intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới

Chia sẻ: Võ Hồng Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

759
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh mẽ. Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng phát triển nuôi cá rô phi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ>>>THÀNH TỰU KHCN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ>>>THÀNH TỰU KHCN Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới I. MỞ ĐẦU Từ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh mẽ. Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng phát triển nuôi cá rô phi. Thêm vào đó, thịt cá rô phi có chất lượng thơm ngon, không có xương dăm nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Các nỗ lực nhằm phát triển nghề nuôi cá rô phi ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu khả quan như nghiên cứu cải thiện di truyền, quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp hoàn chỉnh về giống, quy trình nuôi sạch, tiêu thụ sản phẩm, chế biến, tiếp cận thị trường, xuất khẩu v.v. để xây dựng và phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin khái quát về tình hình nuôi, tiêu thụ cá rô phi trên thế giới và một số giải pháp tiếp cận để phát triển nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam. II. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN THẾ GIỚI Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá chép (Fitzsimmons, K và Gonznlez, P, 2005). Sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo, nghề nuôi cá rô phi cũng được cho là một sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo. Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt (WFC 2003). Sản lượng cá rô phi đã tăng lên hơn 4 lần từ năm 1990 đến 2003. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rô phi đứng đầu thế giới (710.000 tấn). Hình 1. Sản lượng cá rô phi trên thế giới qua các năm
  2. (Ghi chú: Giá trị sản lượng cá rô phi năm 2004 là ước tính) Hình 2. Sản lượng cá rô phi theo các nước và lãnh thổ nuôi (sản lượng cá rô phi của thế giới là 1.650.000 tấn trong năm 2003) (theo Fitzsimmons, K. và Gonzalez, P., 2005) Châu Á Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi. Các hình thức nuôi rất đa dạng, từ những ao nhỏ sau nhà, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến cho đến thâm canh và siêu thâm canh. Quốc gia này có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá rô phi nhanh nhất thế giới, tăng gần 3 lần trong năm 2000 so với năm 1999 (tương ứng 13.492 tấn và 5.728 tấn).
  3. Sản lượng cá rô phi của Philippin, Ðài Loan trung bình đạt 110.000 tấn/năm. Cá rô phi của Ðài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dưới dạng sản phẩm nguyên con đông lạnh và phi lê, còn Philippin chủ yếu xuất sang thị trường Nhật với sản phẩm sashimi và phi lê. Các công ty nuôi cá rô phi ở Ðài Loan có xu hướng chuyển hướng đầu tư vào Trung Quốc do các điều kiện trong đại lục thuận lợi hơn nên giá thành sản xuất sẽ thấp hơn. Các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan là cá nguyên con đông lạnh và phi lê đông lạnh. Nghề nuôi cá rô phi ở Inđônêxia và Việt Nam đang phát triển, sản lượng đạt được mỗi năm khoảng 30.000 tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa. Châu Mỹ Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp nuôi cá rô phi phát triển mạnh mặc dù sản lượng không nhiều (7.500 tấn, 2003 ). Quốc gia sản xuất cá rô phi nhiều nhất châu Mỹ là Mêhicô (110.000 tấn, 2003) kế đến là Braxin (75.000 tấn, 2003). Hai quốc gia này có thị trường nội địa mạnh, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ cao ở Sao Paulo, Rio de Janeiro (Braxin). Braxin là quốc gia có tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi do hội tụ các điều kiện thuận lợi về nguồn nước, khí hậu nên giá thành sản xuất thường thấp dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá rô phi của nước này trên thị trường thế giới. Ecuađo, một quốc gia sản xuất tôm nổi tiếng nhưng trong những năm gần đây đang đối mặt với dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng-WSSV) đã chuyển sang phát triển nuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trường, khi môi trường tốt hơn họ lại tiến hành nuôi tôm. Chu kỳ nuôi xen kẽ tôm-cá đã chứng tỏ được hiệu quả. Một quốc gia khác là Pêru tuy mới phát triển nuôi cá rô phi (dự tính sản lượng đạt 3.000 tấn vào năm 2005) nhưng có