An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ASTAXANTHIN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN<br />
Hồ Sơn Lâm1, Phan Thị Ngọc1<br />
Viê ̣n Hải dương học<br />
Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 20/10/2015<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
11/11/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017<br />
Title:<br />
An overview on the use of the<br />
Astaxanthin in aquaculture<br />
Keywords:<br />
Astaxanthin, aquaculture, fish,<br />
crustacean, pigmentation<br />
Từ khóa:<br />
Astaxanthin, nuôi trồng<br />
thủy sản, cá, giáp xác, màu<br />
sắc<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Effects of antibiotics usage on aquaculture, on environment and human health,<br />
have prompted the search for alternative products. Besides, color is one of the<br />
characteristics affecting the market price and plays an important role in the<br />
overall evaluation of the product. Recently, one of the few substances that can<br />
be used to replace antibiotics, which can create colors for aquatic animal and<br />
is concerned by many researchers in the field, is Astaxanthin. This report<br />
reviews the role of Astaxanthin on the culture of some kinds of fish and<br />
crustaceans. Suggestions for further research on the application of Astaxanthin<br />
in aquaculture are also included.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ảnh hưởng của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản lên môi trường và sức<br />
khỏe con người đã thúc đẩy các nghiên cứu tìm ra các sản phẩm thay thế. Bên<br />
cạnh đó, màu sắc là một trong những đặc điểm ảnh hưởng đến giá cả thị trường<br />
và đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổng thể đối tượng nuôi.<br />
Gần đây, một trong số ít những chất vừa có thể thay thế kháng sinh vừa tạo nên<br />
màu sắc cho vật nuôi đang được quan tâm nghiên cứu đó là Astaxanthin. Bài<br />
báo này tổng quan vai trò của Astaxanthin trong nuôi một số loài cá và giáp<br />
xác. Bài báo cũng đề xuất nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng của Astaxanthin<br />
trong nuôi trồng thủy sản.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
<br />
Yilmaz, 2007). Ngoài ra, các sản phẩm nuôi trồng<br />
thủy sản chất lượng cao phải đáp ứng một số yêu<br />
cầu được đánh giá cao bởi người tiêu dùng, bao<br />
gồm màu sắc thích hợp, đó là một trong các thông<br />
số chất lượng cá quan trọng nhất trên thị trường.<br />
Màu sắc là đặc tính đầu tiên được nhận thức và là<br />
một tiêu chí lựa chọn yếu tố quyết định, liên quan<br />
trực tiếp đến việc chấp nhận hoặc từ chối (Shahidi<br />
& Metusalach, 1998). Màu sắc là một trong<br />
những đặc điểm ảnh hưởng đến giá cả thị trường<br />
và đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh<br />
giá tổng thể cá nuôi (Gouveia & Rema, 2005).<br />
Gần đây, một trong số ít những chất vừa có thể<br />
thay thế kháng sinh vừa tạo nên màu sắc cho vật<br />
<br />
Trong nhiều thập kỷ qua, kháng sinh được sử<br />
dụng ở liều thấp nhằm cải thiện tốc độ tăng<br />
trưởng và sức khỏe của các đối tượng nuôi<br />
(Rosen, 1996). Tuy nhiên, trước sự gia tăng nhu<br />
cầu về thực phẩm an toàn và sự cần thiết bảo vệ<br />
