intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn về Khớp Thái Dương-Hàm Dưới Các căn bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anh thường gọi tắt là "TMJ") "TMJ" đề cập tới một loạt vấn đề liên quan tới khớp thái dương-hàm dưới (TMJ), cơ nhai, hoặc cả hai. Bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới có phổ biến không? Theo cuộc thăm dò ý kiến của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (tiếng Anh gọi tắt là NIH), hơn 10 triệu người ở Hoa Kỳ cho biết là họ mắc triệu chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn

  1. Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn về Khớp Thái Dương-Hàm Dưới Các căn bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anh thường gọi tắt là "TMJ") "TMJ" đề cập tới một loạt vấn đề liên quan tới khớp thái dương-hàm dưới (TMJ), cơ nhai, hoặc cả hai. Bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới có phổ biến không? Theo cuộc thăm dò ý kiến của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (tiếng Anh gọi tắt là NIH), hơn 10 triệu người ở Hoa Kỳ cho biết là họ mắc triệu chứng của bệnh TMJ vào bất cứ thời điểm nhất định nào. Trong những người cho biết bị triệu chứng TMJ thì số phụ nữ ở thời kỳ sanh sản nhiều hơn một chút so với số đàn ông. Trong số người đến xin điều trị thì tỷ lệ phụ nữ tăng lên nhiều hơn nữa, và đối với những ca nghiêm trọng hơn thì số bệnh nhân nữ vượt hẳn số bệnh nhân nam.
  2. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất là gì? Các triệu chứng của bệnh TMJ bao gồm: chứng đau ở má và gần lỗ tai, cứng hàm (không há hoặc ngậm miệng lại được), và hàm kêu rắc lúc cử động. Chứng đau có thể xuất hiện từng hồi hay thường xuyên. Các triệu chứng có thể sinh phát ở một hoặc cả hai bên mặt và có thể lan đến cơ thể. Phần lớn người bị bệnh chỉ mắc triệu chứng nhẹ thôi, nhưng đối với một thiểu số đáng kể thì bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi và hàm dưới bị giới hạn cử động đến mức nghiêm trọng. Các triệu chứng này có thể dẫn đến việc phải ăn kiêng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc và sinh hoạt xã hội và gia đình bình thường. Liệu chúng ta có biết nguyên nhân gây bệnh TMJ hay không? Giống như tất cả các khớp khác, khớp TMJ và các mô xung quanh có thể bị ảnh hưởng bởi các dạng viêm khớp cũng như các chấn thương tự nhiên hay do tai nạn gây ra. Một số bệnh nhân dễ bị mắc bệnh TMJ hơn người khác, và hiện nay đang có một số cuộc nghiên cứu tìm hiểu xem điều này là vì các biến dị trong cơ cấu của khớp thái dương-hàm dưới hay vì đặc điểm riêng khác. Người ta cũng đang nghiên cứu về lý do vì sao phụ nữ chiếm đa số trong các ca TMJ nghiêm trọng.
  3. Nếu mắc phải các triệu chứng này thì tôi nên làm gì? Bất cứ chứng đau và/hoặc loạn chức năng kéo dài nào thì nên được bác sĩ khám nghiệm để chẩn đoán đúng cách. Một điều quan trọng là phải xác định chắc chắn rằng những triệu chứng hàm đó không phải là dấu hiệu của bệnh bướu, bệnh thần kinh hay các tình trạng sức khỏe khác. Trước tiên bạn nên đi khám bác sĩ gia đình, và từ đó có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên thần kinh, bác sĩ chuyên trị bệnh thấp khớp, hoặc một bác sĩ chuyên khoa khác. Nếu còn thắc mắc, hãy hỏi ý kiến của một bác sĩ thứ hai. Việc mắc chứng hàm kêu rắc lúc cử động hay bị cứng hàm mà không đau đớn gì thì không nhất thiết có nghĩa là bạn đang hoặc sẽ bị bệnh TMJ. Nếu bạn được giới thiệu đến chuyên viên nha khoa để được điều trị, Viện Nghiên cứu Răng miệng và Sọ - mặt Quốc gia đề nghị nên tránh bất cứ phương pháp điều trị nào xâm nhập các mô ở mặt, hàm hay khớp hoặc vĩnh viễn làm biến dạng hay đổi vị trí hàm và răng. Hãy nhớ là phần lớn các triệu chứng của bệnh TMJ sẽ tự hết theo thời gian. Các bệnh/lối roạn ở khớp TM được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Sự hiểu biết của chúng tôi về bệnh TMJ chưa đủ chính xác để có thể chẩn đoán bệnh bằng các cuộc xét nghiệm như sinh thiết mô hay thử máu. Vào lúc này bác sĩ lâm sàng chỉ có cách ghi nhận các triệu chứng, tiểu sử bệnh án, và thỉnh thoảng
  4. chụp X-quang. Có ít nhất 50 phương pháp điều trị khác nhau, và bác sĩ thường chọn dùng phương pháp nào tùy theo chuyên môn của mình. Ða số phương pháp điều trị thường giúp cho phần lớn các bệnh nhân được đỡ bệnh lúc ban đầu, và thậm chí bệnh nhân cũng có thể đỡ bệnh khi không được điều trị gì hết. Có một điều rõ ràng là: không có một phương pháp trị bệnh TMJ nào phù hợp cho tất cả mọi người. Trong khi các ca nhẹ hơn thường được điều trị bằng các phương pháp quá mạnh, có nhiều bệnh nhân đau đớn đến nỗi bị yếu sức mà lại không được điều trị đầy đủ. Các chuyên viên họp tại Hội nghị Ðánh giá Kỹ thuật NIH được tổ chức vào năm 1996, đã kết luận rằng phương pháp nên chọn nhất là điều trị bảo tồn và tạm thời, đi kèm với các biện pháp giảm đau đầy đủ. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng chưa chứng tỏ được tính an toàn và hiệu nghiệm của việc giải phẫu hàm, kể cả việc cấy hay thay thế toàn bộ hay từng phần của khớp. Nhiều trường hợp cấy khớp hàm không thành công đã dẫn đến những rắc rối nghiêm trọng. Liệu bảo hiểm của tôi có thanh toán cho các dịch vụ điều trị TMJ hay không? Người ta vẫn còn tranh cãi về vấn đề TMJ là tình trạng thuộc nha khoa hay y khoa. Hiện nay các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cũng như nhiều phương pháp điều trị chưa được khoa học chứng nhận. Các vấn đề này, cùng với một số bằng chứng cho thấy rằng có bệnh nhân bị bệnh TMJ còn nặng hơn sau khi điều trị, khiến cho các công ty bảo hiểm cân nhắc việc nên thanh toán cho các dịch vụ này hay không, hoặc thậm chí không chịu thanh toán cho chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh TMJ.
  5. Cần phải nghiên cứu gì thêm về bệnh TMJ? Vào mùa xuân năm 2000, nhóm bệnh vực bệnh nhân trên toàn quốc, là Hội hiệp TMJ, đã làm một nhà tài trợ cho hội nghị mang tựa đề, "Ðưa việc Nghiên cứu TMJ vào Thế kỷ thứ 21." Những đề nghị chính bao gồm 1) cần phát triển các mô hình dùng thú vật, máy tính và nuôi cấy tế bào để nghiên cứu khớp TMJ ở tình trạng bình thường, chấn thương và bệnh tật, 2) phát triển hệ thống phân loại để dùng trong khi chẩn đoán bệnh, 3) đánh giá các vấn đề chỉnh mô TMJ cũng như triển khai các phương pháp điều trị bằng gen và prôtít để tái tạo mô, và 4) nghiên cứu các nguyên nhân tác động vào dây thần kinh dẫn đến chứng đau ở các mô thịt bên trong và khớp để tìm đến các phương pháp giảm đau hiệu nghiệm hơn. Có thể tìm thấy các chi tiết về hội nghị cũng như nhiều thông tin khác về bệnh TMJ tại trang Web của nhóm này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2