intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRA CỨU DƯỢC LIỆU TRUNG QUỐC

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

192
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dược sĩ Lê Văn Nhân Con gái tôi đi châm cứu và được bà thầy Tàu bán cho một số thuốc bắc sản xuất tại Quảng-đông đóng gói rất đẹp, và đặc biệt là ghi rõ thành phần phương thuốc bằng cả chữ Ping yin và tên La-tinh. Nó nhờ tôi tra cứu giúp xem những thuốc ghi trong công thức sau đây là gì?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRA CỨU DƯỢC LIỆU TRUNG QUỐC

  1. TRA CỨU DƯỢC LIỆU TRUNG QUỐC Dược sĩ Lê Văn Nhân Con gái tôi đi châm cứu và được bà thầy Tàu bán cho một số thuốc bắc sản xuất tại Quảng-đông đóng gói rất đẹp, và đặc biệt là ghi rõ thành phần phương thuốc bằng cả chữ Ping yin và tên La-tinh. Nó nhờ tôi tra cứu giúp xem những thuốc ghi trong công thức sau đây là gì? 1. Huang Qi ( Astragalus membranaceus ) 2. Mu Xiang ( saussurea costus ) 3. Di Huang (Shu) ( Rehmannia glutinosa ) 4. Huang Bo ( Phellodendron chinese )
  2. 5. Long Yan Rou ( Dimocarpus longan ) 6. Gou Qi Zi ( Lycium barbarum ) 7. Zhi Mu ( Rhizoma Anemarrhenae ) 8. Dang Shen ( codonopsis pilosula ) 9. Bai Shao ( Paeonia lactiflora ) 10. Shan Yao ( Dioscorea opposita ) 11. Ci Shi ( Magnetitum ) 12. Dang Gui ( Angelica sinensis ) Tôi đã chịu khó trang bị cho tủ sách gia đình một số sách dược liệu Đông cũng như Tây từ khi ngành Y học bổ túc được chấp thuận cho bán tại Hoa-kỳ, nên nghĩ rằng làm việc này không khó. Đầu tiên, tôi dùng sách Tự điển cây thuốc Việt-nam của Võ-văn-Chi vì nghĩ rằng sách này xuất bản sau sách của giáo sư Đỗ-tất-Lợi nên sẽ đầy đủ hơn. Nhưng đến đến 2 cây sau đây thì tìm không ra: - Mu xiang ( Saussurea costus) - Zhi mu ( Rhizoma Anemarrhenae) Tôi phải gởi thư hỏi Ds Trần-Việt-Hưng hỏi cách phiên âm mấy tên Ping Yin đó như thế nào thì mới biết là Mộc hương và Tri mẫu. Điều buồn
  3. cười là sách “Chinese Herbal Medecine Materia Medica” của Dan Bensky và Andrew Gamble. dịch ra tiếng Anh là “known mother” , tôi không ngờ họ dịch sát như vậy. Sách của giáo sư Đỗ-tất-Lợi lại giải thích thêm, cây này lúc đầu gọi là “chi mâu” có nghĩa là trứng con kiến, vì lúc mầm cây này mới mọc lên trông giống trứng con kiến. Về sau, người Tàu đọc trệch chứ không phải người mình, ra tri mẫu. Tên “Ci shi” với tên La-tinh Magnetitum nên tôi đoán là nam châm, Ds Trần-Việt-Hưng dịch là “Từ thạch”, với thành phần tri-iron tetroxide, ferric oxide, ferrous oxide, magnesium oxide, aluminum oxide, tức là hổn hợp oxyt sắt 2 và 3 cùng một số tạp chất oxýt Mg và nhôm. Chỉ định của bột này cũng ly kỳ không bao giờ chúng ta nghĩ đến, là an thần, chửa các chứng không yên, hồi hộp, mất ngủ, hay rung (tremors) và động kinh (convulsions) ở trẻ em do sợ hãi, do suy âm và dương lên cao quá! Sách Đỗ-tất-Lợi không có khoáng chất này, phải dùng đến sách Chinese Herbal Medecine. Phương thuốc bắc trên đổi qua tên tiếng Việt như sau: Hoàng kỳ 1. Huang Qi ( Astragalus membranaceus ) Mộc hương 2. Mu Xiang ( Saussurea costus ) Đại hoàng 3. Di Huang (Shu) ( Rehmannia glutinosa ) 4. Huang Bo ( Phellodendron chinese ) Hoàng bá
  4. 5. Long Yan Rou ( Dimocarpus longan ) Nhãn Câu kỷ, kỷ tử 6. Gou Qi Zi ( Lycium barbarum ) Tri mẫu 7. Zhi Mu ( Rhizoma Anemarrhenae ) Đảng sâm 8. Dang Shen ( Codonopsis pilosula ) Bạch thược 9. Bai Shao ( Paeonia lactiflora ) Hoài sơn 10. Shan Yao ( Dioscorea opposita ) Từ thạch 11. Ci Shi ( Magnetitum ) Đương quy 12. Dang Gui ( Angelica sinensis ) Như vậy, theo kinh nghiệm của tôi, nếu muốn tra cứu một dược thảo ở Việt-nam hay từ Âu-Mỹ, có thể tra sách của Võ-Văn-Chi. Nhưng nếu muốn tra cứu một phương thuốc của Trung quốc với những dược liệu có sẵn ở Trung quốc, thì sách Đỗ-tất-Lợi cho nhiều thông tin hơn, và nếu cần ,tìm thêm thông tin trên sách Chinese Herbal Medecine. Muốn biết thêm về những nghiên cứu mới của dược thảo Trung quốc, có thể tìm trong sách « The Pharmacology of Chinese Herbs » c ủa Kee Chang Huang nhà xuất bản CRC. Những dược liệu bổ túc của Âu Mỹ có thể tra cứu trong sách PDR Herbal Medecines.
  5. Một khi tra cứu tất cả sách về cây thuốc vẫn tìm không ra, nên xem lại dược liệu đó có thể nguồn gốc từ độ ng vật, khoáng chất hay các loại nấm mới không mọc ở Việt-nam hay Trung quốc. Trên cương vị dược sĩ, chúng tôi chỉ có thể cung cấp thông tin về tác dụng dược lý hay độc tính của dược liệu, nhưng nói đến y lý của ngành y khoa Đông phương, cần có những người nghiên cứu sâu hơn, như bác s ĩ Trần-văn-Tích ở Đức, chúng ta mời hiểu thấu đáo tại sao người ta dùng như vậy. Dược sĩ Lê-văn-Nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2