môi trường sinh thái, thì việc sử dụng kháng sinh,<br />
yếu tố tạo ra các mầm bệnh kháng thuốc và làm<br />
suy thoái môi trường đang được quan tâm (Huỳnh<br />
Minh Sang & Trần Văn Bằng, 2013). Việc cấm sử<br />
dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản ở một số<br />
nước đã khuyến khích các nghiên cứu tìm ra và áp<br />
dụng các chất thay thế kháng sinh trong nuôi<br />
trồng thủy sản (A. Genc, Aktas, M. Genc &<br />
21<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30<br />
<br />
nuôi đang được quan tâm nghiên cứu đó là<br />
Astaxanthin. Astaxanthin là một loại carotenoid,<br />
tạo sắc tố hiện diện ở một số loài thủy sản, làm<br />
cho cơ, da và trứng động vật thủy sản có màu<br />
vàng, cam hay đỏ (Higuera, Félix & Goycoolea,<br />
2006). Hiện nay để tạo màu cơ, da hay làm cho cá<br />
lên đỏ, trong thức ăn cá thường được bổ sung<br />
Astaxanthin để cá có màu sắc đẹp hơn và dễ tiêu<br />
thụ hơn. Astaxanthin có công thức hóa học là 3,3dihydroxy-4,4-diketo-β Carotene, có thể hoà tan<br />
trong dầu/mỡ. Do trong cấu trúc có nhiều nối đôi<br />
(13 nối đôi) nên Astaxanthin còn là một chất<br />
chống oxy hóa mạnh, gấp 10 lần các carotenoid<br />
khác. Đặc tính chống oxy hóa của Astaxanthin<br />
được thể hiện ở chỗ nó ngăn cản sự hình thành<br />
gốc tự do bằng cách loại bỏ oxy tự do, trong<br />
trường hợp các gốc tự do đã được hình thành thì<br />
Astaxanthin có thể kết hợp với gốc tự do để vô<br />
hiệu hóa nó, nhờ đó Astaxanthin có thể bảo vệ<br />
lipid khỏi sự oxy hóa giống như màng<br />
phospholipid. Mặt khác, Astaxanthin còn đóng vai<br />
trò tương tự như vitamin E trong phòng chống sự<br />
oxy hóa tế bào và liên hệ đến chức năng sinh sản<br />
ở các động vật thủy sản. Astaxanthin có khả năng<br />
chống lại quá trình oxy hóa lên đến 500 lần so với<br />
vitamin E (Di Mascio, Murphy & Sies, 1989;<br />
Shimidzu, 1996; Naguib, 2000; Kurashige,<br />
Okimasu & Utsumi, 1990), điều này đã khiến một<br />
số chuyên gia cho rằng nó như là "Super Vitamin<br />
E". Các nghiên cứu cho thấy, đặc tính chống oxy<br />
hóa của Astaxanthin cao gấp 10 lần so với βcarotene (Miki, 1991). Astaxanthin có khả năng<br />
cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số<br />
lượng các tế bào sản xuất kháng thể (Chatzifotis<br />
và cs., 2005). Bên cạnh đó, vai trò của<br />
Astaxanthin đối với sinh sản cũng đã được đề cập<br />
bởi Tizkar, Soudagar, Bahmani, Hosseini và<br />
Chamani (2013). Theo đó, hàm lượng carotenoid<br />
bổ sung vào thức ăn cho cá bố mẹ có thể làm tăng<br />
sự hình thành lipoprotein, đây là hợp chất quan<br />
trọng trong quá trình tích lũy năng lượng trong sự<br />
hình thành lòng đỏ trứng, trong khi đó,<br />
Astaxanthin giúp tinh trùng vận động tốt hơn từ<br />
đó làm tăng cơ hội thụ tinh. Bổ sung Astaxanthin<br />
<br />
vào thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng (Tizkar và<br />
cs., 2013; Christiansen & Torrissen, 1996; Rajabi,<br />
Salarzadeh, Yahyavi, Masandani & Niromand,<br />
2012), tỷ lệ sống (Yamada, Tanaka, Sameshima &<br />
Ito, 1990; Chien & Jeng, 1992; Paripatananont,<br />
Tangtrongpairoj & Sailasuta, 1999; Rajabi, 2012),<br />
miễn dịch (Chandrasekar và cs., 2014;<br />
Christiansen, Glette, Torrisen, Lie & Waagb,<br />
