-
ĐỀ ÁN QUY HOẠCH KHU DU LỊCH SINH THÁI - VĂN HÓA THÁC DRAYSAP TRONG TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐĂKNÔNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2020
15 p | 100 | 13
-
Báo cáo Kế hoạch tái định cư: Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
128 p | 44 | 9
-
Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
190 p | 114 | 8
-
Báo cáo Đánh giá môi trường - xã hội: Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực tiểu dự án Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh
280 p | 32 | 8
-
Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (HAIDEP): Quyển 1
132 p | 19 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 7: Kế hoạch hóa thương mại
34 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn