intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng Quan về Sỏi Thận ở Người lớn (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2. Điều trị Nội khoa - Một số thuốc có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi và sỏi acid uric. Những loại thuốc này kiểm soát độ acid hoặc kiềm trong nước tiểu, yếu tố quan trọng trong hình thành tinh thể. - Allopurinol có thể hữu ích trong một số trường hợp tăng uric niệu (hyperuricosuria). - Cần cố gắng kiểm soát tăng calci niệu, từ đó ngăn ngừa sỏi canxi, bằng một số thuốc lợi tiểu, như hydrochlorothiazide chẳng hạn. Những loại thuốc này làm giảm lượng canxi do thận đào thải vào nước tiểu bằng cách thúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng Quan về Sỏi Thận ở Người lớn (Kỳ 4)

  1. Tổng Quan về Sỏi Thận ở Người lớn (Kỳ 4) Điều trị sỏi thận (tt) 2. Điều trị Nội khoa - Một số thuốc có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi và sỏi acid uric. Những loại thuốc này kiểm soát độ acid hoặc kiềm trong nước tiểu, yếu tố quan trọng trong hình thành tinh thể. - Allopurinol có thể hữu ích trong một số trường hợp tăng uric niệu (hyperuricosuria). - Cần cố gắng kiểm soát tăng calci niệu, từ đó ngăn ngừa sỏi canxi, bằng một số thuốc lợi tiểu, như hydrochlorothiazide chẳng hạn. Những loại thuốc này làm giảm lượng canxi do thận đào thải vào nước tiểu bằng cách thúc đẩy xương giữ lại canxi. Chúng có tác dụng tốt nhất khi lượng natri nhập vào cơ thể thấp. - Hiếm khi dùng thuốc cellulose natri phosphat cho bệnh nhân tăng calci niệu. Thuốc này gắn kết với canxi trong ruột, ngăn ngừa canxi thoát vào nước tiểu.
  2. - Nếu không thể kiểm soát được sỏi cystine bằng cách uống nhiều chất lỏng, có thể dùng các thuốc như Thiola và Cuprimine, giúp giảm lượng cystine trong nước tiểu. - Đối với những sỏi struvite đã được lấy ra hoàn toàn, bước đầu tiên của việc phòng chống là giữ cho nước tiểu không còn các vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng. Nước tiểu bệnh nhân sẽ được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo là không còn sự hiện diện của vi khuẩn. - Nếu không loại bỏ được sỏi struvite, có thể dùng acetohydroxamic acid (AHA). AHA được sử dụng dài ngày kết hợp với các thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng dẫn đến sự tăng trưởng của sỏi. - Những bệnh nhân cường tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) đôi khi có sỏi canxi. Hướng điều trị trong các trường hợp này thường là phẫu thuật để loại bỏ các tuyến cận giáp khu trú ở cổ. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một trong các tuyến cận giáp phì đại. Cắt bỏ các tuyến sẽ điều trị dứt điểm vấn đề cường cận giáp và sỏi thận của bệnh nhân. 3. Điều trị phẫu thuật Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ sỏi thận khi nó:
  3. + Không thoát ra được sau một thời gian phù hợp và là nguyên nhân gây đau liên tục + Quá lớn để tự thoát ra được hay đã bị kẹt ở một vị trí khó khăn + Chặn dòng chảy của nước tiểu + Gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu tiếp diễn + Gây thương tổn mô thận hoặc gây ra chảy máu liên tục + Tăng kích thước khi theo dõi trên phim Xquang Mãi cho đến 20 năm về trước, phẫu thuật mở là cần thiết để loại bỏ sỏi. Thời gian để phục hồi sau phẫu thuật là từ 4-6 tuần. Hiện nay, việc điều trị sỏi được cải tiến đáng kể, và nhiều tùy chọn không cần đến phẫu thuật mở đã có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. 4.Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy=ESWL) - Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL) là thủ thuật được sử dụng thường xuyên nhất trong điều trị sỏi thận. Trong ESWL, sóng xung được tạo ra bên ngoài cơ thể, đi qua da và mô cơ thể cho đến khi va chạm vào cấu trúc sỏi cô đặc hơn. Sỏi bị phá vỡ thành những hạt nhỏ và có thể thoát dễ dàng ra ngoài qua nước tiểu.
  4. - Có nhiều kiểu thiết bị ESWL. Hầu hết các thiết bị sử dụng X quang hoặc siêu âm để giúp bác sĩ phẫu thuật xác định vị trí sỏi trong thời gian điều trị. Cần thực hiện vô cảm cho hầu hết các loại thủ thuật ESWL. - Trong nhiều trường hợp, ESWL có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Thời gian phục hồi tương đối ngắn, và hầu hết bệnh nhân đều có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong một vài ngày. - Biến chứng có thể xảy ra với ESWL: + Một số bệnh nhân có máu trong nước tiểu một vài ngày sau khi điều trị. Các sóng xung có thể gây bầm tím và khó chịu ở bụng hoặc sau lưng. + Để giảm nguy cơ biến chứng, bệnh nhân nên tránh dùng aspirin và các thuốc ảnh hưởng đến chức năng đông máu khác trong thời gian vài tuần trước khi điều trị. + Đôi khi, các hạt sỏi vỡ gây tắc nghẽn nhẹ khi chúng đi qua đường tiết niệu và gây khó chịu. Trong một số trường hợp, cần đặt stent qua bàng quang vào niệu quản để giúp các mảnh sỏi thoát qua dễ dàng hơn. + Đôi khi sỏi không vỡ hoàn toàn trong một lần điều trị, và có thể phải cần đến nhiều đợt trị liệu bổ sung.
  5. Như đối với bất kỳ thủ thuật, phẫu thuật can thiệp nào, những rủi ro và biến chứng tiềm năng cần phải được thảo luận kỹ với bệnh nhân trước khi quyết định điều trị. Thân mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin về phương pháp Dùng sóng xung để tán sỏi ngoài cơ thể
  6. Sóng xung phá hủy sỏi lớn thành những mảnh sỏi nhỏ hơn Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Waves Lithotripsy)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2