1995; Babin, Biard & Moret, 2010), sinh sản<br />
(Ansari, Alizadeh, Shamsai & Khodadadi, 2013)<br />
và giảm stress (Chien, Pan & Hunter, 2003;<br />
Supamattaya, Kiriratnikom, Boonyaratpalin &<br />
Borowitzka, 2005; Niu và cs., 2009) của một số<br />
loài cá và giáp xác. Bài báo này tổng quan về vai<br />
trò của Astaxanthin trong nuôi một số loài cá và<br />
giáp xác, trong đó đề cập đến tăng trưởng, tỷ lệ<br />
sống, sinh lý, miễn dịch, sinh sản và giảm stress<br />
của đối tượng nuôi.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1 Phương thức và liều lượng áp dụng<br />
Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản<br />
Trong nuôi thủy sản Astaxanthin chủ yếu được<br />
trộn vào thức ăn của một số loài cá và giáp xác<br />
như: cá hồi vân (Amar, Kiron, Satoh & Watanabe,<br />
2001);<br />
cá<br />
hồi<br />
Đại<br />
Tây<br />
Dương<br />
(Christiansen, Lie & Torrissen, 1994; Christiansen<br />
& Torrissen, 1996); cá tráp (Sparus aurata)<br />
(Gomes, 2002); cá dĩa (Đặng Quang Hiếu, Hà Lê<br />
Thi ̣ Lô ̣c và Bùi Minh Tâm, 2009); tôm he Nhật<br />
Bản (Yamada Tanaka, Sameshima & Ito, 1990;<br />
Chien & Jeng, 1992); tôm thẻ chân trắng (Rajabi<br />
và cs., 2012).<br />
Liều lượng sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng<br />
thủy sản là một yếu tố quyết định đến hiệu quả<br />
nuôi. Sử dụng Astaxanthin dưới mức yêu cầu cần<br />
thiết của cơ thể vật nuôi thường không mang lại<br />
hiệu quả tối ưu của Astaxanthin, trong khi nếu sử<br />
dụng trên mức cần thiết giá thành sản xuất sẽ cao<br />
do lãng phí và lợi nhuận sẽ giảm. Nhu cầu<br />
Astaxanthin cho hiệu quả sinh trưởng, tỷ lệ sống,<br />
sinh lý, miễn dịch, sinh sản và giảm stress phụ<br />
thuộc vào từng loài. Theo Torrissen, Christiansen,<br />
Struksnæs và Estermann (1995), hàm lượng bổ<br />
sung thích hợp nhất cho cá hồi Đại Tây Dương là<br />
22<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30<br />
<br />
60 mg/kg thức ăn. Cũng trên đối tượng là cá hồi<br />
Đại Tây Dương, kết quả nghiên cứu của Olsen và<br />
Mortensen (1997) cho thấy bổ sung Astaxanthin<br />
với hàm lượng 70 mg/kg thức ăn có ảnh hưởng rõ<br />
rệt nhất đến màu sắc cơ cá. Theo Ho, O’Shea và<br />
Pomeroy (2013), đối với cá nemo 30 ngày tuổi<br />
nồng độ Astaxanthin bổ sung thích hợp là 80 –<br />
160 mg Astaxanthin/kg thức ăn. Nồng độ thích<br />
hợp bổ sung cho cá khoang cổ đỏ Amphibrion<br />
frenatus là 200 mg Astaxanthin/kg thức ăn (Hà Lê<br />
Thị Lộc và cs., 2009). Nghiên cứu của Đặng<br />
Quang Hiếu và cs. (2009) với đối tượng là cá dĩa<br />
hàm lượng bổ sung 300 ppm Astaxanthin vào<br />
thức ăn giúp cá dĩa có màu đỏ đậm nét nhất. Theo<br />
Paripatananont và cs. (1999) liều tối ưu của<br />
Astaxanthin đối với cá vàng (Carassius auratus)<br />
là 36 – 37 mg/kg thức ăn. Astaxanthin bổ sung ở<br />
nồng độ từ 240 mg/kg thức ăn đã được áp dụng<br />
trong nuôi tôm sú (Chih - Hung, 2004); 200 mg<br />
Astaxanthin/kg thức ăn trong nuôi tôm he Nhật<br />
Bản (Yamada và cs., 1990); 100 mg Astaxanthin<br />
/kg thức ăn trong nuôi cá chép (Chandrasekar và<br />
cs. 2014); 150mg Astaxanthin/kg trong nuôi cá<br />
vàng (Carassius auratus) (Tizkar và cs. 2013);<br />
150 mg Astaxanthin/kg thức ăn trong nuôi tôm<br />
