intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tốt nghiệp THPT: cách thi trắc nghiệm môn Sinh

Chia sẻ: Hoctot_1 Hoctot_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

91
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cục Khảo thí vừa công bố cấu trúc đề thi môn sinh học. Theo đó, cần lưu ý phần chung cả 2 chương trình (Chuẩn và Nâng cao) là 32 câu (80%); còn phần riêng cho mỗi chương trình là 8 câu (20%). Lưu ý là cách học để thi trắc nghiệm không giống với cách học để thi tự luận. Không nên học thuộc lòng mà phải học hiểu. Cách học: Sinh là môn thi trắc nghiệm, tuy nhiên đề thi không chỉ bao gồm lý thuyết mà còn cả bài tập tính toán. Do vậy, ngoài việc học lý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tốt nghiệp THPT: cách thi trắc nghiệm môn Sinh

  1. Tốt nghiệp THPT: cách thi trắc nghiệm môn Sinh Cục Khảo thí vừa công bố cấu trúc đề thi môn sinh học. Theo đó, cần lưu ý phần chung cả 2 chương trình (Chuẩn và Nâng cao) là 32 câu (80%); còn phần riêng cho mỗi chương trình là 8 câu (20%). Lưu ý là cách học để thi trắc nghiệm không giống với cách học để thi tự luận. Không nên học thuộc lòng mà phải học hiểu. Cách học: Sinh là môn thi trắc nghiệm, tuy nhiên đề thi không chỉ bao gồm lý thuyết mà còn cả bài tập tính toán. Do vậy, ngoài việc học lý thuyết thì các kĩ năng tính toán cũng rất quan trọng. Muốn tính toán được thì các bạn phải nắm chắc được kiến thức lý thuyết. Do đó, lý thuyết chính là mấu chốt của vấn đề: Đề thi rải đều ở tất cả các phần nên không thể học tủ, học lệch.
  2. Phần lý thuyết: Đặc biệt lưu ý trong phần Di truyền học là Chương I, Chương II, Chương III, Chương IV và Chương V đã chiếm 24/40 câu của đề; phần Sinh thái học: 8/40 câu. Thí sinh (TS) học tốt các phần trên đã được 32/40 câu và được 8/10 điểm! Phần Tiến hóa là một trong những nội dung khó, TS cần hiểu thấu đáo mới có thể làm tốt được; chú ý phân biệt các học thuyết tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa. Phần Sinh thái dễ học hơn nên TS cần tập trung học tốt hơn để đạt điểm tối đa. Phần bài tập: Chủ yếu là bài tập về sinh học phân tử, sinh học tế bào, quy luật di truyền, di truyền quần thể, di truyền phả hệ ở người. Chú ý các câu vận dụng hay đề cập đến nhất là bài tập về quy luật di truyền; biến dị; toán xác xuất và tích hợp. Phải nhớ một số công thức cơ bản về các dạng bài tập kể trên để vận dụng giải nhanh, nhớ bảng đổi đơn vị để tránh nhầm lẫn. Lưu ý là cách học để thi trắc nghiệm không giống với cách học để thi tự luận. Không nên học thuộc lòng mà phải học hiểu. Cách làm bài: Đọc kỹ phần dẫn, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không đúng”, “thấp nhất”, “cao nhất”, “thể hiện”, “có thể hiểu”... Có rất nhiều bẫy: chỉ cần thay đổi một từ là nội dung cần hỏi đã mang ý nghĩa khác rồi nên nếu không đọc kỹ thí sinh chắc chắn sẽ bị sập bẫy. Nếu yêu cầu tìm phương án đúng và nếu còn phân vân với kiến thức chưa biết rõ, TS nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn được đáp án chính xác và ngược lại. (Xem thêm: Cách làm bài thi trắc nghiệm)
  3. Lưu ý đặc biệt: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần riêng (phần Chuẩn hoặc Nâng cao). Nếu làm cả hai phần, thí sinh chỉ được chấm điểm 32/40 câu của phần chung. Chúc các bạn đạt được điểm cao môn Sinh trong kì thi tốt nghiệp tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2