intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẮC BÁ DIỆP

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

107
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Cacumen Biotae Tên khoa học: Biota orientalis Endl,. Thuja orientalis L. Họ Trắc Bá (Cupressaceae) Bộ phận dùng: lá. Lá khô, không mốc, không vụn nát, không lẫn cuống là tốt. Thành phần hoá học: lá có tinh dầu (chủ yếu là Pinen và Cariophylen), các thất đắng (Pinipicrin), chất béo và nhựa. Tính vị: vị ngọt, đắng, sáp, tính hàn. Tác dụng: bổ âm, lương huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẮC BÁ DIỆP

  1. TRẮC BÁ DIỆP Tên thuốc: Cacumen Biotae Tên khoa học: Biota orientalis Endl,. Thuja orientalis L. Họ Trắc Bá (Cupressaceae) Bộ phận dùng: lá. Lá khô, không mốc, không vụn nát, không lẫn cuống là tốt. Thành phần hoá học: lá có tinh dầu (chủ yếu là Pinen và Cariophylen), các thất đắng (Pinipicrin), chất béo và nhựa. Tính vị: vị ngọt, đắng, sáp, tính hàn. Tác dụng: bổ âm, lương huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp. Chủ trị: trị thổ huyết, lỵ ra máu, trị thấp nhiệt. - Xuất huyết do nhiệt thịnh biểu hiện như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, tiểu ra máu: Dùng Trắc bá diệp với Đại kích, Tiểu kế, và Bạch mao căn. - Xuất huyết do cơ thể hư, hàn: Dùng Trắc bá diệp với Ngải diệp.
  2. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g Cách Bào chế: Theo Trung Y: Lấy lá ngâm nước vo gạo nếp 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Tẩm rượu rồi đồ một lúc. Mỗi kg trắc bá dùng 500ml nước cốt hoàng tinh tẩm sấy nhiều lần cho đều, đến khi hết nước hoàng tinh (Lôi Công Bào Chích Luận). Dùng sống hoặc sao cháy tuỳ từng trường hợp (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệ m Việt Nam: Thái nhỏ, dùng sống hoặc sao cháy (thường dùng). Lấy lá tươi cắt nhỏ rồi hầm trong nồi đậy kín, đốt ngoài cho đến khi cháy tồn tính. Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, tránh nóng quá. Kiêng ky: không phải thấp nhiệt thì không nên dùng. TÔNG LƯ THÁN Tên thuốc: Petilus Trachycarpi Carbonisatus. Tên khoa học: Trachycarpus fortunei H. Wendl.
  3. Tên Việt Nam: Bẹ Móc. Bộ phận dùng: sợi cây cọ được thu hái vào mùa đông sau đó đốt thành than. Tính vị: Vị đắng, se, tính ôn. Qui kinh: Vào kinh Phế, Can và Đại trường. Tác dụng: cầ m máu (chỉ huyết), tả nhiệt, sáp trường, cố thoát. Chủ trị: Trị các chứng chảy máu (thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, tiêu ra máu...). Xuất huyết do nhiệt thịnh biểu hiện như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, tiểu ra máu: Dùng Tông lư thán phối hợp với Bạch mao căn, Đại kích, Tiểu kế và Chi tử trong bài Thập Khôi Tán. Xuất huyết do dương khí suy dẫn đến giảm kiể m soát máu của tỳ biểu hiện như chảy máu tử cung hoặc tiêu ra máu: Dùng Tông lư thán với Hoàng kỳ, Nhân sâm và Bạch truật. Liều dùng: 3-10g. Kiêng kỵ: Các chứng xuất huyết thuộc bệnh cấp, có ứ trệ hoặc nhiệt thịnh: không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2