Macrobrachium nipponense (Tizkar, Seidavi,<br />
Ponce - Palafox & Pourashoori, 2014).<br />
<br />
(retinol, α-tocopherol và acid ascorbic) của cá ở<br />
nhóm bổ sung nhiều hơn 2 đến 20 lần so với<br />
nhóm còn lại. Cá cho ăn bổ sung Astaxanthin có<br />
sức đề kháng đối với vi khuẩn Aeromonas<br />
salmonicida tốt hơn so với cá đối chứng. Hàm<br />
lượng hemoglobin trong máu và các thông số<br />
miễn dịch cũng có xu hướng cao hơn ở nhóm cá<br />
cho ăn Astaxanthin mặc dù sự khác biệt này là<br />
không đáng kể. Như vậy, Astaxanthin bổ sung<br />
vào thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc mà<br />
còn làm thúc đẩy tăng trưởng, chống oxy hóa,<br />
tăng cường các hoạt động miễn dịch ở cá hồi Đại<br />
Tây Dương. Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung<br />
Astaxanthin vào thức ăn lên màu sắc của cá tráp<br />
đã được thực hiện bởi Ben, Mark, Geoff và Paul<br />
(2009). Cá đươ ̣c nuôi trong lồ ng và cho ăn với 7<br />
nghiê ̣m thức tương ứng hàm lươ ̣ng Astaxanthin<br />
bổ sung vào thức ăn là 0, 13, 26, 39, 52, 65 và 78<br />
mg Astaxanthin/kg thức ăn và được nuôi trong 63<br />
ngày. Mỗi thı́ nghiê ̣m đươ ̣c lă ̣p la ̣i 4 lầ n. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy bổ sung Astaxanthin với<br />
nồng độ 39 mg/kg thức ăn sau 42 ngày nuôi, cá<br />
đạt màu sắc tối ưu nhất, đồng thời hàm lươ ̣ng<br />
carotenoid tı́ch lũy ở da cá tráp cũng đạt giá trị<br />
cao nhất. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống<br />
kê về màu sắc cũng như hàm lượng carotenoid<br />
tıć h lũy ở da cá tráp khi cho cá ăn thức ăn bổ sung<br />
Astaxanthin có nồng độ lớn hơn 39 mg/kg và nuôi<br />
lâu hơn 42 ngày (p > 0,05). Điều này cho thấy, bổ<br />
sung Astaxanthin với liều lượng cao hay trong<br />
thời gian kéo dài cũng không làm tăng thêm hiệu<br />
quả Astaxanthin đối với cá tráp. Trịnh Thị Lan<br />
Chi (2010) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của Astaxanthin lên cá chép Nhật Cyprinus<br />
carpio. Thí nghiệm được tiến hành với 5 mức bổ<br />
sung Astaxanthin ở các hàm lượng khác nhau: 0,<br />
25, 50, 75 và 100 mg/kg thức ăn. Tác giả đã sử<br />
dụng phương pháp đánh giá màu sắc của cá chép<br />
Nhật bằng cách cho điểm theo thang màu từ 0 đến<br />
9 của Boonyaratpalin và Prasert (1989). Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy, bổ sung Astaxanthin có tác<br />
dụng tích cực trong việc cải thiện màu sắc ở cá<br />
chép Nhật sau 2 tháng nuôi, trong đó hàm lượng<br />
hiệu quả nhất là 78,22 ± 5,84 mg/kg thức ăn. Một<br />
<br />
2.2 Hiệu quả của Astaxanthin trong nuôi<br />
trồng thủy sản<br />
Hiệu quả của Astaxanthin đã được chứng minh<br />
trên nhiều đối tượng nuôi.<br />
Nghiên cứu của Christiansen, Lie và Torrissen<br />
(1995) trên cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar)<br />
cho thấy cá ăn thức ăn bổ sung Astaxanthin<br />
(60mg/kg thức ăn) tăng trưởng nhanh hơn với sự<br />
tăng cân trung bình mỗi ngày là 0.39%, trong khi<br />
đó tỉ lệ này chỉ đạt 0,18% ở nhóm ăn thức ăn<br />
không được bổ sung Astaxanthin. Hàm lượng<br />
lipid thô cũng cao hơn đáng kể ở nhóm cá ăn thức<br />
ăn bổ sung. Nồng độ Astaxanthin trong cơ của cá<br />
ăn thức ăn bổ sung Astaxanthin là 2 - 7 mg cao<br />