nhiều triển vọng trong tương lai. Châu Phi Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi, tuy nhiên nghề nuôi cá rô phi lại chỉ mới bắt đầu phát triển ở châu lục này. Ai Cập là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất, đạt sản lượng 200.000 tấn (năm 2003), chiếm 90% sản lượng cá rô phi của châu lục. Trong đó, có một sản lượng đáng kể cá được khai thác từ tự nhiên. Zămbia có kế hoạch mở rộng nuôi cá rô phi theo mô hình tổng hợp heo cá, loài được nuôi là cá rô phi địa phương Oreochromis andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi này, mặc dù mang lại hiệu quả nhưng chất lượng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Ghana và Nigiêria vừa thành lập nhiều trang trại có quy mô lớn và được quản lý tốt. Mục tiêu là tạo ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU. Malauy có một vài trang trại nhỏ, chủ yếu nuôi các loài cá bản địa O. lodole, O. Karonga, O. squamipinnis và O. shiranus. Các quốc gia Kenya, Uganda, Tanzania, Môzămbic, Namibia, Botswana, Angola đều có sản lượng cá rô phi nuôi không đáng kể và các quốc gia này cũng đang có kế hoạch phát triển nuôi cá rô phi. Châu Âu
  4. Sản lượng cá rô phi nuôi ở châu Âu rất ít do khu vực này có nhiệt độ thấp không thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nước nuôi nhiều nhất với sản lượng đạt khoảng 300 tấn/năm. Cá rô phi cũng được nuôi ở Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Ðức, Pháp và Anh. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia này tăng lên, cá rô phi được bày bán ở nhà hàng và hệ thống siêu thị nhằm phục vụ cho một bộ phận dân cư có nguồn gốc từ châu á (Erik Roderick, 2003). Trung Ðông ả Rập Xê út, Cô oét và Lebanon nuôi cá rô phi trong môi trường nước mặn nên loài nuôi phổ biến là O. spiluris. Do thiếu nguồn nước nên các hoạt động nuôi thường bị giới hạn trong khi nhu cầu và giá bán cá rô phi rất cao. III. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁ RÔ PHI Thị trường Mỹ: Mỹ là quốc gia nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất trên thế giới. Sản lượng cá rô phi tươi và đông lạnh nhập khẩu tăng 7,5 lần từ năm 1995 đến năm 2004 (tương ứng 15.000 tấn và 112.939 tấn) trong đó nhập khẩu cá rô phi philê tươi tăng từ 1.500 tấn (1995) lên 19.480 (2004). Với sản lượng cá rô phi tươi nhập từ Ecuađo chiếm 52% (Ralph Munoz, 2003 và Infofish3/2005). Hình 3. Tiêu thụ cá rô phi ở Mỹ (nguồn: Kevin Fitzsimmons, 2003) *Nhập từ châu Á: Lộ trình thường xuyên mà các nhà xuất khẩu cá rô phi xuất sang Mỹ là Caliphoócnia, Lốt-Angiơlét và San-Franxiscô. Trong năm 2004, các nhà xuất khẩu vào Mỹ hàng đầu ở châu á là Trung Quốc (53%), tiếp đến là Ðài Loan (25%), Inđônêxia (4%). Các tỷ lệ này tương ứng là 41%, 54% và 4% vào năm 2002. Xuất khẩu của Ðài Loan có xu hướng giảm xuống trong khi đó giá trị xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc lại không ngừng tăng lên. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: nguyên con
  5. đông lạnh và phi lê đông lạnh. Riêng Việt Nam xuất 17 tấn cá rô phi đông lạnh (năm 2004), đạt 120.000 USD, thấp hơn so với năm 2000 (18 tấn). *Nhập từ Châu Mỹ Latinh: Cá rô phi từ châu Mỹ Latinh thường nhập vào các cảng phía đông nước Mỹ. Các nước như Costa Rica, Ecuađo, Honđurát, Jamaica, Panama thường xuất khẩu các sản phẩm của họ sang Floriđa. Từ năm 1992-1999, giá trị xuất khẩu cá rô phi của Costa Rica đã tăng lên gấp 10 lần, từ năm 2000 nước này đã đạt vị trí thứ 2 về sản xuất cá rô phi trong khu vực, chỉ sau Ecuađo (năm 2004 xuất 4.107 tấn vào thị trường Bắc Mỹ). Thị trường EU: Hiện tại thị trường này nhập một lượng nhỏ cá rô phi từ các quốc gia châu Phi (Uganda, Tanzania, Kênya và Zimbabwe). Ðối với thị trường này, yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao, theo các tiêu chuẩn khắt khe. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở thị trường này đang tăng và trong tương lai sẽ là thị trường tiêu thụ số lượng lớn cá rô phi. Thị trường Trung Ðông: Ðây là một thị trường đầy tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ rất lớn và giá cao. Thị trường nội địa: Các quốc gia sản xuất cá rô phi đều là những quốc gia tiêu thụ nhiều cá rô phi. Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ cá rô phi. Chính nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia sản xuất cá rô phi đã thúc đẩy nghề nuôi cá phát triển, làm cho cá rô phi trở thành sản phẩm thiết yếu, cung cấp dưỡng chất cho người dân, đảm bảo an ninh thực phẩm và góp phần xoá đói giảm nghèo. Chất lượng là một yếu tố quan trọng trong việc tiếp thị cá rô phi. Sản phẩm tốt phải đảm bảo yêu cầu về mùi vị, màu sắc, không sử dụng các chất cấm dùng trong bảo quản chế biến và quy trình chế biến theo tiêu chuẩn HACCP. Kích cỡ cũng là một yếu tố quan trọng. Ðối với cá rô phi phi lê thì sản phẩm dễ dàng tiêu thụ ở cỡ 5-7 (141,75-198,45 g), 4-6 (113,40-170,09). ở các cỡ khác 3-5 (85,05- 141,75 g), 7-lớn hơn (lớn hơn 198,45) thì cũng dễ tiêu thụ. Thông thường ở thị trường Mỹ, cá phi lê cỡ 3-5 được tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị bán lẻ. Cá nhỏ hơn cỡ 3 thì rất khó tiêu thụ. Ðiều này có nghĩa là trọng lượng cá nuôi phải đạt tối thiểu là 357,11 g/con (1 con cá có 2 miếng phi lê, tỷ lệ phi lê là 2,1). Ðối với cá nguyên con, 3 kích cỡ phổ biến là 0,75-1 lb (340-454 g); 1-1,5 lb (454-681 g); 1,5-2 lb ( 681-908 g). Cá được đánh vảy, bỏ ruột và đóng gói trong những bao 4,54 kg hoặc 9,08 kg. Chất lượng, uy tín, dịch vụ tốt và giá cả phải chăng sẽ quyết định sự thành công của việc tiếp thị cá rô phi trên thị trường thế giới. Từ năm 2002, Bộ Thuỷ sản đã phát động phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu và đặt kế hoạch đến năm 2010 đạt 300.000 tấn. Hàng loạt đề tài nghiên cứu KHCN, các dự án nuôi cá rô phi thí điểm đã được tiến hành ở miền Nam và miền Bắc và đã đạt được một số thành tựu khả quan về sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống, sản xuất thức ăn cho cá rô phi và kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm. Tuy nhiên, sản lượng cá rô phi nuôi của nước ta vẫn còn rất khiêm tốn (30.000-35.000 tấn/năm) và chủ yếu
  6. tiêu thụ ở thị trường nội địa. Như vậy, trong vòng 5 năm làm sao có thể gia tăng sản lượng lên 10 lần. Ðiều này rất khó nhưng cũng có thể làm được nếu tìm ra được quy trình tiếp cận phát huy sức mạnh cộng đồng. Nguồn lực từ cộng đồng rất lớn nhưng hiện nay sự quan tâm của người dân vào đối tượng cá rô phi chưa nhiều. Nguyên nhân cơ bản là lợi ích kinh tế khi đầu tư vào đối tượng này còn thấp (chất lượng giống kém, khả năng tiếp cận kỹ thuật nuôi mới còn hạn chế, thị trường tiêu thụ hạn hẹp). Ðể phát triển nghề nuôi cá rô phi thì phải tạo ra mối liên kết giữa 4 nhà: nhà nước (cơ chế, chính sách ...), nhà khoa học (kỹ thuật), nhà doanh nghiệp (chế biến, tiêu thụ ) và nhà nông (người trực tiếp nuôi). Giải pháp thực hiện: *Xác định vùng, địa phương có tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi hiện tại và trong tương lai. Ưu tiên phát triển ở những vùng có điều kiện thuận lợi trước nhằm tạo đà cho việc phát triển nuôi cá rô phi ở các vùng khác sau này. *Tiến hành các dự án sản xuất thí điểm theo mô hình sau: hình thành trại sản xuất giống, hỗ trợ vốn kỹ thuật cho nông dân nuôi trình diễn, liên kết với các xí nghiệp, công ty, chế biến, tiêu thụ cá rô phi bao tiêu sản phẩm cho nông dân. *Thời gian đầu, có thể ứng dụng công nghệ sản xuất cá rô phi dòng GIFT đơn tính bằng liệu pháp hoóc môn nhưng về lâu dài, cần thay thế giải pháp này bằng việc lai tạo cá khác dòng để tạo cá toàn đực hoặc giải pháp tạo cá siêu đực. *Ðặc biệt chú trọng công tác bảo tồn giống gốc và cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi. *Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chế biến quảng bá thâm nhập thị trường. Hướng các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm mà thị trường đang cần và sẽ cần. *Xây dựng các mô hình nuôi cá rô phi sạch. *Hình thành các hội nuôi cá rô phi sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để đảm bảo chất lượng và loại dần ám ảnh trong dân về cá rô phi nuôi bằng các sản phẩm thải. Việc này không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng cho xuất khẩu mà còn tạo ra được nhu cầu tiêu dùng trong nước. *Công tác NCKH trong thời gian tới nên chú trọng yêu cầu cải tiến quy trình nuôi, nghiên cứu giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng giống và nghiên cứu bệnh ở cá rô phi. Nghiên cứu khoa học cần gắn với thực tiễn sản xuất. *Một hướng nữa để phát triển cá rô phi ở nước ta cần được chú trọng là thả cá giống vào các hồ chứa và nuôi cá rô phi trong những ao nuôi tôm bị dịch bệnh. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên có nhiều vùng rất phù hợp để phát triển theo hướng này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2