hơn đáng kể so với 0 - 3 mg/kg ở nhóm cá ăn thức<br />
ăn không bổ sung. Các loại vitamin chống oxy<br />
hóa trong cơ (retinol, α-tocopherol) và gan<br />
23<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30<br />
<br />
nghiên cứu khác về ảnh hưởng của Astaxanthin<br />
lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá chép<br />
Nhật cũng đã được nghiên cứu bởi Chandrasekar<br />
và cs. (2014). Theo đó, Astaxanthin bổ sung vào<br />
thức ăn giúp cá chép Nhật có thể kháng lại tác<br />
động của vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Khi bổ<br />
sung Astaxanthin với các nồng độ 0, 25, 50, 100<br />
mg/kg thức ăn và theo dõi trong vòng 4 tuần, tác<br />
giả nhận thấy tỉ lệ chết cao nhất ở nhóm được cho<br />
ăn với hàm lượng Astaxanthin là 25 mg/kg (35%)<br />
trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm được cho ăn<br />
Astaxanthin 50, 100 mg/kg tương ứng là 20, 10%.<br />
Và tỉ lệ này thấp hơn đáng kể so với nhóm đối<br />
chứng (85%) không được ăn thức ăn bổ sung<br />
Astaxanthin (p < 0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ tăng<br />
trưởng, chuyển đổi thức ăn và khả năng sử dụng<br />
protein tăng lên đáng kể ở 2 nhóm được cho ăn<br />
thức ăn bổ sung 50, 100 mg Astaxanthin (p <<br />
0,05). Các chỉ số như hàm lượng protein tổng số,<br />
albumin, globulin huyết thanh đều tăng ở những<br />
nghiệm thức bổ sung Astaxathin. Hoạt động thực<br />
bào tăng lên từ tuần 2 ở những nghiệm thức bổ<br />
sung Astaxanthin trong khi đó nhóm đối chứng<br />
chỉ tăng lên từ tuần thứ 4. Phản ứng bùng nổ hô<br />
hấp ở nhóm được cho ăn bổ sung 25 mg<br />
Astaxanthin/kg thức ăn đã bắt đầu tăng từ tuần<br />
đầu tiên, còn nhóm được cho ăn bổ sung 50 và<br />
100 mg Astaxanthin/kg thức ăn chỉ tăng từ tuần<br />
thứ hai trong khi đó nhóm đối chứng chỉ tăng sau<br />
4 tuần. Tuy nhiên, hoạt động của lyzozym đều<br />
tăng lên đáng kể ở các nhóm được cho ăn thức ăn<br />
làm giàu Astaxanthin so với đối chứng. Như vậy<br />
bổ sung Astaxanthin vào thức ăn với liều lượng<br />
50, 100 mg/kg thức ăn giúp thúc đẩy tăng trưởng,<br />
nâng cao tỉ lệ sống, thúc đẩy các hoạt động miễn<br />
dịch giúp cá chép Nhật chống lại ảnh hưởng của<br />
khuẩn Aeromonas hydrophila. Một nghiên cứu<br />
khác về vai trò của Astaxanthin đối với khả năng<br />
miễn dịch của đối tượng nuôi cũng đã được<br />
nghiên cứu bởi S. Kim, Song, K. Kim và Lee<br />
(2012). Theo đó, bổ sung Astaxanthin vào thức ăn<br />
trong một khoảng thời gian tương đối ngắn có thể<br />
cải thiện khả năng miễn dịch ở cá bơn<br />
Paralichthys olivaceus. Nghiên cứu được tiến<br />
<br />
hành với 4 nghiệm thức bổ sung Astaxanthin với<br />
liều lượng 0 (đố i chứng), 100, 200, 300 mg/kg<br />
thức ăn, mỗi nghiê ̣m thức được lă ̣p la ̣i 3 lầ n (30<br />
con/bể ), cá đươ ̣c cho ăn trong 15 ngày. Sau 15<br />
ngày, mỗi nghiê ̣m thức chọn 30 con và gây cảm<br />
nhiễm bằng cách tiêm 1 ml vi khuẩn Edwardsiella<br />
tarda (3 x 108 tế bào/ml). Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy, tỷ lệ chết của cá thí nghiệm ở 4 nghiệm thức<br />
bổ sung Astaxanthin với liều lượng 0 (đố i chứng),<br />
100, 200, 300 mg/kg thức ăn lần lượt là 80; 65; 55<br />
và 40% (p < 0,05). Như vậy, bổ sung Astaxanthin<br />
vào thức ăn làm tăng khả năng miễn dịch của cá<br />
bơn đối với vi khuẩ n E. tarda. Nghiên cứu của Ho<br />
và cs. (2013) được tiến hành trên cá nemo 30<br />
ngày tuổi được chia làm các nhóm và được cho ăn<br />
thức ăn bổ sung 40, 60, 80, 160 mg Astaxanthin<br />
dạng ester hóa /kg thức ăn trong 90 ngày. Kết quả<br />
cho thấy tăng hàm lượng Astaxanthin trong thức<br />
ăn làm cải thiện màu sắc da: màu sắc sẫm hơn và<br />
độ sáng thấp hơn (cá đỏ hơn). Cá ăn thức ăn bổ<br />
sung 80 – 160 mg Astaxanthin/kg thức ăn thì màu<br />
sắc được cải thiện đáng kể so với cá được cho ăn<br />
với hàm lượng Astaxantin bổ sung thấp hơn.<br />
Cũng theo một nghiên cứu khác của Ho và cs.<br />
(2013) trên cá hề màu hạt dẻ (Premnas<br />
biaculeatus) thì bổ sung Astaxanthin với liều<br />
lượng khác nhau sẽ dẫn đến màu sắc khác nhau ở<br />
cá nuôi và sự khác biệt màu sắc được biểu hiện là<br />
kết quả của việc tăng kích thước hạt carotenoid và<br />
nồng độ carotenoid trong hạt. Các thông số sinh lý<br />
học tế bào sắc tố được khảo sát là màu sắc, mật<br />
độ, và đường kính của hạt carotenoid. Cá sau 30<br />
ngày nở được cho ăn với các chế độ ăn bổ sung<br />
23, 214, 2350 ppm Astaxanthin. Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy không có sự khác biệt về mật độ hạt<br />
carotenoid (khoảng 0,3 hạt/μm2), tuy nhiên đường<br />
kính hạt và sự tích lũy carotenoid tăng lên khi cá<br />
được cho ăn thức ăn chứa Astaxanthin ở hàm<br />
lượng cao hơn. Màu sắc hạt carotenoid đậm hơn<br />
đáng kể, độ bão hòa cao hơn và các giá trị độ sáng<br />
thấp hơn ở nhóm cá được cho ăn Astaxanthin hàm<br />
lượng cao hơn. Hàm lượng Astaxanthin bổ sung<br />
thích hợp nhất cho loài cá này là 214 ppm. Nghiên<br />
cứu của Díaz, Velurtas, Espino và Fenucci (2014)<br />
24<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 21 – 30<br />
<br />
chỉ ra rằng, bổ sung Astaxanthin vào thức ăn làm<br />
tăng khả năng chố ng số c với môi trường do nitrite<br />
của tôm Pleoticus muelleri giai đoạn hậu ấu trùng.<br />
Nghiên cứu được tiến hành với 3 nghiê ̣m thức bổ<br />
sung Astaxathin vào thức ăn lầ n lươ ̣t là: 0 mg/kg<br />
(C0), 100 mg/kg (C100) và 300 mg/kg (C300). Ấu<br />
trùng tôm được nuôi trong môi trường nitrite<br />
(NO2Na) với các nồng độ khác nhau (0 - 200<br />
mg/L). Nồ ng đô ̣ nitrite gây chế t 50% (LC50) ở 96<br />
h là 76,3; 89,7, và 157 mg/L tương ứng với ba<br />
nghiê ̣m thức C0, C100 và C300. Hoa ̣t đô ̣ng chố ng<br />
oxy hóa đươ ̣c xác đinh<br />
̣ thông qua khả năng làm<br />
sa ̣ch gố c tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl<br />
(DPPH). Ở tấ t cả các nghiê ̣m thức các chấ t sinh ra<br />
làm sa ̣ch DPPH đươ ̣c diễn ra ma ̣nh me.̃ Tuy nhiên<br />
tôm ở nghiê ̣m thức C100 và C300 cho thấ y các hoa ̣t<br />
đô ̣ng làm giảm DPPH (62 và 59%) nhanh hơn so<br />
với nghiê ̣m thức đối chứng C0 (43%) (p < 0,05).<br />
Điều này cho thấy, Astaxanthin như mô ̣t chấ t bảo<br />
vê ̣ giúp tôm chố ng la ̣i căng thẳ ng do nitrite. Hiệu<br />
quả của việc bổ sung Astaxanthin vào thức ăn lên<br />
đặc điểm sinh sản của cá hồi vân đã được tiến<br />
hành bởi Ahmadi, Bazyar, Safi, Ytrestøy và<br />
Bjerkeng (2006). Nghiên cứu được thực hiện trên<br />
5 nhóm của cá hồi vân cái cho ăn khẩu phần thức<br />
ăn chứa 0,07; 12,46; 33,33; 65,06 và 92,91 mg<br />
Astaxanthin/kg thức ăn và hai nhóm cá hồi cầu<br />
vồng đực cho ăn bổ sung với 0,07 và 33,33 mg<br />
Astaxanthin/kg thức ăn. Cá bố mẹ được nuôi<br />
trong 6 tháng cho đến khi thành thục sinh dục. Số<br />
lượng trứng từ mỗi nhóm của cá mẹ được chia<br />
thành hai phần bằng nhau. Một phần được thụ tinh<br />
với tinh trùng đồng nhất của cá bố được cho ăn<br />
thức ăn chứa 0,07 mg Astaxanthin/kg và phần còn<br />
lại cho thụ tinh bởi tinh trùng của cá bố ăn thức ăn<br />
chứa 33,3 mg Astaxanthin/kg. Có sự khác biệt<br />
đáng kể về tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ trứng nở và tỷ<br />
<br />
lệ chết của cá con sau khi nở giữa các nhóm thí<br />
nghiệm (p < 0,05), nhưng không có sự khác biệt<br />
đáng kể về tỷ lệ chết trước khi nở (p > 0,05).<br />
Đồng thời có sự tương quan giữa tỷ lệ thụ tinh, tỷ<br />
lệ nở với hàm lượng Astaxanthin bổ sung vào<br />
thức ăn cá mẹ (p < 0,05). Nghiên cứu cũng đã chỉ<br />
ra rằng, bổ sung Astaxanthin vào thức ăn giúp cải<br />
thiện khả năng sinh sản trong cá hồi vân. Tizkar<br />
và cs. (2013) đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh<br />
giá ảnh hưởng của Astaxanthin ở liều lượng khác<br />
nhau đến khả năng sinh sản của cá vàng<br />
(Carassius auratus). Nghiên cứu được thực hiện<br />
với thức ăn được bổ sung 0, 50, 100 và 150 mg<br />
Astaxanthin/kg thức ăn. Các bố mẹ được cho ăn<br />
thức ăn thí nghiệm trong bốn tháng. Sau đó, trứng<br />
thu được từ các cá mẹ được thụ tinh với tinh trùng<br />
của cá đực trong cùng nghiệm thức thí nghiệm.<br />
Sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, đường kính trứng và<br />
tỷ lệ sống được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy không có khác biệt đáng kể về sức sinh sản<br />
giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Tuy nhiên,<br />
đường kính trứng và số lượng trứng thụ tinh ở<br />
nghiệm thức cá bố mẹ cho ăn 150 mg<br />
Astaxanthin/kg lớn hơn so với các nghiệm thức<br />
còn lại (p < 0,05) và nghiệm thức này cũng cho<br />
thấy tỷ lệ sống của trứng thụ tinh đạt giá trị cao<br />
trong giai đoạn ấp (p < 0,05). Đồng thời, có sự<br />
tương quan giữa liều lượng bổ sung Astaxanthin<br />
cho cá bố mẹ với tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sống có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
Trong nuôi trồng thủy sản, Astaxanthin đã được<br />
sử dụng như chất bổ sung để cải thiện màu sắc,<br />
tăng trưởng, tỷ lệ sống, miễn dịch và sinh sản của<br />
các đối tượng nuôi. Lợi ích của việc bổ sung<br />
Astaxanthin vào thức ăn lên màu sắc, tăng trưởng,<br />
tỷ lệ sống, miễn dịch và sinh sản một số đối tượng<br />
nuôi thủy sản được thể hiện ở Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Áp dụng và ảnh hưởng của thức ăn bổ sung Astaxanthin lên các đối tượng nuôi thủy sản<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
Hàm lượng<br />
Astaxanthin (mg/kg)<br />
<br />
Tôm thương phẩm<br />
<br />
100<br />
<br />
Cá vàng<br />
<br />
36 – 37<br />
<br />
Hiệu quả<br />
Tỷ lệ sống<br />
Màu sắc da<br />
Tỷ lệ sống<br />
25<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Yamada và cs. (1990)<br />
Paripatananont và cs.<br />
(1999)<br />
<br />